- Tập đọc
Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em ( TL được các câu hỏi trong SGK)
B - Kể chuyện
Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ vàtranh minh họa kể tiếp từng đoạn câu chuyện.
Rèn kỹ năng nghe.
*GDKNS: -Thể hiện sự cảm thông
-Tự nhận thức bản thân
-Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
TUẦN 23 Thứ hai ngày 6 tháng 02 năm 2012 Tập đọc- Kể chuyện Tiết 67- 68. NHÀ ẢO THUẬT I. MỤC TIÊU A - Tập đọc Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu nội dung câu chuyện : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em ( TL được các câu hỏi trong SGK) B - Kể chuyện Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ vàtranh minh họa kể tiếp từng đoạn câu chuyện. Rèn kỹ năng nghe. *GDKNS: -Thể hiện sự cảm thông -Tự nhận thức bản thân -Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU TẬP ĐỌC 1 . Ổn định tổ chức 2 . Kiểm tra bài cũ Hai, ba HS đọc lại bài Cái cầu, trả lời các câu hỏi về nội dung bài. Gv nhận xét và cho điểm. 3 . Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Giới thiệu bài - Yêu cầu HS mở SGK trang 39, đọc tên chủ điểm và nêu tên một số bộ môn nghệ thuật mà em biết. - Trong tuần 23 này, các em sẽ được học các bài TĐ gắn liền với chủ điểm nghệ thuật. Qua đó, các em có được những hiểu biết về những người làm công tác nghệ thuật như nhà văn, nhà thơ, nhà ảo thuật Bài đầu tiên của tuần này, các em sẽ được biết về một nhà ảo thuật nổi tiếng của Trung Quốc. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc Mục tiêu : - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Cách tiến hành : a) GV đọc diễn cảm toàn bài : - Đoạn 1 +2 + 3 : đọc với giọng kể, bình thản. Lời chú Lí : thân mật, hồ hởi. - Đoạn 4 : Đọc nhịp nhanh hơn, đầy ngạc nhiên, bất ngờ. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từø - Hướng dẫn đọc từng đoạn và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. + Yêu cầu 4 HS Tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. Đoạn 1 : + Gọi 1 HS khá đọc lại đoạn 1. + Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng của câu cuối đoạn. + Gọi 3 đến 5 HS, khi đọc ngắt giọng sai, đọc lại câu trên, sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh luyện ngắt giọng. Đoạn 2 : + Gọi 1 HS đọc đoạn 2. + Hai chị em đã tình cờ gặp chú Lí lúc ra ga mua sữa, em hiểu thế nào là tình cờ gặp nhau? + Yêu cầu đọc và nêu cách ngắt giọng của câu cuối trong đoạn 2. Đoạn 3 : + Gọi 1 HS đọc đoạn 3. + Theo em, khi đọc lời của chú Lí, ta nên đọc như thế nào ? + Yêu cầu HS luyện đọc lời của chú Lí. Đoạn 4 : + Gọi 1 HS khá đọc đoạn 4. Nhắc HS ngắt giọng đúng vị trí cảu các dấu chấm, dấu phẩy và sau các từ có nghĩa. + Cho HS đặt câu với từ thán phục. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Yêu cầu HS cả lớp đọc ĐT cả bài. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài a) Đoạn 1 : - Vì sao hai chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? b) Đoạn 2 : - Hai chịem Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ? - Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp ? c) Đoạn 3+ 4 : - Vì sao chú Lí tìm đến nhà hai chị em ? - Những chuyện gì đã xảy ? - Theo em, hai chị em Xô-phi đãõ được xem ảo thuật chưa ? KL : Vì ngoan ngoãn, biết giúp đỡ người khác nên lòng tốt của hai chị em Xô-phi đã được đền bù. Nhà ảo thuật đã tìm đến nhà 2 bạn để cám ơn. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại Biết đọc giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. Cách tiến hành : - GV đọc lại đoạn 4. - Hướng dẫn HS đọc đoạn 4. - HS thi đọc. - GV nhận xét. - 2 đến 3 HS trả lời : Chủ điểm Nghệ thuật , các môn nghệ thuật múa, hát , kịch đóng phim, thổi sáo, chơi đàn, chèo, tuồng, - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc đoạn, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn bài. Đọc 2 vòng. HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu. + 4 HS đọc bài mỗi HS đọc một đoạn. + 1 HS khá đọc lại đoạn 1. + HS đọc bài và nêu cách ngắt giọng của câu cuối đoạn. Nhưng / hai chị em không dám xin tiền mua vé / vì bố đang nằm viện, / các em biết mẹ rất cần tiền.// + Là bất ngờ mà gặp nhau chứ không có hẹn hay chủ định trước. + Nêu cách ngắt giọng và luyện ngắt giọng câu : Nhưng chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn / không được làm phiền người khác.// + 1 HS đọc đoạn 3. + HS đọc bài trả lời : đọc với giọng gần gũi, hồ hởi. + 3 đến 5 HS đọc cá nhân, tổ đọc ĐT. + 1 HS đọc đoạn 4. + HS đặt câu. - HS đọc nối tiếp (mỗi em một đoạn) Nhóm nhận xét. - HS cả lớp đọc ĐT cả bài. - HS đọc thầm đoạn 1. -Vì bố của các bạn đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố. Các em không dám xin tiền mua vé. - HS đọc thầm đoạn 2 . - 2 chị em tình cờ gặp chú Lí ở ga. Hai chị em mang giúp đồ đạc cho chú. - Vì nhớ lời mẹ dặn, không nên làm phiền người khác. - 1 HS đọc to, HS đọc thầm lại. - Chú muốn cám ơn 2 chị em Xô-phi vì 2 chị em đã giúp đỡ chú. - Đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. - Đã được xem ảo thuật ngay tại nhà. - HS luyện đọc đoạn 4. - 4 nhóm cử đại diện đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay. Kể chuyện Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ Có 4 bức tranh, các em dựa vào trí nhớ và dựa vào 4 bức tranh minh hoạ cho 4 đoạn truyện hãy kể kể lại câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc theo lời của Mác Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện - GV hướng dẫn : Khi kể các em nhớ đóng vai Xô-phi hoặc đóng vai Mác để kể. Cần xưng hô là tôi, em hoặc chúng tôi. - Cho HS quan sát tranh - HS kể mẫu. - Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. - Yêu cầu 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất. Nghe GV nêu nhiệm vụ. - HS quan sát tranh. - 1 HS khá, giỏi kể mẫu. - Mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể lại một đoạn. HS trong nhómtheo dõi góp ý cho nhau. - 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - GV : Xô-phi và Mác có những phảm chất tốt đẹp nào ? - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. -1 HS trả lời. Toán Tiết 111. Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( Tiếp theo) I. Mục tiêu - Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số ( Có nhớ hai lần, không liền nhau ) - Áp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có lời văn. Làm BT 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học 1. ổn định 2.Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên làm bài tập1VBT - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Giới thiệu bài - GV : Bài học hôm nay sẽ tiếùp tục giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 Mục tiêu : - Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số vơi số có một chữ số ( Có nhớ hai lần, không liền nhau ) Cách tiến hành : - GV viết lên bảng phép nhân : 1427 x 3 - Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc để thực hiện phép nhân 1427 x 3 - GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu ? - GV yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Nếu trong lớp có HS tính đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho HS ghi nhớ . Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước như SGK. Kết luận : Phép nhân trên có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng trăm sang hàng nghìn. * Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - Yêu cầu hs đọc đề bài. -Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? GV chú ý nhắc HS nhận xét cách đặt tính của bạn trên bảng. Tóm tắt: 4 thùng : 1648 gói bánh 1 thùng : ? Gói bánh Bài 3 -Gọi 1 HS đọc đè bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. Tóm tắt 1xe : 1425 kg gạo 3 xe : kg gạo ? - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 4 - 1 HS đọc đè bài toán. - GV hỏi : Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài. 4. Củng cố, dặn dò - Cho HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân, chu vi hình vuông. - Về nhà làm bài - Nhận xét tiết học. - Nghe GV giới thiệu bài. - HS đọc : 1427 nhân 3 - 2 HS lên bảng đặt tính,HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn. - Ta bắt đầuà tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (Tính từ phải sang trái) 1427 * 3 nhân 7 bằng 21, viết X 3 1, nhớ 2. * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 4281 bằng 8,viết 8. * 3 nhân 4 bằng 12,viết 2 nhớ 1 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4,viết 4. Vậy : 1427 x 3 = 4281 - 4 HS lên bảng làm bài.HS cả lớp làm vào VBT. - HS trình bày trước lớp. - 2 hs đọc đề bài -BT cho biết có 4 thùng đựng được 1648 gói bánh? -1 Thùng có bao nhiêu gói bánh. -1 HS lên bảng giải. Bài giải Số gói bánh trong mỗi thùng là: 1648 : 4= 412 (gói) Đáp số: 412 gói bánh - Mỗi xe chở 1425 kg gạo. Hỏi 3 xe như thế chở bao nhiêu ki- lô- gam gạo ? - 1 HS lên bảng làm bài,HS cả lớp làm vào VBT. Bài giải Số ki- lô- gam gạo cả 3 xe chở là : 1425 x 3 = 4275 (kg ) Đáp số : 4275 kg gạo - Tính chu vi khu đất hình vuông có cạnh là 1508 m - Muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy cạnh của hình vuông nhân vơi 4. Bài giải Chu vi khu đất hình vuông là : 1058 x 4 = 6032 (m) Đáp số : 6032 LUYỆN TOÁN I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số. Cách tìm số bị chia. - Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính. Tính chu vi hình vuông. II. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định: 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Bài 1: Đặt tính rồi tính. Bài 2: Tìm x Bài 3: Gọi Hs đọc bài toán. GV gợi ý: Tìm số tiền hai tờ báo. Tìm Số tiền cô bán hàng phải trả. Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S. 3. Củng cố dặn dò. - Gv nhận xét giờ học. - Hs tự làm bài, 3 hs làm bảng lớp. - Hs nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết. - Hs đọc bài toán. Cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Số tiền hai tờ báo là: 3500x2=7000(đồng) Số tiền cô bán hàng phải trả là: 10 000- 7000=3000(đồng) Đáp số: 3000 đồng. - Hs nêu lại cách tính chu vi hình vuông. - Khoanh vào chữ cái đúng. LUYỆN ĐỌC I. Mục tiêu: - Đọc rõ ràng rành mạch. Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài. II. Các hoạt động ... trình bày sản phẩm đẹp. Cách tiến hành: + Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi và học sinh quan sát (h.1) + Giáo viên gợi ý để học sinh quan sát và so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.(kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau). + Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế. * Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được cáh đan nong đôi. Cách tiến hành: - Bước 1. Kẻ, cắt các nan. + Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô. Đối với tờ giấy bìa không có dòng kẻ cách kẻ như đã làm ở bài 13. + Cắt các nan dọc. + Cắr các nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh. + Cắt nan ngang và nan dọc khác màu (h.3). - Bước 2. Đan nong đôi. + Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc (cùng chiều) giữa 2 hàng nan ngang liền kề. Cách đan nong đôi (h.4a;4b). + Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan dọc 2;3;6;7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang khít với đường nối nan dọc. + Đan nan ngang thứ hai: nhấc các nan dọc 3;4;7;8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;4;5;8;9 và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai. + Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;2;5;6;9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba. + Đan nan ngang thứ năm giống nan thứ nhất. + Đan nan ngang thứ sáu giống nan thứ hai. + Đan nan ngang thứ bảy giống nan thứ ba. - Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan. + Dùng 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu. Học sinh quan sát và nhận xét. + Học sinh tập kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi. 4. Củng cố & dặn dò: + Nhận xét tiết học. + Dặn dò học sinh về nhà tập kẻ, cắt đan nong đôi. + CBB: giấy bìa cứng (thủ công), kéo, hồ dán tiết sau đan nong đôi. Toán Tiết 115. CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). - Vận dụng phép chia để tìm tích và giải toán. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng làm bài trong. VBT - Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs 3. Bài mới: HOẠTĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Giới thiệu bài - Bài học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục biết cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số Mục tiêu: - Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). Cách tiến hành: a) Phép chia 4218 : 6 - GV tiến hành hướng dẫn tương tự như phép chia ở tiết 113 - GV hỏi : Phép chia 4218 : 6 là phép cha hết hay phép chia có dư ? Vì sao ? Phép chia 2407: 4 - GV tiến hành hướng dẫn tương tự như phép chia ở tiết 113 - GV chú ý nhấn mạnh ở lượt chia thứ 2 : 0 chia cho 4 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải 6 - Vì sao trong phép chia 2407: 4 ta phải lấy 22 chia cho 4 ở lần chia thứ nhất ? - GV hỏi : Phép chia 2407: 4 là phép cha hết hay phép chia có dư ? Vì sao ? * Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành Mục tiêu: - Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). - Củng cố về giải bài toán có lời văn băng 2 phép tính. * Bài 1 - BT yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bướcchia của mình. - GV chữa bài và cho điểm. * Bài 2 - GV gọi 1 HS đọc đề. - Bài toán cho biết gì? - Đội công nhân phải sửa bao nhiêu mét đường - Đội đã sửa được bao nhiêu mét đường ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Muốn tính số mét đường còn phải sửa ta ta phải biết được gì trước ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài và cho điểm. * Bài 3 - GV yêu cầu HS nêu cách làm bài. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV hỏi : Phép tíh b sai như thế nào ? - GV hỏi tiếp : Phép tíh c sai như thế nào ? - GV chữa bài và ghi điểm. 4. Củng cố, dặn dò - Cho HS nhắc lại cách thực hiện phép chia. - Nhận xét tiết học - Nghe GV giới thiệu bài. * 42 chia 6 được 7, viết 7.7 nhân 6 bằng 42, 42 trừ 42 bằng 0. * Hạ 1, 1 chia 6 được 0, 0 nhân 6 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1. * Hạ 8. 18 chia 6 được 3, 3 nhân 6 bằng 18. 18 trừ 18 bằng 0. - HS theo dõi HD của GV và thực hiện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK 4218 6 01 703 18 0 Vậy 4218 : 6 = 703 - Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. - HS theo dõi HD của GV và thực hiện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK * 24 chia 4 được 6, viết 6.6 nhân 4 bằng 24, 24 trừ 24 bằng 0 * Hạ 0, 0 chia 4 được 0, 0 nhân 4 bằng 0, 0 trừ 0 bằng 0. * Hạ 7, 7 chia 4 được 1, 1 nhân 4 bằng 4, 7 trừ 4 bằng 3. 2407 4 00 601 07 3 Vậy 2407: 4 = 562(dư 3) - Vì nếu lấy 1 chữ số của số bị chia là 2 thì bé hơn 4 nên ta phải lấy đến số thứ hai để có 24 chia 4. - Là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 3 . - Thực hiện phép chia. - 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT. - 4 HS lần lượt nêu, cả lớp nhận xét. - HS đọc - Phải sửa 1215 m đường. - Đã sửa được một phần ba quãng đường - Tìm số mét đường còn phải sửa. - Biết được số mét đường đã sửa. - 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT. - HS trình bày bài giải như sau : Tóm tắt Đường dài : 1215 m Đã sửa : 1/3 quãng đường Còn phải sửa :m đường ? Bài giải Số mét đường đã sửa là : 1215 : 3 = 405 (m) Số mét đường còn phải sửa là : 215 – 405 = 810 (m) Đáp số : 810 m - HS thực hiện từng phép chia sau đó đối chiếu với phép chia trong bài để biết phép chia đó đúng hay sai. - Làm bài và báo cáo kết quả. a) Đúng b) Sai c) Sai - Sai vì trong lần chia thứ 2 phải là 0 chia 4 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải nhưng người thực hiện đã không viết 0 vào thương. Vì thế thương đúng là 402 nhưng kết quả trong bài là 42. - Sai vì trong lần chia thứ 2 phải là 2 chia 5 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải 5 nhưng người thực hiện đã không viết 0 vào thương đồng thời hạ 6, lấy 26 chia 6 được dư 1. Vì thế thương đúng là 501 hưng kết quả trong bài là 51. ĐẠO ĐỨC Tiết 23. TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (T1) I. Mục tiêu: - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương ,mất mát người thân của người khác. - HS có thái độ TT đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những GĐ có người vừa mất. *GDKNS: -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác. -Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. II. Chuẩn bị - Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1. Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: -Em phải làm gì khi bạn có chuyện buồn? - Gv nêu tình huống YC HS xử lí . 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi tựa. Hoạt đông 1: Kể chuyện đám tang. Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang. Cách tiến hành: 1.GV kể chuyện “Đám tang”. 2.Đàm thoại: + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang? + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích + Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang? + Thế nào là tôn trọng đám tang? * Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. Hoạt động 2. Đánh giá hành vi. Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang. Cách tiến hành: -GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của bài tập. -Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang. -GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c, đ, e là những việc không nên làm. Hoạt động 3: Tự liên hệ. Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang. Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu tự liên hệ. -HS liên hệ trong nhóm nhỏ. -HS trao đổi với các bạn trong lớp. -GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. -Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. 4.Củng cố, dăn dò: - GD học sinh biết tôn trọng đám tang của người khác như đối với người thân mình. - Thực hiện tốt những điều đã học. Hát -HS trả lời - HS xử lí tình huống -HS nhắc tựa. -Lắng nghe và sau đó kể lại. Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dừng xe đứng dẹp vào lề đường khi gặp đám tang. Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ. À con hiểu rồi! Chúng con không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang, phải không mẹ? tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất -Tự trả lời. HS làm việc cá nhân. o a. Chạy theo xem, chỉ trỏ. o b. Nhường đường. o c. Cười đùa. o d. Ngả mũ, nón. o đ. Bóp còi xe xin đường. o e. Luồn lách vượt lên trước. -3 HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai? - Các nhóm thảo luận. - Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. - Thảo luận lớp: HS nêu -Lắng nghe và ghi nhận. -Thực hiện ở nhà. Nhận xét tiết học Cb tiết 2 SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 23 I. Mục tiêu 1.Đánh giá trong tuần qua + NềN nếp lớp + vệ sinh trường lớp + Giáo dục học sinh có thói quen học tập, theo nội quy nhà trường. 2. Dự kiến kế hoạch tuần tới II. Hoạt động chủ yếu 1. Hoạt động 1. - Các tổ báo cáo tình hình học tập trong tổ + Giờ giấc học tập + Vệ sinh trực nhật lớp + Nêu hạn chế những bạn học sinh trong tổ học tập chưa tốt trong tuần, 2. Hoạt động 2. + Giáo viên tìm hiểu những bạn bị khuyết điểm + Giáo viên vận động nhắc nhỡ, tuyên dương bạn học tập tốt nhắc nhỡ bạn học tập chưa tốt. + Nhắc nhỡ nền nếp, học tập sinh hoạt, lao động vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn giao thông,. + Kế hoạch học tập tuần tới.
Tài liệu đính kèm: