Tuần 25
Tập đọc –Kể chuyện
HỘI VẬT
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ pHát. âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vật, nước chảy, Quắm Đen, lăn xả, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
Tuần 25 Tập đọc –Kể chuyện HỘI VẬT I/ Mục tiêu: Tập đọc: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ pHát. âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vật, nước chảy, Quắm Đen, lăn xả, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. Kể chuyện: Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật – lời kể tự nhiên, với giọng phù hợp. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe: Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. HS: SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: Tiếng đàn (4’) GV gọi 2 HS đọc bài và hỏi về nội dung bài. GV nhận xét, cho điểm. GV nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: (2’) GV cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm: hai người một nam, một nữ trong trang phục truyền thống đang chơi đu ở lễ hội. Đu được làm bằng những thân tre già. GV giới thiệu: chủ điểm Lễ hội là chủ điểm nói về một số lễ hội của dân tộc; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội. GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: + Tranh vẽ gì? GV giới thiệu: trong các môn thi tài ở lễ hội, vật là môn thi phổ biến nhất. Hội thi vật vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái, hấp dẫn cho mọi người. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Hội vật” để thấy được không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (15’) Mục tiêu: giúp HS đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn HS: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài. GV nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. GV gọi từng dãy đọc hết bài. GV nhận xét từng HS về cách pHát. âm, cách ngắt, nghỉ hơi. GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 5 đoạn. GV gọi HS đọc đoạn 1. GV gọi tiếp HS đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố GV cho HS đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe GV gọi từng tổ đọc. Cho 1 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4, 5. Cho cả lớp đọc đồng thanh. Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’) Mục tiêu: giúp HS nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi: + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật. GV cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi: + Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau? GV cho HS đọc thầm đoạn 3 và hỏi: + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? GV cho HS đọc thầm đoạn 4, 5 và hỏi: + Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? + Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng? Hoạt động 3: luyện đọc lại (17’) Mục tiêu: giúp HS đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phương pháp: Thực hành, thi đua GV chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý HS đọc đoạn văn. GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. (20’) Mục tiêu: giúp HS dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyen Hội vật –kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Phương pháp: Quan sát, kể chuyện GV nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật. Gọi HS đọc lại yêu cầu bài. GV nhắc HS: để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật. GV cho HS dựa vào 5 tranh, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu: Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo. GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm HS lên sắm vai. Hát. 2 HS đọc. HS trả lời. HS quan sát và trả lời. HS quan sát và trả lời. HS lắng nghe. Cá nhân HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. HS đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân. Đồng thanh. HS đọc thầm. Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, trèo lên những cây cao để xem. Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: chầm chậm, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ thua và thua cuộc. Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng. Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Trái lại, ông Cản Ngũ rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm. Ông đã lừa miếng Quắm Đen, để cho Quắm Đen cúi xuống ôm chân ông, hòng bốc ngã ông. Nhưng đó là thế vật rất mạnh của ông: chân ông khoẻ tựa như cột sắt, Quắm Đen không thể nhấc nổi. Trái lại, với thế võ này, ông dễ dàng nắm khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ cả mưu trí và sức khoẻ. HS các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét. Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật. Cá nhân. Cá nhân. Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. GV động viên, khen ngợi HS kể hay. Khuyết khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Rút kinh nghiệm: Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tiếp theo) I/ Mục tiêu: Kiến thức: giúp HS Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS. Kĩ năng: Biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút) Đồng hồ để bàn (loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài) Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập. HS: vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: Thực hành xem đồng hồ (4’) GV sửa bài tập sai nhiều của HS. Nhận xét vở HS. Các hoạt động: Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo)(1’) Hướng dẫn HS thực hành (33’) Mục tiêu: giúp HS tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Viết theo mẫu: GV gọi HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn: bài này yêu cầu các em hãy quan sát các tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời câu hỏi. GV cho HS quan sát tranh a và hỏi: + Bình tập thể dục lúc mấy giờ? Cho HS làm bài các tranh còn lại. Gọi HS tiếp nối nhau đọc kết quả. GV cho lớp nhận xét. Bài 2: Nối theo mẫu: Cho HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn: yêu cầu HS xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian (vào buổi chiều hoặc buổi tối) GV cho HS làm bài. GV cho mỗi dãy cử 3 bạn thi đua sửa bài, dãy nào thực hiện nhanh, đúng, chính xác thì dãy đó thắng GV nhận xét. Bài 3: Điền số: Cho HS đọc yêu cầu bài. GV hỏi: + Hãy quan sát xem chương trình “Vườn cổ tích” bắt đầu từ lúc mấy giờ? + Kết thúc lúc mấy giờ? GV hướng dẫn HS dựa vào hình vẽ mặt đồng hồ để tính thời gian. Lúc bắt đầu kim giờ chỉ số 11, kim phút chỉ số 12, khi kết thúc, kim giờ ở quá vị trí số 11, kim phút chỉ số 6. Như vậy, tính từ vị trí kim phút bắt đầu đến vị trí kim phút kết thúc (theo chiều quay của kim đồng hồ) được 30 phút. Vậy chương trình “Vườn cổ tích” kéo dài trong 30 phút. GV cho HS làm bài. GV nhận xét. Bài 4: Vẽ thêm kim phút còn thiếu vào đồng hồ B GV gọi HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS làm bài. GV cho HS thi đua sửa bài. GV nhận xét. Hát. HS đọc. HS quan sát Bình tập thể dục lúc 6 giờ 5 phút HS làm bài. HS thi đua sửa bài. Bình ăn sáng lúc 7 giờ kém 15 phút. Bình tan học lúc 11 giờ. Bình tưới cây lúc 5 giờ 17 phút chiều. Lúc 8 giờ 24 phút tối, Bình tập đàn. Lúc 10 giờ kém 5 phút đêm, Bình đang ngủ. Lớp nhận xét. HS đọc. HS làm bài. HS thi đua sửa bài. Lớp nhận xét. HS đọc. Bắt đầu lúc 11 giờ. Kết thúc lúc 11 giờ 30 phút. HS làm bài. Lớp nhận xét. HS đọc. HS làm bài. HS thi đua sửa bài. Lớp nhận xét. Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bài toán liên quan rút về đơn vị. Rút kinh nghiệm: Chính tả HỘI VẬT I/ Mục tiêu: Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. Kĩ năng: Nghe - viết ... 5000 + Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10 000 Hoạt động 2: Thực hành (26’) Mục tiêu: giúp HS nhận biết các tờ giấy bạc, biết đổi tiền, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm GV gọi HS đọc yêu cầu. GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các chú lợn và nói trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền. GV cho HS quan sát chú lợn thứ nhất và hỏi: + Chú lợn thứ nhất có bao nhiêu tiền? Cho HS làm bài. Gọi HS tiếp nối nhau đọc kết quả. GV cho lớp nhận xét. Bài 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta tô màu các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. Yêu cầu HS làm bài. GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài. Bài 3: Xem tranh rồi viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm: Cho HS đọc yêu cầu bài. GV yêu cầu HS xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật. GV hỏi: + Trong các đồ vật trên, đồ vật nào có giá tiền ít nhất? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất? + Mua một chiếc thước kẻ và một đôi dép thì hết bao nhiêu tiền? + Em làm cách nào để tính được? + Giá tiền một cái com pa ít hơn giá tiền một gói bánh là bao nhiêu? GV cho HS làm bài. GV nhận xét. Hát. HS lắng nghe. HS quan sát. HS đọc. HS quan sát. Chú lợn thứ nhất có 6200 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 6200 đồng. HS làm bài và thi đua sửa bài Chú lợn thứ hai có 7200 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng = 7200 đồng. Chú lợn thứ ba có 6400 đồng. Ta tính nhẩm: 5000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 6400 đồng Chú lợn thứ tư có 2800 đồng. Ta tính nhẩm: 1000 đồng + 1000 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 2800 đồng HS đọc. HS làm bài HS thi đua sửa bài Lớp nhận xét. HS đọc. HS nêu: cây thước giá 2000 đồng, com-pa giá 4500 đồng, búp bê giá 9000 đồng, bánh quy giá 7500 đồng, đôi dép giá 6800 đồng. Trong các đồ vật trên, đồ vật có giá tiền ít nhất là cây thước giá 2000 đồng. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là búp bê giá 9000 đồng Mua một chiếc thước kẻ và một đôi dép thì hết 8800 đồng Lấy giá tiền của thước kẻ cộng với giá tiền của đôi dép Giá tiền một cái com pa ít hơn giá tiền một gói bánh là 3000 đồng. HS làm bài. Nhận xét – Dặn dò: (1’) Chuẩn bị: Luyện tập GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: Ôn Luyện từ và câu GV tiếp tục giúp HS rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hoá. Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?: tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao?, trả lời đúng các câu hỏi Vì sao? Bài 1: Tìm từ ngữ trong mỗi đoạn thơ sau để điền vào chỗ trống cho phù hợp: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Mặt trời lặn xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên lúng liếng Vườn sau gió chẳng đuổi nhau Lá vẫn bay vàng sân giếng. Gọi HS đọc yêu cầu. Cho HS làm bài. Cho HS thi đua sửa bài. Gọi HS đọc bài làm: Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá Từ ngữ nói về người được dùng để nói về sự vật Dòng sông Mặt trời, ngọn khói, gió điệu, mặc áo lặn, lúng liếng, đuổi Nhận xét. Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau: Gọi HS đọc yêu cầu. Cho HS làm bài. Cho HS thi đua sửa bài. Gọi HS đọc bài làm: Trẻ em thích đi xem hội vì được biết nhiều điều lạ. Trong những ngày Hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 Việt Nam rất vui vì được đón nhiều bạn bè từ khắp nơi đến. Thủ môn của đội bóng đá 5A không ra sân vì bị đau chân. Nhận xét Bài 3: Dùng câu hỏi Vì sao? hoặc Do đâu?, Tại sao? để hỏi những bộ phận câu gạch dưới. Chép các câu hỏi đã đặt vào chỗ trống: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài. Cho HS thi đua sửa bài. Gọi HS đọc bài làm: Bạn Hoa và bạn Lê đã cãi nhau chỉ vì một chuyện nhỏ. Các bạn ở vùng sâu phải đi học bằng thuyền vì lũ lớn. Do có nhiều cố gắng trong học tập, Hùng đã nhận được phần thưởng dành cho người tiến bộ nhất trong tháng. Cá nhân. HS làm bài. HS thi đua sửa bài. Cá nhân. Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân. HS làm bài. HS thi đua sửa bài. Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân. HS làm bài. HS thi đua sửa bài. Cá nhân. Tại sao bạn Hoa và bạn Lê đã cãi nhau? Vì sao các bạn ở vùng sâu phải đi học bằng thuyền? Do đâu Hùng đã nhận được phần thưởng dành cho người tiến bộ nhất trong tháng? Tự nhiên xã hội CÔN TRÙNG I/ Mục tiêu: Kiến thức: giúp HS biết: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người. Kĩ năng: HS nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ côn trùng có ích. II/ Chuẩn bị: GV: các hình trang 96, 97 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh côn trùng (hoặc các côn trùng có thật: bướm, châu chấu, chuồn chuồn) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại. HS: SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: Động vật (4’) Cơ thể động vật có mấy phần? Nhận xét. Các hoạt động: Giới thiệu bài: Côn trùng (1’) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (7’) Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành: GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? + Chân côn trùng có gì đặc biệt? + Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? + Trên đầu côn trùng thường có gì? GV: Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn. GV cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con. GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. Kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đầu có cánh. Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được (7’) Mục tiêu: Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người Nêu được một số cách tiêu diệt những côn trùng có hại Phương pháp: thực hành, thảo luận. Cách tiến hành: GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó. Nhận xét, tuyên dương GV giúp cho HS hiểu: có nhiều loại côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như ruồi, muỗi ; cần luôn làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia sức, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống. Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng như sâu đục thân, châu chấu có thể dùng thuốc trừ sâu hoặc sử dụng các loại thiên địch 9 dùng sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác trong tự nhiên). Hát. HS nêu. HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. HS quan sát đếm số chân và trả lời: 6 chân. Chân chia thành các đốt Bên trong cơ thể chúng không có xương sống Trên đầu côn trùng thường có mắt, râu, mồm Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và phân loại Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: bài 51: Tôm, cua. Rút kinh nghiệm: Ôn Tập làm văn GV giúp HS nhớ nội dung câu chuyện, biết kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện Người bán quạt may mắn. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài GV cho HS đọc lại 3 câu hỏi gợi ý Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì? Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt? GV cho 3 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung câu chuyện. GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho HS kể chuyện theo nhóm. GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS và mỗi nhóm. Cả lớp bình chọn Cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất + Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này? GV chốt: người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. Ở ta cũng có một số nhà thư pháp. Đến Văn miếu Quốc tử giám ở thủ đô Hà Nội có thể gặp họ. Quanh họ luôn có đám đông xúm xít ngắm họ viết chữ. HS nêu. HS đọc Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà không có cơm ăn. Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua quạt. Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. HS tập kể. HS kể chuyện theo nhóm Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ. HS suy nghĩ và tự do phát biểu. Ôn Chính tả GV tiếp tục cho HS làm đúng các bài tập và đặt câu phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n hoặc ut/uc Bài tập: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi HS đọc bài làm của mình: Góc sân nho nhỏ mới xây Chiều chiều em đứng nơi này em trông Thấy trời xanh biếc mênh mông Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy. Bài tập: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi HS đọc bài làm của mình: Chỉ còn dòng suối lượn quanh Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm. Gió đừng làm đứt dây tơ Cho em sống trọn tuổi thơ – cánh diều. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch: Điền vào chỗ trống ưt hoặc ưc:
Tài liệu đính kèm: