Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS biết cách chủ động phòng bệnh, chống dịch đảm bảo an toàn trong ăn uống.

- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS tự giác tham gia các hoạt động.

- GD HS giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video.

- HS: Sách, vở ghi, nước sát khuẩn.

 

docx 32 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 24
( Từ ngày 27/2 đến 3/3/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
27/2
HĐTN
70
SHDC: Tự bảo vệ bản thân 
Toán
116
Luyện tập 
Tiếng Việt
162+163
 Đọc: Chuyện bên cửa sổ 
 Nói và nghe: Kể chuyện: Cậu bé đánh giầy 
Ba 
28/2
Tiếng Việt
163
Nghe-viết: Chuyện bên cửa sổ
Toán
117
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
GDTC
47
Bài tập di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay (tiết 1)
TNXH
47
Cơ quan tuần hoàn (tiết 1)
Tư
1/3
Tiếng Việt
164+165
Đọc: Tay trái và tay phải
Đọc mở rộng 
Tiếng Anh
95
Unit 6: Clothes – Lesson 3.3
Toán
118
Luyện tập
Năm
2/3
Toán
119
Luyện tập
Tiếng Việt
166
Luyện tập: Dấu ngoặc kép. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? 
TNXH
48
Cơ quan tuần hoàn (tiết 2)
HĐTN
71
HĐGD theo chủ đề: Ăn uống ngoài hàng quán
Sáu
3/3
Toán
120
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
Tiếng Việt
167
Luyện tập: Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe
Đạo đức
24
Khám phá bản thân (tiết 4)
HĐTN
72
SHL: SH theo chủ đề: Cẩm nang ăn uống an toàn  
TUẦN 24 Thứ Hai ngày 27 tháng 2 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 70: Sinh hoạt dưới cờ: Tự bảo vệ bản thân
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS biết cách chủ động phòng bệnh, chống dịch đảm bảo an toàn trong ăn uống.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS tự giác tham gia các hoạt động. 
- GD HS giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video.
- HS: Sách, vở ghi, nước sát khuẩn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video về vệ sinh an toàn thực phẩm trong gia đình
- GV chiếu video về vệ sinh an toàn thực phẩm trong gia đình. 
- GV yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với câu hỏi: 
+ Nên lựa chọn những món ăn như thế nào?
+ Như nào là ăn uống đúng cách?
+ Nêu cách giữ vệ sinh anh toàn thực phẩm?
- GV NX, KL: Lựa chọn những món ăn có nhiều rau, trái cây, ăn nhiều cá, ăn ít muối, uống nhiều nước. Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Để riêng thực phẩm sống và chín. Nấu kĩ,
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu hs thực hành nhóm 4 rửa tay bằng nước sát khuẩn.
- Gọi cả nhóm lên thực hiện.
- Gọi hs khác nhận xét 
- Gv NX và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Lựa chọn những món ăn có nhiều rau, trái cây, ăn nhiều cá, ăn ít muối, uống nhiều nước,
+ Không bỏ bữa chính, không uống nước ngọt, ăn ít chất béo,
+ Rửa tay sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm. Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Để riêng thực phẩm sống và chín, 
- Lắng nghe
- HS thực hành nhóm 4 rửa tay bằng nước sát khuẩn.
- Cả nhóm lên thực hiện.
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 116: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt
- HS thực hiện được phép trừ các số có đến bốn chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp). 
- Rèn kĩ năng tính nhẩm, kĩ năng tính đế giải quyết được các bài tập liên quan đến phép toán.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Đặt tính rồi tính: 4953 + 2760; 6925 + 374
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- HS làm bảng con.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV HD mẫu.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: 
- GV HD mẫu
- Gv nhận xét.
Bài 3: 
-
- GV NX.
Bài 4:
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết trong xe còn lại bao nhiêu lít dầu ta làm ntn?
- GV nhận xét, chữa bài giải đúng
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
a) 7000 – 3000 = 4000; 
b) 8000 – 5000 = 3000; 
c) 9000 – 7000 = 2000;
d) 10000 – 6000 = 4000.
- HS đọc yêu cầu.
- HS theo dõi.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở 
a) 5200 – 200 = 5000; 
b) 3500 – 1000 = 2500; 
c) 6700 – 600 = 6100; 
d) 8400 – 6000 = 2400.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bảng con.
-
6378
2549
3829
-
5624
4718
 906
-
4628
 719
3909
8372
 39
8333
- Hs đọc yêu cầu.
- HS nêu.
+ Ta lấy 9000 – 2500 – 2200
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Bài giải
Cách 1: Số lít dầu xe chở dầu đã bơm trong hai lần là:
2 500 + 2 200 = 4 700 (l)
Trong xe còn lại số lít dầu là:
9 000 - 4 700 = 4 300 (l)
Cách 2: Sau khi bơm lẩn đầu, trong xe còn lại số lít dầu là:
9 000 - 2 500 = 6 500 (l)
Trong xe còn lại số lít dầu là:
6 500 - 2 200 = 4 300 (l)
Đáp số: 4 300 ldầu.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi Ai nhanh, ai đúng? để học sinh nhận biết cách đặt tính và thực hiện tính cộng đúng 
+ Bài tập: Tính nhẩm
a. 7000 - 2000 b. 5400 - 200 
c. 4800 - 800 c. 2600 - 400
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 162 + 163: Đọc: Chuyện bên cửa sổ 
Nói và nghe: Kể chuyện: Cậu bé đánh giày
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Chuyện bên cửa sổ”. 
Hiểu nội dung bài: Nếu bạn yêu quý thiên nhiên thì thiên nhiên cũng sẽ yêu quý bạn.
+ Dựa vào tranh minh họa kể lại được câu chuyện Cậu bé đánh giày.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết đọc đúng lời nhân vật, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- GD HS yêu quý thiên nhiên.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS hát múa bài hát con chim non.
+ Nếu chúng ta sống cạnh những chú chim non đáng yêu, em sẽ có những cảm giác gì?
+ Nếu nhìn thấy một chú chim đậu trên cửa sổ lúc trời mưa rét, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài mới:
+ Các em quan sát tranh: Tranh vẽ sân thượng nhà bên phải một đàn chim đang ríu rít chơi đùa. Con đậu trên cành cây, con đậu trên bờ tường có con như đang nói chuyện với những con khác. Cảnh vật sinh động như vậy, không hiểu vì sao cậu bé ở sân thượng bên cạnh lại có vẻ mặt buồn bã.
+ Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện “Chuyện bên cửa sổ” để hiểu rõ hơn điều này nhé! 
- HS múa hát theo bài hát.
+ Dự kiến câu trả lời: em sẽ rất vui vì được nghe chim hót, được ngắm nhìn đàn chim vui đùa thật thú vị.
- HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia khổ: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến có sân thượng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến những chậu cây cảnh.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến nom vui quá.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: lách chách, bẵng, léo nhéo, nhộn
- Luyện đọc câu dài: Chúng ẩn vào các hốc
tường,/ lỗ thông hơi,/ cửa ngách để trú chân,/ làm tổ.//
Không hiểu vì thích quá/ hay là đùa nghịch,/ cậu đã lên sân thượng/ cầm sỏi ném lũ sẻ.// .
- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay đổi như thế nào?
2. Tìm những câu miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng?
3. Lần đầu nhìn thấy bầy chim sẻ, cậu bé đã làm gì? Kết quả của việc làm đó thế nào?
4. Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy gì ở sân thượng nhà bên? Cậu nghĩ thế nào khi nhìn thấy cảnh đó?
5. Theo em, cậu bé hiểu được gì từ những việc đã làm và những điều đã thấy?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Nếu bạn yêu quý thiên nhiên thì thiên nhiên cũng sẽ yêu quý bạn.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc giải nghĩa từ trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS thi đọc.
+ Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay thay bằng những khu nhà cao tầng.
+ Những câu miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng là: Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường lỗ thông hơi cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè xà xuống chậu cây cảnh.
+ Lần đầu nhìn thấy bầy chim sẻ, cậu bé đã cầm sỏi ném bầy chim sẻ. Kết quả Chúng sợ hãy bay sang sân thượng nhà khác.
+ Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy sang sân thượng nhà bên, cậu thấy đàn chim léo nhéo đến là nhộn, con bay con nhảy, con nằm lăn ra giũ cánh rồi mổ đùa nhau ... nom rất vui. Cậu bé rất ân hận. Cậu nghĩ: Đáng lẽ lũ chim ấy đã ở trên sân thượng nhà  ... - HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Cho HS chơi trò chơi Hỏi – đáp về chất liệu một số đồ vật có trong lớp học.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia chơi.
- 1 HS khác nhận xét.
- Lớp bổ sung.
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV gợi ý HS nhớ lại nội dung luyện tập ở bài Quả hồng của thỏ con. 
- GV lập đề bài: Em hãy viết đoạn văn nêu lí do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con. 
- GV nhận xét, chỉnh sửa, khen.
- GV cho HS đoạn văn vào vở.
- GV lưu ý HS cách trình bày, lưu ý cách viết hoa, lỗi chính tả trình bày sạch đẹp...
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS chưa giỏi cần hướng dẫn thêm
Bài 2: 
- GV hướng dẫn cách thực hiện: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm lần lượt đọc đoạn văn vừa viết.
- Lắng nghe, góp ý cho nhau về nội dung hình thức, sửa lỗi dùng từ ngữ, lỗi viết hoa, lỗi chính tả ...
- GV ghi nhận, khen ngợi những đoạn văn rõ ràng về nội dung, sử dụng từ ngữ hay, viết câu chuẩn trình bày đẹp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 4, trình bày ý kiến với bạn trong nhóm.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày lí do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con. 
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
- HS viết vào vở.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm lần lượt đọc đoạn văn vừa viết.
- Lắng nghe, góp ý cho nhau...
- Bình chọn bài viết hay trong nhóm, đã chỉnh sửa và đọc trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung.
- HS tiếp tục chỉnh sửa đoạn văn theo góp ý của GV và các bạn.
3. Củng cố, tổng kết 
- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS cách thực hiện hoạt động vận dụng.
- Quan sát một số đồ dùng trong nhà .... Hỏi người thân về những đồ dùng mình chưa rõ chất liệu.
- Ghi chép lại những thông tin mà người thân cung cấp, có thể mang vào lớp chia sẻ cùng các bạn.
- GV trao đổi với người thân những về những hoạt động HS yêu thích trong bài học.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 24: Khám phá bản thân (tiết 4) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nêu được vì sao cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Thực hiện một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- GD HS rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho chơi trò chơi: “Đi tìm điểm mạnh của bản thân ” theo nhóm 4 hoặc 5.
+ GV gợi ý câu hỏi bạn nêu điểm mạnh của bản thân mình. NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt
- GV kết luận, Ai cũng có điểm mạnh, chúng ta cần phát huy và nhân lên điểm mạnh của mình - GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nêu câu hỏi mình có điểm mạnh nào? Cho bạn trong nhóm trả lời
- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân về bạn.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- GV yêu cầu 1 HS đọc và nhóm thảo luận: Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào về khám phá bản thân? Vì sao?
1. Tham gia các hoạt động ở trường lớp nơi ở để khám phá khả năng của bản thân.
2. Tự đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân
3. Chỉ cần lắng nghe nhận xét của bố mẹ về mình
4. Hỏi người thân và bạn bè về những điểm mạnh điểm yếu của bản thân
5. Tự mình tìm ra các điểm mạnh điểm yếu của bản thân không cần hỏi ý kiến của người khác
- GV mời các nhóm nhận xét?
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi 
- GV yêu cầu 1HS đọc các tình huống trong bài 2 và thảo luận nêu nhận xét về việc làm của bạn trong từng tình huống?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS thảo luận nhóm đôi, đọc nội dung và đưa ra chính kiến của mình:
+ Hành vi đúng: đồng tình với ý kiến 1,2 4.
+ Hành vi chưa đúng: không đồng tình với ý kiến 3,5.
- Các nhóm nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4, đọc từng nội dung và đưa ra ý kiến trong từng tình huống:
+ Tình huống 1: Biết điểm yếu của mình là học chưa tốt môn Tiếng Việt nên Tùng đã chăm chỉ đọc sách và nhờ cô giáo hướng dẫn. Điều này cho thấy bạn đã biết tự nhận thức về điểm yếu của bản thân và có biện pháp để khắc phục điểm yếu đó, nhờ vậy bạn có tiến bộ trong việc học môn Tiếng Việt. 
+ Tình huống 2: Hoa tỏ ra khó chịu, không quan tâm khi người khác góp ý là không tốt.Bạ cần vui vẻ nghe góp ý từ mọi người để hoàn thiện bản thân.
+ Tình huống 3: Suy nghĩ của Nam không đúng. Mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu, không ai là hoàn hảo, do vậy bạn cần luôn cố gắng để phát huy các ưu điểm và khắc phục những hạn chế.
+ Tình huống 4 : Thu hát hay nhưng không dám hát trước lớp thể hiện bạn còn tự ti, chưa biết tự tin vào điểm mạnh của bản thân, bạn cần mạnh dạn hơn để phát huy điểm mạnh của mình.
- Các nhóm NX khi đại diện nhóm chia sẻ.
3. Củng cố, tổng kết
- GV chiếu thông điệp lên bảng
- GV yêu cầu HS đọc và lên kế hoạch cho mình.
- Nhận xét, tuyên dương 
- Dặn dò về nhà.
- HS đọc thông điệp.
- HS lên kế hoạch cho mình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 72: Sinh hoạt lớp. 
Sinh hoạt theo chủ đề: Cẩm nâng ăn uống an toàn
I. Yêu cầu cần đạt
- HS làm được “Cẩm nang ăn uống an toàn” để nhắc nhở mình và chỉ dẫn mọi người.
- Thực hiện những quy tắc đảm bảo an toàn khi cần ăn uống bên ngoài.
- Bản thân tự tin về những việc làm cụ thể để đảm bảo an toàn trong ăn uống.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp về điều mình đã quan sát được ở hàng quán em tới hoặc đi qua.
+ Bạn đã quan sát quán ăn nào? Quán ăn ở đâu? Bạn có thường xuyên đến quán đó không?
+ Không gian và đồ dùng trong quán đó có sạch sẽ không? Nơi chế biến đồ ăn, uống có ruồi hay bụi bẩn không? Đồ ăn có mùi lạ không?
- Mời từng cặp trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- KL: Nếu phải ra ngoài hàng ăn uống, hãy quan sát và lựa chọn những quán ăn đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
- HS lắng nghe.
- Từng cặp trả lời. 
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Xây dựng cẩm nang đảm bảo an toàn khi ăn uống bên ngoài
- GV yêu cầu HS ngồi theo nhóm thảo luận và lựa chọn làm cẩm nang dựa trên những gợi ý sau.
- Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ. GV mời các nhóm trưng bày cẩm nang của mình.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. 
- KL: Tất cả cùng đọc: “ Ăn hàng – món phong phú
 Ăn ở nhà – sạch hơn!
 Nếu chịu khó nấu cơm,
	 	 Không tốn nhiều tiền lắm!”
Hoạt động 4: Tự đánh giá sau chủ đề ăn uống an toàn, hợp vệ sinh
- GV hướng dẫn HS vẽ hình cây trải nghiệm vào vở hoặc trên một tờ bìa thu hoạch.
- HS đọc các mục trên và đánh giá theo tiêu trí sau:
- GV mời 1 số HS trình bày
- GV mời HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm.
- Học sinh chia nhóm , đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm trưng bày cẩm nang của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS đọc các mục trên và đánh giá theo tiêu trí.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS về nhà cùng với người thân tự đánh giá:
- Về nhà cùng người thân thực hiện theo cẩm nang đã làm.
- Trò chuyện cùng người thân về việc lựa chọn hàng quán đảm bảo vệ sinh an toàn nếu cần ăn uống bên ngoài.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_24_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx