Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH Hoài Hải

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH Hoài Hải

Tập đọc – Kể truyện

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I- MỤC TIÊU

A -Tập đọc :

1-Đọc thành tiếng :

-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: ngự giá,

ngắm cảnh, nảy, hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo,

-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2- Đọc hiểu :

-Hiểu nghĩa các từ : Minh Mạng , Cao Bá Quát , ngự giá , xa giá , đối , tức cảnh , chỉnh .

-Hiểu được nội dung : Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện

 tư chất thông minh , giỏi đối đáp .

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH Hoài Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 24
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Đ.D.D.H
2 - 14
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Mĩ thuật
Đối đáp với vua
Nt
Luyện tập
Có giáo viên chuyên
Tranh
Tranh
3 -15
Anh văn
. Toán
Chính tả
Đạo đức
Kĩ thuật
Có giáo viên chuyên
Luyện tập chung
Nghe-viết: Đối đáp với vua
Tôn trọng đám tang (T.2)
Đan nong đôi(T1)
Tranh
Mẫu
4 - 16
Tập đọc
Thể dục
Toán
TN-XH
Âm nhạc
Tiếng đàn
Có giáo viên chuyên
Làm quen với chữ số La Mã
Hoa
Có giáo viên chuyên
Tranh
Tranh
5 - 17
LT&Câu
Toán
Anh văn
Chính tả
Tập viết
Từ ngữ về Nghệ thuật. Dấu phẩy
Luyện tập
Có giáo viên chuyên
Nghe – viết: Tiếng đàn
Ôn tập chữ hoa R
Mẫu chữ
6-18
Thể dục
Tập làmvăn.
 Toán
TN-XH
HĐTT
Bài48
Nghe – kể: Người bán quạt may mắn
Thực hành xem đồng hồ
Quả
Sinh hoạt tuần 24.
Tranh
Mơ hình ĐH
******************************
Thứ hai ngày 14 tháng 02 năm 2011
Tập đọc – Kể truyện 
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA 
I- MỤC TIÊU
A -Tập đọc : 
1-Đọc thành tiếng :
-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: ngự giá, 
ngắm cảnh, nảy, hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, 
-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2- Đọc hiểu :
-Hiểu nghĩa các từ : Minh Mạng , Cao Bá Quát , ngự giá , xa giá , đối , tức cảnh , chỉnh .
-Hiểu được nội dung : Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát là người từ nhỏ đã thể hiện
 tư chất thông minh , giỏi đối đáp .
B- Kể chuyện :
-Biết sắp xếp các tranh minh họa theo đúng trình tự nội dung truyện . Dựa vào trí nhớ 
và tranh kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp 
cử chỉ, nét mặt khi kể .
-Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện. Bảng ghi sẵn nội dung cần 
hướng dẫn luyện đọc.
2- HS: SGK
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
23’
10’
5’
24’
2’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
-Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc chưong trình xiếc đặc biệt
3- Bài mới 
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
A. TẬP ĐỌC
Luyện đọc
-GV đọc mẫu
-Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó.
theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
-Hướng dẫn đọc từng đoạn và kết hợp giải nghĩa các từ.
-Hướng dẫn cách ngắt giọng : 
- Giải nghĩa các từ:
-Luyện đọc theo nhóm
*: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Gọi học sinh đọc đoạn 1
H: Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
Gọi học sinh đọc đoạn 2.
H: Cao Bá Quát muốn điều gì?
H: Cậu làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3,4.
H: Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? 
H: Vua ra vế đối như thế nào? – Cao Bá Quát đối như thế nào ?
H: Câu chuyện cho ta thấy điều gì ?
* Luyện đọc lại bài:
GV đọc mẫu đoạn 3,4 .
- Vậy cần chú ý nhấn giọng những từ gợi tả: thì mới tha, tức cảnh, leo lẻo, cá đớp cá, đối lại luôn, chang chang, người trói người 
B. KỂ CHUYỆN
-Hướng dẫn kể chuỵện:
-Sắp sếp các tranh .
-Yêu cầu HS quan sát tranh và ghi thứ tự mình sắp xếp ra giấy nháp.
-Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.
-Kể theo nhóm,
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
4- Củng cố - dặn dò.Liên hệ thực tế.
-3 HS thực hiện
-Nhắc lại đề
-HS thực hiện
Một lần / vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long//. Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh//. Xa giá đi đến đâu/, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người/, không cho ai đến gần//.
-1 học sinh đọc phần giải nghĩa các từ.
-Học sinh đọc.
- Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
- Cao Bá Quát mong muốn được nhìn rõ mặt vua.
- Cậu nghĩ ra một cách là gây chuyện náo , ầm ĩ ở Hồ Tây 
- Vì Cao Bá Quát tự xưng là học trò lên nhà vua muốn thử tài cậu, cho cậu cơ hội chuộc lỗi.
- Vua ra vế đối : Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
- Trời nắng chang chang người trói trói người 
- Cho ta thấy sự thông minh, tài đối đáp và bản lĩnh cao của Cao Bá Quát.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS dùng bút chì gạch chân các từ giáo viên nêu
- 2 HS luyện đọc (cùng bàn).
- Thi đọc hay.
- Làm việc cá nhân .
- Nêu cách sắp xếp. Lớp theo dõi và nhận xét.
- 4 HS kể cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Tập kể theo cặp.
- Thi kể lại câu chuyện trước lớp.
-Tự liên hệ.
Toán
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
-Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường thương có chữ số 0 và
 giải bài toán có 1,2 phép tính.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1- GV: Chép sẵn đề BT3.
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
8’
7’
9’
8’
2’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
-Gọi HS lên bảng giải bài 1 
-Nhận xét và ghi điểm.
3-Bài mới
a-Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
 BT1 : Yêu cầu HS đặt tính, tính kết quả và trình bày cách tính.
GV nhấn mạnh: Từ lần chia thứ hai , nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp.
BT2 
-Yêu cầu hs nhắc lại thành phần trong một phép tính nhân và cách tìm thừa số chưa biết,
-Gọi HS lên bảng giải
-GV thu vở HS làm xong trước chấm, nhận xét.
BT3
.- Hướng dẫn hs giải theo hai bước :
 -Tìm số gạo đã bán 
- Tìm số gạo còn lại.
BT4 : GV thực hiện mẫu :
 6000 : 3
 6 ngìn : 3 = 2 ngìn
 6000 : 3 = 2000 .
4- Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài cho tiết sau .
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-4 HSlần lượt lên bảng giải:
- HS trả lời : muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 1 HS trình bày bài giải , lớp giải vào vở.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS lên trình bày bài giải 
-HS nhẩm và ghi kết quả :
Môn: Đạo đức:
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG ( t.2 )
I- MỤC TIÊU
1-HS hiểu:
-Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
-Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ 
2- HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
3- HS có thái độ tôn trọng đám tang , cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người mất.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Phiếu học tập.
2- HS: VBT
 IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
27’
10’
10’
6’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
H: Thế nào là tôn trọng đám tang?
H: Nêu những hành vi đúng và sai khi gặp đám tang?
- Nhận xét đánh giá
3- Bài mới
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề.
b- Vào bài
* Hoạt động 1: Những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang:
-GV lần lượt nêu từng ý kiến:
+Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
+Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa.
+Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
- Nhận xét và nêu kết luận.
* Hoạt động 2: Cách ứng xử đúng trong tình huống gặp đám tang:
- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm
+ Tình huống 1: Em nhìn thấy bạn đeo băng tang đi sau xe tang.
+ Tình huống 2: Bên nhà hàng xóm có đám tang.
+ Tình huống 3: Gia đình bạn học cùng lớp em có đám tang.
+ Tình huống 4: Em nhìn thấy một bạn nhỏ chạy theo đám tang cười đùa chỉ trỏ.
4- Củng cố – dặn dò:
Tổ chức trò chơi: nên và không nên.
+ Chia nhóm và phổ biến luật chơi. Trong thời gian 5phút, các nhóm liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó sẽ thắng.
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
- HS suy nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình bằng cách sử dụng các tấm bìa màu đỏ, trắng , xanh.
- HS thảo luận và trình bày lí do tán thành hoặc không tán thành.
- Nhóm trưởng nhận phiếu và tổ chức thảo luận trong nhóm. 
Cử đại diện trình bày ý kiến.
- HS chuẩn bị giấy bút và nghe phổ biến luật chơi.
- HS tiến hành trò chơi.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Lớp nhận xét đánh giá kết quả của nhóm.
RÚT KINH NGHIỆM
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I- MỤC TIÊU
-Giúp học sinh 
-Rèn luyện kỹ năng thực thiện phép tính.
-Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có hai phép tính.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1- GV: Chép sẵn đề BT3
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
6’
7’
8’
8’
2’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
-Gọi HS lên bảng giải bài 2,3
-Nhận xét và ghi điểm
3- Bài mới
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
BT1 : Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính.
-Nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Nhận xét bài của HS và ghi điểm.
BT2: Gọi HS lên bảng đặt tính tính kết quả và trình bày cách tính.
- GV nhận xét ghi điểm.
BT3
- Gọi học sinh đọc đề toán
-Hướng dẫn HS giải theo hai bước
- Tính số sách trong 5 thùng.
- Tính số sách chia cho mỗi thư viện.
BT4 : Gọi HS đọc đề.
 -Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-GV thu vở HS làm xong trước chấm, nhận xét.
4- Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị cho bài học sau.
- 4 HS lên bảng trình bày bài giải
-4 HS lên bảng tính và tính kết quả:
-Lớp làm vào vở BT. 
-4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu:
- 1HS đọc trước lớp.
- 1 HSlên bảng trình bày bài giải 
- 1 HS đọc
1 HSlên bảng tr ... n, dòng sông.
-Nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới.
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
* Hướng dẫn viết chính tả.
-GV đọc đoạn văn.
H: Em hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hòa cùng tiếng đàn?
H: Những chữ nào trong bài phải viết hoa?
-Đọc các từ khó cho HS viế: mát rượi, thuyền, vũng nước, nở đỏ
-Viết chính tả.
-GV đọc cho HS viết.
-Soát lỗi:
-Chấm bài và nhận xét.
* Hướng dẫn làm bài tập.
BT2a.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Tổ chức HS thi tìm từ nhanh.
BT2b: Tiến hành như bài a.
4- Củng cố - dặn do 
 Nhận xét tiết học
-2 HS lên bảng viết.
-Theo dõi GV đọc sau đó 1 HS đọc.
-Vài cánh Ngọc Lan ân ái rụng xuống vườn, lũ trẻ thả thuyền trên vũng nước mưa..
-Những chữ đầu câu: Tiếng, Vài, Dưới, Ngoài, Hoa, Bóng, và tên riêng Hồ Tây.
-HS lần lượt lên bảng viết lớp viết vào bảng con.
-HS lắng nghe và viết bài vào vở.
-Dùng bút chì soát lỗi.
-1 HS đọc trước lớp.
-Chia thành 3 nhóm để làm bài.Thi nối tiếp.
Thi tìm nhanh.
Toán	
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I- MỤC TIÊU
Giúp HS.
-Củng cố hiểu biết về thời điểm.
-Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Mặt đồng hồ có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, kim phút quay được.
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
12’
6’
8’
8’
1’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
-Gọi HS lên bảng giải bài 4.
-Nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới.
