Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Đạo đức

Tiết 26 Bài: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN

CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1)

I – -MỤC TIÊU:

Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.

Biết : Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.

Nhắc mọi người cùng thực hiện.

.Học sinh hiểu:

· Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

· Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác

· Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.

· Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ tài sản của người khác.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 6 /3 / 2010
 Ngày dạy: Thứ hai : 8 / 3 / 2010
TUẦN 26
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Đạo đức
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.( Tiết 1)
2
Tập đọc- KC
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
3
Tập đọc - KC
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
4
Toán
Luyện tập.
5
Hoạt động T.T
Môn: Đạo đức
Tiết 26 Bài: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN
CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1)
TUẦN 26
I – -MỤC TIÊU:
Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
Biết : Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
Nhắc mọi người cùng thực hiện.
.Học sinh hiểu:
Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
Học sinh biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng.
Học sinh có thái độ tôn trọng thư từ tài sản của người khác. 
II - TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập đạo đức.
Trang phục bác đưa thư, lá thư có trò chơi đóng vai.
Cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư để chơi đóng vai
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Ổn định: Hát, điểm danh
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng làm bài.
Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước việc làm đúng, chữ S trước việc làm sai khi gặp đám tang.
 a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
 b) Nhường đường.
 c) Cười đùa.
 d) Ngả mũ nón.
 e) Bóp còi xe xin đường.
 g) Luồn lách, vượt lên trước.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3.Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai.
Mục tiêu: Học sinh biết được một biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Cách tiến hành 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và đóng vai theo bài tập 1.
Giáo viên nhận xét .
Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra, cách nào là phù hợp nhất ?
Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc ?
Vậy Minh cần phải làm gì ?Vì sao ?
HS thảo luận đóng vai
Các nhóm đóng vai trước lớp.
Ông sẽ không hài lòng và thầm oán tránh Nam và Minh
 Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác vì đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Học sinh hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.
Cách tiến hành.
Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận và làm bài tập 2/ 39.
Thứ tự các từ cần điền là: của riêng, pháp luật, bí mật.
b) Nên làm: Giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn, hỏi mượn khi cần.
Học sinh thảo luận nhóm và làm bài cá nhân.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng.
 Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép, giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Cách tiến hành 
Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với nhau theo cặp bài tập 3.
Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì? Của ai?
Việc đó xảy ra như thế nào?
Học sinh làm việc theo cặp.
1 số học sinh trình bày trước lớp.
4. Củng cố: Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị cả lớp noi theo.
5. Dặn dò: Về thực hiện theo những gì đã học.
Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------------------0-------------------------------------
Môn: Tập đọc - Kể chuyện.
Tiết 76 + 77 Bài: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ.
TUẦN 26
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
A-TẬP ĐỌC.
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
Chú ý những từ ngữ: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức...
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là thể hiện lòng biết ơn đó. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B-KỂ CHUYỆN.
Rèn kĩ năng nói.
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Học sinh khá giỏi đặt được tên và kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Học sinh kể chuyện tự nhiên, giọng kể, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện. 
Rèn kĩ năng nghe. 
Chăm chú nghe bạn kể và kể tiếp được lời bạn. 
Giáo dục học sinh có ý thức giúp đỡ người khác. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
3 học sinh lên đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài. Hội đua voi ở Tây Nguyên.
Nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó, cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó.
Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa tiên Dung và Chữ Đồng Tử diễn ra như thế nào?
Vì sao Công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những gì ?
Nhân dân làm những gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
Luyện đọc lại.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 1,2.
Hướng dẫn cách đọc.
Học sinh lắng nghe - đọc thầm.
Luyện đọc từng câu - sửa lỗi phát âm.
Luyện đọc từng đoạn - tìm hiểu từ mới cuối bài.
Đọc từng đoạn theo nhóm.
Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha, còn mình thì ở không.
Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước đội làm trôi cát lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân đã lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
Học sinh thi đọc đoạn văn, cả bài văn.
 KỂ CHUYỆN.
1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện kể lại từng đoạn truyện.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm, đặt tên cho từng đoạn truyện.
b) Kể lại từng đoạn câu chuyện.
Học sinh quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung, đặt tên cho từng đoạn.
Ví dụ: 
Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con.
Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời...
Tranh 3: Truyền nghề cho dân / Giúp dân...
Tranh 4: Tưởng nhớ. / Uống nước nhớ nguồn...
Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
3. Củng cố: Nêu nội dung truyện. Học sinh trả lời.
4. Dặn dò: Về nhà luyện kể thêm.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở..
----------------------------------------0------------------------------------
Môn: Toán
Tiết 126 Bài: LUYỆN TẬP.
TUẦN 26
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
 Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
Học sinh cẩn thận khi làm toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10000 đồng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu câu hỏi học sinh trả lời. Các em đã học những loại tờ giấy bạc nào ở tiết trước ?- Các em đã học những loại tờ giấy bạc 2 000 đồng, 5 000 đồng , 10 000 đồng.
Có mấy loại giấy bạc 100 000 đồng ? - Có 2 loại giấy bạc 10 000 đồng là giấy bạc cũ làm bằng cô tông và giấy bạc mới làm bằng giấy POLYMER.
Giáo viên gọi học sinh lên làm lại bài tập 1, 3 (tiết 125)
Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu học sinh xác định số tiền trong mỗi ví.
So sánh kết quả tìm được, rút ra kết ... ó gì đẹp?
Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất đẹp?
Luyện đọc lại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 2: nhấn giọng: bập bùng trống ếch, thích nhất, đỏ, trong suốt, đủ màu sắc.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. tìm hiểu nghĩa các từ cuối bài.
Luyện đọc đoạn trong nhóm.
Đoạn 1: Tả mâm cỗ của Tâm.
Đoạn 2: Tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui.
Mâm cỗ được bày rất vui mắt; một quả bưởi có khía thành 8 cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, mom rất vui mắt
Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm 3 lá cờ con.
Hai bạn đi bên nhau mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn reo: “tùng, tùng, tùng, dinh dinh!...”
Học sinh đọc lại toàn bài.
Học sinh đọc đoạn văn.
Học sinh thi đọc đoạn văn.
 Lớp nhận xét chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố: Nêu nội dung bài. Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý và gắn bó với nhau. 
4. Dặn dò: Về luyện đọc thêm.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0----------------------------------------
Môn: Toán
Tiết 127 Bài: LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU.
TUẦN 26
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản )
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh vẽ trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm các bài tập sau :
	4000 đồng + 2500 đồng = ?
	5000 đồng – 1500 đồng = ?
	3200 đồng x 3 = ?
- Giáo viên nhận xét . Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Làm quen với dãy số liệu.
Quan sát để hình thành dãy số liệu.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK.
Bức tranh này nói về điều gì?
Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy.
Số 122cm là số thứ mấy trong dãy?
Dãy số liệu trên có mấy số?
Thực hành.
Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi trong bài.
Quan sát số kg gạo của từng bao và trả lời.
Học sinh quan sát tranh.
Số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Minh, Ngân.
Học sinh đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, 1 học sinh lên bảng ghi lại các số đo.
Là số thứ nhất.
Học sinh trả lời các số còn lại tương tự.
Có 4 số.
1 học sinh lên bảng ghi lại tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao có danh sách: Anh, Phong, Ngân, Minh. 1 học sinh đọc tên và chiều cao của từng bạn.
Bài 1:
Hùng cao: 125cm; b) Dũng cao: 129cm; 
Hà cao: 132cm; d) Quân cao: 135cm.
Dũng cao hơn Hùng 4cm. Hà thấp hơn Quân 3cm. Hà cao hơn Hùng. Dũng thấp hơn Quân.
Bài 3: 
Theo thứ tự từ bé đến lớn là: 35kg, 40kg, 45kg, 50kg, 60kg.
Theo thứ tự từ lớn đến bé: 60kg, 50kg, 45kg, 40kg, 35kg.
3. Củng cố: Hùng cao: 125cm; b) Dũng cao: 129cm; c) Hà cao: 132cm; d) Quân cao: 135cm. - Các số đo chiều cao trên gọi là gì ? - Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
Dành cho học sinh khá giỏi:
Bài 2: 
Học sinh nhìn dãy các ngày chủ nhật của tháng 2 năm 2004 trong bài và trả lời.
Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật
Chủ nhật đầu tiên là ngày 1.
Ngày 22 là chủ nhật thứ tư trong tháng.
Bài 4: - Quan sát, đếm, tính để trả lời câu hỏi dựa vào dãy số đã cho.
Cho dãy số liệu:
5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50.
Dãy trên có tất cả 9 số. Số 25 là số thứ 5 trong dãy.
Số thứ 3 trong dãy là số 15. Số này lớn hơn số thứ nhất trong dãy 10 đơn vị.
Số thứ hai lớn hơn số thứ nhất trong dãy.
4. Dặn dò: Về xem lại bài. Làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------------0-------------------------------------
Môn: Chính tả (Nghe-viết).
Tiết 51 Bài: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ.
TUẦN 26
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT( 2) a và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: r / d / gi.
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con 4 từ bắt đầu bằng tr/ch (chớp trắng, tròn trịa, trơn tru, chênh chếch).
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc đoạn viết 1 lần.
Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ?
Nhân dân làm những gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
Đoạn viết có mấy câu?
Những chữ nào trong bài được viết hoa?
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
Giáo viên kiểm tra, sửa lỗi học sinh.
Giáo viên nhắc nhở tư thế trước khi viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
Giáo viên theo dõi uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, nội dung bài viết của các em.
Giáo viên đọc bài cho học sinh soát lỗi.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn SGK soát lỗi.
Giáo viên chấm một số bài.
Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
Hướng dẫn làm bài tập.
Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng mời học sinh lên bảng thi làm bài - đọc kết quả.
Giáo viên và lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Học sinh lắng nghe - đọc thầm.
2 học sinh đọc lại đoạn viết - lớp đọc thầm.
Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải và giúp dân đánh giặc.
Nhân dân đã lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
Đoạn viết có 5 câu.
Chữ đầu tên bài và các chữ đầu câu, tên riêng.
Học sinh luyện viết chữ dễ viết sai vào bảng con: Chử Đồng Tử, hiển linh, giúp dân, đánh giặc,
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát, sửa lỗi.
Học sinh soát lỗi sai của phát hiện và gạch dưới lỗi sai bằng bút chì. Học sinh phải tự chữa lỗi của mình.
Bài tập 2a.
Học sinh đọc thầm đoạn văn, tự làm bài.
Giải: a) Hoa giấy - giản dị - giống hệt - rực rỡ - hoa giấy- rải kín - làn gió.
Một số học sinh đọc lại bài sau khi điền.
3. Củng cố: - Một số học sinh đọc lại bài 2a để viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: r / d / gi.
4. Dặn dò: Về xem lại bài - sửa bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------------
TUẦN 26
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II - CHUẨN BỊ:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 26
Môn : Thể dục
Tiết 51 Bài : NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH – HOÀNG YẾN”
I - MỤC TIÊU :
- Ôn bài thể dục phát triển chung (tập với cờ), ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Học sinh thuộc bài thể dục và thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . Biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi trò chơi.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
- Sân trường, còi, dây nhảy.
	- Mỗi học sinh 2 lá cờ bằng giấy.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn bài thể dục phát triển chung (tập với cờ), ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập lại bài thể dục phát triển chung với cờ.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. 
- Giáo viên điều khiển học sinh tập cả 8 động tác.
- Giáo viên nhận xét.
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
* Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và cho học sinh chơi thử (1,2 lần).
Cách chơi : Khi giáo viên hô tên hàng nào hàng đó phải chạy nhanh về vạch giới hạn bên mình, đội còn lại sẽ đuổi theo để bắt. Nếu đuổi kịp người chạy (trong khu vực từ vạch xuất phát đến vạch giới hạn), thì vỗ nhẹ vào người bạn và người chạy coi như bị bắt 
- Giáo viên nhận xét trò chơi.
4. Củng cố:- Cho học sinh đi theo vòng tròn, vỗ tay, hát .
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài thể dục phát triển chung với cờ và nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
 3’
6 - 8’
2x 8 nhịp 
6- 8’
6- 8’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
- Học sinh tập nhảy dây.
GH
x x x x x x x
Hoàng Oanh
 X
 X
Hoàng Yến
x x x x x x x
 GH
 * * *
 * * LT *
 * *
 * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26, thu 2,3.doc