Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009

Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009

Tập đọc - Kể chuyện: NHÀ ẢO THUẬT

 I - Mục tiêu:

 A- Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó: lỉnh kỉnh, chứng kiến, quảng cáo.

- Đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, biết đọc với giọng nhân vật trong bài, biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Biết đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I.

- Hiểu nghĩa các từ mới, từ ngữ trong bài: ảo thuật, thán phục, đại tài.

- Đọc thầm nhanh và hiểu cốt truyện.

- Nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu rất yêu quý trẻ em.

B- Kể chuyện:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ biết phân vai kể lại từng đoạn và toàn bộ

câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác.

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, thay đổi lời kể cho phù hợp, lời kể tự nhiên.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Tập trung, theo dõi bạn kể.

- Biết nhận xét lời kể của bạn và kể tiếp lời bạn kể.

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Ngày soạn: 15/2/2008\9 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 2 năm 2009.
Tiết2+4
	 	Tập đọc - Kể chuyện: NHÀ ẢO THUẬT 
 I - Mục tiêu:
 A- Tập đọc: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó: lỉnh kỉnh, chứng kiến, quảng cáo.
- Đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, biết đọc với giọng nhân vật trong bài, biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Biết đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I.
- Hiểu nghĩa các từ mới, từ ngữ trong bài: ảo thuật, thán phục, đại tài.
- Đọc thầm nhanh và hiểu cốt truyện. 
- Nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu rất yêu quý trẻ em.
B- Kể chuyện: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ biết phân vai kể lại từng đoạn và toàn bộ 
câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác.
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, thay đổi lời kể cho phù hợp, lời kể tự nhiên. 
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Tập trung, theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét lời kể của bạn và kể tiếp lời bạn kể.
	II - Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc.
	III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5phút
1 phút
20 phút
13 phút
13 phút
 20 phút
5 phút
Tập đọc:
A - Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
B - Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm.
2. Luyện đọc:
- Đọc mẫu.
- Hướng dẫn học sinh đọc.
- Chia đoạn.
- Giải nghĩa từ mới.
- Theo dõi, hướng dẫn học sinh đọc 
 đúng.
3. Tìm hiểu bài:
- Vì sao hai chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?
- Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ?
- Vì sao hai chị em không nhờ chú dẫn vào rạp ?
- Vì sao chú Lý tìm đến nhà hai chị em ?
- Chuyện gì xảy ra khi hai chị em uống trà ?
- Vậy hai chị em xô-phi đã được xem ảo thuật chưa ?
- Chốt lại nội dung.
4. Luyện đọc lại: 
- Chọn đoạn rồi đọc mẫu.
- Cùng lớp bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
Kể chuyện:
1. Nêu yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn kể
- Hướng dẫn gợi ý.
- Nhắc nhỡ học sinh nếu chọn lời Xô-phi hoặc Mác thì từ đầu đến cuối phải là lời nhân vật đó..
- Nhận xét chung.
C - Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện, em học được Mác và Xô-phi điều gì ?
- Câu chuyện ca ngợi ai ?
- Nhận xét giờ học.
- Khen ngợi em kể hay, sáng tạo.
- Về ôn bài, kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Đọc và trả lời câu hỏi bài “Cái bầu”.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp câu.
- Tìm và luyện từ khó.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Vì bố đang nằm viện, hai chị em không dám xin tiền mẹ.
- Giúp chú mang đồ đạc đến rạp xiếc.
- Vì nhớ đến lời mẹ dặn không làm phiền đến người khác.
- Chú muốn cảm ơn hai bạn đã giúp đỡ chú.
- Một cái bánh biến thành hai. Nhiều dải băng đủ sắc màu.
- Đã được xem tại nhà.
- Đọc bài nêu nội dung.
- Lắng nghe.
- Xung phong đọc diễn cảm đoạn, phân vai.
- Thi đọc diễn cảm cả bài. 
- Nhìn sách đọc lại yêu cầu.
- Quan sát tranh và nhớ lại nội dung.
- Học sinh kể mẫu đoạn.
- Tập kể từng đoạn.
- Thi kể nối tiếp đoạn.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Thi kể giữa các nhóm.
- Nhận xét, bình chọn.nhóm kể hay.
- Tự do nêu.
- Hai chị em sẵn lòng giúp đỡ người khác, chú Lý rất yêu quý trẻ em.
Tiết5 
 	Toán: NHÂN SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiết 2)
	I - Mục tiêu:
- Giúp học biết thực hiện phép nhân có hai lần nhớ không liền nhau.
- Vận dụng làm thành thạo các bài toán có liên quan.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng con, phiếu.
	III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
5 phút
1 phút
5 phút
7 phút
 7 phút
 7 phút
 5phút
3 phút
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Bài giảng:
* Hướng dẫn thực hiện phép nhân.
 1427 x 3
- Nhắc lại cách ghi bảng.
 x
 4287
- Chốt lại cách đặt tính.
c, Thực hành:
Bài 1:
 - Nhận xét, sửa chữa. 
Bài 2: 
- Hướng dẫn.
- Nhận xét, chốt bài: 
Bài 3: 
- Hướng dẫn, phân tích.
- Nhận xét.
Bài 4: 
- Hướng dẫn phân tích.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Chốt kiến thức.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại các kiến thức đã học và 
chuẩn bị bài.
- Làm bài tập 3.
- Đặt tính và tính.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bảng con.
- Nêu yêu cầu.
- Bốn em làm phiếu to, lớp làm phiếu học tập.
- Nhận xét.
- Nêu bài toán.
- Làm bài vào phiếu.
- Lớp đổi phiếu chữa bài, nhận xét.
 Bài giải:
 Số gạo ba xe chở là:
 1425 x 3 = 4275 (kg)
 Đáp số: 4275 kg
- Nêu bài toán.
- Tìm hiểu đề.
- Nhắc lại công thức tính chu vi hình vuông.
- Làm vở, chữa bài.
 Bài giải: 
 Chu vi hình vuông là:
 1508 x 4 = 6032 (m)
 Đáp số: 6032 m
 	 Ngày soạn:16/2/2009
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 2 năm 2009.
 Tiết1
 Mĩ thuật: (Giáo viên chuyên trách đứng lớp)
Tiết2
 Chính tả: (nghe - viết) NGHE NHẠC
I - Yêu cầu: 
1. Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ “Nghe nhạc”.
- Biết viết hoa tên riêng, chữ cái đầu câu và viết đúng những từ khó, các dấu câu, vần dễ lẫn.
2. Làm đúng bài tập: Phân biệt l/n hoặc ut/uc.
II - Chuẩn bị: 
- Viết sẵn bảng phụ bài tập 2a, 3b.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
20 phút
6 phút
6 phút
2 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn viết chính tả:
- Đọc bài viết chính tả.
- Bài thơ kể chuyện gì ? 
- Bài chính tả có mấy câu ?
- Những chữ nào viết hoa ?
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Đọc cho học sinh ghi.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Chấm, chữa bài.
- Nhận xét.
c, Làm bài tập:
Bài 2a:
- Nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn.
- Chốt câu đúng: náo động, hỗn láo, béo núc ních, lúc đó.
Bài 3b:
- Hướng dẫn.
- Chốt lại: rút, trút, tụt, sút, múc, lục, xúc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về viết lại chính tả, xem lại bài tập đã làm và làm vở bài tập.
- Chuẩn bị bài viết sau.
- Học sinh làm bài tập 2.
- Lắng nghe
- Hai em đọc lại.	
- Quan sát và trả lời.
- Tìm và nêu.
- Viết vào bảng con.
- Lắng nghe và chép bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra.
- Nêu lại yêu cầu.
- Thi làm bài
- Nêu yêu cầu.
- Ba nhóm thi làm bài.
- Chữa bài.
Tiết3
Tập đọc: CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I - Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các từ khó: xiếc, đặc sắc, dí dỏm, biến hoá, nhào lộn, khéo léo.
- Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Từ ngữ: Một số từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo.
- Bước đầu có hiểu biết về nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.
II - Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và một số tờ quảng cáo.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
9 phút
12 phút
10 phút
5phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại chuyện “Nhà ảo thuật” bằng lời của Xô-phi hoặc Mác.
- Cùng lớp nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài.
b, Luyện đọc:
- Đọc bài.
- Hướng dẫn luyện đọc.
- Chia đoạn.
 - Luyện từ khó.
- Giảng từ.
- Quan sát.
c, Tìm hiểu bài:
- Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
- Em thích những nội dung nào trong quảng cáo ? Nói rõ vì sao ?
- Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ?
- Em thường thấy quảng cáo ở những đâu ?
- Chốt lại nội dung.
d, Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn, đọc mẫu một đoạn.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Cùng học sinh bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về luyện đọc và ghi nhớ những đặc điểm nội dung và hình thức của một tờ quảng cáo.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Học sinh kể.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp câu.
+ Tìm từ khó đọc.
- Đọc từng khổ thơ.
+ Đọc chú giải, giảng từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- Mỗi em tự chọn và giải thích.
- Về lời văn, trang trí.
- đường phố, sân vận động, cửa hàng, cửa hiệu, công ty, ...
- Đọc lại bài.
- Nêu nội dung.
- Luyện đọc.
- Thi đọc quảng cáo.
- Hai em thi đọc cả bài.
- Bình chọn bạn đọc hay.
Tiêt4
Toán: LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhân có nhớ 2 lần.
- Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
- Làm thành thạo các bài tập.
II - Đồ dùng dạy học: Bảng con, phiếu.
	III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
5 phút
1 phút
 7 phút
7 phút
 5 phút
5 phút
5phút
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Thực hành:
Bài 1: 
- Hướng dẫn.
- Nhận xét, chốt lại: 
Bài 2:
- Phân tích, hướng dẫn.
+ Tính số tiền mua 3 cái bút.
+ Tính số tiền còn lại.
- Nhận xét.
Bài 3:
- Nhắc học sinh cần nhớ lại cách tìm thành phần chưa biết.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
- Tô màu: gọn, đẹp, làm nỗi bật các hình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt kiến thức. 
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài và chuẩn bị bài.	
- Làm bài tập 3
- Nêu yêu cầu.
- Làm phiếu.
- Bốn em làm bảng.
- Nêu nhận xét.
- Nêu bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài.
 Bài giải:
 Số tiền mua 3 cái bút là:
 2500 x 3 = 7500 (đồng)
 Số tiền còn lại là:
 8000 - 7500 = 500 (đồng)
 Đáp số: 500 đồng
- Đổi vở, nhận xét.
- Nêu yêu cầu.
- Lên bảng vẽ.
- Lớp làm phiếu, hai em làm phiếu to.
- Chữa bài.
- Làm bài, đổi vở kiểm tra.
- Nhận xét.
Tiết5	
 HĐNGLL: 	 GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 3
 I - Mục tiêu:
- Giúp học nhận biết hình dạng, màu sắc, hiểu được nội dung hai nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn.
- Giải thích ý nghĩa của các biển báo hiệu: 204, 210, 211, 423, 434, 443, 424.
- Biết nhận dạng và vận dụng hiểu biết về biển báo khi đi đường.
- Có ý thức chấp hành theo các biển báo khi tham gia giao thông.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Tài liệu về luật giao thông, tranh ảnh về luật giao thông.
- Biển báo giao thông. 
III - Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 5phút
 1 phút
15 phút
15 phút
 4phút
1. Ổn định tổ chức:
- Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào ?
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu giờ học.
b, Giảng bài:
* HĐ1: Tìm hiểu các biển báo giao thông.
- Chi 4 nhóm mỗi nhóm 2 loại biển. Hãy nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó. 
- Ghi lại các ý kiến.
- Nêu nội dung của biển và tê ...  hình nốt nhạc
GV :Để chúng ta ghi chép độ dài ngắn của âm thanh,người ta dùng các hình nốt
GV đính lần lượt từng nốt(trắng,đen,móc đơn,móc kép,lặng đen,lặng đơn) lên bảng và giới thiệu từng nốt 
GV chỉ bảng và gọi từng HS đọc từng nốt
3.Hoạt động2:Tập viết các hình nốt nhạc
GV cho hs tập viết từng nốt nhạc
GV quan sát giúp đỡ
4.Hoạt động 3:Nghe câu chuyện Du Bá Nha-Chung Tử Kì
GV kể chuyện....
GV :Qua câu chuyện cho chúng ta biết điều gì?
C.Củng cố,dăn dò
-Nhận xét tiết học
-HTL các nốt nhạc đã học
HS thực hiện
HS chú ý theo dõi
Hs Nhận biết các nốt mà Gv đã giới thiệu
HS thực hiện
HS thực hiện
HS chú ý theo dõi
HS trả lời
Cả lớp nhận xét
Tiết2
Tập làm văn: KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I - Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem theo gợi ý sách giáo khoa.
2. Rèn kĩ năng viết:
- Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
II - Đồ dùng dạy học:- Viết sẵn gợi ý bài tập 1.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
15 phút
15 phút
3phút
1. Ổn định tổ chức:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Hướng dẫn, làm mẫu.
- Nhận xét lời kể.
Bài 2:
- Nhắc nhở cách viết.
- Theo dõi.
- Thu vở chấm một số bài.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Bình chọn bài hay.
- Khen những học tích cực, kể hay,viết tốt.Nhưng xem làm chưa xong về nhà làm tiếp.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- Hai em đọc bài viết về lao động trí óc.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Tập kể.
- Học sinh tập kể trước lớp.
- Thi kể chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Viết bài.
- Học sinh đọc bài trước lớp.
- Nhận xét.
Tiết3
Toán: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp)
I - Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép chia: Trường hợp chia có dư, thương có ba hoặc bốn chữ số.
- Vận dụng làm thành thạo các phép tính và giải toán.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con, phiếu.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
6 phút
6phút
7 phút
8 phút
 5phút
2phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Bài giảng:
* *Hướng dẫn thực hiện phép chia
 9365 : 3 = ?
- Lần lượt chia từ trái sang phải.
 9365 3
 0 3 3121
 0 6
 0 5
 2
Vậy: 9365 : 3 = 3121 dư 2
** Hướng dẫn thực hiện phép chia
 2407 : 4 = ?
- Tiến hành tương tự. 
 2407 4
 0 0 601
 0 7
 3
c, Thực hành:
Bài 1: 
- Nêu phép tính.
- Nhận xét.
Bài 2: 
- Hướng dẫn.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- Hướng dẫn.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhấn mạnh lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn lại các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị cho tiết sau.
- Học sinh làm bài 3.
- Đặt tính và tính.
- Tính.
- Vài em nhắc lại.
- Tiến hành tương tự.
- Vài em nhắc lại.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bảng con.
- Đọc bài toán.
- Tìm hiểu bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- Nêu yêu cầu.
- Nhẩm và trao đổi nhóm đôi.
- Trình bày.
- Nhận xét, sửa chữa.. 
 Đúng: a; Sai b, c.
 Tiết4 
Tự nhiên xã hội: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I - Mục tiêu:
- Học sinh biết nêu chức năng của lá cây.
- Kể ra được ích lợi của lá cây.
*GDMT:Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người
II - Đồ dùng dạy học: 
- Các hình vẽ trong SGK.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
15 phút
12 phút
5 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Lá cây có màu gì ? Chỉ ra các bộ phận của lá cây ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
- Giao việc, nói về nọi dung sách đã hỏi.
- Hướng dẫn: Quá trình quang hợp lá cây hấp thụ gì và thải gì ?
- Quang hợp của lá cây xảy ra trong điều kiện nào ? 
- Kết luận: Lá cây có ba chức năng: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. 
* HĐ2: Thảo luận nhóm đôi.
- Nói về lợi ích của lá cây.
- Kết luận: Lá cây dùng làm thuốc, làm rau, ...
- Liên hệ địa phương.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
*GDMT;Nêu ích lợi của cây xanh đối với cuộc sống của con người
- Chốt lại kiến thức.
- Nhận xét giờ học tuyên dương những em học tốt.
- Về ôn lại bài, đưa ra câu đố về ích lợi của một số rễ cây; chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Học sinh trả bài.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Chỉ vào tranh và trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Trình bày.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Tự cá nhân suy nghĩ và trả lời.
HS thảo luận
Trình bày trước lớp
Cả lớp theo dõi nhận xét
 Ngày soạn: 19/2/2009
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày20 tháng 2 năm 2009.
Tiết1
 Đạo đức: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 1) 
I - Mục tiêu:
- HS hiểu đám tang là lễ chôn cất người chết, là chuyện đau buồn với người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
- Biết ứng xử khi gặp đám tang.
- Có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với những người thân của họ.
II - Chuẩn bị: - Truyện kể chủ đề bài học.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
 10 phút
13 phút
 7 phút
3 phút
A.Khởi động:
- Cho hs chơi trò chơiTập thể dục
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Bài giảng:
* HĐ1: Kể chuyên “Đám tang”.
- Kể chuyện.
- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
- Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ và người thân của họ.
* HĐ2: Đánh giá hành vi.
- Đưa ra các hành vi.
- Nhắc nhở.
- Kết luận: Đúng là câu b, d
 Sai là câu a, c, e, f.
* HĐ3: Liên hệ.
- Em hãy liên hệ mình hoặc bạn bè đã có hành vi tôn trọng đám tang chưa ?
3.Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại bài học.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn học tốt.
- Vận dụng bài học để thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Chuẩn bị cho bài sau.
- Học sinh chơi.
- Học sinh nghe.
- Lắng nghe.
- Hai em đọc lại câu chuyện.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Suy nghĩ, điền.
- Nhận xét.
- Tự nêu.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
Tiết2
Toán: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp)
I - Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép chia trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Thực hành làm thành thạo phép tính chia, bài toán có hai phép tính..
II - Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con, phiếu.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
7 phút
7 phút
7 phút
 9 phút
 5 phút
 3 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Bài giảng:
* Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 4218 : 6
- Yêu cầu học sinh đặt tính và nêu cách thực hiện.
- Ghi lại cách thực hiện.
 4218 6
 018 703
 0
Lưu ý: Viết 0 vào bên phải của thương khi số bị chia bé hơn số chia.
* Hướng dẫn thực hiện phép chia
 2407 : 4 = ?
- Tiến hành tương tự. 
c, Thực hành:
Bài 1: 
- Nhận xét.
Bài 2: 
- Phân tích đề, hướng dẫn.
+ Tính độ dài quãng đường đã làm
+ Tìm độ dài quãng đường còn lại.
- Nhận xét.
Bài 3: 
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại kiến thức.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại cách chia bốn chữ số cho ...
- Học sinh làm 6516 : 3; 6204 : 2.
- Đặt tính và nêu cách thực hiện.
- Tiến hành tương tự.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bảng con.
- Đọc đề.
- Tìm hiểu đề.
- Làm bài vào phiếu.
- Chữa bài.
- Nêu yêu cầu.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Trả lời: Đ - S - S
Tiết3
Chính tả:(Nghe - viết) NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM 
I - Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
+ Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn “Người sáng tác quốc ca”. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài, viết đúng dấu câu, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
- Làm đúng bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm, vần dễ lẫn ut/uc.
II - Đồ dùng dạy học: - Viết sẵn bài tập 2b, 3a.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
20 phút
5phút
8 phút
2phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn nghe viết:
- Đọc bài viết.
+ Quốc hội: Là cơ quan quyền lực cao nhất do nhà nước bầu ra.
+ Quốc ca là bài hát lễ nghi của một nước.
- Bài viết có mấy câu ?
- Những chữ nào cần viết hoa ?
- Đọc các chữ khó.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Quan sát lớp viết bài.
- Chấm, chữa bài.
c, Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 2b:
- Hướng dẫn kĩ cho học sinh.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3a:
- Hướng dẫn.
 Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở học sinh về luyện viết chính tả.
- Chuẩn bị cho tiết sau.
- Tìm 4 tiếng có âm đầu l/n.
- Một em đọc lại.
- Lắng nghe.
- Tìm và trả lời.
- Đầu câu, tên riêng.
- Viết chữ khó.
- Viết bài.
- Đổi vở chữa bài.
- Nêu yêu cầu và đọc nội dung bài tập.
- Làm bài cá nhân.
- Một số em trình bày khổ thơ hoàn chỉnh.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu yêu cầu.
- Đọc câu đặt được.
Tiết4
	Hoạt động tập thể: 	SINH HOẠT TUẦN 23
I. Mục đích:
- Nhận xét, đánh giá lại tình hình học tập và hoạt động của Hs trong tuần.
-Nhằm nhắc nhở, uốn nắn Hs thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn trong tuần 24
II.Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5phút
15phút
15phút 
I. Khởi động :
-Lớp phó bắt nhịp cho cả lớp hát.
II.Nội dung
1. Đánh giá hoạt động tuần qua:
- HS phần lớn lười nhác, không chịu học bài và làm bài tập. 
- Ngồi học ít phát biểu, xây dựng bài. 
- Hay nói chuyện trong giờ học.
- Hay làm việc riêng, thiếu chú ý: 
- Hoàn thành chương trình tuần 23
- Công tác tự quản tốt.
- 15 phút đầu giờ nghiêm túc : 
-Vệ sinh lớp học sạch sẽ gọn gàng.
- Vệ sinh sân trường làm tự giác.
- Ăn mặc chưa sạch sẽ, đẹp
2) Kế hoạch tuần 24
- Dạy học tuần 24
- Tổ 1 làm trực nhật .
- Tiếp tục xây dựng không gian lớp học
- Khắc phục mọi tồn tại tuần qua
-Tổ chức trò chơi dân gian
-Kết nạp Đội
- Làm vệ sinh trường lớp
-Giữ vở sạch viết chữ đẹp để chuẩn bị cho hội thi VSCĐ cấp huyện
- Cả lớp cùng hát.
-Từng tổ tự đánh giá những ưu khuyết 
điểm của tổ mình trong tuần qua.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-Thảo luận kế hoạch tuần tới.
-Vài HS nhắc lại kế hoạch GV vừa nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 23 lop 3 rat hay.doc