Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa

Tự nhiên xã hội: Động vật

I/ Mục tiêu:

-Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần : Đầu, mình, cơ quan di chuyển.

- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật với con người.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.

KG: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.

II/ Chuẩn bị:

* GV: các hình trong SGK trang 94, 95.

 Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp.

 * HS: sưu tầm tranh con vật đưa đến lớp

 

doc 15 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch báo giảng buổi chiều tuần 25 
Thứ
Tiết
Môn học
Bài dạy
Thứ hai
20/2/2012
1
2
TN-XH
Toán
Động vật.
Ôn tập
Thứ ba
21/2/2012
1
2
3
4
Tập viết
Luyện đọc
Toán
Tự chọn
Ôn chữ hoa S .
Ngày hội rừng xanh
Ôn tập.
Ôn tập làm văn
Thứ năm
23/2/2012
1
2
3
4
TN- XH
Toán 
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Côn trùngû.
Ôn tập.
Ôn luyện từ câu.
Luyện viết bài 25
 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012.
Tự nhiên xã hội: Động vật
I/ Mục tiêu:
-Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần : Đầu, mình, cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật với con người..
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.
KG: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: các hình trong SGK trang 94, 95.
	 Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp.
 * HS: sưu tầm tranh con vật đưa đến lớp
III/ Các hoạt động:
ABài cũ: Quả.
+ Quả thường dùng để làm gì?
 + Hạt có chức năng gì? 
Gv nhận xét.
B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 2. Phát triển các hoạt động. (**)
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 94, 95 SGK, kết hợp tranh mang đến lớp.
 thảo luận theo các câu hỏi:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ?
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật?
+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. 
=> Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn . Khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số con vật đối với con người..
- GV nêu câu hỏi.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Vẽ và tô màu.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì màu để vẽ một con vật mà các em yêu thích. 
Bước 2: Trình bày.
- Gv cho từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- Gv mời 1 số Hs lên giới thiệu bức tranh của mình.
- Gv nhận xét và kết luận.
PP: Thảo luận.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm mình.
- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
- HS trả lời : 
+ Các con vật có ích:
+ Các con vật có hại:
PP: Trò chơi.
- Hs thực hành vẽ con vật mà mình ưa thích.
- Hs cả lớp trình bày bài của mình.
 C .Tổng kết – dặn dò. 
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Côn trùng.
Nhận xét bài học.
Toán : Ôn tập
Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen với bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (có hai phép tính chia – nhân).
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Gv cho học sinh chữa bài tập tiết trước.
Gv cho Hs nhận xét kết quả.
B. Bài mới:
1. Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phần 1: Học sinh làm bài tập ở vở luyện tập toán tiết 119.
Bài 1. Một tổ có 8 người được thưởng 24 quyển vở. Hỏi 
a) Mỗi người được thưởng bao nhiêu quyển vở?
b) Nhóm A có 3 người, được thưởng bao nhiêu quyển vở?
Gv cho Hs đọc đề ø làm bài và chữa bài.
