Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hải

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hải

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên“. Yêu cầu nêu nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét ghi điểm.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài :

b) Luyện đọc:

* Đọc diễn cảm toàn bài.

* Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ:

- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

c) Tìm hiểu nội dung:

- Y/c lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.

+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?

+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?

- Yêu cầu HS đọc thầm 3.

+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ?

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4.

+ Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?

d) Luyện đọc lại:

- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.

- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.

- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.

- Mời 1HS đọc cả bài.

- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.

 Kể chuyện

1. Giáo viên nêu nhiệm vụ

- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.

- yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, nhớ lại NDđoạn truyện và đặt tên cho từng đoạn.

- Gọi HS nêu miêng kết quả.

- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.

2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện:

- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.

- Mời 4 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Mời một học sinh kể lại cả câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt.

 đ) Củng cố, dặn dò :

- Hãy nêu ND câu chuyện.

- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.

 

doc 40 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Văn Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 26
Từ ngày 8 /3/2010 đến 12 /3/2010
Thứ/ ngày
Tiết 
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai 8/3/2010
1
TĐ-KC
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
2
Toán
Luyện tập.
3
TNXH
Tôm, cua. (PM)
4
HĐTT
Thứ ba
9/3/2010
1
Chính tả 
Nghe viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
2
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
3
Toán
Làm quen với thống kê số liệu.
4
Tập viết
Ôn chữ hoa T.
5
Thể dục
Nhảy dây-Trò chơi: Hoàng anh, Hoàng yến. (PM)
Thứ tư
10/3/2010
1
Tập đọc
Rước đèn ông sao.
2
Mĩ thuật
Xé dán hình con vật.
3
Toán
Làm quen với thống kê số liệu (t2).
4
LT & Câu
 Từ ngữ về lễ hội – Dấu phẩy.
5
Âm nhạc
Học bài hát : Chị ong Nâu và em bé. 
Thứ năm 11/3/2010
1
Chính tả
Nghe viết: Rước đèn ông sao.
2
Toán
Luyện tập.
3
Thể dục
Nhảy dây-Trò chơi: Hoàng anh, Hoàng yến. (PM)
4
HĐTT
Thứ sáu 12/3/2010
1
TLV 
Kể về lễ hội.
2
Toán 
Kiểm tra định kì giữa học kì II.
3
TNXH
Cá (PM)
4
Thủ công
Làm lọ hoa gắn tường.(t2) (PM)
5
HĐTT
Sinh hoạt sao
Kon Tum, ngày 05 tháng 03 năm 2010
 	 Giáo viên 
 Nguyeãn Vaên Haûi
 Thứ hai, Ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: 
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
 A / Mục tiêu: 
- Luyện đọc đúng các từ: du ngoạn, hoảng hốt, ẩn trốn, quấn khố,... 
- Biết ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu ND ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi SGK)
- Kể lại được tùng đoạn của câu chuyện (HS khá giỏi đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện )
 B / Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
 C/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên“. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Tìm hiểu nội dung: 
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- Yêu cầu HS đọc thầm 3.
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4.
+ Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? 
d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
- yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, nhớ lại NDđoạn truyện và đặt tên cho từng đoạn.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 4 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời một học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
 đ) Củng cố, dặn dò : 
- Hãy nêu ND câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- 3 học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khổ mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử quấn khổ chôn cha còn mình thì ở không.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập vào bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm ngay chỗ đó. Nước làm trôi cát lộ ra Chử Đồng Tử .
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh của chàng và cho rằng duyên trời đã sắp đặt trước, liền mở tiệc mừng và kết duyên cùng chàng.
- Đọc thầm đoạn 3.
+ Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
+ Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, tưởng nhớ công lao của ông.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học 
- Đọc yêu cầu bài (dựa vào 4 bức tranh minh họa đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh và đặt tên.
- Một số em nêu kết quả, cả lớp bổ sung:
+ Tranh 1 : Cảnh nghèo khổ/ Tình cha con. 
+ Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ .
+ Tranh 3 : Truyền nghề cho dân 
+ Tranh 4: Tưởng nhớ/ Uống nước nhớ nguồn 
- 4 em lên dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Chứ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. ND kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử...
-----------------------------------------------------
Toán: 	 
LUYỆN TẬP
 A/ Mục tiêu : 
- Tiếp tục củng cố nhận biết và sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ (thay đổi giá tiền cho phù hợp với thực tế).
 B/Đồ dùng dạy học : 
 - Một số tờ giấy bạc: 1000, 2000 , 5000, 10 000, 20 000, 50 000.
 C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới: 
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát, xác định số tiền trong mỗi chiếc ví rồi so sánh.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.(Bài 2ab)
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
 Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài 4.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 3) Củng cố -dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Chiếc ví nào nhiều tiền nhất)
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 Chiếc ví ( c ) có nhiều tiền nhất.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải ? )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 3000 + 500 + 100 = 3600 (đồng) 
hoặc 2000 + 1000 + 500 + 100 = 3600 (đồng).
- 1 em nêu yêu cầu bài (Xem tranh rồi TLCH ... )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ để mua 1 cái kéo.
b) Nam có 7000 đồng, Nam mua được 1 cái kéo và 1 cây bút.
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
Giải:
 Số tiền Mẹ mua hết tất cả là :
 6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
 Cô bán hàng phải trả lại số tiền là :
 10000 – 9000 = 1000 ( đồng )
 Đ/S : 1000 đồng.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
------------------------------------------------------------------
 Thứ ba, Ngày 09 tháng 03 năm 2010
Chính tả:(nghe viết ) 
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
 A/ Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng viết chính tả : Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử “. 
- Làm đúng bài tập 2 a/b .
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sách vở, rèn chữ đẹp.
 B/ Đồ dùng dạy học: 
- Ba tờ phiếu viết nội dung BT2a.
 C/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ có vần ưc/ưt. 
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: 
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 3HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Mời HS đọc lại kết quả.
- Cho HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
Bài 2b: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 2HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Mời HS đọc lại kết quả.
- Cho HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng
d) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. 
- 2HS lên bảng viết 4 từ có vần ưc/ưt. 
- Cả lớp viết vào giấy nháp.
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài. 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Chử Đồng Tử, Tiên Dung,..
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- 2 em đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm bài. 
- 3HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp nhận xét bổ sung, bình chọn người thắng cuộc: hoa giấy, giản dị, giống hệt, rực rở, hoa giấy, rải kín, làn gió. 
- Học sinh làm vào vở 
2 em đọc yêu cầu b ...  nhóm lên bảng thi làm bài.
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- Cả lớp làm vào VBT theo lời giải đúng:
+ r : rổ, rá, rựa, rương, rùa,.. 
+ d : dao, dây, dê, dế, diễn, dư,
+ gi : giường, giáp, giày, gì, giáng,
---------------------------------------------
Toán: 	 
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi học toán.
B/ Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ kẻ bảng thống kê số liệu bài tập 1 
 C/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng làm lại BT4 tiết trước.
- Cho ví dụ về một bảng số liệu.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS luyện tập :
 Bài 1: - Treo bảng phụ và hỏi :
+ Bảng trên nói gì ? 
+ Ô trống ở cột thứ hai ta phải điền gì ? 
+ Năm 2001 gia đình chị Út thu hoạch được bao nhiêu ki lô gam thóc?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi lần lượt từng em lên điền vào các cột còn lại. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 Bài 2: 
- Gọi một em nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cả lớp làm mẫu câu a trong bảng.
- Yêu cầu học sinh tự làm câu còn lại.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Gọi một em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.
 c) Củng cố - dặn dò:
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 1 Học sinh lên bảng làm bài.
- 1 em nêu ví dụ về một bảng số liệu.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp quan sát bảng thống kê và trả lời:
+ Bảng này nói lên số liệu thóc thu hoạch trong các năm của gia đình chị Út.
+ Ta phải điền thêm “ Số thóc gia đình chị Út thu hoạch trong năm”
+ Thu hoạch được 4200 kg.
- Dựa vào cột thứ nhất lần lượt từng em lên điền để hoàn thành bảng số liệu.
Năm
2001
2002
2003
Số thóc
4200
3500
5400
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Một em đọc yêu cầu bài tập.
- 1 em làm mẫu câu a.
Số cây bạch đàn trồng năm 2002 nhiều hơn năm 200 là : 2165 – 1745 = 420 (cây)
- Cả lớp tự làm các câu còn lại.
- 1 em lên bảng sửa bài, lớp nhận xét bổ sung:
b/ Năm 2003 trồng được số cây thông và bạch đàn là : 2540 + 2515 = 5055 (cây) 
- Một em đọc yêu cầu bài tập.
90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Hai học sinh nêu miệng kết quả. Cả lớp bổ sung
a/ Dãy trên có tất cả là : 9 số.
b/ Số thứ tư trong dãy là : 60.
---------------------------------------------------------------
 Thứ sáu, Ngày 12 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn: 
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
 A/ Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói: Kể về một ngày hội theo gợi ý cho trước (BT1)- lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 
 - Rèn kĩ năng viết : Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu (BT2).
 - Giáo dục học sinh yêu con người và phong tục tập quán của dân tộc.
 B/ Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
 C/Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : 
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
+ Em chọn để kể ngày hội nào ?
- Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim,
- Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét.
- Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể.
- Nhận xét tuyên dương những HS kể hay.
Bài tập 2: - Gọi một em đọc yêu cầu .
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết .
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Mời 5 em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm 5 bài văn tốt. 
 c) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- Hai em lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn.
- Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại ( bao gồm cả phần lễ và phần hội 
- Một em giỏi kể mẫu.
- một số em nối tiếp nhau thi kể.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu.
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
Hai em nhắc lại nội dung bài học.
----------------------------------------------------
Toán: 	 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 2
KT theo đề của trường
----------------------------------------------
Tự nhiên xã hội: 
CÁ
 A/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của cá trên hình vẽ hoặc vật thật. 
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy có vây.
- GDHS Ý thức bảo vệ môi trường.
B/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong sách trang 100, 101. Sưu tầm ảnh các loại cá mang đến lớp.
C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Tôm - Cua".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và các hình con cá sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói về hình dáng kích thước của chúng ?
+ Bên ngoài cơ thể những con cá này có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không ?
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn và em biết ?
+ Cá có ích lợi gì đối với con người ?
Bước 2:
- Mời lần lượt đại diện 1 số nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp. 
- Khen ngợi các nhóm giới thiệu đúng. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của tôm - cua.
+ Nêu ích lợi của tôm - cua.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vẩy. Bên trong có xương sống. Cá sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và đuôi.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện 1 số nhóm lên lên báo cáo trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Cá nước ngọt : cá chép, rô, lóc, chạch, lươn, trê,
+ Cá nước mặn : Trích, nục, thu, ngừ, 
+ Ích lợi cá đối với con người là cung cấp thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
----------------------------------------------------------------
Thủ công: 
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 2)
 A/ Mục tiêu: 
- Làm được một lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đồ chơi.
 B/ Đồ dùng dạy học : giấy màu, kéo, vật mẩu
 C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 3: Yêu cầu làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- Yêu cầu nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- Nhận xét và dùng tranh quy trình để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường. 
- Tổ chức cho thực hành theo nhóm. 
- Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Gợi ý cắt dán các bông hoa có cành lá để cắm vào lọ trang trí.
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Tuyên dương một số nhóm có sản phẩm đẹp.
c) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà tập làm cho thành thạo.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
- Hai em nhắc lại các bước về quy trình gấp cái lọ hoa gắn tường.
- Quan sát để nhớ lại các bước gấp lọ hoa gắn tường để thực hành gấp.
- Các nhóm thực hành gấp lọ hoa theo hướng dẫn.
- Cắt các bông hoa và cành lá để cắm vào lọ hoa.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá xếp loại sản phẩm của từng nhóm.
----------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I Mục tiêu:
- Đánh giá công tác tuần 26
- Phổ biến kế hoạch tuần 27.
 - Giáo dục học sinh lòng yêu trường lớp, thầy cô giáo, bè bạn.. 
II. Lên lớp:
- Lớp trưởng tiến hành điều khiển cho các bạn sinh hoạt.
+ Tổ trưởng nêu những việc đã làm và chưa làm của tổ.
+ Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp trong tuần
Các bạn đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp; Nhiều bạn đi học phụ đạo đều, hăng hái phát biểu xây dựng bài; vệ sinh trường lớp đầy đủ
Bên cạnh đó vẫn còn 1 số bạn chưa chú ý nghe giảng, ngồi học hay nói chuyện riêng
Tổ đề nghị tuyên dương bạn Viên, Y Hậu, nhắc nhở bạn A Minh
.GV Nhận xét chung:
1,Ưu điểm:
-Đi học đều, đúng giờ. Buổi học phụ đạo đi đều hơn.
- Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Sách vở đồ dùng học tập, đầy đủ
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu
- Về nhà có chuẩn bị bài ở nhà.
2,Tồn tại:
- Chưa tập trung học tập, còn nói chuyện riêng trong lớp học
- Chữ viết một số em chưa đẹp.
- Một số em chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài
III.Kế hoạch tuần 24
- Phát huy ưu điểm khắc phục khuyết điểm trên
- Thực hiện đúng nội quy trường lớp: 
- Đi học đều, kể cả 2 buổi phụ đạo. 
- Hát đầu giờ, cuối giờ. Vệ sinh trường lớp,Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Trong lớp chăm chú nghe giảng, hăng say phát biểu
- Ở nhà luyện đọc thật nhiều
- Viết bài, làm bài đầy đủ ở nhà.
- HS ôn luyện các bài hát, bài múa.
 - Chơi trò chơi "Oẳn tù tì"
-----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 26(1).doc