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
*: Hướng dẫn xem đồng hồ.
-Giới thiệu chiếc đồng hồ, giới thiệu vạch chia phút trên mặt đồng hồ.
H: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồgn hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Yêu cầu HS quan sát hình 2.
H: Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
H: Vậy đồng hồ thứ 2 chỉ mấy giờ?
-Yêu cầu HS quan sát đồng hồ 3.
H: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
H: Hãy nêu vị trí của kim giờ và kim phút?
H: Vậy thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ?
-Hướng dẫn cho HS đếm ngược để HS thấy còn thiếu 4 phút nữa thi đến 7 giờ.
* Luyện tập –Thực hành.
BT1: Yêu cầu nêu câu hỏi để HS quan sát mặt đồng hồ và trả lời.
-Nhận xét.
.BT2: Yêu cầu HS tự vẽ kim phút trong các 
trường hợp của bài.
Theo dõi giúp đỡ HS.
BT4: Cho 1 HS nêu từng giờ ghi trong các ô vuông rồi chỉ định HS bất kỳ trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ giờ đó.
-Nhận xét.
4- Củng cố - dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng thực hiện y/cầu.
-Quan sát.
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 6 một chút kim phút chỉ đến số 2.
-Kim giờ đang ở quá vạch số 6 vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 3 được 3 vạch nhỏ.
-Chỉ 6 giờ 13 phút.
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7. Kim phút chỉ qua vạch 11 thêm 1 vạch nhỏ nữa.
-Thiếu 4 phút nữa đến 7 giờ.
-HS đếm theo và đọc: 7 giờ kém 4 phút.
-HS lần lượt nêu thời điểm hiện tại trên mỗi đồng hồ.
-HS tự vẽ.
-HS cả lớp cùng tham gia.
RÚT KINH NGHIỆM:
.
Thứ sáu ngày 18 tháng 02 năm 2011
Tập làm văn.	
NGHE KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I- MỤC TIÊU
-Rèn kỹ năng nói: Nghe và kể lại câu chuyện Người Bán quạt may mắn. Kể đúng 
nội dung, tự nhiên, biết kết hợp điều bộ, cử chỉ, nét mặt khi kể.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Bảng viết sẵn câu hỏi gợi ý về nội dung chuyện. Tranh minh họa câu chuyện.
2- HS: VBT
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
30’
3’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
-Gọi HS đọc bài văn: kể về buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
-Nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới.
a- Giới thiệu bài gián tiếp và ghi đề
b- Vào bài
+ Hướng dẫn HS kể chuyện.
-GV kể chuyện lần 1.
-Nêu từng câu hỏi để HS trả lời.
H: Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
H: Khi đó ông Vương Hi Chi làm gì?
H: Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào những chiếc quạt của bà lão để làm gì?
H: Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
H: Bà lão nghĩ thế nào trên đường về?
H: Em hiểu thế nào là “cảnh ngộ”?
-GV kể lại câu chuyện lần 2.
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn của câu chuyện.
-Yêu cầu HS chia nhóm và kể theo nhóm.
H: Em có nhận xét về con người của Vương Thị Chi qua câu chuyện?
-Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và ghi điểm.
4- Củng cố - dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Giúp HS hiểu thêm: Trong các môn nghệ thuật có một bộ môn gọi là nghệ thuật thư pháp. Thư pháp là viết chữ đẹp. Người viết chữ đẹp gọi là nha thư pháp. Chuẩn bị bài sau.
-2 HS thực hiện yêu cầu.
-HS theo dõi GV kể.
-Bà lão bán quạt đến bên gốc cây nghỉ thì gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt ế, chiều nay cả nhà là sẽ phải nhịn cơm.
-Chờ bà lão thiu thiu ngủ, ông lẳng lặng lấy bút ra viết chữ lên quạt của bà.
-Vì ông nghĩ rằng bằng cách ấy em sẽ giúp được bà lão. Chữ của ông đẹp nổi tiếng, người xem quạt nhận ra chữ của ông sẽ mua quạt cho bà lão.
-Vì mọi người nhận ra nét chữ lời thơ của ông Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như một tác phẩm nghệ thuật thật đáng giá.
-Bà nghĩ: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế.
-Là tình trạng không hay.
-Theo dõi GV kể lần 2.
-3 HS tạo thành 1 nhóm để tậ kể. HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
-3-5 nhóm kể lại câu chuyện.
-Vương Hi Chi là người có tài nhân hậu, biết giúp đỡ người nghèo khổ.
-2 HS kể.
RÚT KINH NGHIỆM
.................
TN-XH	
QUẢ
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
-Quan sát so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số 
loại quả.
-Kể lên các bộ phận thường có của một quả.
-Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Các hình SGK trang 92, 93.
2- HS: Sưu tầm một số loại quả thật có ở địa phương.
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
Quan sát – Gợi mở – Thảo luận – Đàm thoại
IV- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
15’
10’
3’
1- Ổn định lớp
2- KTBC
H: Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa?
H: Nêu chức năng và ích lợi của hoa?
3- Bài mới.
a- Giới thiệu bài gián tiếp và ghi đề
b- Vào bài
* Hoạt động 1: Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả và kể tên các bộ phận của một số loại quả.
-Yêu cầu HS quan sát các hình SGK và thảo luận.
-Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả.
H: Trong số các quả đó, bạn đa ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó.
-Nói tên một số bộ phận của quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó.
-GV chia cho mỗi tổ một loại quả để HS quan sát.
-Quan sát bên ngoài để nêu lên hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
-Quan sát bên trong.
H: Bóc hoặt gọt vỏ nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt?
H: Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó.
H: Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó như thế nào?
Nhận xét và nêu kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
* Hoạt động 2: Chức năng của hạt và ích lợi của nó.
-GV nêu câu hỏi để HS trả lời.
H: Quả thường dùng để làm gì?
Cho ví dụ:
-Quan sát hình 92, 93 và cho biết quả nào dùng để ăn tươi, quả nào dùng để chế biến thức ăn.
H: Hạt có chức năng gì?
-Nhận xét và nêu kết luận.
Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau, ép dầuNgoài ra để bảo quản được lâu người ta có thể chế biến thành mức hoặc đóng hộp.
4- Củng cố - dặn dò.
-Liên hệ thực tế.
-Nhận xét tiết học.
-Dăn dò HS về nhà phân loại quả theo hình dạng, kích thước.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và thảo luận theo câu hỏi của GV nêu.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày một loại quả.
-Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung ý kiến của bạn.
-Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thực hiện những yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày quả của nhóm mình quan sát.
-Yêu cầu HS nhắc lại.
-Quả dùng để ăn, ép dầu.
Vd: bí ® nấu canh, đậu phộng ® ép dầu.
-Hạt để trồng thành cây mới.
-HS nhắc lại.
RÚT KINH NGHIỆM
....................
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 24
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp tuần qua.
- Triển khai các việc cần làm trong tuần đến.
II.Nội dung sinh hoạt.
* Nhận xét tuần qua.
- Giáo viên yêu cầu các tổ tự nhận xét từng thành viên trong tổ mình.
- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng báo cáo kết quả theo dõi của lớp trong tuần qua.
- Giáo viên tổng hợp, nêu nhận xét chung về học tập, lao động, vệ sinh, nội quy
- Thực hiện đúng chương trình 
–Dạy bồi dưỡng cho HS yếu 
- Tuyên dương nhóm giúp đỡ nhau học tập : Tổ1, tổ2
Cá nhân học tập có tiến bộ :Thịnh, Vinh, Thải Hiền,............. 
- Nhắc nhở vài cá nhân vi phạm Xuân, Huy, Huệ,..........
* Công việc đến.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Tiếp tục học đúng chương trình.
-Tăng cường bồi dưỡng HS yếu,luyện HS thi hát hay của trường.
-Lập thành tích chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc