Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

 1. Đọc đúng: Nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, trèo lên, lăn xả, khôn lường, lớ ngớ, loay hoay, gò lưng, nắm lấy khố.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

 - Đọc chôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện.

 2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ: Tứ xứ, xới vát, khôn lường, heo vật, khó.

 - Hiểu nội dung câu chuyện kể về một cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đồ vật: (1 già 1 trẻ tính nết khác nhau) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

B. Kể chuyện:

 - Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn truyện, kể tự nhiên, đúng nội dung, biết thể hiện nét mặt khi kể.

 - Biết nghe, nhận xét lời kể của bạn

II. Đồ dùng dạy - học

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 20 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - Kể chuyện
Hội vật
I. Mục tiêu:
	A. Tập đọc:
	1. Đọc đúng: Nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, trèo lên, lăn xả, khôn lường, lớ ngớ, loay hoay, gò lưng, nắm lấy khố.
	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
	- Đọc chôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
	2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ: Tứ xứ, xới vát, khôn lường, heo vật, khó.
	- Hiểu nội dung câu chuyện kể về một cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đồ vật: (1 già 1 trẻ tính nết khác nhau) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
B. Kể chuyện:
	- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn truyện, kể tự nhiên, đúng nội dung, biết thể hiện nét mặt khi kể.
	- Biết nghe, nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy - học
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tập đọc
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc trước.
- 2 học sinh lên bảng.
C. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Nghe giới thiệu
2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài chú ý giọng đọc phù hợp từng đoạn.
- Học sinh theo dõi và đọc thầm theo
b. Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó.
- Y/c hs tiếp nối đọc từng câu trong bài.
- Học sinh luyện đọc
c. Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ
- Yêu cầu 5 học sinh tiếp nối đọc 5 đoạn
- Đọc chú giải để tìm hiểu từ
d. Luyện đọc theo nhóm
- 1 nhóm 5 hs
e. Đọc trước lớp
- 1 nhóm đọc bài trước lớp các nhóm khác theo dõi, nhận xét
g. Đọc đồng thanh.
- Lớp đọc đồng thanh 1 đoạn
- Giáo viên nhận xét
3. Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài
- 1 hs đọc trước lớp, lớp đọc thầm
* Những chi tiết nào cho thấy cảnh hội vật rất sôi động.
- HS nêu
* Yêu cầu 1 học sinh đọc đoạn 2
- 1 học sinh đọc
- Cách đánh vật của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau.
- HS nêu
- Khi người xem thấy keo vật có vẻ chán ngắt thì chuyện gì bất ngờ xảy ra.
- Ông Cản Ngũ bước hụt, mất đà chúi xuống.
- Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
- Lúc ấy Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông ôm một bên chân ông bốc lên.
- Người xem có thái độ như thế nào trước sự thay đổi của keo vật?
- HS nêu
* Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.
- 1 học sinh đọc
- Ông cản Ngũ đã bất ngờ thấy Quắm Đen như thế nào?
- Học sinh nêu.
- Theo em vì sao ông Cản Ngũ lại thắng?
- Vì Quắm Đen là là người khoẻ mạnh người xốc nổi, thiếu linh hoạt, còn ông Cản Ngũ lại là người điềm đạm, giàu linh hoạt.
4. Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 2, 3, 4 sau đó hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm.
- 2 hoc sinh ngồi cạnh lần lượt đọc cho nhau nghe. Học sinh khác nhận xét
- Thi đọc bài trước lớp
- HS thi đọc, bình chọn bạn đọc hay
- Giáo viên nhận xét
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu
Giáo viên: Trong bài kể chuyện hôm nay các em sẽ dựa vào vào các câu gợi ý, nhớ lại nội dung của bài đọc để kể lại từng đoạn câu chuyện hội vật
- Nghe nhiệm vụ
- Đọc thầm gợi ý
2. Kể mẫu:
- Gọi 5 học sinh kể 5 đoạn trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét
- Giáo viên nhận xét
3. Kể theo nhóm.
- Chia lớp thành các nhóm5 học sinh yêu cầu tiếp nối nhau kể.
- Học sinh tập kể, the dõi và nhận xét cho nhau.
- Giáo viên tới từng nhóm nhận xét.
4. Kể trước lớp.
- Gọi 2 học sinh thi kể tiếp nối câu chuyện
- Thi kể câu chuyện trước lớp
- Nhóm bình chọn học sinh kể hay nhất
- Giáo viên nhận xét
D. Củng cố - dặn dò:
- Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về hội vật?
- Học sinh phát biểu
- Nhận xét tiết học:
- Về nhà: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài sau
Toán
Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ (tiếp)
I. Mục tiêu:
	- Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)
	- Củng cố kỹ năng xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút)
	- Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc của học sinh.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Mặt đồng hồ có ghi bằng số La Mã
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh đọc cho học sinh quay kim đồng hồ theo yêu cầu
- Học sinh thực hiện
+ Nhận xét - cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn thực hành.
Bài1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
- Yêu câu 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời.
- - Học sinh trả lời.
* Thực hiện nói về các thời điểm làm việc của mình
- Học sinh nói kết hợp quay đồng hồ đến các thời điểm đó.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ A hỏi: đồng hồ A chỉ mấy giờ
- Lúc 1 giờ 25 phút chiều còn được gọi là mấy giờ
- Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào
- Chỉ 1 giờ 25 phút
- 13 giờ 25 phút
- A với I
- Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại
- Học sinh làm
- Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt ý đúng
Bai 3:
- Yêu cầu học sinh quan sát 2 tranh phần a.
- Học sinh quan sát
- Bạn Hà bắt đầu đánh răng rửa mặt lúc mấy giờ?
- Lúc 6 giờ
- Bạn hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ?
- Lúc 6 giờ 10 phút
- Vậy bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhêu phút
- Học sinh tự làm các phần còn lại
C. Củng cố - dặn dò
- Tổng kết giờ học, tuyên dương học sinh tích cực 
Toán
Tiết 122 : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
	- Rèn kỹ năng tính toán, tư duy quan sát cho học sinh.
	- Vận dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên - hình ảnh 7 can mật ong
	- Bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định - tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên mở bảng đề bài: Lớp 3 có 36 bạn học sinh chia đều thành 4 tổ, hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?
- 3 học sinh nhắc lại đề bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài
- Lớp: Nhìn đồng hồ và cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ?
- 1 vài học sinh trả lời (2 học sinh trả lời 6 giờ)
- Nhận xét.
- Nhận xét - cho điểm
C. Bài mới:
1. Bài toán 1.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.
- 1 học sinh đọc: Có 35 lít mật ong, chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
Giáo viên: Có 35 lít mật ong
Ghi 35 lít 
- Chia đều vào 7 can (dán 7 can)
- Thế nào là "chia đều" (số lít trong mỗi can như nhau)
- Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong (Vậy 1 can đầu ghi: ? lít)
- Nhìn vào mô hình đọc lại đề bài?
- 1 học sinh đọc.
- Bài toán cho biết những gì?
- 35 lít chia đều vào 7 can.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Mỗi can có bao nhiêu lít
- Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can làm thế nào?
- Lấy 35 : 7 (lấy số lít: số can)
- Bạn nào nêu được bài giải
- Học sinh nêu giáo viên ghi bảng
* Chốt: ở bài toán 1 tìm số mật ong của 1 can, ở bài cũ tìm số bạn trong 1 tổ. Dạng bài như thế này gọi là bài toán rút về đơn vị.
2. Bài toán 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- 1 học sinh đọc
- Giáo viên hướng dẫn các bước tương tự như SGV.
- GV chốt: Bài toán 2 có bước rút về đơn vị gọi là: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - ghi
- 1 học sinh nhắc lại
* Liên hệ ở bài kiểm tra bài cũ. Con thay như thế nào có bài toán thuộc dạng hôm nay?
- 2 đến 3 học sinh nêu
- Ta có thể thay những số nào vào mỗi?
- 2, 3
- 4 tổ không được vì đề bài cho biết 4 tổ
- 5 tổ không được vì chỉ có 4 tổ
- Học sinh làm theo cách đặt đề của mình
- Học sinh đọc 
- Nhận xét.
3. Luyện tập.
Để củng cố hình thức vừa học chúng ta cùng luyện tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- bài toán cho biết gì?
24 viên chứa đều trong 4 vỉ
- Bài toán hỏi gì?
- 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc
- Muốn biết 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc ta phải biết gì?
- 1 vỉ có bao nhiêu viên thuốc
- 2 học sinh lên bảng: 1 học sinh tóm tắt, 1 học sinh giải
- Lớp làm vở
- Bài 1 thuộc dạng toán nào?
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh đọc
- Học sinh làm bài
- Tại sao lấy 28 : 7
- Để tìm số gạo trong 1 bao
- Để tìm số gạo 5 bao làm thế nào?
- Lấy 4 x 5 = 20.
- Có lấy 5 x 4 vẫn = 20 có được không?
- Không được vì tìm số kg gạo phải viết số kg trước.
- bài toán thuộc dạng toán nào đã học 
- Bài toán liên ......vị
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc đề.
- Thảo luận nhóm đôi
- Cho đại diện 2 nhóm thi ghép
- - 2 nhóm thực hiện
- Nhận xét.
D. Củng cố - dặn dò.
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị làm theo mấy bước, đó là những bước nào?
- Học sinh nêu 2 bước gồm:
b1: Tìm giá trị 1 phần
b2: Tìm giá trị nhiều phần.
- Ghi nhớ cách làm và làm bài tập về nhà tiết 119.
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
I. Mục tiêu:
 	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không được sâm phạm.
	2. Hành vi: Không sâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.
	3. Giáo dục: Có ý thức tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ ghi sẵn tình huống hoạt động 1.
	- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
- Hát.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Con đã làm gì để thực hiện tôn trọng đám tang.
- Học sinh nêu
- Nhận xét
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu.
2. Hoạt động 1: Sắm vai sử lý tình huống
Giáo viên dán tình huống lên bảng.
- Học sinh đọc.
- Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến.
- Nhóm em thấy: Nếu em là An, em sẽ nói gì với Mai? Vì sao?
- Học sinh nêu: ? - 4 nhóm.
- Cách giải quyết nào hay nhất?
- Bác Hải sẽ trách Mai vì xem thư của người khác mà không được cho phép, bác cho rằng Mai là người tò mò
- Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì? 
- Không được tự xem, phải tôn trọng
- KL: Chốt ý đúng, cách giải quyết hợp lý
* Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai
Giáo viên đưa ra các tình huống
- Yêu cầu học sinh đọc hành vi 1.
- Nhận xét gì về hành vi của Hải
- Yêu cầu đọc tình huống 2: Đưa ra ý kiến.
GV nhận xét kết luận: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng ta không được xâm phạm.
Hoạt động 3: TC : Nên hay không nên
- Giáo viên đưa ra bảng các tình huống như trong VBT
- HS th ...  trùng có bao nhiêu chân
- 6 chân
- Chân côn trùng có gì đặc biệt?
- Chia thành nhiều đốt
- Trên đầu côn trùng thường có gì?
- Mắt, râu, mồm 
GV: râu của côn trùng có tác dụng xác định phương hướng, đánh hơi con mồi
- Cơ thể côn trùng có xương sống không?
- Không có
- KL: Côn trùng là động vật không có xương sống, chúng có 6 chân và chân phân thành nhiều đốt. Phần lớn các loại côn trùng đều có cánh
- Học sinh nhắc lại
Hoạt động 2: Sự phong phú đa dạng về đặc điểm bên ngoài của côn trùng 
- Giáo viên hướng dẫn
- Học sinh quan sát thảo luận để rút ra kết luận
+ Côn trùng có nhiều màu sắc khác nhau
+ Chân côn trùng đều có 6 chân nhưng khác nhau: mập, mách.
+ Cách côn trùng khác nhau thì khác 
- Các nhóm trình bày
- Giáo viên nhận xét
Hoạt động 3: ích lợi và tác hại của côn trùng
- Yêu cầu học sinh kể tên 1 số loại côn trùng
- Kiến, dế mèn, ve sầu
- Học sinh thảo luận ghi làm 2 cột: côn trùng có lợi. Côn trùng có loại 
- Học sinh nêu
KL: 1 số loại như ong, tằm có lợi cho con người và cây cối (ong cho mật và để trứng, ấu trùng ong ăn trứng sâu bọ
- 1 số côn trùng có hại: bướm đẻ trứng sâu, châu chấu ăn lá cây, muỗi hút máu, truyền bệnh
Hoạt động kết thúc:
- Để diệt các loại côn trùng có hại ta làm như thế?
- Học sinh nêu:
+ Phun thuốc diệt
+ Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
+ Phát quang bụi rậm
+ Bảo vệ con vật diệt côn trùng
- Làm thế nào để bảo vệ côn trùng có lợi
- Học sinh nêu
C. Nhận xét - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
Toán
Tiết 124 : Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Củng cố kỹ năng giải bài có liên quan đến rút về đơn vị
	- Luyện kỹ năng viết và tính giá trị biểu thức
	- Giáo dục: cẩn thận, tự giác khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học:
	- Kẻ sẵn nội dung bài 3 lên bảng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập về nhà tiết trước
- 2 học sinh làm bài
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục luyện tập về giải toán liên quan đến rút về đơn vị
- Nghe giới thiệu xong - ghi bảng
- Nghe giới thiệu.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề
- 1 Học sinh đọc bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Yêu cầu học sinh tóm tắt và trình bày bài giải
- Học sinh thực hiện
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét cho điểm
Bài 2:
- Giáo viên yêu cầu 1 hs đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- Lát 6 căn phòng dùng 2550 viên gạch
- Bài toán yêu cầu gì?
- Lát 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch
- Học sinh tóm tắt rồi giải
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng
- Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
- Rút về đơn vị vì có bước 1 là bước rút về đơn vị
Bài 3:
- GV mở bảng có chép sẵn như Sgk
- Học sinh đọc và tìm hiểu đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
- Điền số thích hợp vào chỗ trống
- Ô thứ nhất em điền số nào? Vì sao?
- Số 8 - giải thích
- Học sinh làm tiếp
- GV chữa bài nhận xét
Bài 4:
- Gv yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu hs tự viết biểu thức rồi tính
- Học sinh thực hiện
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2009
Luyện từ và câu
Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời
Câu hỏi vì sao?
I. Mục tiêu:
	- Luyện tập về nhân hoá: nhân ra các hiện tượng nhân hoá bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các biện pháp nhân hoá
	- Ôn luyện câu hỏi vì sao? Đặt câu hỏi và trả lời được các câu hỏi vì sao?
	- Giáo dục: có ý thức dùng từ đặt câu
II. Đồ dùng dạy - học: - Ghi bảng BT1
Tên các sự vật con vật
Từ ngữ dùng để gọi các sự vật, con vật
Từ ngữ miêu tả các sự vật, con vật
	- Viết sẵn bài 2, 3
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm 5 từ chỉ hoạt động nghệ thuật?
- 5 từ chỉ các môn nghệ thuật
- 2hs tìm
- Giáo viên nhận xét - cho điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu.
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 hs đọc và 1 học sinh đọc đoạn thơ
- Trong đoạn thơ có những con vật, sự vật nào?
- Học sinh nêu: lúa, tre, đàn cò, gió, mặt trời 
- Mỗi sự vật, con vật trên được gọi bằng gì?
- Lúa- chị, tre- cậu; gió- cô, mặt trời- bác
- Nêu các từ ngữ hình ảnh tác giả dùng để miêu tả sự vật, con vật?
- Học sinh nêu
- Yêu cầu 5 học sinh làm bài.
- 5 hs lần lượt ghi 5 hình ảnh nhân hoá
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét. Chốt ý đúng
+ Cách nhân hoá các sự vật, con vật như vậy có gì hay?
- 2-3 học sinh TL
Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu 1 học sinh làm bảng 
-Lớp làm vở
- Nhận xét - cho điểm
Bài 3:
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: 1 học sinh hỏi 1 học sinh trả lời
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét - cho điểm
C. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2009
Tập làm văn
Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng nói: Quan sát hình ảnh minh hoạ lại lễ hội ( chơi đu và đua thuyền) hình dung và kể lại một cách tự nhiên sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
	- Rèn kỹ năng viết: viết đoạn văn
II. Đồ dùng học - dạy: 2 bức ảnh Sgk phóng to
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng kể lại câu chuyện: người bán quạt may mắn
- 2 học sinh kể
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
a. HD tả quang cảnh bức ảnh chơi đu
GV treo 2 bức ảnh
- Quan sát ảnh
- Mở câu hỏi gợi ý
1. ảnh chụp cảnh gì? Diễn ra ở đâu? vào thời gian nào
- Học sinh đọc câu hỏi
2. Quang cảnh trong ảnh có gì nổi bật
3. Hoạt động của mọi người diễn ra ntn?
GV đưa ra câu hỏi gợi mở ảnh 1: 
- Học sinh trả lời
- Trước cổng đình có treo gì? Có băng chữ gì?
- Treo cờ ngũ sắc, bằng chữ “ Chúc Mừng năm mới” 
- Mọi người đến xem chơi đu có đông không? Họ ăn mặc ra sao? Họ xem như thế nào?
- Người đến xem đông nghìn nghịt mọi người đều diện bộ cánh đẹp nhất tất cả đều chăm chú nhìn lên cây dù
+ Hãy tả hành động, tư thế của 2 người chơi đu
- 2 người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng
* ảnh 2
- Hỏi câu 1
- ảnh chụp cảnh hội đua thuyền diễn ra trên sông
- Trên sông có nhiều thuyền đua không? Thuyền dài hay ngắn? Trên mỗi thuyền có khoảng bao nhiêu người. Trông họ như thế nào?
- Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền làm khá dài, mỗi thuyền có gần 2 chục tay đua, họ đều là những chàng trai khoẻ mạnh, rắn rỏi
- Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng tốp người trên thuyền
- Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đổi tay để chèo thuyền
- Quang cảnh hai bên bờ sông ntn?
- HS trả lời.
- Cảm nhận của em về lễ hội
- Học sinh nêu
- Học sinh tả cho nhau nghe
C. Dặn dò:
- Về viết 1 đoạn vào vở
Toán
Tiền Việt Nam
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nhận biết được các tờ giấy bạc 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng
	- Bước đầu biết đổi tiền trong phạm vi 10.000
	- Biết cộng trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Phô tô tranh bài 3 - học sinh dán bảng
	- Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh làm bài 3, 4 tiết trước
- 2HS lên bảng.
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu bài.
2. Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng
- GV cho hs q/ sát từng tờ giấy bạc trên
- Quan sát và đọc giá trị của từng tờ
3. Luyện tập
Bài 1:
Gv yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát, các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền
- Học sinh làm bài theo cặp
- Chú lợn a có bao nhiêu tiền? em làm thế nào để biết?
- Giáo viên hỏi tương tự phần b,c
- Lợn a có 6.200 đồng. Em tính nhẩm 5000đ + 1000đ + 200đ = 6200đ
- Học sinh nhận xét
- GV nhận xét cho điểm
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh quan sát bài mẫu
- Học sinh quan sát
- Hướng dẫn mẫu: lấy 2 tờ 1000 đồng được 2000 đồng
- Học sinh làm tiếp. Nêu các cách lấy
- Đọc kết quả, nhận xét
- GV nhận xét
Bài 3:
- Y/ c hs xem tranh và nêu giá trị đồ vật
- Học sinh nêu
- Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào giá tiền ít nhất? đồ vật nào giá trị tiền nhiều nhất?
- ít nhất: 1000 đồng
- nhiều nhất: 8700 đồng
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh giá tiền của các đồ vật khác với nhau
- Học sinh so sánh
- Xếp các đồ vật theo thứ tự rẻ - đắt
- Thi đua xếp
- 2 dãy thi đua xếp 
- Nhận xét - đánh giá
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
Chính tả
Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
	- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn “ Đến giờ xuất phát ...trúng đích” trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ ch
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Viết 2 lần bài tập 2a lên bảng	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết.
- 2 Học sinh viết bảng: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trò.
- Lớp viết bảng con.
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Học sinh nghe giới thiệu.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Đọc đoạn văn 1 lần
- Theo dõi sau đó 1 học sinh đọc lại
- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
- Khi trống nổi lên thì cả 10 con voi lao đầu chạy, cả bầy hăng máu như bay, bụi cuốn mù mịt
b. Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Có 5 câu
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Học sinh nêu: Đến, cái, cả, bụi, các 
c. Hướng dẫn viết từ khó
Trong đoạn văn có những chữ nào khó viết?
- Chiêng trống, lầm lì, chậm chạp, khéo léo, điều khiển
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được
- Học sinh và viết
- GV nhận xét, sửa lỗi
d. Viết chính tả
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Giáo viên đọc, học viên viết
- Học sinh viết bài
e. Soát lỗi:
g. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: (Chọn phần a)
a. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 2 học sinh làm bảng, lớp làm nháp
- Học sinh đọc
- Nhận xét chốt lời giải đúng
- Giáo viên nhận xét
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của hs

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan25DCS.doc