Mục tiêu:
• Củng cố những hành vi đạo đức đã học tuần 19 ,20 ,21 ,22,23,24
• Thực hành kĩ năng xử lí tình huống ,đồng tình ,không đồng tình những hành vi đạo đức đã học .
• Vận dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày ,đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế ,tôn trọng với khách nước ngoài ,tôn trọng đám tang .
II.Đồ dùng dạy học :
GV Phiếu giao việc
HS : Các thẻ xanh ,đỏ ,vàng ,bài thơ ,bài hát ,tiểu phẩm về đoàn kết thiếu nhi Quốc tế
III. Các hoạt động dạy và học :
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 25 Từ 27/2 - 02/03/2012 Thứ, ngày Tiết Môn học Tiết/CT Tên môn học Hai 27/02/2012 1 Đạo đức 25 Tôn trọng đám tang 2 Tập đọc 73 Hội vật 3 TĐ-KC 74 Hội vật 4 Toán 121 Thực hành xem đồng hồ (TT) 5 Chào cờ 25 Ba 28/02 1 Toán 122 Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị 2 Chính tả 47 Hội vật 3 Mỹ thuật 24 Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật 4 TN –XH 49 Động Vật 5 Thể dục 49 Nhảy dây kiểu chụm hai chân: Trò Chơi: “ném Trúng Đích” Tư 29/02 1 Tập đọc 75 Hội đua voi ở Tây Nguyên 2 Âm nhaïc 25 Học bài hát: Chị Ong Nâu và em bé. 3 Toán 123 Luyện tập 4 Tập viết 25 Ôn chữ hoa S 5 TBN Năm 01/03 1 Toán 124 Luyện tập 2 LT & Câu 25 Nhân hóa: ôn cách đạt và trả lời câu hỏi vì sao? 3 Chính tả 48 Nghe viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên 4 Thể dục 50 Trò Chơi: “ném Trúng Đích” 5 TBN Sáu 02/03 1 TLV 25 kể về lễ hội 2 Toán 125 Tiền Việt Nam 3 TN - XH 50 Côn trùng 4 Thủ công 25 Làm lọ hoa gắn tường 5 TBN 6 Sinh hoạt 25 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011 ĐẠO ĐỨC TIẾT 25: Thực hành kĩ năng giữa học kì 2 I.Mục tiêu: Củng cố những hành vi đạo đức đã học tuần 19 ,20 ,21 ,22,23,24 Thực hành kĩ năng xử lí tình huống ,đồng tình ,không đồng tình những hành vi đạo đức đã học . Vận dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày ,đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế ,tôn trọng với khách nước ngoài ,tôn trọng đám tang . II.Đồ dùng dạy học : GV Phiếu giao việc HS : Các thẻ xanh ,đỏ ,vàng ,bài thơ ,bài hát ,tiểu phẩm về đoàn kết thiếu nhi Quốc tế III. Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS trả lời câu hỏi bài Tôn trọng đám tang - Nếu gia đình của bạn học cùng lớp em ,có người mất em sẽ làm gì ? - Vì sao phải tôn trọng đám tang ? - GV nhận xét 3.Bài mới : 3.1.Giới thiệu bài : Thực hành kĩ năng giữa học kì 2 3.2. Các hoạt động : Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm - Cho các nhóm thảo luận và trình bày múa hát ,đọc thơ ,kể chuyện diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế . - Cho các nhóm thể hiện *GV kết luận : Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da ,ngôn ngữ ,điều kiện sống ,đều là anh em ,bè bạn cùng là chủ nhân tương lai của thế giới vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết và hữu nghị với thiếu nhi thế giới. Hoạt động 2 :Xử lí tình huống và đóng vai - GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận tình huống và đóng vai * Nhóm 1& 2 :Tình huống1 : Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập * Nhóm 3 & 4 : Tình huống 2 : Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh xe ô tô của khách nước ngoài ,vừa xem vừa chỉ trỏ ,em sẽ làm gì ? Yêu cầu đại diện các nhóm lên đóng vai * GV kết luận : Cần phải chào đón khách niềm nở ,không nên chỉ trỏ trêu chọc ,hoặc phá xe của khách nước ngoài .Và giao tiếp lịch sự với khách nước ngoài . Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ a)Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết b)Tôn trọng đám tang là tôn trọng những người đã khuất ,tôn trọng gia đình họ và những người đưa tang. c) Tôn trọng đám tanglà biểu hiện nếp sống văn hoá GV kết luận : Ý b,c đúng , ý c chưa đúng 4.Củng cố : - Yêu cầu HS nhắc laị hành vi đạo đức vừa thực hành . - GV nhận xét tiết học 5. Dặn dò : - Về nhà xem trước bài “ Tôn trọng thư từ ,tài sản của người khác . - Hát - 2 HS trả lời câu hỏi - HS thảo luận và trình bày múa hát ,đọc thơ ,kể chuyện diễn tiểu phẩm về tình đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế . - HS lắng nghe và nhắc lại - Các nhóm thảo luận và đóng vai - Đại diện các nhóm lên đóng vai - HS lắng nghe - HS lắng nghe và giơ thẻ, giải thích vì sao em tán thành ,vì sao em không tán thành - HS nhắc laị hành vi đạo đức - HS lắng nghe *************************** TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 73,74: Hội vật. I/ Mục tiêu : TẬP ĐỌC: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu,giữa các cụm từ. Hiểu ND: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già,giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. KỂ CHUYỆN: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK) II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Tranh minh họa, tranh ảnh thi vật (nếu có) , bảng phụ viết sẵn câu cần luyện đọc. Bảng phụ viết 5 gợi ý . Học sinh : SGK III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Tiếng đàn - Gọi 2 HS đọc tiếp nối bài : “Tiếng đàn” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 3. Bài mới: 3. 1.Giới thiệu bài: Y/c HS quan sát tranh trang 57 và nêu nội dung tranh, nêu chủ điểm. - GV giới thiệu bài: “Hội vật”. 3.2.LUYỆN ĐỌC. a.Đọc mẫu - GV đọc mẫu: b. Hướng dẫn luyện đọc: * Đọc từng câu: - Y/c HS đọc nối tiếp nhau từng câu (GV theo dõi để giúp HS sửa lỗi phát âm). - Đề nghị HS nhận xét (Khi phát hiện từ bạn đọc sai). - GV ghi các từ (HS nêu) lên bảng và hướng dẫn HS đọc đúng. * Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài này gồm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp - Đính bảng phụ ghi câu dài, hướng dẫn HS nghỉ hơi giữa các cụm từ. + Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình / nhìn Quắm Đen mồ hôi, / mồ kê nhễ nhại dưới chân. // Lúc lâu, / ông mới thò tay xuống / nắm lấy khố Quắm Đen, / nhấc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. // - Y/c HS giải nghĩa từ: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố. - Y/c HS HS tập đặt câu với “ tứ xứ”. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp (lần 2). * Đọc từng đoạn trong nhóm: - Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 5 . - GV đến từng nhóm để quan sát. * Thi đọc giữa các nhóm: 3.3. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI Đoạn 1: Gọi 1 HS đọc đoạn 1 - Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? Đoạn 2: Gọi 1 HS đọc đoạn 2 - Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau? Đoạn 3 : Gọi 1 HS đọc đoạn 3 - Việc ông Cản Ngũ bước hụt, đã làm thay đổi keo vật như thế nào? Đoạn 4 và 5: 1 HS đọc đoạn 4 và 5 - Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? - Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng? Nêu nội dung bài? 3.3.LUYỆN ĐỌC LẠI * Y/c HS đọc lại với yêu cầu cao hơn. + Đọc nghỉ hơi đúng và đọc đúng các kiểu câu. + Đọc diễn cảm đoạn 2 ( GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm, đọc mẫu rồi gọi HS đọc) + Thi đọc cả bài. - GV nhận xét. KỂ CHUYỆN - Gọi HS đọc yêu cầu và 5 gợi ý. - Gọi 1 HS kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện. - GV nhận xét và rút kinh ngiệm cho HS. - Y/c HS họp nhóm 5 và tập kể chuyện. - Gọi 5 HS kể trước lớp. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét,tuyên dương. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại ND bài. - Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: + Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. + Chuẩn bị :Xem trước bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” - Hát - 2 HS đọc tiếp nối bài : “Tiếng đàn” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - HS nêu nội dung tranh, chủ điểm. - HS đọc thầm theo dõi trong SGK. - HS đọc nối tiếp từng câu. Cả lớp theo dõi để phát hiện từ bạn đọc sai. - HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa đúng. - HS luyẹân đọc từ. - 5 đoạn. - 5 HS đọc. - HS đọc đúng về cách ngắt nghỉ hơi . -Vài HS đọc lại câu. - HS nêu phần chú giải. - HS tập đặt câu với “ tứ xứ”. - HS luyện đọc. - HS luyện đọc trong nhóm 5. (Mỗi em đọc một đoạn, thay phiên nhau). - HS nghe bạn đọc và góp ý. - 1 HS đọc - Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, - 1 HS đọc - Quắm Đen : lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. - 1 HS đọc - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời. - 1 HS đọc - HS trả lời. - HS thảo luận nhóm và trả lời. - Câu chuyện là cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. - 5 HS đọc - HS đọc - HS thi đọc hay. HS khác nhận xét. - 1 HS kể mẫu. HS khác nhận xét. - HS tập kể theo nhóm 5. - 5 HS nối tiếp nhau kể chuyện. - HS nhận xét . - HS kể toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét. Tuyên dương. - HS nghe. **************************** TOÁN TIẾT 121: Thực hành xem đồng hồ (TT) I/ Mục tiêu : Nhận biết được về thời gian(thời điểm,khoảng thời gian) Biết xem đồng hồ,chính xác đến từng phút(cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã) Biết thời điểm làm công việc hằng ngày của HS Làm BT1,2,3 II/ Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Phấn màu -Mặt đồng hồ (có các vạch chia phút) 2. Học sinh : VBTT . III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng đọc giờ trên đồng hồ ,GV quay kim đồng hồ . - Gọi 1 HS lên bảngquay kim đồng hồ chỉ 8giờ 15’ ,5 giờ 20’ ,4 giờ kém 13’ - GV nhận xét- Ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài : - Trong giờ học này các em tiếp tục thực hành xem đồng hồ . 3.2. Hướng dẫn thực hành Bài 1: Bước 1: - GV hỏi :Bài tập y/c chúng ta làm gì ? - GV y/c 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh , sau đó 1 HS hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi. HS kia phải kiểm tra được bạn trả lời đúng hay sai, nếu sai thì giải thích cho bạn vì sao lại sai. Bước 2: - GV hỏi đọc câu hỏi trong từng tranh và y/c HS trả lời. - Sau mỗi lần HS trả lời GV y/c HS nhận xét về vị trí các kim đồng hồ trong từng tranh : a. Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 5 phút . b. Nêu vị trí kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 45 phút . - GV hỏi tương tự với các tranh còn lại của bài . Lưu ý ở tranh d và cũng hướng dẫn các em đếm vạch để tính số phút . Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - GV y/c HS quan sát đồng hồ bên trái và hỏi:-Đồng hồ này chỉ mấy giờ ? -5 giờ 3 phút buổi chiều còn được gọi là mấy giờ ? -Vậy ta nối đồng hồ bên trái với đồng hồ nào ? - GV y/c HS tiếp tục làm bài . - GV gọi HS chữa bài trước lớp . - GV nhận xét . Bài 3: - GV y/c HS quan sát 2 tranh . - Hà đánh răng ,rửa mặt trong bao nhiêu phút? - Từ 7giờ kém 5 phút đến 7 giờ là bao nhiêu phút ? -Vậy chương trình “phim hoạt hình “ kéo dài trong bao nhiêu phút ? - GV hướng dẫn lại cho HS cả lớp cách xác định được khoảng thời gian 30 phút 4. Củng cố: - GV tổng kết giờ học ,những HS tích cực tham gia xây dựng bài , nhắc nhở những HS còn chưa chú ý . - GV nhận xét tiết học ... giấy bạc trong hệ thống tiền tệ Việt Nam . 3.2. Giới thiệu các tờ giấy bạc: - 2000 đồng , 5000 đồng , 10 000 đồng - GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc . 3.3. Luyện tập,thực hành Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài - GV y/c 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền . - Chú lợn 1 có bao nhiêu tiền?Em làm thế nào để biết điều đó ? - GV hỏi tương tự với phần 2, 3 Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài - GV y/c HS quan sát bài mẫu . - GV hướng dẫn:Bài tập y/c chúng ta lấy các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải . - Y/c HS làm tiếp bài . - Làm thế nào để lấy được 10 000 đồng ? Vì sao ? - GV hỏi tương tự với các phần còn lại của bài - GV nhận xét chữa bài . Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài - GV y/c HS xem tranh và nêu giá của từng đồ vật a. –Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào có giá tiền ít nhất ? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất ? b) –Mua một quả bóng và một chiếc bút chì thì hết bao nhiêu tiền ? - Em là thế nào để tìm được 2500 đồng ? c) –Gía tiền của 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là bao nhiêu ? 4. Củng cố: - GV tổng kết giờ học , tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài 5. Dặn dò: + Chuẩn bị :Xem trước bài “ Luyện tập“ - Hát - 2 HS lên bảng thực hiện ,cả lớp làm bài vào bảng con - HS nghe. - Quan sát 3 loại tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ . - Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền? - HS làm bài theo cặp. - Chú lợn 1 có 6200 đồng.Em tính nhẩm 5000 đồng + 1000 đồng +200 đồng = 6200 đồng . - Chú lợn 2 có 8400 đồng vì 5000 đồng + 1000 đồng + 1000 đồng + 1000 đồng 200đồng + 200 đồng = 8400 đồng . - HS trả lời . - 1 HS đọc - HS quan sát . - HS nghe GV hướng dẫn . - HS làm bài. - HS trả lời . - Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau - HS nêu . - Đồ vật nào có giá tiền ít nhất làbóng bay, giá 1000 đồng. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa âgiá 9000 đồng . - Hết 2500 đồng . - 1500 đồng + 1000 đồng = 2500đồng - HS trả lời câu hỏi . 8700 đồng – 4000 đồng = 4700 đồng - HS nghe. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 50: CÔN TRÙNG I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người Kĩ năng: Nêu được một số cách tiêu diệt côn trùng có hại Thái độ : Có ý thức bảo vệ côn trùng có ích * HĐNG: Qua bài học giúp cho HS nhận ra được sự phong phú đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên và ích lợi cũng như tác hại của chúng đối với con người. II/ Chuẩn bị : Giáo viên : các hình trong sgk, tranh ảnh sưu tầm thêm Học sinh : SGK, sưu tầm một số tranh ảnh về côn trùng III/ Các hoạt động dạy và học: HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Đông vật 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Côn trùng 3.2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Thảo luận Bước 1: - GV chia lớp thanh nhóm 6, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 96, 97 và trả lời câu hỏi trong SGK/ 96 - Gọi 1 HS đọc câu hỏi thảo luận - Chỉ đầu, ngực, bụng, chân, cánh(nếu có) của một số côn trùng trong hình. Con nào có ích? Con nào có hại? Bước 2 : Làm việc cả lớp - GV hỏi HS: + Côn trùng có bao nhiêu chân? Chân côn trùng có gì đặc biệt không? Chân côn trùng có gì đặc biệt không? -Trên đầu côn trùng thừơng có gì? -> Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn. - Cơ thể côn trùng có xương sống không? - Kết luận: Côn trùng là động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành nhiều đốt. Phần lớn các lòai côn trùng đều có cánh. - Gọi 1 HS đọc mục : Bạn cần biết / 97 Hoạt động 2 : Ích lợi và tác hại của côn trùng Bước 1: - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3, được chia thành 3 cột. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận để phân lọai ra những côn trùng mà các em biết hoặc sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại, và nhóm không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. Bước 2: - Yêu cầu các nhóm đính kết quả lên bảng và trình bày kết quả. Yêu cầu HS giải thích tại sao loài côn trùng đó có hại hoặc có lợi như thế nào - Kết luận: Côn trùng ( như ong, tằm) có lợi cho con người và cây cối ( ong cho mật va đẽ trứng, ấu trung ong ăn trứng sâu bọ). Một số loài côn trùng có hại (như bướm đẻ trứng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt hút máu và truyền bệnh cho người và động vật,Một số loài côn trùng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống con ngươiø Bước 3 :- Yêu cầu hs suy nghĩ cách tiêu diệt, hạn chế sự phát triển của các côn trùng có hại cho sức khỏe của con người như : muỗi, gián, ruồi; các côn trùng có hại cho cây cối, mua màng như: chấu chấu, sâu ăn lá, sâu đục thân, - Gọi HS trình bày * Kết luận: Đối với những côn trùng có hại cho sức khỏe như gián, ruồi, muỗi chúng ta có thể phun thuốc diệt, thường xuyên quét dọn sạch sẽ nhà cửa, đường làng, ngõ xóm; phát quang bụi rậm, khơi thông công rãnh để chúng không phát triển được. Vớ các lòai côn trùng có hại cho mùa màng, dùng thuốc diệt hoặc dùng các con côn trùng khác đê tiêu diệt ( thiên địch) 4. Củng cố: + Gọi 1 HS đọc lại mục : Bạn cần biết. + Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: + Tìm hiểu cách nuôi ong và quan sát đặc điểm bên ngoài của tôm cua. + Chuẩn bị :Xem trước bài :Tôm, cua - Hát - HS nghe. - 1 HS đọc - Các nhóm thảo luận. Mỗi HS nói về 1 hình - 6 chân. Chân chia thành các đốt. - có mắt, râu, mồm, - không có xương sống - HS nghe. - 1 – 2 HS đọc - Các nhóm thảo luận - HS nghe. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc THỦ CÔNG Tiết 25: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : HS biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. 2. Kỹ năng : Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỹ thuật. 3. Thái độ: Hứng thú với giờ học làm đồ chơi. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa. Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa. Tranh quy trình làm lọ hoa. Học sinh : Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo. III/ Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra dụng cụ HS 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : Làm lọ hoa gắn tường. 3.2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường ,hỏi:Lọ hoa có mấy phần? - Cho HS mở dần lọ hoa gắn tường và yêu cầu HS nhận xét: + Tờ giấy làm lọ hoa có hình gì ? + Tờ giấy được gấp như thế nào? + Các nếp gấp ra sao? + Phần đáy lọ hoa so với phần thân như thế nào? + Phần đáy là phần giấy làm từ đâu? - HD HS làm *Bước 1: - Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô lên bàn, mặt màu ở trên .Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa (H1) Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy(H2, 3, 4) * Bước 2 : Tách phần gấp để lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. - Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa(H5). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa. - Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V(H6). - Lưu ý : miết mạnh các nếp gấp. * Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường. - Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa. - Bôi đều vào nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa . Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như H 7 và dán vào tờ bìa. - Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn . - Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa. Chú ý : - Dán chụm đế lọ hoa đểcành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. - Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí . - Yêu cầu HS nhìn lên bảng quy trình và nêu lại các bước, các thao tác phải làm. - GV cho HS thực hành làm bằng giấy nháp. - GV quan sát, giúp đỡ thêm cho HS. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: + Về nhà thực hành tập gấp lọ hoa . + Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo để học bài “Làm lọ hoa gắn tường (tt)” - Hát - HS làm theo yêu cầu - HS quan sát. - Lọ hoa có 2 phần : thân lọ và đáy lọ. - Hình chữ nhật. - Gấp như gấp quạt. - Các nếp gấp đều nhau. - Đáy lọ hoa ngắn hơn phần thân . - Phần đáy ø là một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều. - HS quan sát - HS nhìn lên bảng quy trình và nêu lại các bước, các thao tác phải làm. - HS thực hành làm bằng giấy nháp - HS nghe. Tiết 25: SINH HOẠT TẬP THỂ I)MỤCTIÊU - Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần qua . - Phổ biến công tác tuần tới II) Chuẩn bị - GV Tổng hợp ưu điểm ,và những tồn tại của học sinh trong tuần qua - HS :Tự nhận xét chất lượng học tập ,và các hoạt động III) LÊN LỚP 1.Tổng kết những ưu khuyết điểm trong tuần qua - Lớp trưởng cùng với tổ trưởng báo cáo công tác thi đua của tổ ,của lớp trong tuần qua - GV nhận xét nhắc nhở thêm + Các em cần ổn định nề nếp học tập , còn một số em còn thiếu dụng cụ học tập . + Một số em còn nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học ,chưa nghiêm túc trong giờ học . + Sinh hoạt 15’ đầu buổi một số em thực hiện nghiêm túc + Trong tuần qua có nhiều em cố gắng học tập ,ngoan ngoãn ,vâng lời ,biết giúp đỡ bạn trong học tập + Một số em phát biểu ý kiến xây dựng bài ,học thuộc bài . 2)Kế hoạch tuần tới - Học chương trình 26 - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập và nề nếp ra vào lớp - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Tham gia phụ đạo HS yếu,và bồi dưỡng HS giỏi của lớp - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK ,bảng con ,giấy thủ công ,viết . - Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc - Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ . TIẾNG BAH NAR (Thầy Hinh
Tài liệu đính kèm: