Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - GV: Trương Thị Hảo

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - GV: Trương Thị Hảo

TUẦN24 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ NS

NG .

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:A-TẬP ĐỌC:1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

-Đọc đúng các từ ngữ :hốt hoảng,leo lẻo,vùng vẫy, cứng cỏi, chang chang

2-Rèn kỹ năng đọc - hiểu:-Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện:Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

B-KỂ CHUYỆN:1-Rèn kỹ năng nói:Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp .

2- Rèn kỹ năng nghe: -Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời bạn.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to).

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - GV: Trương Thị Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN24
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
NS
NG..
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:A-TẬP ĐỌC:1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các từ ngữ :hốt hoảng,leo lẻo,vùng vẫy, cứng cỏi, chang chang 
2-Rèn kỹ năng đọc - hiểu:-Hiểu nội dung và ý nghĩa của chuyện:Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
B-KỂ CHUYỆN:1-Rèn kỹ năng nói:Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp .
2- Rèn kỹ năng nghe: -Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời bạn. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK (phóng to).
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
tg
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ:
 -Đọc bài:“Chương trình xiếc đặc sắc”
Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt(về lời văn, trang trí) ? 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2- Luyện đọc:
a-GV đọc mẫu bài:
b-HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Đọc từng câu: 
+Rút từ khó (viết bảng) – Giáo viên đọc mẫu: 
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+Bài này có mấy đoạn ?
-Đọc từng đoạn trong nhóm :
HĐ3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H:Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?(ĐT)
H:Câu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?(ĐT)
H:Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?(ĐT)
H:Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?(NC) 
- Giáo viên: Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát.
( Nước trong leo lẻo cá đớp cá)
H:Vua ra vế đối thế nào ?
H:Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?(ĐT) 
-Phân tích choHShiểu câu đối:
+Câu đối của Cao Bá Quát:
.Biểu lộ sự nhanh trí lây ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại.
.Biểu lộ sự bất bình (ngầm oán trách vua bắt tròi người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé .
.Đối lại vế đối của nhà vua rất chặt chẽ cả về ý lẫn lời.
Về ý:Cảnh trời nắng đối với cảnh nước trong, việc người trói người đối với cá đớp cá. 
Về lời:Từng tiếng,từng từ,từng ngữ của 2 vế đều đối chọi nhau.
Nước - trong – leo lẻo – cá - đớp – cá.
Trời -nắng –chang chang-người–trói - người.
H: Truyện ca ngợi điều gì ?(NC)
HĐ4- Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc lại đoạn 3:
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 3.
- Giáo viên: treo bảng phụ 
KỂ CHUYỆN:
1-GVnêu nhiệm vụ:Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện. 
2- Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
a)Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
-Treo 4 tranh.
Chú ý:Vẻ đàng hoàng,chững chạc của cậu bé gắn với cảnh ở mỗi tranh.Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh.
-Cả lớp vàGV nhận xét, khẳng định trật tự đúng của các tranh là 3–1–2–4.
b-Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh.
-Cả lớp và GV nhận xét,bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
Hoạt động nối tiếp:
 -Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau ?
- GV nêu nhận xét tiết học.
 -Về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Học sinh đọc . 
- Học sinh nghe
-HS đọc tiếp nối từng câu.
-HSluyệnđọc CN,ĐT từ khó.
- 4 đoạn
-HStiếp nối nhau đọc4đoạn(2lần)
-Đọc chú giải từ ngữ mới
-HS đọc trong nhóm đôi
Đọc đồng thanh bài văn
-Đọc thầm đoạn 1 TLCH 
+ ...Ở Hồ Tây
+ Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
+Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động, cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân linh hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
+ Vì vua thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội. 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá
+Trời nắng chang chang người trói người.
+...Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lôk tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái, tự tin.
- 1 Học sinh luyện đọc .
- 2 Học sinh thi đọc đoạn văn3
- 1 Học sinh đọc cả bài. 
-HS quan sát tranh trong SGK
-HS quan sát tranh trên bảng.
-HS phát biểu trình tự đúng của từng tranh, kết hợp nói vắn tắt nội dung từng tranh.
-4HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện.
-1HS kể lại cả câu chuyện.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
TOÁN: 	LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
-Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán cố một, hai phép tính.
-GD HS lòng ham học toán.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Bảng con, SGK, vở, bút chì...
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính:
1516 : 3 3224 : 8
- GV nhận xét - ghi điểm.
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài: 
HĐ2- Hướng dẫn thực hành:
Bài 1 (ĐT)Đặt tính rồi tính
- Yeu cầu hs làm bài và nêu rõ từng bước chia.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Nhấn mạnh: Từ lần chia thứ hai nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp.
Bài 2:(ĐT) Nêu yêu cầu 
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu hs làm bài.
- Nhận xét tuyên dương. 
Bài 3:(ĐT) Đọc đề toán.
H:Bài toán cho biết gì ?
H:Bài toán hỏi gì ?
-Nhận xét tóm tắt.
-Hướng dẫn học sinh giải.
-Giáo viên thu 1 số vở chấm điểm
-Nhận xét bài trên bảng . 
Bài 4:(NC) Đọc đề toán.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
H: Bài toán này giải bằng mấy bước?
-Tổ chức cho hs thảo luận và giải vào bảng nhóm.
- Nhận xét chữa bài trên bảng. 
Hoạt động nối tiếp:
-GV nêu nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bảng chia từ 2 đến 9 .
Bài sau: Luyện tập chung 
- 2 học sinh lên bảng làm –Cả lớp làm bảng con 
+1HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm vào vở 
- 1 số Học sinh lên bảng làm.
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- ...Tính chia cho thừa số đã biết. 
- 3 Học sinh lên bảng làm
- Cả lớp làm bài vào vở.
-3 hs đọc đề.
- HSTL
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải. Cả lớp làm VBT.
+ Học sinh đọc đề của bài.
- Có 2215 chai dầu đã bán 1/3 số dầu đó.
- ... Cửa hàng còn lại ... chai dầu ăn ? 
-HS thảo luận và giải vào vở.
ĐẠO ĐỨC: 	TÔN TRỌNG ĐÁM TANG ( Tiết 2)
I-MỤCTIÊU:-Củng cố khắc sâu kiến thức về tôn trọng đám tang.
-HScó những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang.
-HScó thái độ tôn trọng đám tang,cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-VBT đạo đức 3,phiếu học tập.Các tấm bìa màu đỏ, màu sanh và màu trắng.Giấy to,nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi Ghép hoa.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là tôn trọng đám tang ?
Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì ?
- Giáo viên nêu nhận xét .
B-Dạy bài mới:1-Giới thiệu bài: 
2-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a-Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu:HStrình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
Cách tiến hành:
Bài tập 3: 
-GV lần lượt đọc từng ý kiến,HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành,không tná thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng và giải thích lí do: Vì sao ? (Các ý kiến trong vở bài tập). 
*Kết luận:Nên tán thành với các ý kiến b,c.
Không tán thành với ý kiến a.
b-Hoạt động 2: Xử lý tình huống
Mục tiêu:HSbiết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
Cách tiến hành: 
-Chia lớp thành 4 dãy,thảo luận nhóm 4 về cách ứng xử 1 trong các tình huống sau:
Bài tập 4:
Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang .
Tình huống b: Bên nhà hàng xóm có tang
Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.
Tình huống d: Em nhìn thấy mẫy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
*Kết luận: 
TH a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ, trỏ, hoặc cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường.
THb:Em không nên chạy,nhảy,cười đùa,vặn to đài,ti vi,chạy sang xem chỉ,trỏ.
TH c:Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
TH d: Em nên khuyên ngăn các bạn.
c-Hoạt động 3:Trò chơi nên và không nên.
Mục tiêu: Củng cố bài
Cách tiến hành: 
-Chia 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi.
- Luật chơi: Trong 1 thời gian nhất định (khoảng 4-5 phút) các nhóm thảo luận liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột “ Nên” và “không nên” Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
-Cả lớp và Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm.
*Kết luận chung:Cần phải tôn trọng đam tang, không nên làm gì xúc phạm đến lễ tang. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá. 
Hoạt động nối tiếp:-Giáo viên nêu nhận xét .
-Về nhà xem lại ghi nhớ và thực hiện theo những điều đã học.
 Bài sau: 
... Là không làm điều gì xúc phạm đến tang lễ.
...Là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
- Học sinh nghe
-HSsuy nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình .
-Các nhóm thảo luận (3’)
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.Cả lớp trao đổi nhận xét.
- Học sinh tiến hành chơi
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: HOA
I-MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh biết 
-Quan sát,so sánhđể tìm ra sự khác nhau về màu sắc,mùi hương của một số loài hoa.
-Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
-Phân loại các bông hoa sưu tầm được.Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
-D:HS biết chăm sóc bảo vệ cây hoa,không ngắt hoa,chơi trong vườn hoa.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Các hình trong SGK trang90,91.Sưu tầm các bông hoa .Giấy khổ A0và băng keo.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động củaHS 
A-Kiểm tra bài cũ: 
Nêu chức năng của lá cây ?
Lá cây có những ích lợi nào ?
- Giáo viên nhận xét.
B-Dạy bài mới:1-Giới thiệu bài:
2-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a-Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận .
Mục tiêu:Biết quan sát và so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của 1số loài hoa.
-Kể được tên các bộ phận thường có của1 bông hoa.
Cách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo nhóm:
-Thảo luận theo nhóm đôi theo gợi ý.
+ Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa trong các hình ở trang 90, 91 SGK và những bông hoa được mang đến lớp. Trong những bông hoa đó bông nào có hương thơm, bông hoa đó bông nào không có hương thơm?
+Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát.  ... t:
-GVđọc cho HS viết bài vào vở.
c-Chấm, chữa bài:
-Giáo viên đọc:
-Nhận xét bài chính tả trên bảng.
-Giáo viên chấm 1 số vở nhận xét bài chấm
HĐ3-HD làm bài tập chính tả:
-Bài tập 1
-Dán bảng 2 tờ phiếu, lập tổ trọng tài.
 - Cả lớp và Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-HS còn mắc lỗi về nhà viết lại mỗi lỗi 2 dòng; Em nào viết sai nhiều, viết xấu về nhà viết lại cả bài 1 lần.Làm bài tập còn lại
- 2HS lên bảng viết
-HS viết bảng con
-2HSđọc lại,lớp theo dõi SGK 
+ Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
VD: mát rượi, tung lưới, lướt nhanh
-HSviết bảng con,1HSlên bảng viết.
- Học sinh nghe - viết 
- Học sinh soát lỗi 
*1HSđọc yêu cầu bài. 
-HS làm vàoVBT
-2nhómlên bảng thi làm bài tiếp sức trong thời gian 2 phút, các nhóm dừng bút, đọc kết quả.
-1số HSđọc lại kết quả đúng 
MÔN
TẬP LÀM VĂN
NGHE-KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
NS..
NG.
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:-Rèn kỹ năng nói: Nghe - kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-Tranh minh hoạ chuyện trong SGK,thêm một chiếc quạt giấy lớn viết 1 số chữ Hán bằng mực tàu.Viết sẵn 3 câu hỏi gợi ý trong SGK.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài viết của1số HStuần trước viết chưa đạt,về nhà viết lại.
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm .
B-Dạy bài mới:
HĐ1-Giới thiệu bài: 
HĐ2-Hướng dẫn học sinh nghe - kể chuyện:
a-HD chuẩn bị:
- Tranh vẽ gì ?
b-Giáo viên kể chuyện:
-GVkể chuyện lần1,vừa kể vừa kết hợp giải nghĩa từ ngữ:lem luốc:bị dây bẩn nhiều chỗ. Cảnh ngộ:tình trạng không may mà người ta gặp phải. 
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Giáo viên kể lần 2, lần 3.
HĐ3-HS thực hành kể,tìm hiểu câu chuyện:
-Chia nhóm 4
-GVvà cả lớp nhận xét cách kể của HS.
Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi ?
+Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện?
KL: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sỹ- có tên gọi là nhà thư pháp.Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng.Người ta xin(mua) chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa,lưu giữ một tài sản quý.Ở ta cũng có1số nhà thư pháp Đền Văn Miếu-Quốc Tử Giám(ở thủ đô Hà Nội)có thể gặp họ.Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.
Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện,kể lại cho người thân nghe.
-2HS đọc bài trước lớp.Nhận xét
-1HSđọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi-Cả lớp theo dõi SGK.
+ Bà lão bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.
+ Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
+ ...Viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão . Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt
- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hy Chi trên quạt. họ mua quạt như mua một tác phẩm quý giá.
- Học sinh nghe 
+HStập kể lại câu chuyện trong nhóm (thời gian 4’).
- Đại diện các nhóm thi kể.
 + Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
+ Học sinh phát biểu.
TOÁN: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I-MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
-Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian(chủ yếu là về thời điểm).
-Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút).
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Đồng hồ thật (loại chỉ có kim ngắn và kim dài)
-Mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa (có kim ngắn,kim dài,cósố,cóvạch chia phút).
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	
tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
-GV viết bảng các số La Mã II, IV, V, VI, VI, VII, I X, X , XI ,XII, XX, XIX
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B-Dạy bài mới:
HĐ1- Giới thiệu bài:
HĐ2-HDcách xem đồng hồ(chính xác đến từng phút):
-Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ(đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút)
*ChoHSnhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất phần bài học rồi hỏi“Đồng hồ chỉ mấy giờ”? 
*Quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước,sau đó là kim dài.
+Kim ngắn ở vị trí nào?(quá số 6 một ít).Như vậy là hơn 6 giờ.
+ Kim dài ở vị trí nào ? 
-Tính theo chiều quay của kim đồng hồ .
ChoHStính từ vạch số12đến vị trí hiện tại của kim dài, được mẫy phút ?.Như vậy đồng hồ chỉ mấy giờ?
*HD HS quan sát tiếp đồng hồ thứ ba.
-Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ ?
-7giờ kém4 phút,còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7giờ?Vì sao em biết?
-Tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch có ghi số12là còn4phút nữa.
-Như vậycó thể nói7giờ kém4phút.
Lưu ý:Thông thường ta chỉ đọc giờ theo1trong hai cách.
+Nếu kim dài chưa vượt quá số 6(theo chiều quay của kim đồng hồ)thì nói theo cách thứ 
nhất.
+Nếu kim dài vượt quá số 6(theo chiều quay của kim đồng hồ)thì nói theo cách thứ hai.
HĐ3- Thực hành:
Bài 1:(ĐT) Nêu yêu cầu.
- Yêu cầu quan sát và thảo luận theo nhóm đôi.Sau đó làm bài vào vở.
HDphần đầu(xác định vị trí kim ngắn, kim dài,đồng hồ A chỉ2giờ9 phút). 
Bài 2:(ĐT)Nêu yêu cầu
- GV cho hs thực hành trên mặt đồng hồ. 
- Nhận xét tuyên dương
Bài 3:(ĐT) Nêu yêu cầu
- HS lần lược đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định hs bất kì nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó.
- Nhận xét tuyên dương 
 Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà tập xem giờ trên đồng hồ ở gia đình.
- 1 số học sinh đọc
-HSquan sát tranh vẽ trongSGK.
 6 giờ 10 phút
-HSquan sát tranh vẽ trongSGK.
- Quá số 6 một ít
- Vạch nhỏ thứ 3 sau số 2.
- 13 phút
- 6 giờ 13 phút
-6 giờ56 phút hay7giờ kém 4 phút.
- 4 phút
HS xem thêm đồng hồ và đọc giờ theo 2 cách. 
+1HS nêu yêu cầu của bài.
-HSlàm vào vở các phần còn lại.
-HS đọc kết quả
+1HSnêu yêu cầu của bài
- Vài HS thực hành trên mặt đồng hồ. 
-Học sinh làm vào vở
+1HSnêu yêu cầu của bài
-HS làm các phần còn lại
-1sốHS đọc kết quả và giải thích cách làm. 
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp
I-Nhận xét chung các mặt hoạt động:
1-Báo cáo tình hình học tập:+Đi học có chuyên cần không?
+Tình hình học tập ra sao?(Bạn nào tích cực học tập?Làm bài tập?Ngồi học trong lớp có làm việc riêng không?...)
-Tổ trưởng báo cáo tình hình tổ mình về học tập.
-Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của các bạn trong lớp.
2-Báo cáo tình hình lao động và các hoạt động khác:
+Vệ sinh sân trường ai tham gia?Không tham gia?Vệ sinh có sạch sẽ không?
+Vệ sinh lớp học ra sao?Tổ nào trực nhật sạch sẽ?...
+Tham gia tập thể dục có nghiêm túc không?...
-Lớp phó lao động-kỉ luật báo cáo tình hình vệ sinh lớp,sân trường của các tổ.
-Lớp phó văn, thể, mĩ báo cáo tình hình văn nghệ, thể dục, tác phong của HS.
-Lớp trưởng báo cáo chung .Xếp loại thi đua giữa các tổ trong tuần vừa qua.
II-Đề nghị tuyên dương:-Tổ:;cá nhân bạn:.
-GV nhận xét chung tuần 1 tháng 2.Ổn định lại tổ chức lớp học.
III-Hoạt động đội:-Nghiêm cấm HS dùng chất gây nổ.	
MÔN: MĨ THUẬT
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ DO
I.Mục tiêu:
- HS làm quen vơí việc vẽ tranh đề tài tự do.
- Vẽ được 1 bức tranh theo ý thích.
- Có tói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh.
II.Chuấn bị:
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh của các hoạ sĩ.
- Một số ảnh, phong cảnh, lễ hội.
III.Hoạt động dạy học:
TTGD
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
*Giới thiệu và ghi đề bài:
-GV cho HS xem tranh, ảnh và đặt câu hỏi gợi ý:
+Trong tranh(ảnh)có những hình ảnh gì?
+Có những hoạt động nào?
+Các bức tranh dân gian VN vẽ về đề tài gì?
+Màu sắc ntn?
+En có thích các bức tranh đó không?
KL: Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung, đề tài để vẽ tranh.
+ Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình 1 nội dung, 1 đề tài để vẽ.
+Vẽ tự do rất phong phú về để tài nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp.
HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài.
+Cảnh đẹp đất nước.
+Cảnh nông thôn, thành phố, mièn núi, miềm biển.
+Thiếu nhi vui chơi.
+Lễ hội.
-Yêu cầu HS chọn đề tài mà mình thích.
HĐ2:Cách vẽ tranh.
- Dựa vào tranh mẫu. GV đặt câu hỏi gợi ý:
+Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ sau.
+Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động.
+Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động.
+Vẽ màu theo ý thích và độ đậm nhạt
+Nên vẽ màu kín tranh.
HĐ3:Thực hành.
- GV quan sát và nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học.
-Chọn 1 số bài hoàn thành đính lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn thành bài vẽ. 
- HS quan sát và trả lời.
+ Nếu là phong cảnh thì cảnh ở nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển.
-HS vẽ vào vở
Môn:Âm nhạc
ÔN 2 BÀI HÁT: EM YÊU TRƯỜNG EM- CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG. TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC
I.Mục tiêu:
- Hát thuộc hai bài hát, tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhận biết tên nốt, hình nốt trên khuông.
-Trò chơi: Gắn nốt nhạc trên khuông.
II. Chuẩn bị: Kẻ khuông nhạc, các hình nốt bằng bìa.
III. Các hoạt động dạy học:
TTGD
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC: Gọi hs hát bài Em yêu trường em. Cùng múa hát dưới trăng.
2. Bài mới: Giới thiêu – Ghi đề bài.
HĐ1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em.
- Cho hs luyện tập thuộc bài hát sau đó kết hợp vận động phụ hoạ.
-GV tập động tác phụ hoạ cho hs.
- Chọn 1 số hs lên biểu diễn trước lớp.
HĐ2: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
- Cho hs hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
+ Tay trái gõ xuống bàn( phách1) dùng 1 ngón tay phải gõ 2 cái xuống bàn ( phách 2,3)
- GV chia lớp thành 2 dãy.
 Dãy A: hát.
 Dãy B: Gõ đệm theo nhịp 3.
HĐ3: Tập nhận biết tên 1 số nốt nhạc trên khuông.
- Để ghi độ cao thấp của âm thanh nhười ta dùng các tên nốt. Các em đã làm quen với 7 tên nốt đó là những nốt nào?
- Mỗi nốt được đặt trên 1 vị trí của khuông nhạc.
- GV kẻ khuông nhạc và ghi tên các nốt trên khuông.
- Để ghi độ dài ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt: nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.
- Yêu cầu hs luyện nhớ cách gọi tên.
- Gọi 1 số hs nêu lại.
Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ghi nhớ tên các nốt nhạc và hình nốt.
- Vài hs thực hiện.
- HS luyện hát.
-Tập động tác phụ hoạ.
- Vài hs biểu diễn trước lớp.
- HS luyện hát.
- Thực hiện theo GV.
- HS kể: Đô- Rê- Mi- Pa- Sol- La- Si
- HS thực hiện.
- 1 số hs nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24(SUA 6-2-07).doc