Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

Đọc đúng các từ ngữ : ngự giá, xa giá, trong leo lẻo, hốt hoảng.

- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

▪ Rèn kĩ năng nói :

- HS biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được một đoạn của câu chuyện với giọng phù hợp.

▪ Rèn kĩ năng nghe :

- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.

II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, 26 / 02 / 2007
Tiết 1 : HĐTT :
Tiết 2+3 : Tập đọc – Kể chuyện :
 Bài : ĐỐI ĐÁP VỚI VUA 	(Trang 49)
	 “Quốc Chấn”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : ngự giá, xa giá, trong leo lẻo, hốt hoảng.
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 
▪ Rèn kĩ năng nói :
- HS biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự của câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được một đoạn của câu chuyện với giọng phù hợp.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ viết đoạn 3.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
4-5’
30-32’
10-12’
17-18’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc mẫu toàn bài
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó :
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 3 HS đọc nối tiếp đoạn 2,3 và 4.
Tìm hiểu bài :
- 1 HS đọc đoạn 1.
? Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
? Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
? Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Gọi 2 HS đọc đoạn 2 và 3.
? Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
Þ Đối đáp thơ văn là cách người xưa dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích học trò học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát.
? Vua ra vế đối thế nào ?
? Cao Bá Quát đối lại thế nào ?
Þ Câu đối của Cao Bá Quát biểu lộ sự nhanh trí, lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Biểu lộ sự bất bình (nhằm trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé) Về ý và lời của hai vế câu đối đều đối chọi nhau.
Câu đối của Cao Bá Quát rất chặt chẽ cả về ý lẫn về lời.
? Nêu nội dung của chuyện.
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 3.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 3.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
Kể chuyện :
Þ Các em hãy sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện rồi kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Gọi HS nêu thứ tự đúng của tranh.
- Gọi 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn chuyện.
- Gọi 2 HS thi kể lại một đoạn chuyện.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Gọi 1 HS nêu lại nội dung câu chuyện.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- 4 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh, 2 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc bài.
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
- 1 HS đọc bài.
- Cao bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
- Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động : cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Vì vua thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
- HS lắùng nghe.
- Vế đói của vua : 
Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
- Cao Bá Quát đối lại :
Trời nắng chang chang người trói người.
- HS lắng nghe.
- Câu chuyệïn ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, tài giỏi, có bản lĩnh ngay từ khi còn nhỏ.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS thi đọc.
- 1 HS đọc bài.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Thứ tự đúng : 3 – 1 – 2 – 4 .
- 4 HS kể chuyện.
- 2 HS thi kể.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 4 : Toán :
 Bài : LUYỆN TẬP 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ tóm tắt bài 3.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
7-8’
6-7’
7-8’
6-7’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS thực hiện 2 phép tính : 
1608 : 4 ; 2625 : 5
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Gọi 2 HS lần lượt làm 2 phép tính ở bảng, các - HS khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
Bài 2 : Tìm x :
- Gọi 3 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
? Tìm x là tìm thành phần nào của phép nhân? 
? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Bài 3 : Giải toán có lời văn.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở ; 1 HS làm ở bảng.
- GV treo bảng phụ ghi tóm tắt bài 3.
bán
còn . . . kg
2024 kg
Có : 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá .
Bài 4 : Tính nhẩm.
- GV làm mẫu :
 6000 : 3 = 2000
Nhẩm : 6 nghìn : 3 = 2 nghìn.
Vậy : 6000 : 3 = 2000
- GV ghi bảng, gọi HS nêu kết quả.
3/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS làm ở bảng.
- Lần lượt 2 HS làm ở bảng.
 1608 : 4 ; 2105 : 3
- Tìm thừa số.
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
x Í 7 = 2107 ; 8 Í x = 1604 
 x = 2107 : 7 x = 2413 : 8
 x = 301 x = 205
x Í 9 = 2763
 x = 2763 : 9
 x = 307
- 1 HS đọc đề bài.
Giải :
Số gạo đã bán là :
2024 : 4 = 506 (kg)
Số gạo còn lại là :
2024 – 506 = 1518 (kg)
Đáp số : 1518 kg.
- HS theo dõi.
- HS nêu kết quả :
6000 : 2 = 3000
8000 : 4 = 2000
9000 : 3 = 3000
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Thứ ba, 27 / 02 / 2007
Tiết 1 : Chính tả : (nghe – viết)
 Bài : ĐỐI ĐÁP VỚI VUA 	
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện : Đối đáp với vua.
- Tìm đúng, viết đúng các tiếng bắt đầu bằng s / x.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp ghi nội dung bài tập 2a.
- Bảng phụ ghi 2 lần nội dung bài tập 3a.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3-4’
5-6’
12-14’
3-4’
5-6’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- HS tìm và viết ra bảng con 2 tiếng có vần ut ; 2 tiếng có vần uc.
- GV kiểm tra, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc mẫu toàn bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại
? Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm bài viết và tập viết từ khó ra nháp.
4/ HS viết bài :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
5/ Chấm chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 bài để nhận xét.
6/ Bài tập :
Bài tập 2a : Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s / x có nghĩa như sau :
- Nhạc cụ bằng ống có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi.
- Môn nghệ thuật trên sân khấu trình diễn các động tác như leo, nhảy, nhào lộn  của người và thú.
- GV nêu gơi ý, HS tìm từ và ghi ra bảng con.
Bài tập 3 : Thi tìm từ chỉ hoạt động :
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. 
 + Chứa tiếng bắt đầu bằng 
 + Chứa tiếng bắt đầu bằng 
- Tổ chức cho 2 tổ thi tìm từ ở bảng
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
7/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi ở SGK.
- 2 HS đọc lại, các HS khác đọc thầm theo.
- Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ô li, 
- HS đọc thầm bài và tập viết từ khó.
- HS viết bài vào vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- Đó là nhạc cụ : sáo.
- Môn nghệ thuất đó gọi là xiếc.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- San sẻ, so sánh, soi đuốc, sa xuống . . .
- xào rau, xới đất, xơi cơm, xê dịch, xẻo thịt, . . .
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện..
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 2 : Toán :
 Bài : LUYỆN TẬP CHUNG 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ tóm tắt bài 3.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
28-30’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc kết quả bài 3.
- Kiểm tra vở bài tập của HS nhóm 3 và 4.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi lần lượt 2 HS làm bài ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
Þ Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi lần lượt 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm ở bảng con.
Bài 3 : Giải toán có lời văn :
- Yêu cầu HS giải vào vở.
- Gọi 1 HS sửa bài ở bảng.
Bài 4 : Giải toán có lời văn :
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
GV treo bảng phụ tóm tắt bài toán.
Tóm tắt :
Chiều rộng : 95 m
Chiều dài : gấp 3 lần chiều rộng
Chu vi : . . . ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ? ... ûa quả đó.
Nếm thử và nói về mùi vị của quả đó.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.
ÄKL : Có nhiều loại quả. Chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có : vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ, thịt hoặc vỏ và hạt.
▪ Hoạt động 2 : Thảo luận.
+ Mt : Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
+ Th :
- Yêu cầu các nhóm thảo luận :
? Quả thường được dùng để làm gì ?
? Quan sát hình ở SGK và cho biết ích lợi của các loại quả đó.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.
Kể một số quả :
+ Aên tươi
+ Làm mứt hoặc si-rô hay đóng hộp.
+ Làm rau dùng trong bữa ăn.
+Ép dầu.
ÄKL : Quả dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu. . . Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu người ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp.
Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
3/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm :
- Quả chôm chôm có màu đỏ, có dạng hình cầu (tròn), nhỏ, vỏ có nhiều gai ; quả đu đủ hơi dài vỏ có màu xanh, khi chín có màu vàng tươi, da nhẵn . . .
- Quả chôm chôm ngọt mát, quả chuối ngọt và thơm, quả táo xốp và ngọt dịu . . .
- Quả có : vỏ, thịt, hạt.
Người ta thường ăn phần thịt của quả đó. Có loại quả ta ăn phần hạt như qủ lạc, quả đậu. . . 
- HS tự giới thiệu các loại quả của nhóm mình.
- Đại diện nhóm lần lượt báo cáo.
HS thảo luận nhóm :
- Quả dùng để ăn tươi, xào nấu làm thức ăn, làm thuốc chữa bệnh . . .
- Các quả ăn tươi : táo, măng cụt, chôm chôm, cam, mận, đu đủ . . . 
Quả dùng để chế biến làm thức ăn : đu đủ, đậu hà lan, đậu phụng, bí, bầu, mướp . . . 
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- HS kể thêm :
+ Táo, chôm chôm, nho, mận, xoài, cam, na.
+ Nho, bí đao, táo. . . 
+ Đậu hà lan, đu đủ, mướp, bí, bầu, khổ qua . . .
+ Đậu phụng, vừng, đậu nành. . .
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện. 
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Thứ sáu, 2 / 3 / 2007
Tiết 1 : Chính tả : (nghe - viết)
 Bài : TIẾNG ĐÀN 	
I / MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng viết chính tả :
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài : Tiếng đàn.
Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s / x.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng lớp ghi 2 lần nội dung bài tập 2a.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
3-4’
5-6’
11-12’
4-5’
5-6’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS tìm và viết ra bảng con 2 tiếng bắt đầu bằng s / x và là từ chỉ hoạt động.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc mẫu bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi ở SGK.
? Nội dung đoạn văn này là gì ?
- GV đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con : mát rượi, thuyền, lưới.
4/ HS viết bài vào vở :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở. . . 
5/ Chấm và chữa bài :
- Yêu cầu HS nhìn SGK tự chấm bài và ghi lỗi ra lề vở.
- GV chấm lại 5 -7 vở để nhận xét.
6/ Luyện tập :
Bài 2a : Tìm từ.
- Tổ chức cho 2 tổ, mỗi tổ 4 em thi tìm từ ở bảng (theo hình thức tiếp sức)
a) Các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s.
b) Các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
7/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- HS tìm từ và viết ra bảng con.
- HS theo dõi ở SGK.
- 2 HS đọc lại bài viết.
- Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- HS nhìn SGK và tự chấm bài.
- HS thi tìm từ ở bảng :
- Sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc. . . 
- Xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao, xông xênh, xúng xính. . . 
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 2 : Nhạc :
Tiết 3 : Tập làm văn : 
 Bài : NGHE – KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I / MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện : Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa truyện ở SGK.
- Bảng lớp viết 3 câu gợi ý trong SGK.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
15-16’
14-15’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài viết về : Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập và các câu hỏi gợi ý.
Þ Các em hãy quan sát tranh ở SGK.
- GV kể chuyện.
* lem luốc : bị dây bẩn nhiều chỗ.
* cảnh ngộ : tình trạng không hay mà người ta gặp phải.
? Bà lão bán hàng gặp ai và phàn nàn điều gì 
? Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
? Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- GV kể lần 2.
3/ Luyện tập :
- Yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe.
- Gọi đại diện các nhóm thi kể.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
? Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ?
? Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? 
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc bài viết của mình.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập và các câu hỏi gợi ý.
- HS quan sát tranh ở SGK.
- HS lắng nghe
- Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
- Ông Vương Hi Chi viết chữ đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp đến nổi tiếng, nhận ra ông, mọi người sẽ mua quạt.
- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
- HS lắng nghe.
- HS trong nhóm lần lượt kể lại chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Vương Hi Chi là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
- Người viết chữ đẹp cũng là một nghệ sĩ có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở nước ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn miếu Quốc tử giám (Hà Nội) có thể gặp họ. Quanh họ có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 4 : Toán :
 Bài : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm).
- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút)
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Đồng hồ thật (loại lớn)
- Đồng hồ đồ dùng.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
10-12’
17-18’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS nêu kết quả bài tập 1 trang 122.
- Kiểm tra vở bài tập của HS tổ 2.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút)
- Cho HS quan sát mặt đồng hồ.
Trên mặt đồng hồ, ngoài các số từ 1 đến 12, còn có các vạch nhỏ.
Từ số 1 đến số 2 gồm 5 phút, giữa 2 số này gồm có 5 vạch. Vậy mỗi vạch tương ứng với 1 phút.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ nhất ở SGK và nêu số giờ ở đồng hồ đó.
- Gọi 1 HS khác nhắc lại.
- Hướng dẫn HS quan sát đồng hồ thứ hai ở SGK.
Kim ngắn đang ở vi trí quá số 6 một ít. Nghĩa là hơn 6 giờ ; kim dài ở vạch nhỏ thứ 3 sau số 2 . Vậy tính từ số 12 đến vạch ấy gồm 13 vạch nhỏ, tức 13 phút. Nghĩa là đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ tiếp theo và nêu giờ ở đồng hồ đó.
Þ Ta chỉ đọc giờ bằng một trong hai cách trên : nếu kim dài ở quá số 6 thì đọc theo cách hai, còn kim dài chưa quá số 6 thì đọc theo cách thứa nhất.
3/ Luyện tập :
Bài 1 : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả, GV sửa chữa.
Bài 2 : Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ : 
a) 8 giờ 7 phút
b) 12 giờ 34 phút
c) 4 giờ kém 13 phút
- Gọi HS lần lượt thực hiện yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
Bài 3 : Đồng hồ nào tương ứng với mỗi thời gian dưới đây ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh đồng hồ ở SGK, gọi HS lần lượt nêu kết quả.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
3 HS nêu kết quả bài tập 1.
HS trình vở để GV kiểm tra.
HS quan sát mặt đồng hồ đồ dùng và nghe GV hướng dẫn.
Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
HS nhắc lại.
Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
HS nêu kết quả :
A : đồng hồ chỉ 2 giờ 9 phút
B : đồng hồ chỉ 5 giờ 16 phút
C : đồng hồ chỉ 11 giờ 22 phút
D :đồng hồ chỉ 10 giờ kém 26 phút
E : đồng hồ chỉ 11 giờ kém 21 phút
G : đồng hồ chỉ 4 giờ kém 4 phút
HS thực hiện trước lớp.
HS quan sát và nêu kết quả :
A : 7 giờ 55 phút
B : 3 giờ 27 phút
C : 1 giờ kém 16 phút
D : 9 giờ 19 phút
E : 5 giờ kém 23 phút
G : 12 giờ rưỡi
H : 8 giờ 50 phút 
I : 10 giờ 8 phút
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc