Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học Lâm Quang Thự

Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học Lâm Quang Thự

TOÁN (T 121) : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tt)

I/ Mục tiêu: Giúp hs:

- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).

- Biết xem đồng hồ chính xác từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).

- Biết thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh.

- Biết quý trọng thời gian.

II/ Đồ dùng dạy học:

• Đồng hồ.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Trường Tiểu học Lâm Quang Thự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN (T 121) : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tt)
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
- Biết xem đồng hồ chính xác từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
- Biết thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh.
- Biết quý trọng thời gian.
II/ Đồ dùng dạy học:
Đồng hồ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 2’
 28’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh làm bài: Bài 2, 3 SGK/123, 124.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Thực hành xem đồng hồ.
2. Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gọi 5 học sinh nêu miệng.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
Bài 2: 
Trò chơi: Nối đồng hồ nhanh
- GV yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ.
- Chia 2 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh, thời gian 3 phút, các em sẽ nối đúng, nhanh, nhóm nào thắng cuộc thì được tuyên dương.
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ.
- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem bài lại.
- Dặn dò tiết sau.
- 2 học sinh lên bảng. Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc.
- 5 học sinh nêu miệng.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
TUẦN 25: Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN : HỘI VẬT
I/ Mục tiêu: 
A. Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời được các CH trong SGK ).
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước ( SGK).
*BVMT: Cho HS biết Hội vật có lợi cho sức khỏe, mang lại niềm vui, thoải mái,sức hấp dẫn...
II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ. Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3-5’
 3’
 29’
 10’
 10’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài: Tiếng đàn.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hội vật.
2. Hoạt động 1: Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Đọc từng câu, luyện từ khó.
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Luyện đọc từ khó: nước chảy, thoắt biến, khôn lường, keo vật, khổ.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Giải nghĩa từ: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khổ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
Cho học sinh chia nhóm.
- Đọc đồng thanh cả bài.
 3.Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Đ1:
Hỏi:
- Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sôi động của hội vật ?
Đ2:
- Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
Đ3:
- Việc ông Cản Ngũ bước hụt để làm thay đổi keo vật như thế nào ?
Đ4, 5:
- Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào ?
- Vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ?
- GV lồng ghép giáo dục cho hs biết: Hội vật có lợi ích cho sức khỏe, mang lại niềm vui, thoải mái, sức hấp dẫn cho con người.
4.Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
- GV chọn Đ1, 5 cho học sinh đọc.
- Cho học sinh thi đọc.
- Cho cả lớp đọc lại cả bài.
- Nhận xét.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh đọc từ.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- 1 học sinh đọc chú giải.
- Đọc mỗi em 1 đoạn.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Tiếng trống dồn dập, người xem đông  chảy  người chen lấn nhau, quây lấn quanh sới vật.
- Đọc thầm.
Quắm Đen lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết.
Cản Ngũ chậm chạp lớ ngớ, chống đỡ.
Quắm Đen luồn qua 2 cánh tay ông, ôm 1 bên chân ông bốc lên.
Người xem phấn chấn, reo ồ lên, chắc ông Cản Ngũ thua cuộc.
Ông nhìn Quắm Đen, nắm khố anh, nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch.
Vì ông bình tĩnh, có kinh nghiệm, mưu trí, có sức khoẻ.
- HS lắng nghe
Học sinh đọc.
3 học sinh thi đọc.
1 học sinh đọc cả bài.
Lớp lắng nghe.
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
15’
 3’
5.Hoạt động 4: 
GV nêu nhiệm vụ:
- Dựa vào trí nhớ, hãy kể lại từng đoạn chuyện Hội vật.
6.Hoạt động 5:
Hướng dẫn học sinh kể:
- Cho học sinh đọc yêu cầu và gợi ý kể chuyện.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho học sinh tập kể.
- Học sinh thi kể.
- Nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân nghe.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh kể cá nhân.
- Kể nối tiếp.
- Lớp nhận xét.
 Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
CHÍNH TẢ (Nghe viết ) : HỘI VẬT 
I/ Mục tiêu: 
- Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu 
bằng tr/ch (hoặc từ chứa tiếng có vần ưt/ưc) theo nghĩa đã cho.
- Giúp HS biết cách trình bày bài văn, rèn kĩ năng viết chữ.
II/ Đồ dùng dạy - học:Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 2’
 20’
 8’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ: GV đọc
- Nhún nhảy, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy - học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Hội vật.
 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả.
H: Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ?
- Luyện viết từ: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình.
b. GV đọc cho học sinh viết:
Nhắc tư thế ngồi.
GV đọc chậm từng câu, từng cụm từ.
c. Chấm, chữa bài:
- Cho học sinh tự chữa lỗi.
- Chấm 5 - 7 bài. Nhận xét bài.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
BT 1/VBT/31: Câu a:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Gọi 3 học sinh nêu.
- Lời giải: Trăng trắng, chăm chỉ, chong chóng.
Câu b: Lời giải: Trực nhật - trực ban - lực sĩ, vứt.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp viết bảng con.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc lại.
- Đầu câu, tên riêng: Cản Ngũ, Quắm Đen.
- HS viết
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh tự chữa lỗi.
- 1 học sinh đọc.
- 3 học sinh nêu miệng.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
- Làm VBT/31.
TOÁN (T 122) : BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách giải các bài toán có liên quan đến rút đơn vị.
- Thực hiện chính xác các kết quả khi tính toán.
- Cẩn thận khi làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học: 8 hình tam giác vuông, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 2’
 12’
 15’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 học sinh: Bài 2, 3 SGK/126.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
2. Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
a. Bài tập 1: 
- GV đọc, yêu cầu học sinh đọc lại.
- Bài toán cho ta biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tính số mật ong có trong mỗi can, ta phải làm phép gì ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng.
b. Bài tập 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tính số mật ong có trong 2 can, trước hết phải tính gì ?
- Làm như thế nào để tính số mật ong có trong 1 can ?
- Số lít mật ong có trong 1 can là bao nhiêu ?
- Biết số lít mật ong có trong 1 can, làm thế nào để tính số mật ong có trong 2 can ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng.
Hỏi:
- Trong bài toán này bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ?
GV:
- Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước:
Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau (phép chia).
Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau.
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: VBT/40.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán.
- Bài toán cho ta biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tính 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc, ta phải tìm gì trước ?
- Làm như thế nào để tính số viên thuốc có trong 1 vỉ thuốc ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng.
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
- Bài toán trên thuộc dạng toán nào ?
- Bước rút về đơn vị trong bài toán trên là bước nào ?
Bài 2: 
Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
Bài toán trên thuộc dạng toán nào ?
Gọi 1 học sinh nêu miệng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm thêm bài tập.
- Dặn dò tiết sau.
- 2 học sinh lên bảng. Lớp theo dõi, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc lại.
- 35 lít mật ong đổ đều vào 7 can.
- Số lít mật ong có trong mỗi can.
- Chia, đều thành 7 phần bằng nhau.
-1 học sinh lên bảng. Lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc.
- 7 can chứa 35 lít mật ong.
- Số lít mật ong có trong 2 can.
- Tính số mật ong có trong 1 can.
- Lấy mật ong có trong 7 can chia cho 7.
- Số lít mật ong có trong 1 can là: 35 : 7 = 5 (l).
- Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân lên 2 lần: 52 = 10 (l).
- 1 học sinh lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
Tóm tắt:
7 can : 35 l
2 can :  l ?
Bài giải:
Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l).
Số lít mật ong có trong 2 can là: 52 = 10 (l).
ĐS: 10 lít.
- Tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị.
- Học sinh nhắc lại. Lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc.
- 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ.
- 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc ?
- Tính số viên thuốc có trong 1 vỉ thuốc.
- Thực hiện phép chia: 24 : 4 = 6 (viên thuốc).
- 1 học sinh lên bảng. Lớp làm VBT
Tóm tắt:
4 vỉ : 24 viên.
3 vỉ :  viên?
Bài giải:
Số viên thuốc có trong 1 vỉ thuốc là: 24 : 4 = 6 (viên thuốc).
Số viên thuốc 3 vỉ thuốc có là:
6 x 3 = 18(viên thuốc)
ĐS: 18 viên thuốc.
- Liên quan rút về đơn vị.
- Tìm số viên thuốc có trong 1 vỉ thuốc 
1 học sinh đọc.
Có liên quan đến rút về đơn vị.
1 học sinh nêu.
Lớp theo dõi, bổ sung.
Tóm tắt:
7 bao : 28 kg gạo 
5 bao :  kg gạo ?
Bài giải:
Số kg gạo 1 bao có là:
28 : 7 = 4 (kg).
Số kg gạo 5 bao có là:
54 = 20 (kg).
ĐS: 20 kg.
- Lắng nghe
 Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2011
TẬP ĐỌC (T 99): HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. ( trả lời được các CH trong SGK).
*BVMT: HS hiểu được nét sinh hoạt độc đáo của đồng bào Tây Nguyên, nét thú vị, bổ ích của hội đua voi.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh.
III/ Các hoạt động  ... khiển trò chơi. Cả lớp cùng thực hiện
- GV nhận xét.
2.Nhận xét, đánh giá tuần 25:
- Các tổ trưởng lần lượt nêu ưu khuyết điểm của tổ mình.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV tổng kết, đánh giá từng mặt:
- Trong tuần qua, các em đi học đầy đủ, chuyên cần.
- Nề nếp lớp đảm bảo
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh, trật tự, thẳng hàng.
- Đồ dùng chưa đầy đủ khi đến lớp
- Đa số các em học tập chăm chỉ, phát biểu xây dựng bài tốt, mang theo đầy đủ dụng cụ học tập. Tuy nhiên vẫn còn một số bạn chưa mạnh dạn trong việc tham gia xây dựng bài
- Vẫn còn một số em đọc còn chậm.
- Chưa thuộc bảng nhân, chia.
- Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.
- Đôi bạn giúp đỡ nhau có tiến bộ.
- Trực nhật lớp chưa tốt, cửa kính còn nhiều bụi bẩn, trực khu vệ sinh sạch sẽ.
- Một số em chưa tự giác trong công việc.
- Tham gia các hoạt động do đội tổ chức: thu gom lon bia nộp về đội.
3.Triển khai công tác tuần 26: (GV triển khai xong, cho HS nhắc lại)
- Tiếp tục duy trì nề nếp lớp.
- Truy bài đầu giờ.
- Kèm cặp, giúp đỡ HS yếu, HSKT.
- Kiểm tra bảng cửu chương.
- Phân công trực khu vệ sinh.
- Tiếp tục phong trào kế hoạch nhỏ.
- Vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Kiểm tra vệ sinh cá nhân.
- Nhắc nhở HS hoàn thành các khoản thu.
4.Sinh hoạt theo chủ điểm:
- Hát múa về mùa xuân.
5.Nhận xét, dặn dò: GV nhận xét tiết sinh hoạt, dặn dò cho tiết sinh hoạt sau 
LUYỆN ĐỌC: HỘI VẬT
I.Mục tiêu:
- Ôn lại bài tập đọc đã học: Hội vật.
- Đọc to, phát âm rõ, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay....
- Yêu thích giờ học.
II.Các hoạt động dạy học:
T/gian
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1’
 10’
 8’
 15’
 3’
1.Giới thiệu bài:
- GV gt và nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở sgk 
- GV đọc mẫu
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu
- HD HS đọc đúng một số từ khó đọc trong bài
- GV cho HS đọc từng đoạn
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc đoạn trước lớp.
GV theo dõi và nhắc nhở thêm cho những em đọc còn yếu và đọc nhỏ cố gắng hơn
3.Luyện đọc diễn cảm:
- Cho HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn bất kì trong bài
- GV nhận xét những em có giọng đọc tốt, đọc diễn cảm và tuyên dương.
4.Dạy đọc kết hợp LTVC:
- Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn trong bài có câu văn hay.
- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời:
- GV yêu cầu HS:Tìm từ chỉ hoạt động có trong bài
+Tìm câu văn trong bài theo mẫu câu Ai làm gì ? đã học
- GV nhận xét, tuyên dương
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
- HS lắng nghe
- Cả lớp mở sgk
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS đọc từng đoạn
- HS tập đọc đoạn trong nhóm
- Các nhóm thi đọc 
Lớp nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất
- Thi đọc diễn cảm.
- HS theo dõi
- HS tìm và trả lời
- HS trả lời
 HS tìm và nêu...
 LTVC(Tăng cường): NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH: VÌ SAO ?
I/ Mục tiêu:
Nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.
Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ? 
Trả lời đúng 2-3 câu hỏi Vì sao ? trong BT3
GD hs giữ vở sạch đẹp.
II.Các hoạt động dạy học:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 30’
 2’
A.Giới thiệu bài, ghi bảng
B.Bài mới:
Bài 1: GV viết đoạn thơ lên bảng
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
 Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
 Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
a. Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa?
Cho lớp thảo luận nhóm 4 trong 5 phút
GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Xác định bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
a. Lan phải nghỉ học vì bạn ấy bị ốm.
b.Cô ấy buộc phải làm phẫu thuật vì bệnh của cô ấy rất nặng.
c. Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
- GV chấm 1 số vở, nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
HS lắng nghe
HS đọc đoạn thơ 
Lớp thảo luận nhóm 4
Đại diện 2 nhóm làm bảng phụ đính bảng
Lớp nhận xét
Sự vật dược nhân hóa
Từ thể hiện nhân hóa
Tre
- Vươn mình, đu, hát
- Yêu nhiều, không đứng khuất.
- thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu
- Thương nhau, không ở riêng
HS làm bài vào vở.
 - Lắng nghe
TẬP LÀM VĂN : KỂ VỀ LỄ HỘI
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
- Học sinh kể tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong 1 bức ảnh.
- Giáo dục HS biết giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa của dân tộc.
*KNS : Các KNS cơ bản được giáo dục : tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp : lắng nghe và phản hồi tích cực.
Các PPDH tích cực có thể sử dụng : làm việc nhóm- chia sẻ thông tin, trình bày 1 phút, đóng vai.
II/ Đồ dùng dạy - học:
Tranh.
III/ Các hoạt động dạy - học:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 2’
 28’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện người bán quạt may mắn.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy - học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Kể về lễ hội.
 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
GV gắn 2 câu hỏi:
- Quang cảnh trong từng bức như thế nào ?
- Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
Cho học sinh thảo luận theo cặp.
(KNS: tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin)
Cho học sinh trình bày.
 (KNS: lắng nghe và phản hồi )
Nhận xét và chốt lại.
Ảnh 1: Đây là quang cảnh lễ hội đầu năm mới ở một vùng quê. Mọi người đến xem lễ hội tấp nập. Ngay trung tâm là 1 lá cờ ngũ sắc bay phất phơ, và khẩu hiệu đổ băng chữ vàng nổi lên với hàng chữ Chúc mừng năm mới. Nổi bật nhất là hình ảnh của hai anh thanh niên tay nắm chắc đu và đang đu, họ bay bổng trên cao, mọi người nhìn theo và trầm trồ khen ngợi.
Ảnh 2: Khung cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Với 1 chùm bóng bay đủ màu sắc được gắn bên bờ sông làm cho cảnh thêm sông động. Những chiếc thuyền cùng thợ đua đang lướt nhanh trên sông, hai bên bờ là người xem đứng cổ vũ.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau.
2 học sinh lên bảng kể.
Lớp theo dõi, nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh trao đổi theo cặp.
Học sinh nối tiếp nhau trình bày.
 - Lắng nghe
TẬP LÀM VĂN (Tăng cường): KỂ VỀ LỄ HỘI
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
- Học sinh kể tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong 1 bức ảnh.
- Giáo dục HS biết giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa của dân tộc.
*KNS : Các KNS cơ bản được giáo dục : tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin, giao tiếp : lắng nghe và phản hồi tích cực.
Các PPDH tích cực có thể sử dụng : làm việc nhóm- chia sẻ thông tin, trình bày 1 phút, đóng vai.
II/ Đồ dùng dạy - học:
Tranh.
III/ Các hoạt động dạy - học:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 2’
 30’
 3’
1. Giới thiệu bài: Kể về lễ hội.
 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
GV gắn 2 câu hỏi:
- Quang cảnh trong từng bức như thế nào ?
- Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
Cho học sinh thảo luận theo cặp.
(KNS: tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin)
Cho học sinh trình bày.
 (KNS: lắng nghe và phản hồi )
Nhận xét và chốt lại.
Ảnh 1: Đây là quang cảnh lễ hội đầu năm mới ở một vùng quê. Mọi người đến xem lễ hội tấp nập. Ngay trung tâm là 1 lá cờ ngũ sắc bay phất phơ, và khẩu hiệu đổ băng chữ vàng nổi lên với hàng chữ Chúc mừng năm mới. Nổi bật nhất là hình ảnh của hai anh thanh niên tay nắm chắc đu và đang đu, họ bay bổng trên cao, mọi người nhìn theo và trầm trồ khen ngợi.
Ảnh 2: Khung cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Với 1 chùm bóng bay đủ màu sắc được gắn bên bờ sông làm cho cảnh thêm sông động. Những chiếc thuyền cùng thợ đua đang lướt nhanh trên sông, hai bên bờ là người xem đứng cổ vũ.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau.
 - Học sinh lắng nghe.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh trao đổi theo cặp.
Học sinh nối tiếp nhau trình bày.
 - Lắng nghe
TOÁN (TH): LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố kĩ năng giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
 Hoạt động của HS Hoạt động của HS
3’
30’
3’
1. Giới thiệu bài:
Luyện tập.
2.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: VBT/41
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Gọi 1 học sinh lên.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
Bài 2: 
Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
Bài toán hỏi gì ?
Muốn biết 8 thùng có bao nhiêu gói mì ta phải biết gì trước ?
Muốn tính 1 thùng có bao nhiêu gói mì ta làm thế nào ?
Bước này gọi là gì ?
Gọi 1 học sinh lên bảng.
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
Bài 3: 
Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
H: 3 xe có tất cả bao nhiêu viên gạch ?
Bài toán yêu cầu tính gì ?
Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán theo tóm tắt.
Gọi 1 học sinh làm.
Chữa bài, cho điểm học sinh.
Bài 4:
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Yêu cầu học sinh làm VBT.
Chữa bài, cho điểm học sinh.
3. Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Về nhà làm thêm bài tập.
Học sinh chú ý.
1 học sinh đọc.
1 học sinh lên bảng nêu miệng.
Lớp theo dõi, bổ sung.
Tóm tắt:
3 lò : 9345 gạch
1 lò : ? gạch
Bài giải:
Số viên gạch có trong 1 lò là:
9345 : 3 = 3115 (viên gạch)
ĐS: 3115 viên gạch.
1 học sinh đọc.
8 thùng có bao nhiêu gói mì ?
Biết 1 thùng có bao nhiêu gói mì ?
Lấy số mì của 5 thùng chia cho 5.
Rút về đơn vị.
1 học sinh lên bảng.
Lớp làm VBT/41.
Tóm tắt:
5 thùng : 1020 gói mì
8 thùng : ? gói mì
Bài giải:
Số gói mì có trong 1 thùng là:
1020 : 5 = 204 (gói mì)
Số gói mì có trong 8 thùng là:
2048 = 1632 (gói mì).
 ĐS: 1632 gói mì.
1 học sinh đọc.
5640 viên gạch.
Tính số viên gạch của 2 xe.
1 học sinh đọc.
1 học sinh lên bảng.
Bài giải:
Số viên gạch 1 xe ô tô tải là:
5640 : 3 = 1880 (viên gạch)
Số viên gạch 2 xe ô tô tải là:
18802 = 3760 (viên gạch).
ĐS: 3760 viên gạch.
1 học sinh đọc.
2 học sinh lên bảng.
Lớp làm VBT/41

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25lop3moi.doc