Giáo án lớp 3 - Tuần 25 - Trường tiểu học Hoài Phú

Giáo án lớp 3 - Tuần 25 - Trường tiểu học Hoài Phú

MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

A-Tập đọc:

1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: -Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: vật, nước chảy, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã.

2-Rèn kỹ năng đọc hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.

-Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi vật của một người già với một người trẻ. Đô vật già đã chiến thắng bằng sự trầm tĩnh và kinh nghiệm của mình.

B-Kể chuyện:

1-Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

2-Rèn kỹ năng nghe: -Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 25 - Trường tiểu học Hoài Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2/20/2/
2012
1
Tập đọc
Hội vật
2
Kể chuyện
Hội vật
3
Âm nhạc
GVBM lên lớp
4
Thể dục
GVBM lên lớp
5
Toán
Thực hành xem đồnghồ (tt)
3/21/2/
2012
1
Toán
Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị
2
Chính tả
Nghe viết: Hội vật
3
Đạo đức
Ôn tập và thực hành kỹ năng Giữa học kỳ II
4
Anh văn
GVBM lên lớp
5
TN-XH
Động vật
4/22/2/
2012
1
Anh văn
GVBM lên lớp
2
Tập đọc
Hội đua voi ở TâyNguyên
3
Toán
Luyện tập 
4
LTVC
Nhân hóa – Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
5
HĐTT
5/23/2/
2012
1
Toán
Luyện tập 
2
Chính tả
Nghe viết: Hội đua voi ở TâyNguyên
3
TN-XH
Côn trùng
4
Thủ công
Làm lọ hoa gắn tường 
5
6/24/2/
2012
1
Thể dục
GVBM lên lớp
2
Toán
Tiền Việt Nam
3
Mỹ thuật
GVBM lên lớp
4
T.L Văn
Kể về lễ hội
5
Tập viết
Ôn viết chữ hoa S
6
HĐNGLL
Sơ kết tuần 
Ăn vóc học hay!
Thứ Hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN(§49): HỘI VẬT
. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
A-Tập đọc:
1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: -Đọc trôi chảy toàn bài. Chú ý các từ ngữ: vật, nước chảy, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã.
2-Rèn kỹ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi vật của một người già với một người trẻ. Đô vật già đã chiến thắng bằng sự trầm tĩnh và kinh nghiệm của mình.
B-Kể chuyện:
1-Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2-Rèn kỹ năng nghe: -Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
‚. CHUẨN BỊ: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK phóng to -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện đọc thi.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
30’
10’
10’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: Hai HS đọc lại bài Tiếng đàn và trả lời câu hỏi:
 +Thuỷ đã làm gì để chuẩn bị vào phòng thi?
 +Khung cảnh ngoài gian phòng được miêu tả như thế nào?
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Bài mở đầu chủ điểm lễ hội hôm nay, các em học chính là Hội vật. Có thể nói vật là môn thi phổ biến nhất, vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái hấp dẫn cho mọi người. Thi vật sẽ diễn ra như thế nào? Ai đã thắng? Để biết rõ chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc.
*Luyện đọc:
a-GV đọc diễn cảm toàn bài:
b-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu. Kết hợp luyện phát âm các từ theo mục tiêu.
-Đọc từng đoạn trước lớp.
+Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
*Hưóng dẫn tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
-Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+Cách đánh của Quắm đen và Cản Ngũ có gì khác nhau?
-Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
-Cho HS đọc thầm đoạn 4 và 5, trả lời:
+Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+Vì sao ông Cản Ngũ thắng?
*Luyện đọc lại:
-GV đọc lại đoạn 1 và đoạn 5, sau đó hướng dẫn HS đọc đúng 2 đoạn văn.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét.
-Theo dõi 
-HS đọc nối tiếp từng câu.
-Đọc nối tiếp từng đoạn.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS đọc theo cặp, mỗi em lần lượt đọc một đoạn.
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
-Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt. Xem tài ông Cản Ngũ, chen lấn nhau, quây kín sới vật, trèo lên những cây cao để xem.
-Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ tếu là chống đỡ.
-Ông Cản Ngũ bước hụt,Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình hình keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn khích ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc.
-Ông nghiêng người nhùn Quắm Đen, ông nắm khố anh, nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch.
-Vì ông bình tĩnh, ông có kinh nghiệm, mưu trí và do ông có sức khoẻ.
-HS luyện đọc đoạn 1 và 5.
-3HS thi đọc đoạn 3.
-1HS đọc lại cả bài. Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bình chọn.
3’
17’
3’
1’
1-GV nêu nhiệm vụ:
Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, các em hãy kể lại từng đoạn câu chuyện Hội vật. Khi kể, các em nhớ kể với giọng sôinổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2-Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh:
-Cho HS đọc yêu cầu và gợi ý của kể chuyện.
-GV nhắc lại yêu cầu: Các em đã đọc truyện Hội vật, các em dựa vào trí nhớ, dựa vào 5 gợi ý đã cho kể lại từng đoạn.
*Kể lại câu chuyện:
-Yêu cầu 1 HS kể mẫu.
-Yêu cầu kể trong nhóm
+HS kể cho bạn trong nhóm nghe.
-Yêu cầu HS kể trướclớp.
+Gọi 5 HS nối nhau kể lại câu chuyện.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
-Tuyên dương HS kể tốt.
4-Củng cố: -Nêu nội dung câu chuyện Hội vật.
(Cuộc thi vật của một người già và một người trẻ. Đô vật già đã chiến thắng bằng sự trầm tĩnh và kinh nghiệm của mình).
5-Dặn dò: Về nhà tiếp tục tập kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
-Chú ý lắng nghe.
-1HS đọc cả lớp theo dõi SGK.
-1HS giỏi kể trước lớp.
-HS chia nhóm 2, tập kể.
-5HS nối tiếp nhau thi kể. Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn cá nhân và nhóm kể hay nhất.
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
TOÁN(§121): THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (Tiếp theo)
. MỤC TIÊU: -Giúp HS củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)
-Củng cố kỹ năng xem đồng hồ (chính xác đến từng phút)
-Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán.
‚. CHUẨN BỊ: -Bảng phụ, phấn màu, mặt đồng hồ. -SGK, vở toán.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
11’
10’
10’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
-Một HS đọc lại giờ ở Bài tập 1?(Tiết 120)
-Hai HS nêu kết quả Bài tập 3?
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục thực hành xem đồng hồ (chính xác đến từng phút)
Bài tập 1:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi.
-GV đọc câu hỏi trong từng tranh và yêu cầu HS trả lời.
Bài tập 2:
-GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ A
+Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
+1 giờ 25 phút buổi chiều còn được gọi là mấy giờ?
+Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào?
-Yêu cầu HS tiếp tục làm bài
-Gọi HS chữa bài trước lớp.`
Bài tập 3:
-GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh trong phần a.
+Bạn Hà bắt đầu đánh răng, rửa mặt lúc mấy giờ?
+Bạn Hà đánh răng, rửa mặt xong lúc mấy giờ?
+Vậy bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút?
-GV hướng dẫn lại cho HS cả lớp cách xác định được khoảng thời gian 10 phút.
-GV tiến hành tương tự với các tranh còn lại.
4-Củng cố: -Một HS nêu lại kết quả Bài tập 1.
5-Dặn dò: -Về nhà xem lại các bài tập vừa thực hiện và chuẩn bị bài học sau.
-Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
-HS làm bài theo cặp trả lời câu hỏi.
a-Bạn An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.
b-Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 13 phút.
c-An đang học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút.
d-An ăn cơm chiều lúc 5 giờ 45 phút (6 giờ kém 15 phút)
e-An xem truyền hình lúc 8 giờ 8 phút.
g-An đi ngủ lúc 9 giờ 55 phút (10 giờ kém 5 phút)
-HS lần lượt trả lời.
-HS quan sát đồng hồ A.
-Đồng hồ A chỉ 1 giờ 25 phút.
-Còn được gọi 13 giờ 25 phút.
-Nối đồng hồ A với đồng hồ I.
-Làm bài vào vở.
-B nối với H; C nối với K; D nối với M; E nối với N; G nối với L.
-HS quan sát theo yêu cầu.
-Lúc 6 giờ.
-Lúc 6 giờ 10 phút.
-10 phút.
-Theo dõi.
b-Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút.
c-Từ 8 giờ đến 8 giờ 30 phút là 30 phút.
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
Thứ Ba ngày 21 tháng 2 năm 2012
TOÁN(§122): BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
. MỤC TIÊU: -Giúp HS biết cách giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán.
‚. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phấn màu -Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 3 SGK, SGK, vở toán.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
6’
6’
7’
7’
4’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 Một HS nêu lại kết quả bài tập 1 (Tiết 121 ).
 Một HS nêu lại kết quả bài tập 3.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em sẽ được làm quen với bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
*Hướng dẫn giải bài toán:
a-Bài toán 1:
-GV đọc bài toán, yêu cầu HS đọc lại.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn tính số mật ong có trong mỗi can ta phải làm phép tính gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
GV: Bài toán cho ta biết số mật ong có trong 7 can, yêu cầu tìm số lít mật ong trong 1 can, ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là bước về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau.
b-Bài toán 2:
-Gọi HS đọc đề bài.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Muốn tính số lít mật ong có trong 2 can trước hết chúng ta phải tính được gì?
+Biết số lít mật ong có trong 1 can, làm thế nào để tính số lít mật ong có trong 2 can?
-Yêu cầu HS trình bày bài giải.
+Trong bài toán 2 bước nào được gọi là bước rút về đơn vị?
GV: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước.
Bước 1: Tìm giá trị của một phần trong các các phần bằng nhau (thực hiện phép chia )
Bước 2: Tìm giá trị của của nhiều phần bằng nhau.
*Luyện tập, thực hành:
Bài tập 1:
-Gọi HS đọc đề bài.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gì?
+Yêu cầu HS làm bài.
Bài tập 2:
-Gọi HS đọc đề bài.
+Bài toán trên thuộc dạng toán nào?
-Yêu cầu HS giải bài toán.
Bài tập 3:
-Nêu yêu cầu của bài toán, sau đó cho HS tự xếp hình.
-GV kiểm tra, nhận xét.
4-Củng cố: Cho HS nêu các bước khi giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
5-Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập vừa thực hiện 
-1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
-Có 35 l mật ong đổ đều vào 7can.
Số lít mật ong có trong mỗi can.
-Ta làm phép chia.
-1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
Số lít mật ong có trong mỗi can là.
 35: 7 = 5 (lít )
 Đáp số: 5 lít mật ong.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
 ... g phụ, phấn màu, các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. -SGK, vở toán.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
10’
7’
6’
7’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
 Một HS làm miệng lại bài tập 1 (Tiết 124)
 Một HS lên bảng làm lại bài tập 2.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
*Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
-GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
*Luyện tập, thực hành:
Bài tập 1:
-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền.
+Chú lợn a có bao nhiêu tiền? Em làm thế nào để biết điều đó?
+GV hỏi tương tự với phần b, c.
Bài tập 2:
a-GV yêu cầu HS quan sát bài mẫu.
GV hướng dẫn: Lấy tờ bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. Trong bài mẫu, ta phải lấy 2 tờ bạc 1000 đồng để được 2000 đồng.
-Yêu cầu HS làm tiếp bài.
b-Có mấy tờ giấy bạc, đó là những loại giấy bạc nào?
+Làm thế nào để lấy được 10000 đồng? Vì sao?
+GV hỏi tương tự với các phần còn lại của bài.
Bài tập 3:
-Yêu cầu HS xem tranh và nêu giá của từng đồ vật.
-Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào có giá tiền ít nhất? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất?
-Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền?
-Em làm thế nào để tìm được 2500 đồng.
-Gía tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một chiếc lược là bao nhiêu tiền?
4-Củng cố: Cho HS nêu lại kết quả của bài tập 1.
5-Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập vừa thực hiện và chuẩn bị bài sau.
-HS quan sát 3 loại tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ.
-HS làm bài theo cặp.
a-Chú lợn a có 6200 đồng.Em tính nhẩm 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 6200 đồng.
b-Chú lợn b có 8400 đồng.
c-Chú lợn c có 4000 đồng.
-HS quan sát.
-Chú ý lắng nghe.
-HS làm bài.
-Có 2 tờ giấy bạc loại 5000 đồng.
-Lấy 2 tờ giấy bạc loại 5000 đồng thì được 10000 đồng. Vì 5000 đồng + 5000 đồng = 10000 đồng.
-HS trả lời 
-HS nêu: lọ hoa: 8700 đồng, lược:4000 đồng, bút chì: 1500 đồng, truyện: 5800 đồng, bóng: 1000 đồng.
-Bóng có giá tiền ít nhất.
-Lọ hoa có giá tiền nhiều nhất.
-Hết 2500 đồng.
-Lấy giá tiền quả bóng + giá tiền của bút chì.
-Gía tiền lọ hoa nhiều hơn giá tiền của chiếc lược là: 4700 đồng
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
TẬP LÀM VĂN(§25): KỂ VỀ LỄ HỘI
. MỤC TIÊU: Rèn kỹ năng nói:
-Dựa vào sự quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong SGK, HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
‚. CHUẨN BỊ: -Tranh ảnh minh hoạ trong SGK. -SGK, vở Tập làm văn.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
7’
15’
4’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
-2 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn, trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện
 +Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì?
 +Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ quan sát hai bức ảnh trong SGK. Sau đó, các em kể lại một cách tương ứng, dựng lại đúng, sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
*Hướng dẫn HS làm bài tập:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV viết lên bảng 2 câu hỏi sau:
+Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
-Cho HS chuẩn bị theo nhóm đôi
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và giới thiệu một cách trình bày:
+Ảnh 1: Đây là cảnh lễ hội vào năm mới ở một làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở trung tâm. Khẩu hiệu Chúc mùng năm mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Mọi người chăm chú ngước nhìn hai thanh niên vẻ tán thưởng.
+Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bong bóng bay nhiều màu được treo trên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là các thanh niên khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức, vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút.
4-Củng cố: Cho 2 HS trình bày, mỗi HS một bức ảnh.
5-Dặn dò: Về nhà viết lại những điều mình vừa kể. Chuẩn bị tốt cho tốt cho tiết Tập làm văn tuần tới.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS trao đổi nhóm đôi nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
-Nhiều HS tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội
-Lớp nhận xét, bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn.
-HS chú ý lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
TẬP VIẾT(§25): ÔN CHỮ HOA S
. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Củng cố cách viết chữ hoa S qua bài tập ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: 
-Viết tên riêng Sầm Sơn.
-Viết câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
‚. CHUẨN BỊ: -Mẫu chữ viết hoa S -Các chữ Sầm Sơn và câu ứng dụng viết trên dòng kẻ ô li.-Vở Tập viết 3-T2.
ƒ. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
8’
14’
4’
3’
1’
1-Ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
-2 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con các từ: Phan Rang, Rủ.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: Trong giờ Tập viết này, các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa S thông qua bài tập ứng dụng viết tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng.
*Hướng dẫn viết trên bảng con:
a-Luyện viết chữ hoa:
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
-Treo các chữ hoa S, C, T và gọi HS nhắc lại quy trình viết.
-GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
-Yêu cầu HS tập viết chữ S và các chữ C, T vào bảng con.
b-Luyện viết từ ứng dụng:
-Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
-GV giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
-GV viết mẫu, lưu ý cách viết
-Yêu cầu HS viết bảng từ ứng dụng.
c-Luyện viết câu ứng dụng:
-Yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng.
-GV: Câu thơ trên của nhà thơ Nguyễn Trãi. Câu thơ ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương)
-Yêu cầu HS tập viết chữ Côn Sơn, Ta.
*Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết:
-GV nêu yêu cầu:
+Viết chữ S: 1 dòng.
+Viết chữ C, T: 1 dòng.
+Viết chữ Sầm Sơn: 2 dòng.
+Viết câu ca dao: 2 lần.
-Yêu cầu HS viết vào vở. GV chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
*Chấm chữa bài:
-GV chấm nhanh từ 5 đến 7 bài.
-Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
4-Củng cố: -Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
-Cho HS nêu lại cách viết hoa chữ S.
5-Dặn dò: -Yêu cầu HS luyện viết thêm ở nhà. Học thuộc lòng từ và câu ứng dụng.
-Có các chữ hoa S, C, T
-2 HS nhắc lại quy trình viết, cả lớp theo dõi.
-Chú ý theo dõi.
-2 HS lên bảng viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
-1HS đọc: Sầm Sơn
-Lắng nghe.
-HS thực hiện.
-1 HS đọc:
 Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
-Lắng nghe.
-2 HS viết bảng, cả lớp viết bảng con.
-HS viết vào vở theo yêu cầu.
-Chú ý lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:
+Phương pháp và Hình thức tổ chức dạy học:
SINH HOẠT TẬP THỂ: SƠ KẾT TUẦN 25
. MỤC TIÊU: Thông qua hoạt động báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần và triển khai công tác tuần mới, giúp HS thấy được:
- Những ưu điểm, tích cực, tiến bộ cần duy trì, củng cố, phát huy, nhân rộng thêm cho cả lớp.
- Những khuyết điểm, toàn tại, hạn chế cịn kéo dài hoặc mới phát sinh cần khắc phục và chấm dứt.
Qua đó củng cố nền nếp, chất lượng rèn luyện hạnh kiểm, đạo đức, tác phong đúng đắn trong học tập, sinh hoạt, thực hiện nội quy nhà trường, quy định của lớp đề ra. 
‚. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
20’
10’
❶. Ổn định tổ chức: Cho lớp hát hoặc chơi trị chơi tập thể.
❷. Bài mới: 
 Giới thiệu bài mới: Nêu nội dung, yêu cầu, cách thức SHTT
‚ Nội dung bài mới: Tổ chức HS báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần 25:
a/Học tập: Các tổ, nhóm, cá nhân dẫn đầu về những mặt sau:
- Nghiêm túc học tập trong giờ Ôn bài 15 phút đầu giờ học.
- Thuộc bài cũ đầy đủ, làm đủ BT và bài làm trong giờ tự học.
- Chuẩn bị bài mới, chép bài mới đầy đủ, đầy đủ đồ dùng học tập, giữ sách vở sạch sẽ, viết chữ sạch đẹp.
- Trật tự, nghiêm túc, tập trung chú ý chăm chú nghe giảng, phát biểu xây dựng bài sơi nổi, tích cực tham gia trong hoạt động học tập của nhóm, có nhiều lần xung phong giải bài trên bảng lớp.
- Có nhiều lần phát biểu đúng, làm bài đúng có nhiều điểm khá giỏi hoặc điểm tiến bộ.
b/Hạnh kiểm, đạo đức, tác phong:
- Lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cơ giáo, người lớn dạy bảo.
- Đi học chuyên cần, khơng đi học trễ, thực hiện tốt ATGT.
- Cư xử hịa nhã, thân ái, đồn kết, quan tâm giúp đỡ bạn vượt khĩ, tiến bộ trong học tập và mọi mặt.
- Thực hiện đầy đủ và tốt 5 diều Bác Hồ dạy, nội quy nhà trường, quy định của lớp.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tốt. Lao động trực nhật lớp, lao động VSMT cuối tuần đầy đủ, tích cực, nhiệt tình.
❸. Triển khai công tác tuần 26:
a/Thực hiện tốt những nội dung đã nhận xét, đánh giá đã nêu.
b/Tập trung học Ôn các bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân các ghi nhớ, quy tắc, các dạng toán đã học.
c/Tập trung học Ôn các BT đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã học, đã Ôn, bài chưa học cùng chủ điểm.
d/Kiểm tra lại các HS cịn chưa thuộc bài cũ, bảng cộng, trừ, nhân nhiều lần để có biện pháp chấn chỉnh.
đ/ Vừa học vừa ôn tập để chuẩn bị kiểm tra định kỳ GHKII
❶ Cán sự điều khiển lớp
❷ Nghe, nhớ và chép đề.
 Nghe, nhớ
‚ Báo cáo, nhận xét, đánh giá các hoạt động:
+ Nghe, nhớ lời GV nhận xét, đánh giá.
+ Phát biểu ý kiến để báo cáo, bổ sung xây dựng lớp.
+ Đóng gĩp ý kiến gĩp ý cho các bạn tiến bộ.
+ Bình chọn bạn, nhóm, tổ có sự gưông mẫu, tích cực, tiến bộ dẫn đầu trong lớp cần tuyên dưông.
❸. Nghe, nhớ và chép

Tài liệu đính kèm:

  • doc25LOP3TUAN 25.doc