Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I,Mục đích, yêu cầu:

1/ Tập đọc:- Đọc đúng : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, nắp lọ,

 Đọc trôi chảy được toàn bài.

 Hiểu nghĩa từ: ảo thuật, lỉnh kỉnh, đaị tài. Hiểu nội dung bài : Khen ngợi hai chị em Xô - phi là những em bé ngoan sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.

-Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 2).

-Giáo dục ý thức giúp đỡ người khác.

2/ Kể chuyện: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác).

-Biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác). Chú ý nghe và nhận xét được lời kể của bạn.

-Học tập những đức tính tốt của hai chị em Xô – phi ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo và người lớn.

II. Chuẩn bị :

+ Tranh minh truyện SGK

+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .

III. Hoạt động dạy - học :

1. Bài cũ : + Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cái cầu.

 H:Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?

 H:Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?

 H:Đọc và nêu ND bài ?

2. Bài mới : gt bài , ghi đề

 

doc 29 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai 25 tháng 2 năm 2008
Tiết 71+72. TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Nhµ ¶o thuËt
I,Mục đích, yêu cầu:
1/ Tập đọc:- Đọc đúng : nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, nắp lọ, 
 Đọc trôi chảy được toàn bài. 
 Hiểu nghĩa từ: ảo thuật, lỉnh kỉnh, đaị tài. Hiểu nội dung bài : Khen ngợi hai chị em Xô - phi là những em bé ngoan sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em.
-Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 2).
-Giáo dục ý thức giúp đỡ người khác.
2/ Kể chuyện: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác).
-Biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác). Chú ý nghe và nhận xét được lời kể của bạn.
-Học tập những đức tính tốt của hai chị em Xô – phi ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo và người lớn.
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh truyện SGK
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : + Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cái cầu.
 H:Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? 
 H:Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao? 
 H:Đọc và nêu ND bài ?
2. Bài mới : gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1 : Luyện đọc 
- GV đọc toàn bài một lượt .Gọi 1 HS đọc bài+ chú giải.
- Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó:
- Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ.
 GV hướng dẫn đọc đoạn khó.
- Luyện đọc theo nhóm .
 Các nhóm đọc giao lưu. 
- 1 HS đọc cả bài.
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 em đọc đoạn 1:
H: Vì sao chị em Xô- phi không đi xem ảo thuật?
- Gọi đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời:
H: Hai chị em Xô- phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật thế nào?
H: Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp?
- HS đọc đoạn 3, 4 trả lời:
H: Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô- phi và Mác?
H: Những chuyện gì xảy ra khi mọi người ngồi uống trà?
H: Theo em, chị em Xô - phi đã được xem ảo thuật chưa?
Nội dung:Chị em Xô- phi rất ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba và yêu trẻ .
 TIẾT 2
*HĐ3 : Luyện đọc lại .
-Gọi HS đọc mẫu đoạn 4.
-Thi đọc từng đoạn.
-GV chấm điểm.
*HĐ 4: Kể chuyện:
-Gọi HS nêu y/c kể chuyện.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
- GV: Khi nhập vai, em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối , xưng hô: tôi hoặc mình,
-Mời 1 HS kể mẫu 1 đoạn.
-Tổ chức thi kể chuyện.
-Theo dõi 
 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- Đọc bài tiếp nối theo dãy bàn. Mỗi HS đọc 1 câu.
-1HS nêu cách đọc, đọc mẫu đoạn 1.
- 4 em đọc bài, mỗi em đọc 1 đoạn .
- HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
-Đại diện nhóm thi đọc ( NX, bình chọn)
+ 1 em đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm .
- Vì bố đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
- Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
- nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
- hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng nhiên biến thành hai; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng mắt hồng nằm trên chân Mác.
- Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
- HS nhắc lại nội dung bài.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-HS thi đọc( Lớp NX, bình chọn)
- Quan sát tranh và nói về nội dung từng tranh:
+ Tranh 1: Hai chị em xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc. 
+ Tranh 2: giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc.
 + Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai em.
+ Tranh 4: Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà. 
- 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện.
- Một HS kể toàn bộ câu chuyện theo lời của Xô- phi hoặc Mác.
+ Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất .
3/ Củng cố, dặn dò:H: Các em học được ở Xô- phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào? (Yêu thương cha mẹ./ Ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.)
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau 
**************************
Tiết 111. TOÁN
Nh©n sè cã bèn ch÷ sè víi sè cã mét ch÷ sè (TiÕp)
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
Biết thực hiện phép nhân(có nhớ hai lần không liền nhau).
Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
II Hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ :
+ Gọi 3 em lên : Đặt tính và tính:
1234 x 2 2431 x 3 3246 x 2
2. Bài mới : GT bài , ghi đề 1 em nhắc lại .
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
*HĐ1: HD thực hiện phép nhân 1427 x 3
- GV viết phép tính lên bảng, sau đó yêu cầu HS tự tìm kết quả phép tính.
- Yêu cầu HS nêu kết quả của phép tính.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính kết quả
- GV chốt lại cách đặt tính và thực hiện tính: Đặt tính dọc: Thực hiện lần lượt từ phải sang trái.
- Lần 1: Nhân ở hàng đơn vị có kết quả vượt quá 10; nhớ sang lần 2.
- Lần 2: Nhân ở hàng chục rồi cộng thêm phần nhớ
- Lần 3: Nhân ở hàng trăm kết quả vượt qua 10, nhớ sang lần 4.
- Lần 4: Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm phần nhớ
Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Gọi HS nêu y/c bài.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
-HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.
Bài 3: - HS đọc, phân tích đề bài
- 1 HS lên bảng tóm tắt, làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài 4: Gọi HS nêu y/c bài.
-Gọi HS nêu lại cách tính chu vi hình vuông.
-1 HS lên giải, lớp ghi phép tính ra bảng con.
- Đọc phép tính, tự tìm kết quả của phép tính. 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào nháp.
- HS lên bảng nêu cách đặt tính và thực hiện tính, 2 – 3 HS nhắc lại.
Bài 1: Tính
2318 1092 1317 1409
x 2 x 3 x 4 x 5
 4636 3276 5268 7045
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
 1107 2319 1106 1218
 x 6 x 4 x 7 x 5
 6642 9276 7742 7045
Bài 3: Tóm tắt
1 xe: 1425 kg
3 xe:  kg?
Bài giải
Số ki lô gam gạo 3 xe chở là:
 1425 x 3 = 4275 (kg)
 Đáp số: 4275 ( kg )
Bài 4: Chu vi hình vuông là
 1508 x 4 =6032(m)
 Đáp số:6032 mét
 3. Củng cố –Dặn dò :
+ Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
+ Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà ôn luyện thêm.
**************************
Tiết 23. ĐẠO ĐỨC
T«n träng ®¸m tang (T.1)
I. Mục tiêu: -HS hiểu:
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
 Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất
-HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
-HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có
 người vừa mất.
II. Chuẩn bị:
Vở bài tập Đạo đức
Phiếu học tập cho hoạt động 2(tiết 1 và tiết 2)
Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
Truyện kể về chủ đề bài học.
III. Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Giao tiếp với khách nước ngoài
 +Hành vi nào thể hiện tôn trọng khách nước ngoài?
-Chào -Chỉ trỏ, cười đùa -Chỉ đường giúp -Trêu chọc
 +Họ sẽ nghĩ gì khi em lịch sự, tôn trọng và giúp đỡ họ?
-Nghĩ tốt về em và đất nước VN. -Em rất cởi mở, tốt bụng. –Người VN rất hiếu khách
2.Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Kể chuyện Đám tang
- GV kể chuyện theo tranh, 1 HS kể lại.
H: Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
H:Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?
H:Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
- Qua cân chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang? Vì sao cần tôn trọng đám tang?
*Kết luận :Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
* HĐ2 : Đánh giá hành vi 
- GV phát phiếu học tập cho HS và nêu y/c của bài tập:
Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
o a. Chạy theo xem, chỉ trỏ o c. Cười đùa.
o b. Nhường đường. o d. Ngả mũ, nón.
o đ. Bóp còi xe xin đường.
o e. Luồn lách, vượt lên trước.
* GV kết luận : Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a,c,đ,e là những việc không nên làm.
* HĐ3 : Tự liên hệ.
-GV nêu yêu cầu :Em liên hệ xem đã gặp đám tang ở đâu? Em đã làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng ?
-GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
3/ Củng cố, dặn dò:- GV hỏi củng cố bài.
Hướng dẫn thực hành: Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.. 
- HS nghe 
- Mẹ Hoàng và một số người dừng xe lại, đứng dẹp vào lề đường.
- Để tôn trọng người đã khuất và chia buồn với người thân của họ
 - Không nên chạy theo, chỉ trỏ cười đùa khi gặp đám tang.
- Chúng ta cần tôn trọng đám tang vì khi đó ta đang đưa tiễn một người đã khuất và chia sẻ nỗi buồn với gia đình.
- Nhận phiếu học tập và làm bài cá nhân, giải thích lí do vì sao theo mình hành vi đó lại là đúng.
-HS tự liên hệ trong nhóm
- 2-3 em trình bày kết quả của mình và giải thích lí do tại sao.
**************************
Thứ ba 26 /2 /2008
Tiết 112. TOÁN
LuyƯn tËp
I. Mục tiêu :Giúp HS:
-  ...  những trò chơi bổ ích.
 Phương hướng tuần 24 
+ Thi đua dành hoa chuyên cần . Đảm bảo sĩ số. 
+ Tiếp tục rèn chữ , giữ vở cho sạnh sẽ ,đẹp 
+ Học và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp .
+ Đi học chuyên cần , đúng giờ ,không nghỉ học ,bỏ học .
+Giữ vệ sinh cá nhân và an toàn giao thông đường bộ.
+ Tham gia học phụ đạo vào thứ 7 ,và đầu giờ học mỗi ngày .	
 + Chuẩn bị tốt để tham gia dự thi viết chữ đẹp cấp huyện.(Ka Thuần) 
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu
* Giúp HS :
Củng cố những kiến thức đã được học từ đầu học kì II đến nay, giúp cho những HS chưa hoàn thành nhận xét 7 có thể đạt.
-HS có kĩ năng thực hành những hành vi đạo đức đã học.
 II/ Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau
H: Vì sao phải đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế ?
H: Kể một số việc làm thể hiện tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế?
H: Vì sao phải tôn trọng khi giao tiếp với khách nước ngoài?
H: Cần phải làm gì khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoàiđể thể hiện sự tự trọng và tôn trọng họ?
Đại diện từng nhóm trình bày.
GV nhận xét .
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
MT: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử đúng sai.
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Thấy người nước ngoài đi qua các bạn nhỏ chạy theo chỉ trỏ.
+ Bạn An đã chỉ đường giúp khi người nước ngoài hỏi thăm.
+ Bạn Lan đã bỏ đi khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
Bước 2: Cho HS thảo luận nhóm 
Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày .Cả lớp nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV kết luận:
 3.Củng cố dặn dò:
Nhắc nội dung bài.
Tiếp tục ôn lại các kiến thức đã học 
Chuẩn bị bài sau.
HS đọc các câu hỏi
HS thảo luận theo bàn.
Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, HS khác nhận xét .
HS chia 2 bàn thành 1 nhóm.
HS thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày . HS khác trình bày.
Lắng nghe.
 Lắng nghe.
TẬP ĐỌC
EM VẼ BÁC HỒ
I. Mục tiêu:
+ Rèn các em đọc đúng : giấy trắng , vầng trán , vờn nhè nhẹ , khăn quàng . . . 
+ Ngắt , nghỉ hơi đúng nhịp thơ , sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ . 
+ Đọc trôi chảy được toàn bài , thể hiện sự vui tươi , hồ hởi của em bé khi được vẽ tranh Bác Hồ . Học thuộc lòng bài thơ . 
II. Chuẩn bị : 
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc 
+ HS sưu tầm những bức tranh , ảnh về Bác Hồ .
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
+ GV gọi 3 HS lên bảng YC đọc . 1 HS đọc đoạn 1 , 2 và trả lời câu hỏi về nội dung bài Nhà ảo thuật . 
+ 2 em nối tiếp nhau kể đoạn 3 , 4 câu chuyện 
3. Bài mới : gt bài, ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
*GV. Đọc mẫu :
+ GV đọc toàn bài một lượt với giọng đọc đã xác định ở Mục Tiêu . 
* HD đọc từng dòng thơ 
+ GV YC HS tiếp nối nhau đọc bài , mỗi em đọc 2 dòng thơ . YC HS đọc 2 vòng như vậy 
+ GV theo dõi HS đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những HS phát âm sai : GV hoặc HS khá đọc mẫu các từ HS phát âm sai và YC HS vừa mắc lỗi đọc lại .
* HD đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ 
+ GV YC 3 HS tiếp nối nhau đọc , mỗi HS đọc 6 dòng thơ .
+ Giải nghĩa từ cháu Bắc , cháu Nam .
+ YC 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ lần 2 . 
* Luyện đọc theo nhóm 
+ Chia HS thành nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 HS , YC luyện đọc theo nhóm .
+ YC3 nhóm bất kì đọc bài trước lớp 
* Đọc đồng thanh 
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+Gọi HS đọc bài .
H.Em hãy tả lại bức tranh của bạn nhỏ vẽ Bác Hồ trong bài thơ?
H : Theo em , hình ảnh Bác Hồ bế trên tay hai cháu Bắc , Nam có ý nghĩa gì ? 
+ GV nhấn mạnh : Hình ảnh Bác bế trên tay hai cháu nhỏ miền Bắc , và miền Nam càng cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu sắc mà Bác dành cho đồng bào ta , cho các dân tộc người Việt Nam trên mọi miền đất nước .
H : Hình ảnh thiếu nhi khăn quàng đỏ thắm bước theo Bác Hồ có ý nghĩa như thế nào ? 
+ GV giảng : Hình ảnh các cháu thiếu nhi khăn quàng đỏ thắm bước theo Bác Hồ còn cho ta thấy được thiếu nhi Việt Nam quyết tâm đi theo con đường mà Bác đã chọn , kế tục sự nghiệp của Bác để bảo vệ và xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn , to đẹp hơn .
H : Hình ảnh chim trắùng bay trên nền trời xanh có ý nghĩ a như thế nào ? 
+ GV giảng : Cả cuộc đời mình , Bác Hồ luôn mong ước cho đất nước được hòa bình , dân ta không khổ vì nạn bom đạn , tù đày của quân xâm lược .
+ GV YC HS đặt lên bàn những bức tranh , bức ảnh về Bác Hồ và giới thiệu với bạn bên cạnh về bức tranh đó theo quy định hướng : Bức tranh này của ai , vẽ Bác trong hoàn cảnh nào ? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của Bác Hồ trong bức tranh đó ? 
*NDC:Tình cảm của các em thiếu nhi đối với Bác . 
* HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ 
+ GV YC HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ 
+ GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung bài thơ , tiến hành xóa dần bài thơ , mỗi lần xoá YC HS đọc lại . Sau đó , HS tự nhẩm để học thuôc lòng bài thơ .
+ Tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối bài thơ : Mổi tổ cử 3 bạn tham gia thi , mỗi bạn đọc 6 dòng thơ , lần lượt đọc từ đầu đến cuối bài thơ . Tổ nào đọc đúng , nhanh , hay nhất là tổ thắng cuộc . 
+ Gọi 1 HS đọc thuộc lòng được cả bài thơ 
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo . 
+ Đọc bài tiếp nối theo tổ , dãy bàn hoặc nhóm . 
+ Cả lớp nghe GV hoặc bạn HS đọc mẫu , HS mắc lỗi đọc lại theo mẫu , tổ , nhóm đồng thanh đọc các tiếng , từ ngữ này . 
+ 3 em đọc bài theo YC của GV .
+ HS đọc chú giải trong SGK 
+ 3 em đọc bài theo YC của GV 
+ Mỗi HS chọn đọc 6 dòng thơ trước nhóm , các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau . 
+ Nhóm đọc bài theo YC , cả lớp theo dõi và nhận xét . 
+ HS cả lớp đồng thanh đọc cả bài thơ 
+1 em đọc toàn bài .
+2 em ngồi cạnh nhau tả cho nhau nghe ,sau đó 4 em tả trước lớp, như :Trán Bác Hồ thật cao,tóc râu chỉ vờn nhè nhẹ. Hai tay Bác bế hai cháu nhỏ, cháu nhỏ người miền Bắc và cháu nhỏ người miền Nam. Một đoàn thiếu nhi khăn quàng đỏ thắm đang tung tăng bước theo Bác . Hoa nở tươi thắm xung quanh Bác . Trên nền trời xanh , chim câu bay rộn ràng .
+ 1 em trả lời , các HS khác theo dõi , nhận xét và bổ sung : Hình ảnh Bác Hồ bế trên tay hai cháu Bắc , Nam thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu nhi cả nước . Bác yêu tất cả các cháu thiếu nhi từ Bắc vào Nam trên đất nước mình .
+ HS nghe giảng 
+ HS thảo luận theo cặp , sau đó đại diện HS trả lời : Hình ảnh này cho thấy thiếu nhi Việt Nam luôn làm thoe lời Bác dạy . 
+ HS nghe giảng
+ Hình ảnh chim trắng bay trên trời xanh thể hiện sự hòa bình . 
+ HS làm việc theo cặp , sau đó một số HS giới thiệu về tranh ảnh của mình trước lớp .
+ Đọc đồng thanh theo YC 
+ HS nhóm , tổ hoặc cả lớp đọc đồng thanh bài thơ sau mỗi lần GV xoá . HS tự học thuộc lòng .
+ Các tổ thi đọc , đồng thời chấm điểm cho nhau , kết hợp với GV để chọn tổ đọc hay nhất .
4. Củng cố - dặn dò 
+ GV nhận xét tiết học , tuyên dương những HS tích cực trong giờ học, học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau .
ÂM NHẠC
 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC.
 BÀI ĐỌC THÊM :DU BÁ NHA – CHUNG TỬ KÌ .
I. Mục tiêu :
+ Nhận biết một số hình nốt nhạc ( nốt trắng , nốt đen , móc đơn , móc kép ) 
+ Tập viết các hình nốt .
II. Chuẩn bị :
+ GV : Chuẩn bị 1 số hình nốt đen , nốt trắng , móc đơn , tư liệu “ Du Bá Nha – Chung Tử Kì ” 
+ HS : Có sách âm nhạc 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Trật tự 
2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng trả bài , GV nhận xét ghi điểm 
+ 2 em hát bài “ Cùng múa hát dưới trăng ” 
+ 1 em trả lời câu hỏi . 
H : Khuôn nhạc gồm mấy dòng kẻ song song ? Khóa son đặt ở đâu ? 
3 Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Giới thiệu 1 số hình nốt nhạc 
+ GV : Để ghi chép độ dài , ngắn của âm thanh , người ta dùng các hình nốt .
+ Các hình nốt ở bài này :
. Hình nốt trắng 
. Hình nốt đen 
. Hình nốt móc đơn 
. Hình nốt móc kép 
. Dấu lặng đen 
. Dấu lặng đơn 
* HĐ2 : Thực hành 
+ GV HD các em tập viết các hình nốt nhạc trên vào bảng con .
+ GV theo dõi sửa sai 
+ HD luyện viết vào vở .
+ GV theo dõi giúp đỡ những em chậm 
* HĐ3 : HD nghe câu chuyện “ Du Bá Nha – Chung Tử Kì ” 
+ GV đọc cho HS nghe 
+ YC 1 em đọc 
+ GV nêu câu hỏi cho HS trả lời 
H : Du Bá Nha – Chung Tử Kì là truyện cổ của nước nào ? ( Trung Quốc ) 
H : Ông Du Bá Nha làm quan ở đâu ? ( Trong Triều đình nước Tần thời Xuân Thu ) 
H : Ông đã kết bạn với ai ? ( với Tứ Kì ) 
H : Vì sao Bá Nha lại đập cây đàn xuống đất và thề không bao giờ chơi đàn nửa ? ( Ông nghe lời chế giễu của Bác thuyền chài và bác tiều phu “ Tiếng bất động ở đâu thế nhỉ ? ) 
+ HS lắng nghe 
+ HS theo dõi lắng nghe 
+ HS thực hành viết bảng con , 1 em lên bảng .
+ HS thực hành viết bài vào vở 
+ HS lắng nghe chuyện 
+ 1 em đọc lớp nghe 
+ HS trả lời 
+ HS trả lời 
+ HS trả lời 
+ HS trả lời
4. Củng cố - dặn dò 
+ YC HS nhắc lại các hình nốt nhạc vừa học 
+ GV nhận xét tiết học , về ôn lại các bài hát đã học tập viết các hình nốt nhạc .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 23(12).doc