Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Bài : CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TT)

I. Mục tiêu :

- Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số : (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và có 3 chữ số.

- Vận dụng phép chia để làm phép tính và giải toán.

II. Hoạt động học :

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1 . Khởi động:

 - BVN cho cả lớp khởi động hát .

2.Kiểm tra bài cũ:

 - BHT mời 2 bạn lên kiểm tra bài cũ.

 - BHT mời các bạn nhận xét.

 - GV nhận xét ,tuyên dương.

3. Khám phá bài mới

 - GV giới thiệu bài học mới.

 - GV ghi đề bài trên bảng,cho HS đọc và ghi tên bài vào vở.

- CTHĐTQ mời 2 bạn đọc mục tiêu trước lớp.

* Hình thành kiến thức :

- Nghe GV giảng bài

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

 Bài tập 1:

 Việc 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập 1/trang 118 SGK.

 Việc 2: Cho HS tính

 

doc 17 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐĂKGLONG
TRƯỜNG TH QUẢNG SƠN
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 23
Thứ/ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
 Thứ hai 
18/2/2019
45
Tập đọc
Nhà ảo thuật.
23
Kể chuyện
Nhà ảo thuật.
111
Toán
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số( tt)
23
Chào cờ
Tuần 23
Thứ ba
19/2/2019
112
Toán
Luyện tập.
45
Chính tả 
Nghe nhạc ( nghe – viết)
45
TN-XH
Lá cây.
23
Đạo đức
Tôn trọng đám tang ( tiết 1)
Thứ tư
20/2/2019
113
Toán 
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
46
Tập đọc
Chương trình xiếc đặc sắc.
23
LTVà câu
Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi
Thứ năm
21/2/2019
114
Toán 
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số(tt)
46
Chính tả
Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.(nghe – viết)
23
Tập viết
Ôn chữ hoa Q.
46
TN-XH
Khả năng kì diệu của lá cây.
Thứ sáu
22/2/2019
115
Toán 
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số(tt)
23
TLVăn
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
23
SHL
HĐNGLL
Sơ kết cuối tuần.
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019
 Môn : TẬP ĐỌC 
Tiết 45 Bài: NHÀ ẢO THUẬT
I. Mục tiêu:
- Luyện đọc đúng các từ. 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cac cụm từ.
- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô – phi là những em bé ngoan, sẳn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Hoạt động học:
1. Khởi động
- BVN cho lớp khởi động
2. Khám phá bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh, giới thiệu bài
- BHT: Các bạn quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đọc mục tiêu.
BHT: Mời bạn ... đọc mục tiêu
Hoạt động 3: Luyện đọc
 * Các em mở SGK trang 40,41 nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc.
* Luyện đọc, giải nghĩa từ
Việc 1: GV hướng dẫn đọc từ, câu khó
Việc 2: Đọc câu, đoạn, bài trong nhóm
- NT yêu cầu các bạn đọc nối tiếp câu, theo dõi và sửa lỗi cho bạn.
- NT yêu cầu các bạn đọc nối tiếp đoạn, theo dõi và giúp bạn ngắt/ nghỉ câu.
- NT: Mời bạn  đọc cả bài, các bạn khác theo dõi, nhận xét.
- BHT: Mời bạn ... đọc nối tiếp đoạn
- BHT: Mời bạn ... đọc cả bài
- BHT: Mời bạn ... đọc từ chú giải
Hoạt động 4: Tìm hiểu bài
Việc 1: NT: Các bạn đọc và trả lời các câu hỏi trong bài. 
Việc 2: NT: Mời bạn  trả lời câu hỏi (hỏi hết các câu hỏi) trong nhóm
Việc 3: - BHT: Mời bạn  TLCH. Mời bạn.nhận xét. (hỏi hết các câu hỏi)
 - BHT: + Nội dung của bài nói lên điều gì?
 + Mời bạn trả lời. Nhận xét.
Hoạt động 5: Luyện đọc
Việc 1: NT: Yêu cầu các bạn đọc đoạn trong nhóm.
Việc 2: BHT: Yêu cầu các bạn đọc đoạn trước lớp. 
 BHT: Mời bạn  đọc cả bài 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy đọc lại bài tập đọc này cho người thân nghe.
-----------------------------------------------------------
 Môn :KỂ CHUYỆN
Tiết 23 Bài: NHÀ ẢO THUẬT
I. Mục tiêu:
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.(HS khá giỏi kể được từng đoạn của câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác.
II. Hoạt động học:
1. Khởi động
- BVN cho lớp khởi động
2. Khám phá bài mới
- BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi kết hợp kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 
* HDD1: Dựa vào tranh,kể lại câu chuyện bằng lời của XôPhi hoặc Mác
Việc 1: Các em đọc yêu cầu trong SGK trang 42. 
Việc 2: NT cho các bạn kể lại câu chuyện bằng lời của XôPhi .
Việc 4: BHT cho các bạn chia sẻ câu chuyện trước lớp.Nhận xét. 
Việc 5: Nghe GV chia sẻ.
* Hoạt động kết thúc tiết học:
- BHT tổ chức cho cả lớp chia sẻ ý kiến: Em rút ra bài học gì sau khi học xong tiết kể chuyện này?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em về nhà hãy kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.
----------------------------------------------------------
Môn: TOÁN
Tiết 111 Bài: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số.( có nhớ hai lần không liền nhau )
- Vận dụng phép nhân để làm phép tính và giải toán có lời văn
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 1:
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT1 trong SGK trang 115. 
- Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
* Bài tập 2: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 115. 
Việc 2: HS suy nghĩ làm bài.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương .
* Bài tập 3: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT3 trong SGK trang 115. 
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn suy nghĩ làm bài .
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà xem lại bài và xem trước bài của tiết sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2019
 Môn: TOÁN
Tiết 112 Bài: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 2lần không liền nhau) 
 - Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi kết hợp KTBC.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 
 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 1:
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT1 trong SGK trang 116. 
- Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
* Bài tập 2:
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 116. 
- Suy nghĩ tự làm bài vào vở.
Việc 2:Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng.
* Bài tập 3: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT3 trong SGK trang 116. 
Việc 2: BHT cho các bạn suy nghĩ làm bài vào bảng con.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương
* Bài tập 4:
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 116. 
- Suy nghĩ tự làm bài .
Việc 2:BHT tổ chức cho các bạn trình bày kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
-------------------------------------------------
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe viết)
 Tiết 45 Bài: NGHE NHẠC
I. Mục tiêu 
- Rèn kỉ năng viết chính tả: Nghe viết chính xác bài thơ “ Nghe nhạc.Trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng bài tập 2
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở.
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 
2. Hình thành kiến thức:
2.1 Nghe - viết:
Việc 1: Các em mở SGK trang 42,43 lắng nghe GV giới thiệu và đọc đoạn chính tả.
- BHT tổ chức cho một vài bạn đọc lại đoạn văn trước lớp, các bạn khác đọc thầm lại đoạn văn.
Việc 2: GV nêu câu hỏi cho các thành viên nghe và suy nghĩ trả lời:
+ Bài chính tả có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Nhận xét, bổ sung các câu trả lời đó.
Việc 3: GV tổ chức cho cả lớp viết một số từ khó vào bảng con: mải miết, nổi nhạc, réo rắt ,  
- Nhận xét chữ viết.
2.2 HS viết bài và nhận xét:
Việc 1: Các em lấy đồ dùng và chuẩn bị viết bài.
Việc 2: Lắng nghe GV đọc bài trong SGK và viết vào vở, chú ý lỗi chính tả.
Việc 3: Trao đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm chia sẻ, nhận xét bài viết của bạn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ?
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 2a,b trong SGK trang 43.
- Suy nghĩ và tự làm theo yêu cầu.
Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm, ghi vào bảng phụ.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm có nhiều kết quả đúng và nhanh nhất.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
 Môn: TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
Tiết 45 Bài: LÁ CÂY
I. Mục tiêu: 
- Sau bài học, HS biết:Nhận dạng và mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. Phân loại một số lá cây sưu tầm được.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Hình thành kiến thức:
*HĐ1: Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. 
- Yêu cầu quan sát các bức tranh 1, 2, 3, 4 trang 86 và 87 và các lá sưu tầm được nói cho nhau nghe và mô tả về màu sắc, hình dạng kích thước của những lá quan sát được.
- Hãy chỉ đâu là cuống lá phiến lá ?
- Mời một số em đại diện một số cặp lên trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng bộ phận của lá.
- GV kết luận: 
* HĐ2: Làm việc với vật thật
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và băng dính.
- Yêu cầu hai nhóm dùng băng keo gắn các loại lá cây có hình kích thước và hình dạng tương tự nhau lên tờ giấy A 0 rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại lá.
- Mời lần lượt các thành viên chỉ vào bảng và giới thiệu trước lớp về đặc điểm tên gọi từng loại lá.
- Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều và giới thiệu đúng. .
- Kết luận.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Dặn HS về nhà đọc lại bài 
- Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------
Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 23 Bài : NHÂN HÓA- ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn phép nhân hóa.Tìm được những vật được nhân hóa,cách nhân hóa trong bài thơ ngắn ( bt1)
- Biết cách trả lời câu hỏi Như thế nào ?
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe.
2. Hình thành kiến thức:
* Bài 1:
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội  ... Bài : KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. Mục tiêu: 
- Sau bài học, HS biết:Nêu được chức năng của lá cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá cây đối với đời sống con người
- Biết được quá trình quang hợp của lá cây diễn ra ban ngày dưới ánh sáng mặt trời còn quá trình hô hấp của cây diễn ra suốt ban đêm. 
 GDBVMT:- Bài học giúp HS biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống con người và khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra oxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
II. Hoạt động học : 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT mời 2 bạn đọc mục tiêu trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 1: Chức năng của lá cây.
- Từng cặp dựa vào hình 1 SGK trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau:
+ Trong quá trình quang hợp thì lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
+ Quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? 
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
- Mời một số cặp trình bày kết quả thảo luận 
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
+ Vậy lá cây có có những chức năng nào ?
Kết luận: Lá cây có ba chức năng là: quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
+ Khi đứng dưới tá lá cây cây chúng ta thường thấy mát mẻ. Vì sao lại như vậy ?
+ Lá cây thoát ra khí gì mà khí đó rất cần thiết cho sự sống của con người?
- Vậy hai quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra ở lá cây. Người ta nói lá cây có khả năng kì diệu vì lá cây quang hợp đã tạo ra các chất nuôi sống cây, đồng thời từ lá cây thoát ra hơi nước giúp nhiệt độ của lá được giữ ở mức thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây , giúp điều hòa không khí, cung cấp ô-xi giúp người và động vật hô hấp.
* Hoạt động 2: Ích lợi của lá cây
- Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận dựa vào thực tế cuộc sống và hình trong sách giáo khoa trang 89 để:
+ Nêu ích lợi của lá cây ?
+ Kể tên 1 số lá cây dùng để gói bánh, làm thuốc, để ăn, làm nón, lợp nhanh[
- Mời đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Kết luận: Lá cây có rất nhiều ích lợi như : làm thức ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm đồ dùng, lợp nhà). Trong đó có rất nhiều loại lá cây được dùng làm thức ăn cho con người và động vật.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
------------------------------------------------ 
Môn: TẬP VIẾT
Tiết: 23 Bài: ÔN CHỮ HOA Q
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q thông qua bài tập ứng dụng: Viết tên 
riêng ( Quang Trung ) bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng Quê em đồng lúa nươngdâu / Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang bằng cỡ chữ nhỏ. 
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe.
Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa và câu ứng dụng
Việc 1: Các em đọc tên riêng và câu ứng dụng trong SGK. Suy nghĩ và tìm các chữ hoa trong bài.
Việc 2: Quan sát chữ mẫu của GV và nghe quy trình viết. Lắng nghe GV giới thiệu về Quang Trung và câu ứng dụng.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp viết lần lượt các chữ hoa Q,T và từ ,câu ứng dụng.
- BHT tổ chức cho cả lớp nhận xét, tuyên dương những bạn viết chữ đẹp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 2: Viết bài vào vở
Việc 1: Em mở vở Tập Viết 3 tập 2, quan sát nội dung cần viết.
Việc 2: Các em lắng nghe GV nêu yêu cầu viết.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm tư thế ngồi viết đúng.
Việc 3: Tự viết vào vở, chú ý viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Nhận xét bài viết
Việc 1: Em hoàn thành bài viết và chia sẻ với bạn bên cạnh để kiểm tra lỗi chính tả, độ cao con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
Việc 2: BHT tổ chức cho các nhóm thi đua chọn ra bài viết đúng và đẹp nhất.
- Tuyên dương, khen ngợi và động viên các bạn.
Việc 3: Báo cáo với GV kết quả của cuộc thi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy viết thêm phần ứng dụng trong vở Tập viết và chia sẻ với người thân để nhận xét chữ viết của mình.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 22 tháng 2 năm 2019
 Môn: TOÁN
Tiết 115 Bài: CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TT)
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
 - Vận dụng phép chia để làm tính giải toán
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 1: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT1 trong SGK trang 119. 
Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài .
Việc 3: NT cho các bạn chia sẻ bài làm.
* Bài tập 2: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 119. 
Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài .
Việc 3: NT tổ chức cho thống nhất kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương bạn có kết quả đúng.
* Bài tập 3: 
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT3 trong SGK trang 119. Suy nghĩ tự đưa ra cách làm.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trình bày kết quả của mình.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 23 Bài: KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói: Kể được một vài nét nổi bật về một buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.
 - Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa nói thành một đoạn văn (từ 7 –10 câu ) diễn đạt rõ ràng, trình bày sach sẽ .
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe
2. Hình thành kiến thức:
* Bài tập 1: 
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý ở BT1 trong SGK trang 48.
Việc 2: Lắng nghe GV hướng dẫn.
Việc 3: BHT tổ chức cho các thành viên trình bày bài nói trước lớp.
- Các bạn khác lắng nghe, nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
* Bài tập 2: 
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý ở BT2 trong SGK trang 48.
Việc 2: HS làm bài.
Việc 3: BHT tổ chức cho các thành viên trình bày bài nói trước lớp.
- Các bạn khác lắng nghe, nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau
------------------------------------------------------------
	SINH HOẠT CUỐI TUẦN 23
I. MỤC TIÊU:
- Ổn định các mặt hoạt động của lớp trong tuần 23, đề ra một số biện pháp cho tuần 24.
- Củng cố việc thực hiện nề nếp, nội quy nhà trường nhất là việc đồng phục áo quần giày dép.
- Tập trung vào học chương trình học kỳ II
- Giáo dục KNS: giao tiếp, nhận thức, ...
II. NỘI DUNG:
- Ban văn nghệ cho lớp hát 1 bài tập thể.
* GV hướng dẫn hội đồng lớp điều hành sinh hoạt:
- Các ban báo cáo tình hình của ban trong tuần 23.
- Hai phó chủ tịch báo cáo tình hình của lớp trong tuần 23.
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến.
- Chủ tịch hội đồng tổng hợp đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần.
- GV tổng hợp nhắc nhở chung tình hình lớp trong tuần 23.
=> Giáo viên tổng kết lại:
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 24:
- Hội đồng lớp nêu ra phương hướng hoạt động trong tuần 24.
+ Tiếp tục duy trì và phát huy những mặt mạnh, đồng thời khắc phục sửa chữa những tồn tại.
+ Đi học đều và đầy đủ. 
+ Đồng phục sạch đẹp.
+ Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, chú ý về an toàn giao thông.
+ Chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập đầy đủ.
- GV bổ sung và chốt lại biện pháp và phương hướng cho tuần 24.
- Sinh hoạt văn nghệ: Ban văn nghệ tập 1 số bài hát mới cho lớp.
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐIỂM: Em yêu tổ quốc Việt Nam
Hoạt động: Mời bạn về thăm quê tôi
Bước 1: Chuẩn bị.
* Đối với GV:
Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GVCN cần phổ biến cho HS nắm được:
- Nội dung: Giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, về các truyền thống tốt đẹp của quê hương; về con người quê hương; về các thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.
- Hình thức: Thi hùng biện cá nhân hoặc thi hùng biện theo nhóm.
+ Phần 1: Chào hỏi (giới thiệu về đội, nhóm dự thi).
+ Phần 2: Phần thi hùng biện: Đại diện đội, nhóm sẽ cử ra 1 cá nhân diễn thuyết theo nội dung đã thống nhất hoặc mỗi người trình bày một đoạn nối tiếp nhau.
+ Phần 3: Các nhóm trình diễn các tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm trong phạm vi chủ đề “Mời bạn về thăm quê tôi”.
- Thời gian thi theo nhóm trong vòng: 8 – 12 phút.
- Tiêu chí chấm điểm: Thang điểm 10 
- Thành phần Ban giám khảo gồm : GVCN+CTHĐTQ+PCTHĐTQ.
- Yêu cầu các nhóm đăng kí nội dung thi, tìm hiểu tài liệu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị và tập luyện của các nhóm. Giải đáp những thắc mắc về kiến thức cho HS. - Phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia.
* Đối với HS:
- Các nhóm đăng kí nội dung, tìm hiểu tài liệu và tiến hành tập luyện.
- Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ cho cuộc thi. 
Bước 2: Tổ chức cuộc thi
* Phần mở đầu
- Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ đề cuộc thi.
- CTHĐTQ tuyên bố lí do.
- Giới thiệu nội dung, chương trình và thể lệ cuộc thi.
- Giới thiệu Ban giám khảo và thang điểm cho từng phần thi.
* Tiến hành cuộc thi
- MC giới thiệu các đội thi. Các đội thi giới thiệu thành phần dự thi của đội mình.
- MC yêu cầu đại diện các đội bốc thăm lựa chọn thứ tự thi.
- Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi của đội mình theo thứ tự đã bốc thăm.
- Ban giám khảo cho điểm và tổng hợp kết quả cho từng đội.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng
- GVCN đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- MC mời đại diện nhóm đạt giải hùng biện hay nhất và đại diện các đội đạt giải lên nhận thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp.
- Mời GVCN lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.
- MC cảm ơn các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu_hoc_quan.doc