Bài 2: Có 30 cái cốc xếp vào 5 hộp. Hỏi lấy 3 hộp đó thì có bao nhiêu cốc?
Bài 3: Có 40 lít dầu đong đầy vào 8 can như nhau. Hỏi mua 5 can dầu đó thì có bao nhiêu lít?
Bài 4: Có 30 que diêm xếp được 6 hình sao. Hỏi muốn xếp 4 hình sao cần có mấy que diêm?
Gv cho Hs làm bài 
Chấm bài và nhận xét 
Cho Hs chữa bài.
Phần 2: Làm bài vào vở ghi.
 Bài 1: Có 36 kg gạo đựng đều vào 6 túi. Hỏi 4 túi như vậy có bao nhiêu ki- lô gam gạo?
Bài 2: HSKG
Có 10 bao gạo, nếu lấy ra ở mỗi bao 5 kg thì số gạo lấy ra bằng số gạo ở 2 bao nguyên. Hỏi tất cả có bao nhiêu ki-lô-gam gao?
Gv cho Hs trình bày tóm tắt và bài giải rõ ràng. Nhận xét và chốt kết quả đúng.
C .Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài tập.
3 Hs đọc nối tiếp kết quả 3 bài toán về thực hành xem đồng hồ tiết 118.
Hs chữa bài vào vở.
Hs lắng nghe.
Hs đọc kĩ đề tóm tắt bài toán.
 8 người : 24 quyển vở.
 1 người :  quyển vở?
 3 người :  quyển vở?
Học sinh giải vào nháp và chữa bài.
Hs đọc kĩ đề 
Phân tích và tóm tắt bài toán rồi giải vào vở.
Hs giải lần lượt từng bài.
3 Hs lên bảng chữa 3 bài.
Hs nhận xét kết quả.
Hs làm bài vào vở 
Trình bày tóm tắt và giải
HSKG đọc đề và là bài.
1 Hs lên chữa bài.
Hs chữa bài vào vở.
 Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2012.
Tập viết: Ôn chữ hoa S
I/Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa S (1 dòng) C,T( 1 dòng), viết đúng và tương đối nhanh.
- HS viết đúng tên riêng : Sầm Sơn (1 dòng)
 - Viết câu ứng dụng : Côn Sơn nước chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (1 lần)bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ .Chuẩn bị: 
Mẫu các chữ S 
Tên riêng S ầm Sơn và câu thơ trên viết trên dòng kẻ ô li 
III/ . Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A. Bài cũ:
- Gv kiểm tra phần viết ở nhà của Hs.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài ôn chữ hoa S
 2. Hướng dẫn luyện viết. 
- GV yêu cầu HS tìm các chư õhoa có trong bài 
- GV chốt ý : Các chữ hoa trong bài là :
 S, C, T.
a, GV giới thiệu chữ mẫu 
- GV viết mẫu hướng dẫn HS quan sát từng nét.
- GV hướng dẫn HS viết bảng con .
- GV nhận xét 
b) Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) 
GV giới thiệu : Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. Sau đó hướng dẫn các em viết bảng con (1-2 lần) 
c) Luyện viết câu ứng dụng .
GV giúp các em hiểu nội dung câu thơ của Nguyễn Trãi : Ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn (thắng cảnh gồm núi, khe, suối, chùa  ở huyện Chí Linh tỉnh Hải dương. 
 - Hướng dẫn tập viết 
- GV nêu yêu cầu viết theo cỡ chữ nhỏ :
+ Viết chữ S 1 dòng 
+ Viết chữ C, T : 1 dòng 
+ Viết tên riêng : Sầm Sơn 2 dòng 
+ Viết câu thơ : 2 lần .
GV yêu cầu HS viết bài vào vở.
-GV theo dõi HS viết bài 
-GV thu vở chấm nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò 
-Về nhà viết bài ở nhà 
- Chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe 
- HS quan sát chữ mẫu – 3 HS nhắc lại 
- HS viêt bảng con chữ : S
- HS đọc từ ứng dụng : Sầm Sơn
- HS viết bảng con : Sầm Sơn
- HS đọc câu ứng dụng 
- HS quan sát từng con chữ .
- HS viết bảng con : Côn Sơn, Ta.
- HS đọc đúng câu ứng dụng :
Côn Sơn nước chảy rì rầm 
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai 
-Lớp lắng nghe .
-HS lấy vở viết bài 
-HS nộp vở tập viết 
Luyện đọc: Ngày hội rừng xanh.
 I. Mục tiêu:
 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc đúng các từ ngữ : nổi mõ, vòng quanh, gảy đàn, lĩnh xướng, diễn ảo thuật. đu quay 
 2 . Rèn kĩ năng đọc -hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong Ngày hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu.
II . Chuẩn bị
Tranh, ảnh minh hoạ bài thơ trong SGK (phóng to. Thêm một sô hình ảnh về các loài chim rừng
III . Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A . Ổn định
B . Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét – Ghi điểm 
C .Bài mới : 
1. GTB : - Ghi tựa
2 .Luyện đọc :
- GV đọc diễn cảm bài thơ : 
- Đọc từng câu 
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó 
 Đọc từng khổ thơ trước lớp :
+ GV nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
+ Giúp các em hiểu một số từ ngữ mới trong từng khổ thơ (ở cuối bài) 
-Đọc từng đoạn trong nhóm .
GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc cho đúng .
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh ?
+ Các sự vật cùng tham gia vào ngày hội như thế nào ? 
GV : các con vật, sự vật trong bài thơ được nhân hoá, có những đặc điểm hành động như con người.
+ Hãy cho biết em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ? giải thích vì sao em thích hình ảnh đó ? 
4 .Luyện đọc lại :
- GV đọc diễn cảm bài thơ : 
- HD HS đọc thuộc lòng bài thơ tại lớp 
- GV và lớp nhận xét .
D. Củng cố - Dặn dò : 
GV hỏi lại bài 
- GV nhận xét tiết học 
- 3 HS đọc bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và trả lời các câu hỏi. 
- 3 HS nhắc lại 
Lớp lắng nghe 
 - HS nối tiếp nhau đọc 4 hkổ thơ trong bài 
- 3 HS đọc chú giải cuối bài 
- HS đọc nối tiếp 4 khỗ thơ trong nhóm.
- 2 HS thi đọc cả bài 
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài . 
-1 HS đọc cả bài. Cả lớp thầm 
1 HS đọc thầm bài thơ
 – Cả lớp đọc thầm.và trả lời
Hs trả lời
Hs khác bổ sung
- HS suy nghĩ và trả lời – có thể thích bất cứ hình ảnh nào và giải thích vì sao em thích hình ảnh đó.
- 2 HS đọc bài thơ 
- HS đọc thuộc khổ thơ.
- Nhiều nhóm đọc thuộc khổ thơ – Bài thơ.
- 2 HS đại diện 2 dãy thi đọc thuộc bài thơ. 
- Lớp theo dõi nhận xét – bình chon cá nhân đọc hay nhất. 
Tự chọn: Ôn tập tiếng Việt. ... 00 đồng. Hỏi mua 3 quyển vở cùng loại hết bao nhiêu tiền?
 Gv hướng dẫn Hs Tóm tắt và giải vào vở.
Cho Hs lên bảng chữa bài.
Gv nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: Mua 8 cái bút bi hết 9 600 đồng. Hỏi mua 5 chiếc bút bi như thế hết bao nhiêu tiền?
Gv hướng dẫn tóm tắt bài toán:
bút : 9600 đồng
bút : . Đồng?
Gv chấm bài và nhận xét.
Bài tập 3: Đặt đề toán theo tóm tắt sau và giải.
 5 vỉ thuốc: 40 viên thuốc
 7 vỉ thuốc: ..viên thuốc?
Gv cho một số Hs đọc đề bài 
Nhâïn xét và gọi Hs khác lên giải.
Gv chốt kết quả 
Bài tập 4: Tính giá trị biểu thức:
a) 4230 : 6 x 3 b) 2415 : 7 x 6
c) 3240 : 8 x 5 d) 1836 : 6 x 8
Gv cho HSKG dựa vào mỗi biểu thức đặt thành đề bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
C. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài và đặt đề toán với các biểu thức còn lại.
Hs lên bảng chữa bài tập.
Hs lắng nghe.
Hs đọc kĩ đề bài hỏi đáp nhóm đôi và tóm tắt bài toán:
 5 quyển : 9 000 đồng
 3 quyển : ..đồng?
Hs giải bài tập vào vở.
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc và phân tích đề bài
Tóm tắt và giải vào vở.
Hs trình bày bài giải.
Hs chữa bài ở bảng.
Hs làm sai chữa bài vào vở.
Hs đặt đề toán rồi giải vào vở.
Bài toán: Mua 5 vỉ thuốc có 40 viên thuốc. Hỏi mua 7 vỉ thuốc cùng loại thì có bao nhiêu viên thuốc?
Hs giải bài vào vở.
Hs đọc yêu cầu và làm bài vào vở
Nhận xet về các phép tính trong mỗi biểu thức gồm một phép chia trước và phép nhân sau.
HSKG thi nêu đề toán.
Hs nhận xét
 Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2012.
Tự nhiên xã hội:
Côn trùng
 I/ Mục tiêu:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng được quan sát.
- KG: Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
-GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 96, 97.
	* HS: Tìm ruồi hoặc kiến.
III/ Các hoạt động:
ABài cũ: Động vật.
+ Em hãy nhận xét hình dạng và kích thước của các con vật mà em đã học?
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng? 
 - Gv nhận xét.
B. Bài mới: 
	1.Giới thiệu bài – ghi tựa: 
 2. Phát triển các hoạt động. (28’) (**)
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
- Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv cho Hs quan sát hình 96, 97 SGK- Kết hợp quan sát con côn trùng mà HS đem đến.
- thảo luận các câu hỏi.
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét.
=> Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
* Hoạt động 2: Ích lợi của một số loại côn trùng.
* Mục tiêu: 
 + Kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
 + Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
* Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm : có hại, có ích và nhóm không ảnh hưởng đến con người.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày các bộ sưu tập của mình.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận.
- Hs thảo luận theo từng cặp.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận..
-Hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, thảo luận.
- Hs phân loại một số loại côn trùng.
- Các nhóm trình bày bộ sưu tập của mình.
- Hs cả lớp nhận xét.
 C .Tổng kềt – dặn dò. 
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Tôm, cua
Nhận xét bài học.
 Tiếng Việt: Ôn tập
Mục tiêu: Tiếp tục giúp học sinh ôn luyện nhân hóa,xác định được các cách nhân hóa. Biết viết câu văn có hình ảnh nhân hóa.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ: cho Hs đọc đoạn văn kể về người làm nghệ thuật mà em biết.
Gv bổ sung và nhận xét việc chuẩn bị bài ở nhà của Hs.
Bài mới: 
Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ tiết học.
Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài tập 1:Chép đoạn văn sau và cho biết những sự vật nào đã được nhân hóa và chúng được nhân hóa bằng cách nào:
Cho Hs đọc bài và trả lời câu hỏi vào vở.
Gv cho Hs đọc lại bài đã làm.
Gv nhận xét chốt ý đúng.
Bài tập 2: Hãy viết câu có hình ảnh nhân hóa nói về các sự vật sau:
a)Chiếc cầntrục đang bốc dỡ hàng ởcảng.
b) Một bông hoa buổi sáng,
c)cây bàng trước sân trường em.
d) Chiếc đồng hồ báo thức của em.
Gv chấm bài và nhận xét.
Phần 2: Cho Hs làm bài vào vở luyện tập tiếng Việt.
Hs đọc đề bài và làm lần lượt từng bài.
Gv chấm bài nhận xét.
Gv chốt kết quả đúng.
C. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
Những Hs tiết trước chưa đọc được đọc bài viết của mình.
Hs khác nhận xét.
Hs lắng nghe.
“Ò ó o”
Chú gà trống vươn cao cổ cất tiếng gọi ông mặt trời thức dậy. Mọi vật xung quanh như choàng tỉnh giấc sau một đêm dài. Cây cỏ, hoa lá trong vườn còn đang tắm mình trong hơi sương. Mấy anh chàng dế vuốt râu cười khoái chí, tay nâng cây đàn vĩ cầm tí hon dạo lên những tiếng tờ ritờ rithật vui tươi.
Hs đọc yêu cầu của đề bài và làm vào vở.
Hs đọc đề bài và làm lần lượt từng bài.
Hs chữa bài.
Hs khác nhận xét.
Một số đọc bài làm của mình.
 Toán: Ôn tập.
I .Mục tiêu: Biết giải bài toán rút về đơn vị. Nhận biết tiền Việt Nam loại 2000 đồng; loại 5000 đồng; loại 10 000 đồng.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
Bài cũ: Gv cho Hs chữa bài tập tiết trước.
Bài mới: 
Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ tiết học.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phần 1: Cho học sinh làm bài ở vở luyện tập toán.
Gv cho Hs đọc lần lượt từng bài và làm vào vở.
Hs lên bảng chữa bài.
Gv nhận xét chốt lời giải đúng.
Phần 2: Làm bài vào vở ghi.
Bài tập 1: Một bếp ăn của đội công nhân mua về 126 kg gạo để nấu trong 7 ngày.Hỏi 3 ngày họ đã nấu hết bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
-Gv cho Hs làm bài tập vào vở.
-Nhắc Hs tóm tắt bài toán trước khi giải.
Bài tập 2: Hồng có 8000 đồng gồm 4 tờ giấy bạc cùng loại, Hồng đã mua vở hết 3 tờ. Hỏi Hồng đã mua vở hết bao nhiêu tiền?
Bài tập 3: HSKG.
Hùng có 6 hộp bi đựng 108 viên bi. Hùng cho bạn 2 hộp bi. Hỏi Hùng còn lại bao nhiêu viên bi?
Gv cho Hs làm bài .
Cho Hs lên chữa bài.
Gv chốt kết quả đúng.
C củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
Hs chữa bài ở vở luyện tập toán tiết 121.
Hs khác nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs làm bài ở vở luyện tập toán tiết 122.
Hs đọc làn lượt từng bài và làm vào vở.
Hs nhận xét.
Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Hs đọc kĩ đề bài tóm tắt và giải vào vở.
ngày: 126 kg gạo.
ngày: kg gạo?
Hs trình bày bài giải.
Hs đọc, phân tích và tóm tắt bài toán trước khi giải.
 4 tờ : 8000 đồng.
 3 tờ :đồng?
Bài 4 Hs khá giỏi giải vào vở
1 em lên chữa bài.
Hs nhận xét 
Luyện viết : Bài 25: Ôn chữ hoa S
I .Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố viết chữ hoa S đã học. 
 -Viết đúng các từ ứng dụng:Sóc Sơn, Sa Thầy bằng chữ cỡ nhỏ
 -Viết đúng các câu ca dao :“Sinh con ai..vun trồng cho con”øøbài thơ: “Sáo ăn na”
.II Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A Bài cũ: Gv kiểm tra phần viết ở nhà của Hs.
B .Bài mới:
1. Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn Hs luyện viết.
a). Luyện viết chữ hoa:S,T,N,K,R C.
 Cho Hs quan sát vở luyện viết chữ đẹp.
Nêu các chữ hoa có trong bài?
GV cho Hs quan sát chữ mẫu và nhận xét các nét.
 Cho Hs luyện viết các chữ hoa vào bảng con
Gv nhận xét bổ sung.
b). Luyện viết từ ứng dụng:
Cho Hs đọc từ ứng dụng:
Sóc Sơn ùlà một huyện ngoại thành Hà Nội, nơi có ngọn núi truyền thuyết về Thánh Gióng đánh giặc Ân.
Sa Thầy là tên địa danh 
Gv nêu cách viết và cho Hs viết trên bảng lớp
c). Luyện viết câu ứng dụng
Cho Hs đọc câu ca dao:
 “Sinh con ai có sinh lòng
 Sinh con ai chẳng vun trồng cho con”
.Giải nghĩa câu tục ngữ.
Luyện viết bài thơ: Sáo ăn na.(của Phạm Hổ).
3. Luyện viết vào vở
Gv nêu yêu cầu viết.
Gv quan sát nhắc nhở Hs viết đúng viết đẹp.
Chấm bài và nhận xét:
C. Củng cố dặn dò: nhắc Hs về nhà luyện viết bài.
Hs đổi vở để kiểm tra cho nhau.
Hs quan sát và nêu các chữ hoa có trong bài: S,T,N,K,R C. Hs quan sát và nêu các nét.
Hs viết lần lượt các chữ vào bảng con 
Các chữ: S,T,N,K,R C. 
 Hs đọc từ 
Sóc Sơn, Sa Thầy.
.Hs tìm hiểu các địa danh. 
2Hs viết 2 từ ở bảng lớp.
Hs đọc và hiểu nghĩa câu ca dao nói lên tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
Nêu cách viết một số từ trong câu.
Hs viết bài.
Những Hs viết chưa xong về nhà viết tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_25_buoi_chieu_hoang_thi_soa.doc