Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Giáo viên: Võ Thị Thùy Duyên

Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Giáo viên: Võ Thị Thùy Duyên

 Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 51-26

 Bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 A- Tập đọc:

1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; chú ý các từ: du ngoạn, khóm lau, quấn khố, hoảng hốt

 2/ Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn đối với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Giáo viên: Võ Thị Thùy Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Thứ ngày
Tiết ngày
Tiết bài
Môn dạy
Đầu bài dạy
Hai
7 / 3
1
26
Chào cờ
2
51
Tập đọc 
- Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
3
26
Kể chuyện
- Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
4
126
Toán
- Luyện tập 
5
26
Đạo đức
- Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)
Ba
8 / 3 
1
51
Thể dục
- Nhảy dây. Trò chơi: “Hoàng An - Hoàng Yến”
2
51
TN – XH
- Tôm , cua - GD BVMT 
3
51
Chính tả
- Nghe – viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
4
127
Toán
- Làm quen với thống kê số liệu
5
26
Thủ công
- Làm lọ hoa gắn tường (tiếp theo)
Tư
9 / 3
1
52
Tập đọc 
- Rước đèn ông sao
2
4
ATGT
- Kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn
3
26
LTVC
- Từ ngữ về Lễ hội. Dấu phẩy
4
26
Mĩ thuật
- Tập nặn, tạo dáng tự do
5
128
Toán
- Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo)
Năm
10 / 3
1
52
Thể dục
- Ôn nhảy dây TC: “Hoàng Anh – Hoàng Yến”
2
26
Tập viết
- Ôn chữ hoa T
3
129
Toán
- Luyện tập
4
52
TN – XH
- Cá – GD BVMT 
Sáu
11 / 3
1
52
Chính tả
- Nghe – viết: Rước đèn ông sao
2
26
Âm nhạc
- Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé
3
26
Tậâp làm văn
- Kể về một ngày hội
4
130
Toán
- Kiểm tra định kỳ
5
26
SHL
- Kiểm điểm cuối tuần
Thứù hai ngày 7 tháng 3 năm 2011.
 Tập đọc – Kể chuyện Tiết: 51-26
 Bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 A- Tập đọc:
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; chú ý các từ: du ngoạn, khóm lau, quấn khố, hoảng hốt
	2/ Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn đối với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn.
 B- Kể chuyện:
 1/ Rèn kỹ năng nói:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp.
 * HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2/ Rèn luyện kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TẬP ĐỌC
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT 3 HS về bài Hội đua voi ở Tây Nguyên.
	3. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: 
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
 b) Luyện đọc:
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ. Nhắc nhở để HS chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng.
 c) HD tìm hiểu bài:
 + Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó.
 + Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung diễn ra như thế nào?
 + Vì sao công chúa Tiên Dung kết hôn cùng Chử Đồng Tử?
 + Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
 + Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
- HD nêu nội dung bài. 
 d) Luyện đọc lại:
- Đọc diễn cảm đoạn 1 và 2 rồi HD luyện đọc.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- Lắng nghe, tập nhận xét giọng đọc.
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc từng đoạn nối tiếp.
 + Giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạïn trong nhóm.
- Đọc đồng thanh toàn bài.
- Đọc thầm từng đoạn văn rồi trả lời câu hỏi. 
 + Hai cha con chỉ có một chiếc khố. Đến khi cha chết, chàng Chử không còn khố.
 + Chử Đồng Tử vùi mình dưới cát và công chúa Tiên Dung tình cờ tắm ở đấy.
 + Công chúa cảm động và cho là duyên trời sắp đặt.
 + Dạy cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi mất còn hiển linh giúp dân đánh giặc.
 + Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, là lễ, mở hội tưởng nhớ.
- Nêu được nội dung bài. 
- Nghe, nhận xét cách đọc.
- Thi đọc đoạn và cả bài.
- Nhận xét, bình chọn.
 KỂ CHUYỆN
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, đặt tên cho từng đoạn; kể lại từng đoạn câu chuyện.
 2. HD làm bài tập:
 a) Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn chuyện:
- HD quan sát, nhớ lại nội dung rồi đặt tên đoạn.
- Nhận xét, ghi những tên hay lên bảng:
 + Tranh 1: Tình cha con; + Tranh 3: giúp dân;
 + Tranh 2: Duyên trời; + Tranh 4: Tưởng nhớ.
 b) Kể lại từng đoạn chuyện:
- Nhận xét.
- Nghe.
- Quan sát 4 tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn rồi đặt tên cho từng đoạn.
- Kể trong nhóm đôi.
- Thi kể từng đoạn, kể toàn bộ chuyện.
- Nhận xét, bình chọn.
4. Củng cố: - Câu chuyện cho em biết điều gì?
 - Nhậïn xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
--------------------------------------------------
Toán Tiết: 126
 Bài: Luyện tập 
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến đơn vị tiền tệ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập cho bài tập 4.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Cho HS nêu đặc điểm một số tờ giấy bạc. 
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Luyện tập
 b) Thực hành:
 Bài 1: 
- Nhận xét.
 Bài 2a, b: Lấy các tờ giấy bạc để có số tiền tương ứng
- YC HS giải được ý a, b; các ý còn lại có thể giải nhanh tại lớp nếu có điều kiện hoặc về nhà làm.
- Nhận xét.
 Bài 3: Xem tranh trả lời câu hỏi
- Nhận xét. 
 Bài 4:
- HD để HS nêu được các bước giải.
* Ghi chú: Có thể thay đổi giá tiền cho phù hợp với thực tế.
- Chấm một số vở, nhận xét. 
- Lắng nghe. 
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Quan sát số tiền trong ví.
- Đưa ra kết luận: chiếc ví c) nhiều tiền nhất.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày trước lớp (nêu nhiều cách khác nhau).
- Quan sát tranh.
- Hỏi đáp trước lớp.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Nêu các bước giải ròi giải vào vở:
Bài giải:
Số tiền mẹ phải trả là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại:
10000 – 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng
- Kiểm tra chéo vở. 
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện tập thêm.
---------------------------------------------------------------
Đạo đức Tiết: 26
 Bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU: 
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; Vì sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 * HS khá, giỏi: + Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
 + Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật ký, sách vở, đồ dùng, tài sản của bạn bè và mọi người.
II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- Vở BT Đạo đức 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Nhận xét kỹ năng giữa học kỳ II.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a)Giới thiệu bài: 
 Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 b) Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai
- Nêu yêu cầu: các nhóm thảo luận để xử lý tình huống ở BT 1 qua trò chơi đóng vai.
 + Ông Tư sẽ nghĩ gì về hai bạn nếu thư bị bóc?
- Kết luận: Minh nên khuyên bạn không nên bóc thư. Đó là biểu hiện của sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 c) Hoạt động 2: Làm cá nhân
- Nêu yêu cầu: Tự điền từ vào BT 2a và sắp xếp các cụm từ ở BT 2b.
- Kết luận: + Thư từ, tài sản là của riêng của mỗi người nên cân được tôn trọng; xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
 + Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ.
 d) Hoạt động 3: Liên hệ thức tế
- Nêu yêu cầu liên hệ như ở BT 3.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu.
- Thảo luận nhóm theo tổ. 
- Đóng vai trước lớp.
- Nhận xét.
- Làm cá nhân vào vở BT ĐĐ.
- Trình bày trước lớp.
- Lắng nghe. 
- Từng cặp trao đồi cho nhau.
- Trình bày trước lớp.
 4. Củng cố: - Hãy nêu lại một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 - Nhận xét tiết học.	
 5. Dặn dò: - Dặn HS thực hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
 Thể dục Tiết: 51
 Bài: Nhảy dây. Trò chơi: “Hoàng Anh – Hoàng Yến”
I/ MỤC TIÊU:
- Ôn bài tập thể dục phát triển chung với cờ và hoa. Yêu cầu biết cách thực hiện.
- Nhảy dây kiểu chụm hai chân. YC biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác tiếp đất nhẹ nhàng, nhịp điệu.
- Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”. YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: còi, dây nhảy, bóng cao su, sân chơi trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
	Nội dung
Định lượng
PP và HT tổ chức
 1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu.
- Khởi động các khớp.
- Chạy chậm trên địa hình.
 2. Phần cơ b ... ục phát triển chung với cờ.
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
 3. Phần kết thúc:
- Đi thường thành vòng tròn, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
- Giao bài tập: Ôn bài thể dục PTC.
6’
8’
10’
7’
5’
 x x x x x
 x x x x x 
 Y 
- Tập theo tổ.
 x x x x
 x x
 x Y x
 x x
 x x x x
- Thi biểu diễn trước lớp.
 - Thi nhảy trước lớp.
 GH	
 Hoàng Anh 
 x x x x x x
 x x x x x x Y
 Hoàng Yến 
 GH
 x x x
 x x
 x Y x 
 x x
 x x x
Tập viết Tiết: 26
 Bài: Ôn chữ hoa T
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng), D, Nh (1 dòng).
- Viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dòng) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa T.
- Từ và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định:
 2. Kiểm tra: - KT và nhận xét phần viết bài ở nhà.
 3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa T 
 b) HD viết trên bảng con:
 * Luyện viết chữ hoa:
- Viết mẫu và hướng dẫn lại quy trình viết chữ T.
 * Luyện viết từ ứng dụng:
- Giới thiệu về Tân Trào: Tên một xã thuộc huyện Sơn Dương – Tuyên Quang.
- Viết mẫu tên riêng cỡ chữ nhỏ.
 * HD viết câu ứng dụng:
- Giúp HS hiểu: Câu ca dao nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
 c) HD HS viết vào vở Tập viết:
- Nêu yêu cầu.
 d) Chấm, chữa bài:
- Nghe giới thiệu bài.
- Nêu các chữ hoa trong bài: D, N, T. 
- Quan sát.
- Tập viết trên bảng con.
- Đọc từ ứng dụng: Tân Trào.
- Lắng nghe. 
- Quan sát.
- Luyện viết trên bảng con.
- Đọc câu ứng dụng: 
Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- Tập viết trên bảng con: Nhớ, Tổ.
- Viết vào vở Tập viết.
 4. Củng cố:- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:- Dặn HS luyện viết thêm.
-----------------------------------------------------
Toán Tiết: 129
 Bài: Luyện tập 
I- MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết đọc, phân tích, xử lý số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập cho bài tập 4, kẻ sẵn bảng số liệu.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: Cho HS đọc và phân tích một bảng số liệu. 
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Luyện tập
 b) Thực hành:
 Bài 1: Điền số liệu
- Treo bảng phụ và hỏi: “Bảng trên nói về điều gì?”; “Ta phải điền gì vào ô trống cột thứ hai?”.
- Nhận xét, bổ sung thêm một số câu hỏi khác.
 Bài 2: Trả lời câu hỏi
- HD làm mẫu câu a).
- Nhận xét và cho HS sửa chữa, chấm vở.
 Bài 3: Khoanh vào câu trả lời đúng
- Nhận xét.
 Bài 4: Điền số liệu vào bảng
- HD và yêu cầu HS giải thêm tại lớp nếu có điều kiện hoặc cho HS về nhà làm. 
- Nghe giới thiệu bài.
- Quan sát bảng số liệu rồi trả lời.
- 1 em lên điền vào bảng số liệu, cả lớp theo dõi.
- Quan sát bảng số liệu.
- 1 em lên trước lớp, chỉ và đọc bảng số liệu rồi nêu cách làm.
- Ý b): Nêu cách làm ở nhóm đôi rồi giải:
Bài giải:
Số cây thông và cây bạch đàn bản Na trồng được trong năm 2003 là:
2540 + 2515 = 5055 (cây)
Đáp số: 5055 cây
- Nhận xét, sửa chữa.
- Đọc kỹ từng câu rồi khoanh tròn.
- Làm vào phiếu học tập.
- Kiểm tra chéo phiếu.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS luyện tập thêm.
Tự nhiên và Xã hội	 Tiết: 52
 Bài: Cá
GD BVMT – Liên hệ, bộ phận
I/ MỤC TIÊU: Học sinh có khả năng:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận bên ngoài của các con cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
- GD BVMT: + Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người;
 + Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật; 
 + Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các hình trong sách giáo khoa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
 2. Kiểm tra: Kiểm tra về bài Tôm, cua.
	3. Dạy bài mới:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Cá
 b) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
 * MT: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
 * TH: - Nêu yêu cầu như ở mục Quan sát và trả lời.
- Kết luận: Các là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy, có vây.
 c) Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
 * MT: Nêu được ích lợi của cá – GD BVMT.
 * TH: - Nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận:
 + Kể tên một số loài cá nước ngọt, nước mặn.
 + Nêu ích lợi của cá.
 + Giới thiệu các hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá.
 - Kết luận: + Phần lớn các loài cá dùng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm.
 + Ở nước ta, nghề nuôi cá khá phát triển do có nhiều sông, hồ, biển.
 - GD BVMT: + Gần đây, tình đánh cá ở địa phương có được thuận lợi không?
 + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sự đang dạng?
à Bảo vệ sự đang dạng là vì ngày hôm nay và cho ngày mai.
- Nghe giới thiệu bài.
- Thảo luận nhóm theo 4. 
- Trình bày trước lớp.
- Trình bày trước lớp.
- Liên hệ thực tế địa phương về các hoạt động đánh bắt, nuôi cá. 
 + Đánh bắt đi đôi với việc bảo vệ, không đánh bắt cá bằng mìn, bằng xung điện; không đánh bắt cá trong mùa sinh sản
- Vẽ và tô màu một con cá.
	4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.	
 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài; sưu tầm tranh về các loài cá, các hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến cá.
 - Cùng mọi người bảo vệ sự đang dạng loài vật.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Chính tả	Tiết: 52
 Bài: Nghe – viết: Rước đèn ông sao
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả Rước đèn ông sao và trình bày rõ ràng, đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có vần dễ viết sai ên / ênh (BT2b).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết BT 2b.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - Nhận xét bài viết tiết trước.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: 
 Nghe – viết: Rước đèn ông sao
 b) Hướng dẫn HS nghe – viết:
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả.
 - HD tìm hiểu nộïi dung: + Đoạn văn tả gì?
- HD nhận xét chính tả, nêu được cách trình bài:
 * Đọc cho HS viết.
 * Chấm, chữa bài.
 c) HD làm bài tập:
 Bài tập 2b: Viết tiếng có nghĩa mang vần ên/ênh
- HD cách tìm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
 + ên: bền, bển, bện; đền, đến; lên; mền; mến; rên, rền rĩ; sên; tên.
 + ênh: bênh, bệnh; lệnh; mệnh; nhẹ tênh.
- Nghe giới thiệu bài.
- Đọc đoạn cần viết chính tả.
 + Mâm cỗ đón Tết Trung thu của bạn Tâm trông thật vui mắt.
- Nhận xét chính tả và cách trình bày.
- Tự viết ra nháp từ dễ lẫn, dễ mắc lỗi.
 * Viết bài vào vở.
 * Tự kiểm tra và sửa lỗi.
- Tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm theo tổ.
- Trình bày trước lớp. 
- Nhận xét, đọc kết quả.
- Ghi vào vở. 
4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Dặn HS luyện viết các từ còn bị sai.
Âm nhạc	 	Tiết: 26
 Bài: Ôn tập bài hát: Chị Ong Nâu và em bé
-----------------------------------------------------------
Tập làm văn Tiết: 26
 Bài: Kể về một ngày hội
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Rèn kỹ năng nói: Bước đầu biết kể về một ngày hội theo các gợi ý cho trước (BT1).
2. Rèn kỹ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) và mạch lạc (BT2).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết câu hỏi gợi ý.
- Hai bức ảnh lễ hội.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: - 2 HS tả lại quang cảnh lễ hội trong hai bức tranh.
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Kể về một ngày hội
 b) Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài tập 1: Kể về một ngày hội
- Đưa bảng phụ có ghi gợi ý rồi HD HS kể:
- Dặn: Kể phải thấy được sự náo nức, sôi động của mọi người trong từng lễ hội. Có thể thay đổi thứ tự kể nhưng phải hợp lý.
- Nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
- Nhận xét, sửa chữa cho HS biết cách viết cho hay.
 Bài tập 2: Viết thành đoạn văn
- Nêu yêu cầu viết văn: nhẩm cẩn thận rồi mới viết và đặt các dấu câu hợp lý.
- Quan sát, giúp đỡ thêm.
- Chấm một số vở, nhận xét. 
- Nghe giới thiệu.
- Tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- Thử nêu các ý cần kể.
- Đọc các gợi ý.
- Nhớ lại buổi diễn ra lễ hội rồi tập kể lại.
- 1 em kể mẫu trước lớp.
- Kể trong nhóm đôi.
- Thi kể trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe. 
- Viết bài vào vở
- 1 số em đọc bài trước lớp.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Về nhà viết lại vào nháp cho bài văn hay hơn.
Toán Tiết: 130
 Bài: Kiểm tra định kỳ
----------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp – Tuần 26
I/ MỤC TIÊU:
- 
- 
II/ SINH HOẠT LỚP:
1. Nhận xét tình hình lớp học trong tuần:
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
2. Nêu một số yêu cầu và công việc cần làm trong tuần sau:
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26-3.doc