Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Đạo đức.

Tiết 23 Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG ( Tiết 1)

I – MỤC TIÊU:

Học sinh hiểu:

Biết được những điều cần làm khi gặp đám tang.

Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.

Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 30 / 1/ 2010
 Ngày dạy: Thứ hai : 1 / 2 / 2010
TUẦN 23
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Đạo đức
Tôn trọng đám tang ( Tiết 1)
2
Tập đọc- KC
Nhà ảo thuật.
3
Tập đọc - KC
Nhà ảo thuật.
4
Toán
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (Tiếp theo).
5
Hoạt động T.T
Môn: Đạo đức.
Tiết 23 Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG ( Tiết 1)
 TUẦN 23
I – MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu:
Biết được những điều cần làm khi gặp đám tang.
Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
Vở bài tập đạo đức 3.
Phiếu học tập cho hoạt động 2.
Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
Truyện kể và chủ đề bài học.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi.
Khi gặp khách nước ngoài, em cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng của mình ?
Khi gặp khách nước ngoài em chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ cần giúp đỡ .
Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện điều gì ? - Thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước và con người Việt Nam.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động 1: Kể chuyện đám tang.
Mục tiêu: Học sinh biết vì sao phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên kể chuyện lần 1: Đám tang.
Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe nhường đường cho đám tang?
Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
Qua câu chuyện trên các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
Vì sao phải tôn trọng đám tang?
Theo em thế nào là tôn trọng đám tang?
² Kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Học sinh chú ý lắng nghe.
Mẹ Hoàng và một số người đi đường dừng xe, đứng dẹp vào lề đường. 
Vì mẹ Hoàng tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ.
Hoàng hiểu : Trẻ con không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.
Cần tôn trọng đám tang.
Vì đám tang là lễ chôn cất người đã khuất, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
 Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và nêu yêu cầu của bài tập.
 Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước việclàm đúng, chữ S trước việc làm sai khi gặp đám tang.
Giáo viên và cả lớp nhận xét, kết luận
² Kết luận : 
Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang.
Các việc a,c,đ,e là những việc không nên làm.
Học sinh làm việc cá nhân và trình bày kết quả.
 a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
 b) Nhường đường.
 c) Cười đùa.
 d) Ngả mũ nón.
 đ) Bóp còi xe xin đường.
 e) Luồn lách, vượt lên trước.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
Mục tiêu: Học sinh biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ.
Giáo viên nhận xét khen ngợi những học sinh biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
Học sinh tự liên hệ trong nhóm về cách ứng xử của bản thân.
 Học sinh trao đổi với các bạn trước lớp.
4. Củng cố: Thế nào là tôn trọng đám tang? -Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Vì sao phải tôn trọng đám tang? -Vì đám tang là lễ chôn cất người đã khuất, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
5. Dặn dò: Về thực hiện việc tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0------------------------------------
Môn: Tập đọc - Kể chuyện.
Tiết 67, 68 Bài: NHÀ ẢO THUẬT.
 TUẦN 23
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A-TẬP ĐỌC.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, nắp lọ.
Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng đọc từ tốn ở đoạn 1,2,3.
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác, chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B-KỂ CHUYỆN. 
1. Rèn kĩ năng nói:
Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
Học sinh khá giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi (hoặc Mác).
2. Rèn kĩ năng nghe. 
 Giáo dục học sinh chăm ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa , bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên đọc bài Cái cầu và trả lời câu hỏi: -Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào? - Bạn yêu cha, tự hào về cha.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. TẬP ĐỌC 
TẬP ĐỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc.
Giáo viên đọc toàn bài. 
Gọi 1 học sinh đọc bài.
Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó 
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và đọc thầm theo. 
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : 
+ Đọc từng đoạn.
Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
Cho học sinh đặt câu với từ: tình cờ, chứng kiến, thán phục.
Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?
Gọi một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
Vì sao hai chị em không nhờ chú Lí dẫn vào rạp? 
Cho 1 học sinh đọc đoạn 3, 4, cả lớp đọc thầm.
Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
Giáo viên giảng : Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cám ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn, lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. 
Luyện đọc lại.
Giáo viên theo dõi, nhắc nhở các em đọc đúng 1 số câu, đoạn văn.
Học sinh lắng nghe - đọc thầm.
1 học sinh đọc toàn bài.
Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
Học sinh sửa lỗi phát âm.
Học sinh luyện đọc câu dài.
Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
Đọc từ chú giải cuối bài.
Học sinh đặt câu với từ: tình cờ, chứng kiến, thán phục.
Hôm qua, em tình cờ gặp gặp lại cô giáo dạy em hồi mẫu giáo.
Chúng em đã được chứng kiến cảnh nguyệt thực.
Tất cả chúng em đều thán phục bạn Li.
Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh).
Học sinh đọc thầm đoạn 1.
Vì bố của các em đang nằm viện mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
Một học sinh đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn nhờ chú trả ơn.
1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 3, 4, cả lớp đọc thầm.
Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: Một cái bánh bỗng biến thành hai, các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra, một chú thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác.
Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà.
1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện.
Lớp nhận xét chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc của Mác)
2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Giáo viên yêu cầu học sinh khi nhập vai mình là Xô-phi (hay Mác) em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó.
Giáo viên và cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay.
Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh.
Tranh 1: Hai chị em Xô-phi và Mác xem quảng cáo về bu ... 
- Học sinh thi đọc cả bài.
3. Củng cố: - Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ? - Lôi cuốn mọi người đến xem rạp xiếc.
4. Dặn dò: Ghi nhớ những đặc điểm về nội dung, hình thức của một tờ quảng cáo để thực
 hành viết thông báo cuối năm.
Nhớ lại những gì mình thấy trong buổi biểu diễn nghệ thuật và tập kể lại.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------------0---------------------------------------
Môn: Toán
Tiết 112 Bài: LUYỆN TẬP
TUẦN 23
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
Biết tìm số bị chia, giải bài toán có hai phép tính.
Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính, tìm số bị chia.
Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện nhân có nhớ 2 lần và giải toán.
Học sinh cẩn thận khi giải toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi bài tập 4.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ?- Đặt tính theo cột dọc rồi thực hiện lần lượt từ phải sang trái.
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau :
x 
x
 	 1342	 2369
 2 	 3 
 2684 	 7107
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:
Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính, cách tính.
Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài. 
Lớp làm bài vào bảng con.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2: 
Cho học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán. 
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước :
Bước 1 : Tính số tiền mua 3 cái bút.
Bước 2 : Tính số tiền còn lại.
Cho học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán. 
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3: 
Trong bài tìm x này bài toán thuộc dạng toán gì?
Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính.
Nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
Cho học sinh làm miệng.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 4: (Cột a)
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu và nội dung bài 4.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào vào bảng nhóm.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài tập này có ý nghĩa chuẩn bị cho việc học diện tích các hình.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
4 học sinh lên bảng làm bài.
Lớp làm bài vào bảng con.
 1324 1719 2308 1206
x 2 x 4 x 3 x 5 
 2648 6876 6924 6030
Bài 2: 
Học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán. 
Bài toán thuộc dạng toán bài toán giải bằng 2 phép tính.
Học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán.
Lớp nhận xét, sửa bài.
Giải:
Số tiền mua ba cái bút là :
2500 x 3 = 7500 (đồng)
Số tiền còn lại là :
8000 – 7500 = 500 (đồng)
 Đáp số : 500 đồng.
Bài 3: - Học sinh đọc đề.
Tìm số bị chia chưa biết.
Học sinh nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính. Nêu cách tìm số bị chia.
 Học sinh làm miệng.
Tìm X
X : 3 = 1527 X : 4 = 1823
X = 1527 x 3 X = 1823 x 4
X = 4581 X = 7292
Bài 4: - Học sinh nêu yêu cầu và nội dung bài 4.
Viết số thích hợp nào vào chỗ chấm?
Lớp làm bài vào bảng nhóm. 
Học sinh đếm số ô vuông tô đậm ở trong hình.
Hình a) Có 7 ô vuông đã tô màu . Tô màu thêm 2 ô vuông nữa để tạo thành 1 hình vuông có 9 ô.
3. Củng cố: Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ?- Đặt tính theo cột dọc rồi thực hiện lần lượt từ phải sang trái.
Nêu cách tìm số bị chia chưa biết? _ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
Bài 4: (Cột b) Dành cho học sinh khá giỏi: Trả lời miệng.
Viết số thích hợp nào vào chỗ chấm?
Hình b) Có 8 ô vuông đã tô màu . Tô màu thêm 4 ô vuông để tạo thành 1 hình chữ nhật có 12 ô vuông.
4. Dặn dò: Về nhà xem lại bài - làm bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0------------------------------------
Môn: Chính tả. (Nghe-viết).
Tiết 45 Bài: NGHE NHẠC
 TUẦN 23
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe - viết đúng bàichính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
Làm đúng bài tập (2)a phân biệt l/n.
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2a.
3 bảng nhóm viết nội dung bài tập 3a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên viết bảng lớp - lớp viết bảng con: rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh nghe viết.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
Bài thơ kể chuyện gì?
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
Nhắc nhở trước khi viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh soát lỗi.
Giáo viên treo bảng phụ , cho học sinh soát và sửa lỗi.
Chấm - chữa bài.
Giáo viên chấm một số bài.
Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thi làm bài.
Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
Dán 3 bảng nhóm lên bảng, 3 nhóm thi tiếp sức làm bài.
 Học sinh cuối cùng nhìn bảng đọc kết quả. 
Học sinh lắng nghe-đọc thầm.
2 học sinh đọc lại bài.
Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im.
Học sinh luyện viết bảng con từ dễ sai: Cương, nổi nhạc đài, dừng tay lại, lên cao vút, lắc nhịp, lá xanh, lăn, nằm im.
Học sinh nghe - viết bài vào vở.
Học sinh soát sửa lỗi.
Bài 2a: Học sinh đọc yêu cầu của bài, làm bài vào vở.
Điền vào chỗ trống:
a) l hay n?
 Lời giải: náo động, hỗn láo, béo núc ních, lúc đó.
Bài tập 3a. 
3 nhóm thi tiếp sức .
Lần lượt mỗi học sinh của từng nhóm chạy nhanh lên bảng viết từ tìm được.
Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động:
Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.
Lời giải: l: lấy, làm việc, loan báo, lách, leo, lao, lăn...
n: nói, nấu, nướng, nung, nằm, nuông chiều, ẩn nấp... 
Học sinh cuối cùng nhìn bảng đọc kết quả.
3. Củng cố: - Giáo viên rút kinh nghiệm về cách viết bài chính tả.
Bài 2b: Dành cho học sinh khá giỏi trả lời miệng.
Điền vào chỗ trống:
b) ut hay uc
Ông bụt, bục gỗ
Chim cút, hoa cúc 
Bài tập 3b. Dành cho học sinh khá giỏi trả lời miệng.
Thi tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động:
Chứa tiếng có vần ut hoặc uc.
Lời giải:
ut: rút, trút bỏ, tụt, thụt (chân), phụt (nước), sút (bóng), mút (kem),.
uc: múc, lục lọi, rúc, thúc, vục, giục, chúc (mừng), đúc, xúc,
4. Dặn dò: Về sửa lỗi ( Nếu sai).
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở.
-------------------------------------0----------------------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tuần 23 
Môn : Thể dục
 Tiết 45 Bài : TRÒ CHƠI “CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC”
I - MỤC TIÊU :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
- Học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, dây nhảy, bóng.
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định - Lớp trưởng tập hợp lớp, giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn nhảy dây, chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 3 em nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
* Chơi trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nêu lại cách chơi. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi : Chia lớp thành 3 hàng dọc có số người bằng nhau, em đầu hàng cầm bóng, mỗi hàng là 1 đội thi đấu. Khi có lệnh bắt đầu, những em đứng trên cùng của mỗi hàng nhanh chóng đưa bóng bằng hai tay qua trái – ra sau cho người số 2, người số 2 chuyển cho người số 3, cứ như vậy cho tới người cuối cùng.
- Cho các tổ thi đua xem tổ nào là vô địch.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố: - Cho học sinh chạy chậm thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét tiết học.
5. Dặn dò - Về nhà ôn lại nội dung nhảy dây.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
2- 3 lần
1- 2’
 5’
10 - 12’
6- 8’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
 Học sinh nhảy dây.
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
* LT
* LT
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 45: CHÀO CỜ ( TOÀN TRƯỜNG)
------------------------------------0---------------------------------
Tuần 23 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23, thu 2,3.doc