Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học An Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học An Sơn

Sáng : Tập đọc – Kể chuyện

NHÀ ẢO THUẬT

I- Mục tiêu:

A- Tập đọc:

 HS đọc đúng cả bài to, rõ ràng, rành mạch, trôi chẩy toàn bài.

 HS đọc đúng 1 số từ ngữ: Nổi tiếng, Xô Phi, chú Lý, lỉnh kỉnh, làm phiền, .

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu được 1 số từ ngữ: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.

- Hiểu nội dung bài: Hai chị em Xô - phi và Mác là những đứa trẻ ngoan, chú Lý là nhà ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.

 Giáo dục HS ngoan ngoãn, giầu lòng nhân ái.

GDKNS : Thể hiện sự cảm thông, tự nhận thức bản thân, tư duy sáng tạo.

B- Kể chuyện :

1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.

HS K- G: Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô- phi hoặc Mác.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường Tiểu học An Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 7 tháng 02 năm 2011
Nghỉ tết nguyên đán
Thứ ba ngày 08 tháng 02 năm 2011
Sáng : Tập đọc – Kể chuyện
Nhà ảo thuật 
I- Mục tiêu:
A- Tập đọc:
 HS đọc đúng cả bài to, rõ ràng, rành mạch, trôi chẩy toàn bài.
 HS đọc đúng 1 số từ ngữ: Nổi tiếng, Xô Phi, chú Lý, lỉnh kỉnh, làm phiền, .....
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu được 1 số từ ngữ: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài.
- Hiểu nội dung bài: Hai chị em Xô - phi và Mác là những đứa trẻ ngoan, chú Lý là nhà ảo thuật tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
 Giáo dục HS ngoan ngoãn, giầu lòng nhân ái.
GDKNS : Thể hiện sự cảm thông, tự nhận thức bản thân, tư duy sáng tạo.
B- Kể chuyện :
1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
HS K- G: Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô- phi hoặc Mác.
2. Rèn kĩ năng nghe
 Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ chép câu dài đoạn 1,2.
III- Hoạt động dạy học.
A- Tập đọc.
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài “Chiếc máy bơm” và nêu nội dung bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Luyện đọc:
- GV đọc cả bài.
- Yêu cầu quan sát tranh SGK.
- HD đọc câu.
- HD đọc đoạn
* Đoạn 1: Gọi HS đọc đoạn 1.
- GV treo bảng phụ có câu văn dài để HS phát hiện chỗ ngắt.
- GV kết luận và cho HS đọc lại.
* Đoạn 2: Gọi HS đọc đoạn 2.
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc lại.
* Đoạn 3: GV gọi HS đọc đoạn 3.
- Khi đọc lời chú Lý ta đọc thế nào ?
- Yêu cầu luyện đọc lời của chú Lý.
* Đoạn 3: GV gọi HS đọc đoạn 4.
- Giảng từ: Chứng kiến, thán phục, đại tài.
- Gọi HS thi đọc đoạn 4.
- GV cùng HS nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất.
+ Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2.
- GV nêu câu hỏi 1 SGK.
- GV nêu tiếp câu hỏi 2.
- Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp ?.
- Qua hai đoạn câu chuyện em thấy 2 chị em Xô phi có gì đáng khen ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3,4.
- Vì sao chú Lý đến tận nhà 2 chị em ?
- GV nêu câu hỏi 4 SGK.
- GV nêu tiếp câu 5 SGK.
GV chốt : Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đối với hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp.
+ Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 4.
- Khi đọc đoạn này cô đã nhấn giọng ở các từ ngữ nào ?
- GV kết luận.
- Yêu cầu luyện đọc đoạn 4.
- Gọi HS thi đọc, nhận xét, cho điểm.
- 2 HS đọc và trả lời.
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- HS quan sát, nêu nội dung.
- HS đọc nối câu.
- 4 HS đọc.
- 1 HS đọc, nhận xét.
- HS phát hiện chỗ ngắt ở câu văn dài “Nhưng/ hai chị .... vé/ vì ... viện,/ các em .... cần tiền.//
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- HS phát hiện chỗ ngắt giọng “Nhưng chị ... dặn/ không .... khác.//
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Giọng gần gũi, hồ hởi.
- 2 HS đọc, nhận xét.
- 1 HS đọc đoạn 4, nhận xét.
- 1 HS đặt câu với từ thán phục.
- 4 HS đọc thi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- 1 HS trả lời, nhận xét.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Hai chị em nhớ lời dặn của mẹ.
- Là người con ngoan, biết thương yêu bố mẹ, là người tốt bụng.
- HS đọc thầm đoạn 3,4.
- HS tự ý phát biểu.
- HS trả lời, nhận xét.
- Hai chị em được xem ngay tại nhà.
- HS theo dõi SGK.
- HS trả lời.
- HS gạch trong SGK.
- 2 HS đọc đoạn 4.
- 2 HS thi đọc, 1 HS đọc cả bài.
B- Kể chuyện
1. Gọi HS đọc phần yêu cầu.
HS kể lại từng đoạn câu chuyện
HS K- G:- Bài yêu cầu kể bằng lời của nhân vật nào ?
- Như vậy lời kể cần xưng hô thế nào ?
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
2. Gọi HS kể mẫu.
- GV cùng HS nhận xét.
- Yêu cầu kể theo nhóm.
- Gọi HS kể trước lớp.
- Gọi HS thi kể, GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện cho em biết điều gì ?
- Về kể lại cho người thân nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
 Kể trong nhóm
 Kể trước lớp.
- Xô- phi hoặc Mác.
- Là tôi, tớ hay mình.
- HS quan sát tranh.
- 1 HS khá kể lại.
- 2 HS kể lại cho nhau nghe.
- 3 HS kể trước lớp, nhận xét.
- 2 HS thi kể.
Toán
 Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo)
I- Mục tiêu:
 Giúp HS biết cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liên tiếp).
 Rèn kỹ năng thực hành làm tính nhân và giải toán.
 Giáo dục HS có ý thức trong giờ học, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi BT3
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài 3 (114):
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
+ Giới thiệu phép nhân:
- Gọi HS đọc phép nhân SGK.
- Gọi HS đặt tính và tính.
- Gọi HS nêu kết quả, GV ghi:
 1247 x 3 = ?
 1247
 x 3
 4281
+ Thực hành:
Bài tập 1:
- Gọi HS chữa trên bảng.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 2:
- GV cho HS làm nháp và trên bảng.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 3:
- GV hướng dẫn tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm vở.
- GV thu chấm bài, nhận xét.
Bài tập 4:
- Hướng dẫn giải vở.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nêu lại cách nhân 1247 x 3 =
- Nhắc HS nhớ cách nhân.
- 3 HS lên bảng.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng, dưới nháp.
- HS đọc, HS khác nhận xét.
- HS nêu lại cách nhân.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 3 HS lên bảng, dưới nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên bảng, dưới làm nháp.
- 2 HS nêu cách nhân.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
1 xe : 1425 kg
3 xe : kg?
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Lớp làm vở.
1425 x 3 = 4275 (kg)
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS giải bảng lớp, dưới giải vào vở.
 1058 x 4 = 6032 (m)
Tự nhiên và xã hội
 Lá cây
I- Mục tiêu:
 Giúp HS biết được cấu tạo ngoài của lá cây 
 Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn, màu sắc của lá cây.
Giáo dục HS ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II- Đồ dùng dạy học.
- Hình vẽ trong SGK.
- HS mang 1 số lá cây thật đến lớp.
III- Hoạt động dạy học:
*Hoạt động khởi động:
- GV cho HS hát bài: Đi học.
- Trong bài lá cọ được ví với vật gì ? vì sao ví như vậy ?
- GV dựa vào để giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Giới thiệu các bộ phận của lá cây.
- Yêu cầu HS để lá chuẩn bị lên mặt bàn quan sát xem lá cây có những bộ phận nào ?
- Gọi HS trả lời.
GV kết luận: Lá cây thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá.
* Hoạt động 2: Sự đa dạng của lá cây.
- GV chia lớp thành 6 nhóm quan sát các lá mang đến lớp xem có những mầu gì? Mầu nào phổ biến, có hình dạng gì? kích thước thế nào?
- Gọi các nhóm trả lời.
+ GV kết luận.
* Hoạt động 3: Phân biệt theo đặc điểm bên ngoài.
- GV ghi bảng từng cột hình dạng các loại lá rồi cho HS làm việc theo nhóm: Hình tròn, hình bầu dục, hình kim, hình dải dài, hình phức tạp.
- Mầu sắc: Xanh lục, vàng, đỏ.
- Các đặc điểm mà em qua sát được.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Lá cây có những bộ phận nào ?.
- Về tìm hiểu thêm lá cây có ích gì ?
- Chuẩn bị bài: Khả năng kì diệu của lá cây.
- HS hát.
- Lá cọ ví với chiếc ô vì lá tròn, xoè to, che được nắng như chiếc ô.
- HS nghe.
- HS quan sát, trao đổi nhóm đôi.
- 1 số nhóm trả lời, nhận xét.
- HS nghe và nhắc lại.
- HS quan sát.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- HS nghe và nhắc lại.
- HS xết các lá cây theo từng đặc điểm.
- Các nhóm báo cáo.
- 2 HS đọc lại.
Chiều : GV chuyên soạn giảng
 Sáng Thứ tư ngày 9 tháng 02 năm 2011
Đ/c Thủy soạn giảng
Chiều 
Đạo đức
Tôn trọng đám tang (tiết1)
I- Mục tiêu.
	- Hiểu đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với người thân của họ. Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
	- Biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
	- Có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi khổ của những gia đình có người vừa mất.
II- Đồ dùng.
	- Vở bài tập đạo đức 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Kể chuyện "Đám tang"
Mục tiêu: Biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện 1 số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
- Giáo viên kể câu chuyện "Đám tang"
- Giáo viên và học sinh đàm thoại các câu hỏi phần b - 37- Vở bài tập Đạo đức.
Kết luận: Tôn trong đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
2- Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
Mục tiêu: Biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi bài 2 - vở Bài tập Đạo đức trang 37.
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả làm việc và giải thích lí do vì sao theo mình hành vi đó lại là đúng hoặc sai.
3- Hoạt động 3: Tự liên hệ.
Mục tiêu: Biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
- Yêu cầu học sinh liên hệ trong nhóm về cách ứng xử của bản thân.
- Đại diện nhóm lên trao đổi với các bạn trong lớp.
4- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Toán 
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
I- Mục tiêu:
 Giúp HS biết cách chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc có 3 chữ số)
 Rèn kỹ năng thực hành phép chia và vận dụng làm tính, giải toán.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi BT3
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS chữa bài 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: Hướng dẫn phép chia:
- Gọi HS đọc phép chia.
- GV ghi bảng.
6369 : 3 = ?
- Yêu cầu đặt tính và chia.
- GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS nêu cách chia, GV ghi bảng.
 6369 3
 03 2123
 06
 09
 0
- HD phép chia 1276 : 4 = ?
- Cho HS thực hiện bảng lớp và nháp.
- GV ghi bảng 1276 4
 07 319 
 36
 00
- Khi nào phải lấy tới 2 chữ số ở số bị chia để chia trong lần chia thứ nhất ?
+ Thực hành:
Bài tập 1: Rèn luyện cách chia.
- Gọi HS làm bảng lớp, dưới nháp.
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- HD tóm tắt và giải vở.
