Thủ công
Tiết 25 : LÀM LỌ HOA CẮM TƯỜNG.
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
- Với HS khéo tay:
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng, lọ hoa tương đối cân đối.
- Có thể trang trí lọ hoa tương đối đẹp.
3C: 26.2.2013 3D: 27.2.2013 TUẦN 25 Thứ ba, ngày 26 tháng 2 năm 2013 Thủ công Tiết 25 : LÀM LỌ HOA CẮM TƯỜNG. I/ MỤC TIÊU: - Biết cách làm lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối. - Với HS khéo tay: - Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng, lọ hoa tương đối cân đối. - Có thể trang trí lọ hoa tương đối đẹp. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: Mẫu lọ hoa gắn tường, một lọ hoa gắn tường đã làm hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa. -Quy trình làm lọ hoa gắn tường. Học sinh: Giấy bìa màu, kéo, hồ dán III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KHỞI ĐỘNG: 2. BÀI CŨ: - Kiểm tra đồ dùng học tập 3. BÀI MỚI: Làm lọ hoa gắn tường. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Mục tiêu: Nhận được đặc điểm của lọ hoa gắn tường. -GV giới thiệu lọ hoa gắn tường mẫu, và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa. -Yêu cầu HS nêu nhận xét và nêu ra cách làm lọ hoa: Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. Mục tiêu: Biết cách gấp lọ hoa gắn tường. *Bước 1: GV hướng dẫn mẫu. -Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16 ô, mặt màu lên trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa. -Xoay dọc tờ giấy , mặt kẻ ô lên trên, gấp các nếp gấp cách đều nhau, rộng 1 ô như gấp cái quạt. *Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. -Tay trái cầmvào khoảng giữa các nếp gấp . ngón trái và ngón trỏ cầm vào các nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa . -Cầm chụm các nếp gấp vừa tách ta kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ hoa tạo thành chữ V. *Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường. -Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy bìa dán lọ hoa. -Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Rồi dán vào tờ giấy đã chuẩn bị. -GV gọi HS nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường , sau đó tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn tường. Hoạt động 2: Thực hành - Giáo viên cho học sinh thực hành theo cách làm mẫu của giáo viên - Giáo viên vừa hướng dẫn, vừa sửa sai cho HS 3 Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Tập gấp các nếp gấp cho đều, thẳng, phẳng - chuẩn bị giấy màu để học tiết 2: Làm lọ hoa gắn tường 3C: 27.2.2013 3D: 26.2.2013 TUẦN 25 Thứ ba, ngày 26 tháng 2 năm 2013 Tự nhiên và Xã hội Tiết 49 : ĐỘNG VẬT I/ MỤC TIÊU : - Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển . - Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng , kích thước, cấu tạo ngoài. - Nêu được ích lợi và tác hại của một số động vật đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. HS khá, giỏi: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Tranh ảnh về động vật trang 94,95 SGK, tranh ảnh do HS sưu tầm giấy, bút vẽ, hồ dán cho mỗi nhóm. -Học sinh : Vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.KHỞI ĐỘNG 2. BÀI CŨ: Quả w Nêu các bộ phận của quả? w Nêu lợi ích của quả, chức năng của hạt đối với đời sống con người? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. Hát một liên khúc các bài hát có tên các con vật. 3. BÀI MỚI: Động vật Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật Mục tiêu: Xác định được ba bộ phận chính của cơ thể động vật. Cách tiến hành: ( tranh ) *Làm việc nhóm: -GV yêu cầu HS chia thành các nhóm. -Yêu cầu các HS đưa ra tranh ảnh về động vật sưu tầm được, quan sát đó là con vật gì, có đặc điểm gì về hình dạng, kích thước +Sau đó yêu cầu các nhóm HS ghi lại kết quả quan sát được vào bảng: *Tổ chức làm việc cả lớp. -GV yêu cầu các nhóm dán các bảng ghi kết quả quan sát trên bảng. -Yêu cầu các nhóm đọc nhanh kết quả và nhận xét bài làm của các nhóm. +Kết luận: Động vật sống ở khắp mọi nơi (trên cạn, dưới nước, trên sa mạc ) chúng di chuyển bằng chân, nhảy, hoặc bay bằng cánh, bơi nhờ vây. * Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể động vật. Mục tiêu: Nắm được các bộ phận chính bên ngoài của cơ thể động vật. Cách tiến hành: ( tranh, cây ) *Làm việc nhóm: -Yêu cầu HS ngồi theo nhóm: một nửa số nhóm quan sát tranh 1,2,4,8,10. Một nửa còn lại quan sát tranh 3,5,6,7,9. và trả lời câu hỏi: +Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật trong tranh. *Làm việc cả lớp: -Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. -Nêu kết luận: Cơ thể động vật thường có ba bộ phận: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chân, cánh, vây, đuôi gọi là cơ quan di chuyển. * Hoạt động 3: Trò chơi: Thử tài hoạ sĩ -Mục tiêu:Hình dung các con vật để vẽ nhanh. -Cách tiến hành: ( tranh, cây ) *Làm việc nhóm: -Yêu cầu các nhóm HS nhận giấy, bút màu. -Yêu cầu các nhóm trong thời gian 5 phút vẽ được con vật bất kì (hoặc con vật em thích). *Làm việc cả lớp: -Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. -Yêu cầu các nhóm lần lượt giới thiệu con vật được vẽ là gì? Hãy chỉ ra và gọi tên các bộ phận chính. +Yêu cầu HS nêu lại ba bộ phận chính của cơ thể động vật. +Nhận xét, khen ngợi các nhóm vẽ đẹp, chỉ đúng các bộ phận của con vật. 4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ -Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Đố bạn con gì? -Hướng dẫn HS tham gia chơi trò chơi. -Gọi 10 HS lên chơi. -GV nhận xét, khen gợi những HS am hiểu về những tiếng con vật. * Nhận xét tiết học. * Chuẩn bị: Bài 50 và sưu tầm các tranh về côn trùng. TUẦN 25 Thứ tư, ngày 27 tháng 2 năm 2013 Âm nhạc Tiết 25: Học hát: Chị Ong Nâu và em bé. Nhạc và lời:Tân Huyền I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, nhịp lời ca. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Máy nghe nhạc, song loan. Học sinh: Tập bài hát, vở. III. Hoạt động dạy học: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Cho HS hát tập thể bài hát Cùng múa hát dưới trăng. GV nhận xét. 3.Bài mới: Hoạt động 1: Dạy hát bài Chị Ong Nâu và em bé. - Giới thiệu tên bài hát, xuất xứ, tên tác giả. HS chú ý lắng nghe. - GV trình bày mẫu bài hát HS chú ý lắng nghe. Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca từng câu theo âm hình tiết tấu. Chị Ong Nâu Nâu Nâu Nâu chị bay đi đâu đi đâu. X x x x x x x x x x x x... HS thực hiện. - Hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích và song hành. HS thực hiện. - Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân. - GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp vỗ tay theo nhịp lời ca. Chị Ong Nâu Nâu Nâu Nâu chị bay đi đâu đi đâu. X x x x ... HS thực hiện. - GV nhận xét, sửa sai. - Chỉ định học sinh khá thực hiện. HS thực hiện. GV nhận xét và sữa sai. - Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm. HS thực hiện. - GV nhận xét đánh giá và hướng dẫn sửa sai. 4.Củng cố - Dặn dò: Cho HS trình bày lại bài hát. CB: Tiết 26: Ôn hát bài : Chị Ong Nâu và em bé – Nghe nhạc. 3C: 1.3.2013 3D: 28.2.2013 TUẦN 25 Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2013 Tự nhiên và Xã hội Tiết 50 : CÔN TRÙNG I/- Mục tiêu : HS biết : - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người. - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng. - HS khá giỏi biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh. *Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm bảo trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; tiêu diệt các loại côn trùng có hại. II/- Đồ dùng dạy học: - 4 bảng phụ, băng keo, một số loại côn trùng sưu tầm được. III/- Các hoạt động dạy học 1/- Kiểm tra bài cũ: động vật -Động vật gồm có mấy phần ?Kể tên các phần đó? -Kể tên 3 động vật nhỏ, kể tên 3 động vật lớn? - Nhận xét 2/- Bài mới : Côn trùng ó Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài của cơ thể côn trùng. - Học sinh thảo luận cặp, quan sát và trả lời. + Nói tên và chỉ ra các bộ phận đầu, ngực, bụng, chân, cánh của các con côn trùng. + Côn trùng có bao nhiêu chân? Chân côn trùng có gì đặc biệt không? + Trên đầu côn trùng thường có gì? - GV nêu: Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn. + Cơ thể côn trùng có xương sống không? - GV kết luận: Côn trùng là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành nhiều đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh. ó Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng về đặc điểm bên ngoài của côn trùng. - Các nhóm thảo luận, quan sát hình, côn trùng thật. + Nêu màu sắc của các con côn trùng? + Chân của các con côn trùng khác nhau thì có gì khác nhau? + Cánh của các con côn trùng khác nhau như thế nào? - Giáo viên kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh. ó Hoạt động 3: Ích lợi và tác hại của côn trùng. - Học sinh phát biểu ý kiến về ích lợi và tác hại của côn trùng - Giáo viên kết luận: + Côn trùng (tằm, ong) có lợi cho con người và cây cối (ong cho mật và đẻ trứng, ấu trùng ong ăn trứng và sâu bọ). + Một số loài côn trùng có hại (bướm đẻ trứng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt hút máu và truyền bệnh cho người và động vật). + Một số loại côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống của con người (đom đóm). 4. Củng cố - dặn dò. - Nêu lợi ích và tác hại của côn trùng? - Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK. Liên hệ thực tế giáo dục học sinh. - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài - Chuẩn bị: Tôm, cua : tìm hiểu bộ phận bên ngoải và ích lợi của tôm, cua. 3C: 28.2.2013 3D: 1.3.2013 TUẦN 25 Thứ năm, ngày 28 tháng 1 năm 2013 Đạo đức Tiết: 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKII I/ MỤC TIÊU : Ø Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc màu da, Biết đoàn kết quan tâm giúp đó bạn bè quốc tế Ø Biết chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc, tôn trọng không khí tang lễ, nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa la hét trong đám tang. II/ CHUẨN BỊ: Ø Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1 (2 lần) III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Tôn trọng đám tang Gọi vài HS trả lời câu hỏi: - Thế nào là tôn trọng đám tang? - Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì? - Nhận xét đánh giá 3. Bài mới: Thực hành kĩ năng giữ ... ân III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/-Phần mở đầu : -GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. -Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. -Tập bài thể dục phát tiển chung. *Trò chơi “Chim bay cò bay” 2/-Phần cơ bản : -Nhảy dây kiểu chụm hai chân : +Các tổ tập theo khu vực đã quy định, từng đôi thay nhau, người nhảy, người đếm số lần. +GV đi đến các tổ và nhắc giữ trật tự kỹ luật. +Các tổ thi đua với nhau, HS đồng loạt nhảy, tính trong 1 lượt, tổ nào có người nhảy được lâu nhất, tổ đó thắng và cả lớp biểu dương. *Từng tổ cử 5 bạn nhảy được nhiều lần nhất lên thi đồng loạt. -Chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích” +Cho HS đứng hình vòng cung và ném vào +Giáo viên theo dõi và nhắc nhở. 3/-Phần kết thúc : -Đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu. -GV cùng Hs hệ thống bài. -GV nhận xét giờ học. -Giao bài tập về nhà : Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2013 Thể dục Tiết 50 : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. ÔN NHẢY DÂY. TRÒ CHƠI “ NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH” I/ MỤC TIÊU - Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu. - Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN _ Địa điểm : Trên sân trường _ Phương tiện : Còi , kẻ sân III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1/-Phần mở đầu : -GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. -Đi theo vòng tròn và hít thở sâu giơ tay từ thấp lên cao ngang vai rồi dang ngang (hít vào bằng mũi), đưa tay ngược chiều trở lại (thở ra bằng miệng). Sau đó đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn, cho Học sinh đứng cách nhau một cánh tay. -Trò chơi “Tìm những quả ăn được” +GV lần lượt chỉ vào từng em, em đó phải nói ngay tên một thứ quả ăn được, nếu không nói đúng hoặc nói tên thứ quả đã có bạn kể rồi, hay loại quả đó không ăn được, thì đều coi như phạm qui và sẽ phải chạy quanh lợp một vòng. +Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. 2/-Phần cơ bản : -Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. +Cho lớp dàn hàng triển khai đội hình đồng diễn thể dục. Cho HS cầm cờ để thực hiện. +GV thực hiện trước với động tác với cờ để HS nắm và tập thử ; Rồi tập chính thức. +GV cho tập cả 8 động tác : Lần 1 GV hô, lần 2 cán sự hô nhịp. GV đi giúp đỡ, sửa sai cho HS. -Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân : +Các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định. +GV đến từng tổ nhắc nhở HS và bao quát lớp. -Ôn trò chơi “Ném bóng trúng đích”. +GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi, đảm bảo trật tự. +Lần lượt từng tổ thi đua ném trúng vào ba vòng tròn đồng tâm. 3/-Phần kết thúc : -Đứng thành vòng tròn, vổ tay, hát. -Đứng tại chổ hít thở sâu (Dang tay : hít vào, buông tay : Thở ra) -GV cùng HS hệ thống bài. -GV nhận xét, giao bài tập về nhà. TUẦN 25 (BUỔI CHIỀU) 3C: 1.3.2013 3D: 4.3.2013 Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2013 Âm nhạc Tiết 25 Ôn tập BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ Nhạc và lời: Tân Huyền I/ MỤC TIÊU : Ø Cug3 cố bài hát: Chị Ong Nâu và em bé Ø Biết hát theo giai điệu và lời ca. Ø Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Ø HS khá, giỏi: Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp. II/ CHUẨN BỊ: Ø Nhạc cụ gõ đệm. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại bài hát 2 bài hát đã ôn tập. 3. Bài mới: Ôn tập bài Chị Ong Nâu và em bé - GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài. ó Hoạt động 1: Ôn tập bài: Chị Ong Nâu và em bé. - Cho học sinh nghe băng nhạc bài hát. - Lớp lắng nghe bài hát qua băng một lượt . - Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát . - Dưới sự hướng dẫn của giáo viên lần lượt tập từng câu của bài hát . - Hướng dẫn tập theo nhóm sau đó hát lại cả lớp vài lần . - Cả lớp cùng hát lại bài hát . - Từng bàn hoặc từng nhóm luyện tập . - Tập hát theo hình thức đơn ca và tốp ca . - Lắng nghe sửa những chỗ học sinh hát sai . ó Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm . - Hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca . - Cả lớp vừa hát vừa gõ gõ đệm theo tiết tấu lời ca . - Chia lớp thành hai đội một đội hát một đội gõ đệm theo nhịp 2 . - Chia thành hai dãy , dãy A hát dãy B gõ đệm theo nhịp 2 sau đó ngược lại . 4. Củng cố- Dặn dò. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị: Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé. Nghe nhạc. 3C: 28.2.2013 3D: 4.3.2013 TUẦN 25 Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2013 Tự học Tiết 25: ÔN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết được tên các bộ phận của lá cây, hoa, quả - Biết được chức năng và lợi ích của thân cây, rễ cây, lá cây, hoa, quả II/ CHUẨN BỊ - Nội dung câu hỏi III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định 2. KTBC - Cho học sinh hát bài hát về cây cối 3. Bài mới Hoạt động 1: Chuyền hộp thư trả lời câu hỏi - Giáo viên cho học sinh chuyền hộp thư bằng cách hát bài hát. Ai là người cuối cùng của bài hát thì sẽ trả lời câu hỏi. Ai không trả lời được sẽ bị phạt - Nội dung các câu hỏi: + Rễ cây có chức năng gì? + Rễ cây có mấy loại? Người ta thường sử dụng rễ cây để làm gì? + Lá cây thường có màu gì? Lá cây có các bộ phận nào? + Lá cây có chức năng gì? Người ta sử dụng lá cây vào những việc gì? + Kể tên các bộ phận của Hoa? + Nêu chức năng và lợi ích của hoa? + Kể tên các bộ phận thường có của một quả? +Nêu chức năng của hạt và lợi ích của quả? Hoạt động 2: Trò chơi đố nhau - Tổ chức cho 2 đội tham gia: Đội này nêu tên một loại hoa, quả; đội kia nêu cách sử dụng của hoa, quả đó. - Sau thời gian 5 phút đội nào trả lời đúng nhiều hơn sẽ được tuyên dương; đội ít câu đúng hơn sẽ bị phạt 4. Dặn dò: Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau: Ôn tập TUẦN 25 (BUỔI CHIỀU) Thứ ba, ngày 27 tháng 2 năm 2013 Toán Tiết 73: ÔN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố các dạng toán đã học trong HKII - HS giải được các bài toán đã cho - Rèn HS cẩn thận, chính xác. II. Thiết bị - ĐDDH - Nội dung bài tập III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: Cho Hs chữa bài tập tiết trước. B. Bài mới: Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài. Bài 1: Đặt tính rồi tính: (2 điểm) 2319 + 1734 6487 - 2538 1409 x 7 3624 : 6 Bài 2 : (3 điểm) a. Viết (theo mẫu). Số liền trước Số đã cho Số liền sau 2 369 2 370 2 371 . 9809 . . 2534 . b. Cho dãy số sau: 8809 ; 9809 ; 9908; 8909; - Số lớn nhất trong dãy số trên là: .... - Số bé nhất trong dãy số trên là : .... c. Ngày mùng 2 tháng 9 là thứ hai, vậy ngày mùng 7 tháng 9 cùng năm đó là thứ mấy? Trả lời: Ngày mùng 7 tháng 9 năm đó là ... > < = Bài 3: (1,5 điểm) 450 cm . 4 m 55 cm ? 3 km 5 m .. 3000 m 5 hm 4 dam .. 54 dam Bài 4:(0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý đúng: Trong hình bên có mấy góc vuông ? Trả lời : A. 1 góc vuông B. 2 góc vuông C. 3 góc vuông Bài 5 : (3 điểm) Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt: 5 thúng : 125 kg 9 thúng : . (kg)? - Giáo viên cho học sinh làm vào vở - Sửa bài, nhận xét Bài giải: Mỗi thúng có số kg là: 125 : 5 = 25 (kg) Mười thúng có số kg là: 25 x 9 = 225 (kg) Đáp số : 225 (kg) - Chấm bài một số tâp học sinh C. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại bài chuẩn bị kiểm tra định kì giữa học kì II - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập Thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2013 Toán Tiết 74: ÔN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Áp dụng giải được bài toán có văn. - Rèn HS cẩn thận, chính xác. II. Thiết bị - ĐDDH - VBT toán 3 tập 2 III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: Cho Hs chữa bài tập tiết trước. B. Bài mới: Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài. Bài 1: Có 9345 viên gạch được xếp vào 3 lò ung. Hỏi mỗi lò có bao nhiêu viên gạch? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? Giáo viên cho Hs làm vào vở . Nhận xét, sửa sai Giải Số viên gạch mỗi lò xếp được là: 9 345 : 3 = 3 115 (viên gạch) Đáp số: 3 115 (viên gạch) Bài 2: Trong một nhà máy người ta đóng các gói mì vào các thùng, thùng nào cũng có số gói mì như nhau. Biết rằng trong 5 thùng có 1020 gói mì. Hỏi trong 8 thùng có bao nhiêu gói mì? - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Muốn tìm được 8 thùng mì có bao nhiêu gói thì chúng ta phải tìm gì? - Gv cho Hs làm vào vở . - Chấm và chữa bài. Giải Số gói mì trong 1 thùng là: 1020 : 5 = 204 (gói mì) Số gói mì trong 8 thùng là: 204 x 8 = 1632 (gói mì) Đáp số: 1632 (gói mì) Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt 3 xe : 5640 viên gạch 2 xe : viên gạch? - Gv cho Hs làm vào vở . - Chấm và chữa bài. Giải Số viên gạch 1 xe chở là: 5640 : 3 = 1880 (viên gạch) Số viên gạch 2 xe chở là: 1880 x 2 = 3760 (viên gạch) Đáp số: 3760 (viên gạch) Bài 4: Tính giá trị của biểu thức: a/ 3620 : 4 x 3 = b/ 2070 : 6 x 8 = - Gv cho Hs làm vào vở . - Chấm và chữa bài. a/ 3620 : 4 x 3 = 905 x 3 b/ 2070 : 6 x 8 = 345 x 8 = 2715 = 2760 - Giáo viên chấm điểm tập học sinh C. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại các dạng bài toán đã học. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập Thứ hai, ngày 4 tháng 3 năm 2013 Toán Tiết 75: ÔN TẬP I.Mục tiêu: - Củng cố các dạng toán đã học - Áp dụng giải được bài toán có văn. - Rèn HS cẩn thận, chính xác. II. Thiết bị - ĐDDH - VBT toán 3 tập 2 III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: Cho Hs chữa bài tập tiết trước. B. Bài mới: Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài. Phần I/ Khoanh tròn vào chữ ( A, B, C ) đặt trước kết quả đúng: Bài 1/ “Ba nghìn bốn trăm năm mươi hai”, viết số là: A. 3 254 B. 3 452 C. 3 542 Bài 2/ Số 5 114 đọc là: Năm nghìn một trăm mười tư. Năm nghìn một trăm mười bốn. Năm nghìn một trăm mười. Bài 3/ Số liền trước số 7 542 là: A. 7 541 B. 7 542 C. 7 543 Bài 4/ Trong các số: 8 906 ; 9 806 ; 8 096. Số bé nhất là: A. 8 906 B. 9 806 C. 8 096 Phần II/ Bài 1/ Đặt tính rồi tính: 3 078 + 6 442 5 771 – 2 765 7528 : 8 1 044 x 3 Bài 2a/ Tìm x: 2b/ Tính giá trị biểu thức sau: X : 3 = 1526 2416 x 3 – 5409 Bài 3/ Điền dấu >, =, < thích hợp vào ô vuông: 7m □ 700cm 1km □ 998m 1 giờ 20 phút □ 90 phút Bài 4/ Có 840 kg gạo chia đều vào 8 bao. Hỏi 6 bao đó có bao nhiêu kilôgam gạo ? Bài 5/ Điền số vào ô vuông: □ 7 9 - 4 □ 5 2 8 □ - Gọi một số HS sửa bài - Giáo viên chấm điểm tập học sinh C. Củng cố- Dặn dò. - Về nhà ôn lại các dạng bài toán đã học. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: ôn tập
Tài liệu đính kèm: