Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I-Mục đích yêu cầu:

A-Tập đọc: - Đọc thành tiếng trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, cởi trói.

Hiểu từ ngữ: ngự giá, xa giá, tức cảnh, chỉnh. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh , đối đáp giỏi và có bản lĩnh từ nhỏ.

-Đọc ngắt nghỉ chính xác, thể hiện đúng giọng từng đoạn.

-GD tính tự tin, bản lĩnh trước các tình huống phức tạp.

B-Kể chuyện: -Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự truyện, dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu truyện với giọng phù hợp.

-Chăm chú nghe bạn kể, học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp

 được lời bạn.

II-Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ truyện SGK. Bảng phụ chép đoạn cần hướng dẫn.

III-Các hoạt động dạy học:

1-Bài cũ:Gọi 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi:

 -Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?( )

 - Nêu nội dung bài.( )

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
 Thứ hai /3/2008
Tiết 74+ 75. TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I-Mục đích yêu cầu:
A-Tập đọc: - Đọc thành tiếng trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang, cởi trói.
Hiểu từ ngữ: ngự giá, xa giá, tức cảnh, chỉnh. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh , đối đáp giỏi và có bản lĩnh từ nhỏ.
-Đọc ngắt nghỉ chính xác, thể hiện đúng giọng từng đoạn.
-GD tính tự tin, bản lĩnh trước các tình huống phức tạp.
B-Kể chuyện: -Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự truyện, dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu truyện với giọng phù hợp.
-Chăm chú nghe bạn kể, học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp
 được lời bạn.
II-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện SGK. Bảng phụ chép đoạn cần hướng dẫn.
III-Các hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:Gọi 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi:
 -Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?( )
 - Nêu nội dung bài.( )
2-Bài mới : Giới thiệu, ghi đề bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt đông của trò
Hoạt động 1- Luyện đọc
-GV nêu cách đọc, đọc mẫu. Gọi 1 HS đọc.
-Đọc từng câu, kết hợp sửa lỗi phát âm.
-Đọc đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc trong nhóm.
 Các nhóm đọc giao lưu.
- 1HS đọc cả bài.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
-Y/c HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
H:Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
-Y/c HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
H: Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
H:Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
-Gọi đọc đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi:
H:Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
GV:đối đáp thơ văn là cách người xưa dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng , dốt nát .
H:Vua ra vế đối thế nào ?
H:Cao Bá Quát đối lại như thế nào ? 
-GV phân tích cho HS hiểu câu đối. 
+Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại.
+Biểu lộ sự bất bình(ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé)
+Đối trọi lại vế đối của nhà vua rất chặt chẽ cả ý lẫn lời .Về ý cảnh trời nắng đối với cảnh nước trong,việc người trói người đối với cá đớp cá.Về lời từng tiếng, từng từ , từng ngữ của hai vế đều đối trọi với nhau.
-Qua câu truyện em hiểu điều gì?
-GVchốt:Truyện ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
 Tiết 2
Hoạt động 3:Luyện đọc lại
-Gv đọc đoạn 3. Sau đó HD HD đọc đúng đoạn văn:
-Gọi 1,2 HS đọc lại đoạn văn.
-Gọi 1HS đọc lại cả bài văn.
Hoạt động 4:Kể chuyện
Bài 1: Gọi HS nêu y/c.
Thứ tự đúng là:3 -1- 2 -4
Bài 2: Gọi HS nêu y/c.
-Y/c HS dựa vào thứ tự của 4 tranh, tiếp nối nhau kể lại câu truyện
-2HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
GV khen ngợi những HS kể đúng kể hay
3-Củng cố dặn dò:Khuyến khích HS tìm những câu tục ngữ có vế đối nhau
VD: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng; Đông sao thì nắng váng sao thì mưa vv
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu truyện.
-HS nghe. 1HS đọc bài+ chú giải.
-Nối tiếp nhau đọc từng câu,sửa phát âm
-Nối tiếp nhau đọc từng đoạn và kết hợp giải nghĩa từ
-HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
Đại diện nhóm thi đọc (NX, bình chọn)
Đọc đoạn 1 và trả lời
-Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ tây
-HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời
- nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần
- nghĩ cách gây ầm ĩ, náo động:cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói.Cậu không chịu, la hét,vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới
-Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài câu, cho cậu có cơ hội chuộc tội
-Nước trong leo lẻo cá đớp cá 
Trời nắng chang chang người trói người
HS lắng nghe
- HS thảo luận trả lời
- HS nhắc lại nội dung .
- HS nghe.
-HS thi đọc theo đoạn (NX, bình chọn)
-HS đọc lại cả bài
Bài 1: Sắp xếp tranh theo thứ tự.
-HS tự suy nghĩ sắp xếp và nêu ý kiến của mình.
Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
-4HS nối tiếp nhau kể chuyện
Cả lớp theo dõi nhận xét
-2HS xung phong kể lại cả truyện
-HS nhận xét
-HS thi tìm những câu tục ngữ có vế đối
Toán 116. TOÁN
LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
-Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có 2 phép tính.
-Rèn kĩ năng làm tính, giải toán nhanh, chính xác.
II- Chuẩn bị: -GV: 2 bảng phụ chép bài 4.
II-Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và thực hiện
3224:4 1865:6 GV và HS theo dõi, nhận xét
2/ Bài mới:GTB ghi đầ u bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 :Củng cố về phép chia
Bài 1:Cho HS nêu y/c bài .
- HS lên bảng, lớp làm bảng con.
-GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu
-Hướng dẫn HS nhận xét và sửa chữa
-GV nhấn mạnh:Từ lần chia thứ hai nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mời thực hiện tiếp
Bài 2: Gọi HS nêu y/c.
-HS làm vào vở, 3 HS lên bảng.
-Sau đó Y/c HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong một tích .
Hoạt động 2: Củng cố về giải toán 
Bài 3:Y/c HS đọc, phân tích đề.
-1HS lên tóm tắt + giải, lớp giải vào vở.
-GV chấm 1 số bài, NX- sửa bài.
Bài 4: Gọi nêu y/c bài.
- Y/c HS làm vào sách, 2 nhóm thi làm nhanh. ( NX, bình chọn)
3-Củng cố: Cho HS nhắc lại những kiến thức vừa ôn 
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 1608 4 
 00 402 
 08 
 0
Bài 2: Tìm x
a) X x 7=2107 X x 9 = 2763
 X=2107 : 7 X = 2763 :9
 X = 301 X = 307
Bài 3: Tóm tắt Có : 2024 kg
 Đã bán : ¼ số gạo
 Còn lại :  kg ?
 Giải
 Số ki lô gam gạo đã bán là
 2024:4=506(kg)
 Số ki lô gam gạo còn lại là
 2024 – 506 =1518 (kg)
 Đáp số :1518 kg gạo 
Bài 4: Tính nhẩm.
6000 : 2 = 3000 8000 :4= 2000
9000 : 3= 3000
************************
Tiết: 24 ĐẠO ĐỨC
 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2 ) 
I- Mục tiêu : - HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang. Biết lựa chọncách ứng xử trong những tình huống cụ thể. 
- Có kĩ năng thực hiện những ứng xử, quan niệm đúng.
- Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
II- Tài liệu và phương tiện: Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập, thẻ.
III- Các hoạt động dạy - học :
1- Bài cũ : 2 em 
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
+ Em cần ứng xử như thế nào khi gặp đám tang ?
2- Bài mới : Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến
- Lần lượt từng ý kiến, HS bày tỏ ý kiến tán thành, không tán thành hay còn lưỡng lự.
*Các ý kiến:
a/ Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết.
b/ Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
c/ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
*Kết luận: - Tán thành với các ý kiến: b,c .
 Không tán thành với ý kiến: a
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Giáo viên phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm.
- Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tay, đi đằng sau xe tang.
- Tình huống b: Bên nhà hàng xóm có đám tang.
- Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang 
- Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
*KL:
Hoạt đổng: Trò chơi: “nên và không nên”.
- Giáo viên chia lớp thành nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy và bút.
- Luật chơi: Trong thời gian 5 phút nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng. Giáo viên khen những nhóm thắng.
- Giáo viên kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của một nếp sống văn hóa.
3- Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh suy nghĩ và bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ.
- Sau mỗi ý kiến, HS thảo luận về lý do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
- HS thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày.(NX, bổ sung)
 a: không gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùakhẽ gật đầu chia buồn cùng bạn.
b: không nên cười đùa, vặn to ti vi, chạy sang xem, chỉ trỏ.
c: nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn .
d: Em nên khuyên ngăn các bạn 
***********************************************************************************
Thứ ba 4/ 3/ 2008
Tiết 117. TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố về nhân chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ;
-Rèn kỹ năng giải toán có 2 phép tính có liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật
II- Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ chép bài 1.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cu õ:Gọi 2 HS lên bảng làm bài
Đặt tính và thực hiện 2485:5 3618 : 9 
2-Bài mới : GTB Ghi đầu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Oân tính nhân, chia. 
Bài 1: Gọi HS nêu y/c.
- GV chia 4 nhóm, mỗi nhóm đặt và tính 1 cột 
- GV lưu ý HS ở các dạng chia khác nhau
-HD HS nhận xét và tự sửa chữa
Bài 2: Gọi HS nêu y/c.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Hoạt động 2: Oân giải toán 
Bài 3: Gọi HS đọc, phân tích đề 
-1 HS lên tóm tắt, giải- lớp làm bài vào vở 
Bài 4: Tương tự
-HS nhắc lại cách tính chu vi HCN
GV chấm 1 số bài, khen những HS có bài làm tốt
3-Củng cố dặn dò: Cho HS nhắc lại những kiến thức vừa ôn luyện
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
821 x 4 1012 x 5 30 ... ời thân của họ
 - Không nên chạy theo, chỉ trỏ cười đùa khi gặp đám tang.
- Chúng ta cần tôn trọng đám tang vì khi đó ta đang đưa tiễn một người đã khuất và chia sẻ nỗi buồn với gia đình.
- Nhận phiếu học tập và làm bài cá nhân.
- 2-3 em trình bày kết quả của mình và giải thích lí do tại sao.
- HS nêu ra một số hành vi mà em đã chứng kiến hoặc bản thân đã thực hiện và tự xếp loại vào bảng.
VD: Các bạn còn nói to khi gặp đám tang.
GV nhận xét chốt ý 
Các em phải thường xuyên chăm sóc cây trồng giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
 Phương hướng tuần 25 
+ Thi đua dành hoa chuyên cần . Duy trì sĩ số.
+ Tiếp tục rèn chữ , giữ vở cho sạnh ,đẹp . 
+ Học và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp .
+ Đi học chuyên cần , đúng giờ ,không nghỉ học ,bỏ học .
+ Gĩư vệ sinh cá nhân sạch sẽ , và thực hiện tốt ø an toàn giao thông đường bộ.
+ Tham gia học phụ đạo vào thứ 7 ,và đầu giờ học mỗi ngày .	
 +. Tham gia sinh hoạt sao đầy đủ m có ý thức. 
Tập đọc
MẶT TRỜI MỌC Ở ĐẰNG . . , Tây !
I. Mục tiêu :
* Đọc đúng các từ , tiếng khó , thuở nhỏ , nghĩ mãi , thuở nhỏ 
+ Pu-skin , ứng tác , vô lí , chuyện lạ , ngộ nghĩnh , hãnh diện , . . .
+ Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ . Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp bài thơ .
+ Đọc trôi chảy được toàn bài , với giọng đọc vui vẻ , nhẹ nhàng . 
* Học thuộc lòng bài thơ . 
* Hiểu nghĩa của các từ trong bài : Pu-skin , thi hào , ứng tác , vô lí , thiên hạ , ngộ nghĩnh , hãnh diện , . . .
* Hiểu được nội dung bài ca ngợi tài ứng tác của nhà thơ Nga Pu-skin .
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc . 
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Đối đáp với vua .
H : Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? 
H : Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ? 
H : Đọc và nêu nội dung chính của bài ? 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
* GV đọc toàn bài .
* GV viết lên bảng từ Pu-skin và đọc mẫu , sau đó YC HS cả lớp đọc . 
+ GV YC HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài . YC HS đọc 2 vòng như vậy . 
+ GV theo dõi HS đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những HS phát âm sai : GV hoặc HS khá đọc mẫu các từ HS phát âm sai và YC HS vừa mắc lỗi đọc lại . 
* GV HD HS chia bài thành 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến Ai chẳng biết đằng tây là phía mặt trời lặn .
+ Đoạn 2 : Từ Thầy giáo bảo Pu-skin đến Thức dậy hay là ngủ nữa đây ? 
+ Đoạn 3 : còn lại 
+ GV YC 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài . 
+ GV HD HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới
H : Bài kể về nhà thơ nào ? Ông là người nước nào ? Hãy nêu năm sinh , năm mất của ông . 
H : Vì sao Pu-skin được gọi là thi hào ? 
H : Từ nhỏ Pu-skin đã có tài gì ? 
H : Em hiểu thế nào là ứng tác ?
H : Vì sao khi nghe câu thơ mà người bạn của Pu-skin sáng tác , cả lớp lại cười ồ lên ? 
H : Em hiểu thế nào là vô lí ? 
H : Thiên hạ là chỉ những ai ? 
+ Bốn câu thơ hợp thành bài thơ ngộ nghĩnh , em hiểu thế nào là ngộ nghĩnh , hãy đặt câu với từ này . 
H : Bạn bè cùng lớp cảm thấy như thế nào về nhà thơ của lớp mình ? 
H : Em hiểu thế nào là hãnh diện ? Hãy đặt câu với từ này . 
+ YC 3 em tiếp nối nhau đọc lại bài thơ lần 2 . 
* Luyện đọc theo nhóm 
+ YC 3 nhóm bất kì đọc bài trước lớp .
* Đọc đồng thanh 
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ Gọi 1 em đọc lại toàn bài
H : Câu thơ của bạn Pu-skin có gì vô lí ?
H : Pu-skin đã chữa bài thơ giúp bạn như thế nào ?
H : Điều gì đã làm cho bài thơ của bạn Pu-skin thành hợp lí ? 
+ GV giảng : Người bạn của Pu-skin đã nêu ra một điều ai cũng biết rõ là vô lí đó là mặt trời mọc ở đằng tây , Pu-skin nhanh trí phát triển điều vô lí ấy thành sự băn khoăn , thắc mắc , ngạc nhiên trong suy nghĩ mọi người . Mọi người ngơ ngác tự hỏi về hành động cần làm Thức dậy hay là ngủ nữa đây ? trong hoàn cảnh rất éo le đó . Chính sự phát triển tài tình của Pu-skin đã làm cho bài thơ trở nên có lí . 
H : Qua nội dung bài đọc , em thấy tài năng của Pu-skin như thế nào ? 
* NDC : Bài thơ ca ngợi tài ứng thơ của Pu-skin 
* HĐ3 : Luyện đọc lại bài 
+ GV chọn đọc mẫu lại một đoạn trong bài , sau đó gọi 3 em đọc lại bài 
+YC HS chia thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 em , sau đó YC HS luyện đọc tiếp nối trong nhóm của mình 
+ Gọi 3 em tiếp nối nhau đọc lại bài 
+ YC 3 em học thuộc lòng bài thơ của Pu-skin 
+ Gọi 3 em đọc thuộc lòng được cả bài thơ 
+ Nhận xét và cho điểm HS . 
+ Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo 
+ 3 đến 5 em đọc cá nhân , lớp đọc đồng thanh 
+ Đọc bài tiếp nối theo tổ , dãy bàn hoặc nhóm . 
+ Cả lớp nghe GV hoặc bạn HS đọc mẫu , HS mắc lỗi đọc lại theo mẫu , tổ , nhóm đồng thanh đọc các tiếng từ ngữ này . 
+ Dùng bút chì gạch chéo ( / ) giữa các đoạn 
+ 3 em đọc bài theo YC của GV 
+ Trả lời câuhỏi của GV để tìm hiểu nghĩa của từ mới : 
+ Bài kể về Pu-skin một nhà thơ người Nga , ông sinh năm 1799 và mất năm 1837 . 
+ Vì ông là một nhà thơ lớn , rất nổi tiếng . 
+ Từ nhỏ ông đã có tài ứng tác thơ 
+ Là sáng tác và đọc thơ ngay tại chỗ . 
+ Vì câu thơ vô lí quá .
+ Vô lí tức là không hợp lẽ phải , không hợp quy luật .
+ Chỉ mọi người 
+ Ngộ nghĩnh nghĩa là có nét thú vị , buồn cười . Đặt câu : Chú chó bông này trông thật ngộ nghĩnh , đáng yêu . 
+ Cảm thấy rất hãnh diện 
+ Hãnh diện là tỏ ra làm lòng vì cho rằng mình hơn người khác . Đặt câu : Cả lớp ai cũng thấy hãnh diện khi được nhận giãi nhất báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 
+ 3 em đọc bài theo YC của GV . 
+ Đọc theo nhóm 2 
+ Nhóm đọc bài theo YC , cả lớp theo dõi và nhận xét . 
+ HS cả lớp đồng thanh đọc cả bài thơ 
+ 1 em đọc trước lớp , cả lớp đọc thầm 
+ Câu thơ nói Mặt trời mọc ở đằng tây là vô lí . Vì mỗi sáng mặt trời mọc ở đằng đông và chiều suống mới lặn ở đằng tây . 
+ Pu-skin làm tiếp 3 câu thơ khác , hợp với câu thơ vô lí của người bạn lại thành 1 bài thơ hợp lí và ngộ nghĩnh .
+ Vì Pu-skin đã làm cho thiên hạ ngạc nhiên trước chuyện lạ này và băn khoăn không biết là nên thức dậy hay đi ngủ , vì thế bài thơ đang vô lí lại trở thành hợp lí .
+ HS cả lớp nghe giảng 
+ Từ nhỏ Pu-skin đã là người có tài sáng tác thơ rất nhanh . Không những vậy , ông còn có tài ứng biến trước những tình huống bất ngờ . 
+ 3 em nhắc lại NDC 
+HSlắng nghe .
+ Luyện đọc lại bài theo nhóm 
+ 3 em đọc trước lớp , cà lớp theo dõi SGK 
+ Tự học thuộc lòng 
4. Củng cố - dặn dò 
+ GV nhận xét tiết học . 
+ Tuyên dương HS tích cực , nhắc nhở những em chưa chú ý 
+ Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau . 
Âm nhạc
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : EM YÊU TRƯỜNG EM , CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG .
TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG.
I. Mục tiêu 
+ Hát thuộc 2 bài hát , tập biểu diễn kết hợp vận động 
+ Nhận biết tên nốt , hình nốt trên khuôn .
+ Trò chơi : Gắn nốt nhạc trên khuông . 
II. Chuẩn bị 
+ Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc . 
+ Khuôn nhạc , các hình nốt bằng bìa . 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Cả lớp ôn lại bài cùng múa hát dưới trăng.
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Ôn tập bài hát em yêu trường em 
+ Cho HS luyện tập thuộc bài , sau đó kết hợp vận động phụ hoạ 
Gợi ý : 
+ Hát : “ Em yêu trường em . . . yêu thương ” cả lớp đứng lên , nắm tay nhau đung đưa , chân nhún theo nhịp .
+ Hát : “ Nào bàn , nào ghế ( tay trái chỉ sang trái ) 
Nào sách , nào vở ( tay phải chỉ sang phải ) 
Nào mực , nào bút ( chỉ sang trái ) 
Nào phấn nào bảng ( chỉ sang phải ) 
+ Hát : “ Cả tiếng chim vui . . . thu vàng ” ( nắm tay nhau đung đưa ) 
+ Hát : “ Yêu sao yêu thế , trường của chúng em ” ( rời tay nhau , giơ lên cao , vẫy vẫy ) 
* HĐ2 : Ôn tập bài hát cùng múa hát dưới trăng 
+ Cho HS luyện tập thuộc bài hát , sau đó kết hợp tập gõ đệm theo nhịp 3 .
Gợi ý : Tay trái gõ xuống bàn ( phách 1 ) , dùng một ngón tay phải gõ 2 cái xuống bàn ( phách 2 – 3 ) . Chia lớp thành 2 dãy : 
Dãy A : Hát bài Cùng múa hát dưới trăng .
Dãy B : Gõ đệm theo nhịp 3 ( phách 1 mạnh , 2 phách sau nhẹ ) Thực hiện 1 lần , sau đó đổi bên .
+ HS đứng tại chỗ , vừa hát vừa nhún chân , nghiêng về bên trái , nghiêng về bên phải nhịp nhàng theo nhịp 3 . 
* HĐ3 : Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông .
1. Để ghi độ cao – thấp của âm thanh , người ta dùng các tên nốt . Các em đã làm quen với 7 tên nốt là : 
Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si 
+ Mỗi nốt được đặt trên vị trí của khuôn nhạc .
+ Tập nhận biết tên các nốt trên khuông nhạc 
2. Để ghi độ dài ngắn của âm thanh , người ta dùng các hình nốt . Các em đã làm quen với các hình nốt là : nốt trắng , nốt đen , móc đơn , móc kép . 
Nốt nhạc gồm có tên nốt và hình nốt . HS luyện tập ghi nhớ cách gọi tên các nốt nhạc trên khuông cùng với hình nốt . 
HS thực hiện
HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên
4. Củng cố - dặn dò 
+ Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 24(10).doc