- GV theo dõi và thu chấm.
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS làm bảng lớp và nháp.
- GV cùng HS nhận xét, kết luận đúng sai.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nêu cách chia phép chia 1276 : 4
- Nhắc HS chú ý cách thực hiện phép chia. 
- 1 HS đọc: 6369 : 3
- 1 HS thực hiện ở bảng lớp, dưới làm nháp.
- 1 HS nêu từng bước chia, quy trình chia từ trái sang phải.
- 1 HS đọc phép chia.
- 1 HS lên bảng, dưới nháp.
- HS nêu cách chia.
- Chữ số hàng đầu tiên của SBC < SC
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 3 HS lên bảng ...  câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Lưu ý : 50 % (năm mươi phần trăm).
 1 - 6 (mồng 1 tháng 6)
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới.
c- Tìm hiểu bài.
- Tổ chức cho HS TLCH trong bài :
 + Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì ?
 + Em thích những nhân vật nào trong quảng cáo ? Nói rõ vì sao ?.
 + Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ?
 + Em thường thấy quảng cáo ở những đâu ? 
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- HS luyện đọc từng đoạn.
-...lôi cuốn mọi người đến xem xiếc.
- 2 HS.
- Thông báo rất ngắn gọn, có tranh minh hoạ, những từ ngữ quan trọng được in đậm....
-...ở nhiều nơi, những nơi đông người qua lại......
- Học sinh đọc cá nhân.
- 2 học sinh đọc lại cả bài.
3- Củng cố, dặn dò :
	- Nhắc lại nội dung tờ quảng cáo.
 - Chuẩn bị bài sau.
Toán (tăng)
Luyện: về nhân, chia số có bốn chữ số với số có một chữ số
I- Mục tiêu:
 Củng cố lại cách giải các bài toán có sử dụng phép tính nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
 Rèn kỹ năng giải toán đúng và nhanh.
 Giáo dục cho HS có ý thức trong học tập, trình bày khoa học và yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập 3, 4.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Đặt tính, tính
2324 x 3 1501 x 5 4634 x 2
8642 : 2 9606 : 3 4984 : 7
- GV yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài vào nháp, đổi bài kiểm tra nhau.
 GV cùng HS chữa bài kết luận đúng, sai.
Bài tập 2: Tìm x:
x : 5= 1160 x : 3 = 2913 
x : 7 = 1315 x : 5 = 1709
- GV hướng dẫn HS phân tích đầu bài, nêu tóm tắt và giải vào vở.
- GV thu chấm và gọi 
- GV cùng HS nhận xét, kết luận đúng sai.
Bài tập 3: GV treo bảng phụ 
Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 2318 kg thóc, thửa ruộng thứ hai thu hoạch được gấp 3 lần thửa ruộng thứ nhất. Hỏi cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki- lô- gam thóc?
- GV cho 1 HS chữa trên bảng lớp và kết luận đúng sai.
Bài 4: (Dành cho HS K- G)
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 108 m. Chiều rộng bằng nửa chiều dài. Tính chu vi thửa ruộng hình chữ nhật đó.
- GV cùng HS chữa bài và kết luận đúng sai.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Nhắc HS chú ý cách giải toán.
 HS nêu y/c.
HS làm bảng con.
Chữa bài, nêu cách làm.
HS nêu y/c.
HS làm bảng con.
Chữa bài, nêu cách làm.
- 1 HS đọc to đầu bài trước lớp, HS khác theo dõi.
 -1 HS lên chữa bài.
- 1 HS đọc đầu bài 
- HS làm vở.
-1 HS lên chữa bài.
Tiếng Việt ( tăng)
Luyện đọc: Em vẽ Bác Hồ
I- Mục tiêu:
 HS đọc đúng cả bài to, rõ ràng, rành mạch, trôi chảy toàn bài.
- Rèn kỹ năng đọc đúng cho HS, đọc đúng 1 số từ ngữ: Bên này, cháu Nam, ....
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
- Hiểu các từ ngữ: Cháu Bắc, cháu Nam.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ đối với Bác Hồ.
 Giáo dục HS biết kính yêu Bác Hồ và làm theo 5 điều Bác dạy
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK , bảng phụ chép bài thơ.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và nêu nội dung bài: Nhà ảo thuật.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: Luyện đọc:
- Yêu cầu đọc nối đoạn.
- HD đọc từng khổ thơ.
- Yêu cầu đọc và ngắt nhịp giữa các dòng thơ (GV treo bảng phụ).
- Gọi HS đọc và giải nghĩa: Cháu Bắc, cháu Nam.
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
+ Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi 1 SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
- HD trả lời từng ý câu 2.
- GV cùng HS nhận xét.
+ GV kết luận: Bác yêu các cháu thiếu nhi, thiếu nhi Việt Nam quyết đi theo con đường Bác chọn, Bác mong ước đất nước hoà bình.
- GV nêu câu hỏi 3 SGK.
- GV cho HS hát, đọc thơ kể chuyện về Bác.
- Bài hát, bài thơ đó có ý nghĩa gì?
+ Hướng dẫn đọc thuộc bài thơ:
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu đọc đồng thanh.
- HD đọc xoá dần.
- Gọi HS thi đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Cho HS nêu nội dung bài thơ.
- HS đọc nối 2 dòng thơ.
- 3 HS đọc: Mỗi HS 6 dòng.
- 1 HS lên ngắt nhịp bài thơ trên bảng phụ, dưới HS dùng SGK.
- 2 HS đọc chú giải.
- 3 HS đọc.
- HS đọc nhóm đôi.
- 1 HS đọc trước lớp. lớp đọc thầm.
- HS tả theo cặp.
- Gọi đại diện tả trước lớp.
- 1 HS đọc câu hỏi 2 SGK.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS nghe.
- HS theo dõi.
- HS thi đua hát và kể.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Cả lớp đọc.
- 3 HS thi đọc.
Thứ sáu ngày 11 tháng 02 năm 2011
Sáng Ngoại ngữ 
Gv chuyên soạn giảng
Toán
Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (Tiếp)
I- Mục tiêu:
 Giúp HS thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
 Vận dụng phép chia để làm tính, giải toán
 Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
 Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách làm bài 2 tiết trước
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài:
b. Nội dung: Hướng dẫn phép chia:
 4218 : 6 = ?
- Gọi HS lên thực hiện.
- GV ghi bảng và chữa cho HS.
 4218 6
 018 703
 18
 0
- Nhận xét thương của phép chia này với thương của phép chia hôm trước.
2407 : 4 = ?
- GV ghi bảng và chữa.
 2407 4
 00 601
 07
 3
- GV nhấn mạnh để HS hiểu mỗi lần chia đều thực hiện 3 bước: Chia, nhân, trừ nhẩm.
+Thực hành:
Bài tập 1 (119):
- Gọi HS lên bảng.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 2 (119):
- HD tóm tắt và giải vở.
- Gọi HS chữa, dưới làm vở.
- GV thu chấm và chữa bài.
Bài tập 3 (119):
- GV cho HS làm việc nhóm đôi.
- Gọi các nhóm báo cáo.
- GV cùng HS chữa: a. (đúng); b, c (sai).
- HD cách nhận xét: SBC chia SC ta thấy có 3 lần chia Ví dụ: 1608 ta thấy 16 : 4; 0 : 4 và 8 : 4 mà thương chỉ có hai chữ số là sai.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Mỗi lượt chia thực hiện theo mấy bước?
- Nhắc HS cách chia có 0 ở thương.
- 1 HS lên bảng, dưới làm nháp.
- 1 HS đọc lại bài của mình.
- 1 HS nêu lại cách chia.
- 2 HS nhận xét, HS khác bổ sung.
- HS làm nháp, 1 HS lên bảng.
- 1 HS đọc phép chia của mình.
- HS theo dõi và ghi nhớ.
- 2 HS lên làm bảng lớp, dưới HS làm nháp, đổi bài kiểm tra nhau
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
có: 1215 m
Đã sửa: 1/3 số m
Còn: ? m
1215 : 3 = 405 (m).
1215 - 405 = 810 (m).
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS lắng nghe.
Chính tả
Nghe viết: Người sáng tác quốc ca Việt Nam
I- Mục tiêu:
HS nghe viết chính xác đoạn văn: Người sáng tác quốc ca Việt Nam; làm đúng các bài tập, phân biệt l/n.
Rèn kỹ năng nghe và viết đúng, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
Giáo dục HS có ý thức trong học tập và rèn luyện chữ viết, cẩn thận.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép bài tập 2a; 
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng: Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Hướng dẫn HS nghe viết chính tả.
- GV đọc đoạn văn.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- GV giảng từ: Quốc hội, Quốc ca.
- Giới thiệu về nhạc sỹ Văn Cao.
- Bài hát Quốc ca Việt Nam có tên là gì? ai sáng tác? trong hoàn cảnh nào?
+Hướng dẫn trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu, chữ nào viết hoa, vì sao ?
- Tên bài hát được đặt trong dấu gì ?
+Hướng dẫn viết từ khó:
- GV cho HS tự tìm ra nháp, đọc lên cho bạn viết.
+Viết chính tả, soát lỗi và chấm:
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Thu vở chấm.
+ Bài tập:
Bài tập 2a: GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa kết luận đúng sai.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đặt câu, GV ghi bảng.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập.
- HS theo dõi SGK.
- 1 HS đọc lại.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát tranh SGK về nhạc sỹ.
- Tiến quân ca do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa.
- 3 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Dấu ngoặc kép.
- HS ghi nháp, 1 số HS đọc cho bạn viết..
- 1 HS đọc đoạn văn.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát bài của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS làm ở bảng phụ, dưới HS làm vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS đặt câu.
- HS làm vở bài tập.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS chú ý khi viết chính tả.
Sinh hoạt
Kiểm đIểm nền nếp tuần 23
I - Mục tiêu: 
 HS thấy được kết quả học tập và rèn luyện trong tuần của mình, của bạn.
 Hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức một buổi sinh hoạt Sao
 Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thân ái đối với bạn bè.
II- Nội dung
 Tổ chức cho HS buổi sinh hoạt dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Lớp trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm về học tập của lớp trong tuần
- Các tổ trưởng bổ sung hoạt động tổ
- Cá nhân nêu ý kiến.
 GV nêu nhận xét chung về các mặt :
1. Nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần
+ Đạo đức: Ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn. Đi học đủ sau kì nghỉ Tết.
 Có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công, đồ dùng học tập...
 Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập
+ Học tập: Tích cực học tập , rèn luyện trong các giờ học.
 Hoàn thành BT trong kì nghỉ, chất lượng cao
 Duy trì mọi nền nếp lớp, tham gia các hoạt động ngoài giờ nghiêm túc.
 Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: 
 Đi học đúng giờ, có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ. 
 Trong lớp tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
 + Lao động- TD VS :Tích cực, tự giác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Hoạt động ngoại khoá thường xuyên, TD, ca múa hát đều dặn
* Tồn tại: - Một số bạn chưa tích cực rèn chữ viết: Diễm, An...
 - Còn nhiều bạn chưa chú ý vệ sinh cá nhân.
2. Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao mừng ngày 26-3
- Tích cực rèn chữ viết tham gia thi Viết chữ đẹp cấp huyện.
- Duy trì mọi nền nếp lớp tốt ngay sau nghỉ Tết.
- Các cá nhân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và đồng phục.
- Đảm bảo tốt về sức khoẻ và ATGT.
3. Sinh hoạt Sao nhi đồng- Sinh hoạt văn nghệ
 Lớp trưởng, lớp phó tự điều hành ( Chủ đề mừng Đảng, mừng Xuân)
Chiều: Đ/c Nhuần soạn giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 23(8).doc