Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

I. Yêu cầu cần đạt:

- Rèn kĩ năng nắm được nghĩa một số từ ngữ về Nghệ thuật để xếp đúng các nhóm. Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn .

- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2; HS khá giỏi làm thêm bài tập 3 đặt câu có sử dụng dấu phẩy.

II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Giới thiệu bài. 2

 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn luyện đọc. 28

Bài 1: trang 35: Điền vào chỗ trống.

- Hs nêu yêu cầu bài tập, đọc đoạn văn.

- HS nêu câu hỏi của bài tập:

- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở luyện tập sau đó chữa bài.

- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ ba ngày 26 tháng 2năm 2013
Luyện tiếng việt
Luyện tập: Từ ngữ về Nghệ thuật. Dấu phẩy
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nắm được nghĩa một số từ ngữ về Nghệ thuật để xếp đúng các nhóm. Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn .
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2; HS khá giỏi làm thêm bài tập 3 đặt câu có sử dụng dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài 1: trang 35: Điền vào chỗ trống. 
- Hs nêu yêu cầu bài tập, đọc đoạn văn.
- HS nêu câu hỏi của bài tập: 
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở luyện tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Chỉ những người hoạt động nghệ thuật
Chỉ các hoạt động nghệ thuật
Chỉ các môn nghệ thuật
diễn viên, nghệ sĩ, nhà văn, nhà viết kịch, ca sĩ, nhà ảo thuật, nhà tạo mốt, hoạ sĩ, thi sĩ, nhà quay phim.
làm thơ, vẽ tranh, quay phim, biểu diễn, hát, múa, viết kịch, viết văn, diễn kịch. 
chèo, điện ảnh, hội hoạ, tuồng, cải lương, âm nhạc, xiếc, ảo thuật.
Bài 2. trang 36 . Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS suy nghĩ làm bài rồi nêu ý kiến.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Các em đừng nghĩ rằng chỉ có con người mới thích nghe hát, thích nghe nhạc. Nhiều loài vật cũng mê âm nhạc đấy các em ạ. Mèo, chó, ngựa, voi, gấu, đều thích nghe nhạc. Khi tiếng đàn êm dịu vang lên, mèo lim dim đôi mắt, chó vểnh hai tai lên lắng nghe, , ngựa bỗng nghển cao đầu vươn dài cổ về phía có tiếng nhạc, gấu đang ngủ cũng bừng tỉnh dậy
Bài 3. HSKG.Đặt ba câu có sử dụng dấu phẩy:
a. Một câu nói về bạn em.
b. Một câu nói về loài hoa em thích. 
c. Một cây nói về các con vật.
- HSKG tự làm rồi nêu miệng kết quả, chữa bài.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài làm.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thể dục
Cô Vân soạn và dạy
Luyện toán
Luyện tập 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2(a,b), bài 3(a,b), bài 4. HS khá giỏi làm cả.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
- 2 HS lên bảng thực hiện: 1227 : 3 4236 : 6.
- Gv nhận xét cho điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: a. Tìm thương và số dư điền vào ô trống.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài mẫu . 
- HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp làm bài.
- Đại diện các cặp trình bày cách làm và kết quả của mình. Các HS khác và GV nhận xét, chốt ý đúng.
Số bị chia
1804
2408
1805
3025
4812
3527
Số chia
4
4
3
5
6
7
Thương
451
Số dư
0
Bài 2(a,b): Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhanh.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS nêu cách làm bài rồi tự làm và nêu kết quả chữa bài.HSKGlàm thêm bài c 
a. 9 : 3 = 3	b. 8000 : 2 = 4000
 90 : 3 = 30 8000 : 4 = 2000
 900 : 3 = 300 8000 : 8 = 1000
 9000 : 3 = 3000 10000 : 10 = 1000
Bài 3 (a,b): Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm thừa số x.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS nêu cách tìm thừa số chưa biết rồi tự làm và nêu kết quả chữa bài. HSKG làm thêm bài c 
a. X x 9 = 2709 	 b. 8 x X = 2440 c. X x 7 = 2149 
Bài 4: 
 - HS đọc phân tích đề toán: 
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
- HS suy nghĩ làm bài tập rồi nêu kết quả chữa bài.
+ Bước 1: Tìm số lít xăng đã bán: 3045 : 5 = 609 (l)
+ Bước 2: Tìm số lít xăng còn lại: 3045 – 609 = 2436(l)
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2013
Toán
Làm quen với chữ số la mã
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã. 
- Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết “thế kỉ XX, thế kỉ XXI”).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3(a), bài 4.- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 3(b).
II. Đồ dùng dạy học:
- 1 đồng hồ (loại to) có ghi số La Mã.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
 2048 x 3 1824 : 3
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 28’
1. Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp.
- GV giới thiệu mặt đồng hồ có ghi các số La Mã.
- GV giới thiệu từng chữ số thường dùng: I, V, X.
- GV giới thiệu cách đọc, viết các số từ 1 đến 12.
- Chẳng hạn: 1 viết là I; 2 viết là II,... 12 viết là XII
- HS tập đọc, viết các chữ số La Mã.
2. Thực hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS đọc các số La Mã theo hàng ngang, hàng dọc, theo thứ tự bất kì để HS nhận dạng được các số La Mã thường dùng.
Bài 2: HS tập xem đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.
- Cho HS đọc yêu cầu bài .Đồng hồ chỉ mấy giờ? HS tập xem đồng hồ ghi bảng chữ số La Mã.
- HS nêu miệng.GV nhận xét
A – 6 giờ, B – 12 giờ, C - 3 giờ
Bài 3: GV yêu cầu HS nhận dạng số La Mã và viết vào vở theo thư tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
- HS làm bài vào vở.
- Một HS chữa bài lên bảng. GV và cả lớp nhận xét.
a. II, IV, V, VI, VII, IX, XI b. XI, IX, VII, VI, V, IV, II
Bài 4: HS tập viết các chữ số La Mã từ I đến XII.
- HS làm vào vở.
- GV chấm bài.Nhận xét: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII
- Củng cố cách viết số La Mã.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
Luyện viết
Luyện viết : mặt trời mọc ở đằng  tây! 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài văn “ Mặt trời mọc ở đằng  tây!”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
+ GV nêu nội dung bài văn
+ Trong bài văn có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp.
 Các chữ đầu câu. Nga, Pu-skin, châu Âu, 
- GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: T, A, p, n
+ Trong bài có những dấu câu nào?
- GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu.
+ Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết?
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Pu-skin, nghĩ, mãi, chữa, chuyện, ngộ nghĩnh, hãnh diện
- GV hướng dẫn HS cách trình bày các đoạn văn và bài văn. 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
- GV chấm một số vở và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
Tự nhiên và xã hội
Quả
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
- HSKG: Kể tên một số loài quả có hình dang, kích thước hoặc mùi vị khác nhau; Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.
- KNS: KN quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài quả.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trang 92, 93 (SGK)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.Tìm hiểu các bộ phận của quả 18’’
Bước 1: Quan sát các hình trong SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ở trang 92, 93 SGK và thảo luận theo gợi ý.
+ Chỉ và nói tên hình dạng, độ lớn, màu sắc của từng loại quả.? 
+ Trong số các loại quả đó bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của loại quả đó?
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của một quả?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 2: Quan sát quả được mang đến lớp:
 + Quan sát bên ngoài: hình dạng, độ lớn, màu sắc.
 + Quan sát bên trong: Gọt vỏ, nếm thử.
 + Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi hương. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ, thịt hoặc vỏ và hạt.
Hoạt động 2: Thảo luận . Tìm hiểu chức năng của hạt và ích lợi của quả.12’
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV nêu câu hỏi các nhóm thảo luận:
+ Quả thường dùng để làm gì? Nêu ví dụ.
+ Quan sát hình 92, 93 hãy cho biết những quả nào dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn?
+ Hạt có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV và cả lớp nhận xét.
- GV kết luận: Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu,...Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến thành mứt đóng hộp.
Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò.5’
* GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2013
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 01 tháng 3 năm 2013
Luyện tiếng việt
Luyện tập phân biệt s/x; hỏi/ngã
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính s/x; hỏi/ngã thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 34 và 37 vở LTTV lớp 3 tập 2
 - HS trung bình, yếu làm bài 1,2 trang 34; bài 1a trang 37. HS khá giỏi làm cả.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 34. Tìm các từ.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a.Chứa tiếng bắt đầu bằng s hay x có nghĩa như sau:
 - Loài chim có giọng hót thánh thót thường dùng để ví giọng hát: Sơn ca
- Người được vua phái đi giao thiệp với nước ngoài: Sứ thần
b. Chứa thanh hỏi hay thanh ngã có nghĩa như sau
- Biểu diễn.
- vỗ tay
Bài 2. trang 34. 
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. Xay lúa, soi đèn, xe sợi, xào nấu, xét hỏi, xé giấy
b. kẻ vở, nhổ cỏ, trả lời, vẽ tranh, dạy bảo 
Bài 1. trang 37. Viết vào chỗ trống để tạo thành từ coa hai tiếng
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đại trà làm bài vào vở bài tập a sau đó chữa bài. HSKG làm thêm bài b.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a.- sung sướng, sẵn sàng, sạch sẽ, sáng suốt, sục sôi
 - xao xác, xào xạc, xinh xắn, xa xôi, xì xèo
b. – thỉnh thoảng, loảng choảng, lủng củng, đủng đỉnh, 
 - rỗi rãi, dễ dãi, nhõng nhẽo, lững thững, bỡ ngỡ
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Luyện toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3cách 1. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
- 2 HS lên bảng thực hiện.
 1309 x 3 2648 : 4.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Số?.
HS nhắc lại cách tìm tích, thương. HS nêu cách thực hiện. 
HS tự làm rồi lên bảng chữa bài. Gọi một số HS đọc phần ghi nhớ.
Thừa số
2345
1410
1023
1023
308
1230
Thừa số
2
3
4
5
7
6
Tích
4690
4230
4092
5120
2156
7380
Số bị chia
4690
4230
4092
5120
2156
7380
Số chia
2
3
4
5
7
6
Thương
2345
1410
1023
1023
308
1230
Bài 2: Tìm x, biết: 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS nêu cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết rồi tự làm và nêu kết quả chữa bài. HSKG làm thêm bài c 
a. X x 4 = 1612 	 b X x 5 = 1035 c. X : 2 = 897 
Bài 3: - HS đọc phân tích đề toán: 
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
- HS suy nghĩ làm bài tập rồi nêu kết quả chữa bài.
Cách 1: Chiều dài của sân là: 105 x 3 = 315 (m)
+ Chu vi của sân là: (105 + 315) x 2 = 840 (m)
Cách 2: HSKG: Chu vi của sân gấp chiều rộng số lần là: 3 + 1 + 3 + 1 = 8 (lần)
 Chu vi của sân là: 105 x 8 = 840 (m)
Bài 4: HS KG nêu yêu cầu bài tập.
- HSKG suy nghĩ làm vào vở.
 - HS lên bảng làm chữa bài:
 a. 402 x 6 = 2412
	2412 : 6 = 402 HS nhận xét về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’	
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt đông tập thể
Vệ sinh cá nhân: Rửa mặt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được khi nào cần phải rửa mặt.
 - Kể ra những thứ có thể dùng để rửa mặt.
2. Kỹ năng: Biết rửa mặt đúng cách.
3. Thái độ: Có ý thức giữ cho khuôn mặt sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh VSCN số 7 (1 tranh)
	- Xô chậu đựng nước sạch và cốc để múc nước; xà phòng; khăn mặt.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Rửa mặt hợp vệ sinh. 10’
- Cả lớp cùng hát bài hát “Meo meo rửa mặt như mèo”
- Sau đó GV nêu câu hỏi với cả lớp:
+ Để giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ chúng ta phải làm gì?
- GV treo tranh vẽ rửa mặt và đặt câu hỏi:
+ Chúng ta cần rửa mặt khi nào?
+ Để việc rửa mặt hợp vệ sinh, cần phải có những gì?
- Kết luận: + Phải rửa mặt ít nhất 3 lần một ngày vào các buổi sáng, trưa, tối.
+ Rửa mặt bằng khăn mặt riêng với nước sạch dưới vòi nước hoặc chậu sạch.
+ Rửa mặt xong, giặt sạch khăn và phơi khăn ra nắng thường xuyên.
Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt. 20’
	- GV làm mẫu cách rửa mặt sạch cho cả lớp quan sát.
	- HS thực hành rửa mặt theo nhóm.
	- GV mời một vài em lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem. GV uốn nắn từng động tác cho các em.
	- GV nhận xét kết quả trình bày của HS và kết luận. 
Hoạt động3: Kết luận. 5’
 GV kết luận: Rửa mặt hợp vệ sinh thường xuyên phòng được bệnh mắt hột, đau mắt đỏ, mụn nhọt, làm cho da dẻ sạch sẽ, xinh tươi.
 - Dặn về nhà. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_24_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc