Giáo án lớp 3 Tuần 27 năm 2013

Giáo án lớp 3 Tuần 27 năm 2013

Mục tiêu: - Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh

(SGK) biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động.

- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng / phút kể được toàn bộ câu chuyện .

II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 – 26

- 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 sgk.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 27 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 : Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2013
Tập đọc ( tiết 79 ) : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( tiết 1)
I.Mục tiêu: - Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh 
(SGK) biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động. 
- HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ đọc khoảng trên 65 tiếng / phút kể được toàn bộ câu chuyện .
II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 – 26
- 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 sgk.
III.Các hoạt động dạy - học ( 40 phút ). 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
 1.Bài mới : Giới thiệu bài :
a.Kiểm tra tập đọc: 
- kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- HS đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- GV nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.
- Nhận xét ghi điểm.
- Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
 b.Bài tâp:
Bài tập 2: 
-HS kể chuyện "quả táo" theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.
-HS quan sát tranh và kể theo nội dung tranh.
- HS nối tiếp nhau thi kể theo tranh.
- Hai em kể lại toàn câu chuyện.
- GV theo dõi nhận xét đánh giá và ghi điểm.
4.củng cố -dặn dò:-Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục ôn các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. 
-Từng cặp hai em ngồi quay mặt vào nhau trao đổi kể chuyện theo tranh có sử dụng phép nhân hóa.
- 5 - 6 em nối tiếp nhau kể theo 6 bức tranh.
- HS thi kể theo tranh.
- Hai em lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
 .........................................................................................
Tập đọc ( Kể chuyện ). ( tiết 80 ) : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( tiết 2)
I.Mục tiêu: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa ( Bài tập cần làm : bài 2 a , b ).
II.Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
 - Bảng lớp viết sẵn bài thơ “Em Thương” trong bài tập 2. 
III.Các hoạt động dạy - học ( 40 phút ). 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
 1.Bài mới : Giới thiệu bài :
a.Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh trong lớp. 
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
b.Bài tập : 
Bài tập 2:- Đọc bài thơ Em Thương. 
- 1 em đọc thành tiếng bài thơ .
- 1HS đọc các câu hỏi a, b, c trong SGK. 
- Cả lớp trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện các cặp nêu lên các sự vật được nhân hóa.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS viết bài vào vở bài tập.
4.Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. 
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- Cả lớp đọc thầm 
- 1 em đọc các câu hỏi trong SGK.
- Lớp trao đổi theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Các sự vật nhân hóa là: 
 a/ Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi.
 Sợi nắng: gầy, run run, ngã..
 b/ Làn gió: giống một bạn nhỏ mồ côi.
 Sợi năng: giống một người gầy yếu.
 ..................................................................................... 
Toán ( tiết 131 ) : CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I.Mục tiêu : - Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết cách đọc và viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa ).Làm được BT 1, 2, 3 
- GDHS : Tính toán cẩn thận, chính xác .
II.Đồ dùng dạy học: Các tấm bìa mỗi tấm có ghi số: 10 000, 1000, 100.
III.Các hoạt động dạy - học ( 40 phút ). 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
1. Bài cũ :Nhận xét, trả bài kiểm tra.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
a. Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000
- Giáo viên ghi bảng số: 2316
+ Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
- Tương tự với số 1000.
+Viết và đọc số có 5 chữ số.
- Viết số 10 000 lên bảng. đọc số.
- Muời nghìn còn gọi là một chục nghìn.
+ Vậy 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
- Treo bảng có gắn các số( như SGK ).
+ Có bao nhiêu chục nghìn? 
+ Có bao nhiêu nghìn ?
+ Có bao nhiêu trăm ? 
+ Có bao nhiêu chục ? 
+ Có bao nhiêu đơn vị ?
-1HS lên điền số vào ô trống trên bảng.
- Hướng dẫn cách viết và đọc số: 
+ Viết từ trái sang phải.
+ Đọc là "Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- HS luyện đọc các cặp số: 5327 và 45327 ; 8735 và 28735 ; 7311 và 67311
- HS luyện đọc các số: 
 32741 ; 83253 ; 65711 ; 87721 ; 19995 b.Luyện tập:
 Bài 1: - 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Treo bảng đã kẻ sẵn như sách giáo khoa.
-HS lên điền vào bảng và nêu lại cách đọc số vừa tìm được.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Yêu cầu thực hiện vào vở.
Bài 2: : - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em lên viết và đọc các số.
- Yêu cầu lớp theo dõi và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Ghi lần lượt từng số lên bảng và gọi HS đọc số.
- Nhận xét sửa sai cho HS.
Trống để có dãy số rồi đọc lại.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4 : HS khá , giỏi làm :
c.Củng cố - dặn dò:
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm.
 - Lớp theo dõi giới thiệu bài.
+ Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
- Đọc: Mười nghìn.
+ 10 000 gồm có 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm 0 chục và 0 đơn vị.
- Cả lớp quan sát và trả lời:
+ 4 chục nghìn
+ 2 nghìn
+ 3 trăm
+ 1 chục
+ 6 đơn vị
- 1 em lên abngr điền số.
- 1 em lên bảng viết số: 42316
- Nhiều em đọc số.
- HS luyện đọc các số GV ghi trên bảng.
- 2HS lên bảng, 1HS đọc số, 1 HS viết số: ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn: 33214.
- HS làm bài vào vở , sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Số 24312: Hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
- Số 24312 có 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 2 đơn vị.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc số và viết số.
- HS viết 68325 và đọc: Sáu mươi tám nghìn ba trăm hai mươi lăm.
- 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở 
- Một em nêu yêu cầu bài tập: Đọc số.
- Lần lượt từng em đọc số trên bảng.
+ Đọc các số: 
23 116, 12 427, 3 116, 82 427
a. 60 000 -> 70 000 -> 80 000 -> 
90 000
b. 23 000 -> 24 000 -> 25 000 -> 
26 000
c. 23 000 -> 23 100 -> 23 200 -> 
23 300 .
 ...........................................................................................
Đạo đức( tiết 27 ) : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN
 CỦA NGƯỜI KHÁC ( tiết 2)
I.Mục tiêu: - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người 
Biết: trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Nhắc mọi người cùng thực hiện
*KNS : Kĩ năng tự trọng.Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định.
II.Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: Thảo luận nhóm , giải quyết vấn đề .
III.Tài liệu và phương tiện: SGK, vở bài tập đạo đức .
IV.Hoạt động dạy - học ( 35 phút ).	
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
 1.Ổn định tổ chức
2.Bài cũ: Kiểm tra bài học tiết 26.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động 1: Nhận xét hành vi. 
- Chia lớp thành các cặp để thảo luận.
1. Phát phiếu học tập cho các cặp. 
- Nêu ra 4 hành vi trong phiếu.
- Thảo luận tìm xem hành vi nào đúng và hành vi nào sai rồi điền vào ô trống trước các hành vi.
- Mời đại diện các cặp lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận theo sách giáo viên.
Hoạt động 2: - Phát phiếu học tập cho các nhóm và các nhóm thảo luận để nêu về cách điền đúng các từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp ( câu a ) và xếp các cụm từ vào hai cột thích hợp những việc nên và không nên làm (BT4)
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận.
 Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
+ Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì của ai ?
- Giáo viên kết luận theo sách giáo viên.
4.Củng cố - Dặn dò : Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn HS về nhà cần thực hiện theo đúng bài học.
- Lắng nghe giáo viên nêu các hành vi thông qua phiếu học tập.
- Trao đổi thảo luận tìm ra những hành vi đúng và hành vi sai.
- Lần lượt các cặp cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt các nhóm cử đại diện của mình lên trình bày trước lớp.
- Lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung và bình chọn nhóm xếp đúng nhất.
- HS tự kể về việc làm của mình.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
 ..................................................................................... 
Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2013
Chính tả ( tiết 53 ) : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( tiết 3)
I.Mục tiêu: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Báo cáo được 1 trong 3 nội dung nêu ở BT2 (về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác) 
- GDHS : Yêu thích môn học .
II.Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
 - Bảng lớp viết các nội dung cần báo cáo. 
III.Các hoạt động dạy - học ( 40 phút ). 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
 1.Bài mới : Giới thiệu bài :
a. Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh trong lớp.
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
b. Bài tập :
Bài tập 2: Một em đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Mời một em nhắc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20 ( trang 20 SGK ).
+ Yêu cầu về báo cáo này có gì khác so với mẫu báo cáo trước đã học ?
- Mỗi em đều phải đóng vai lớp trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội. 
- Theo dõi, nhận xét tuyên dương những em báo cáo đầy đủ rõ ràng. 
-HS đọc thêm bài:Người trí  ... áu mươi hai nghìn không trăm bảy mươi.
- Một em đọc yêu cầu.
- Thực hiện làm chung hàng thứ nhất.
- Cả lớp tự làm các hàng còn lại.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
+ Tám mươi bảy nghìn một trăm linh năm : 87105
+ Tám mươi bảy nghìn một tăm linh một 87101 
+ Tám mươi bảy nghìn năm trăm : 87 500
+ Tám mươi bảy nghìn:87 000
 - Một em đọc yêu cầu.
- HS thực hiện
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn làm
- Một em đọc yêu cầu
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: 
 4000 + 500 = 4500 
 6500 - 500 = 6000
 4000 – (2000 – 1000) = 3000
 300 + 2000 x 2 = 4300
 (8000 – 4000) x 2 = 8000
 .............................................................................................. 
Tự nhiên - xã hội ( tiết 54 ). THÚ ( Đ/C ) .
I.Mục tiêu: 1.Kiến thức kỹ năng : - Biết đặc điểm cơ bản một số loài thú .
- Nêu được ích lợi của thú đối với đời sống con người.
*KNS : Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng. Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương. 
II.Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực : Thảo luận nhóm
-Thu thập và xử lí thông tin
III.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong sách trang 104, 105. Sưu tầm ảnh các loại thú nhà mang đến lớp.
IV.Hoạt động dạy - học ( 35 phút ). ( theo Đ/C không yêu câu HS vẽ ).	 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Chim".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới : Giới thiệu bài:
Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. 
 Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Quan sát các tranh vẽ các con thú nhà trang 104, 105 SGK và ảnh các loại thú nhà sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi: 
+ Kể tên các con thú nhà mà em biết ?
+ Trong số các con thú nhà đó con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp ?
+ Con nào có thân hình vạm vỡ sừng cong hình lưỡi liềm?
+ Con nào có thân hình to lớn, vai u, chân cao ?
+Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (mỗi nhóm giới thiệu về 1 con)
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: 
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà (như mèo, lợn, trâu, bò ...) ?
+ Nhà em có nuôi những con vật nào ? Em chăm sóc chúng ra sao ? Cho chúng ăn gì ?
4.Củng cố - dặn dò: HS liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của chim.
+ Tại sao không nên bắn và bắt tổ chim?.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
+ Đó là con lợn (heo)
+ Là con trâu 
+ Con bò.
+ Các loài thú như: Trâu, bò, lợn, chó, mèo, là những con vật đẻ con và chúng nuôi con bằng sữa.
-Thú có đặc điểm chung là: cơ thể chúng có lông mao bao phủ, thú đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú là loài vật có xương sống.
+ Ích lợi: Mèo bắt chuột, Chó giữ nhà, lợn cung cấp thịt, phân bón. Trâu, bò cày kéo, thịt, phân bón,
+ HS tự liên hệ.
 ........................................................................................................
An toàn giao thông ( tiết 2 ) : GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I.Mục tiêu: -HS nắm được đặc điểm của GTĐS,những quy định của GTĐS
HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
Có ý thức bảo vệ đường sắt.
II.Chuẩn bị:- Hình đường sắt cắt ngang đường bộ.Biển báo nơi có đường sắt chạy qua.
III. Hoạt động dạy và học ( 35 phút ).
Hoạt đông của thầy.
Hoạt đông của trò.
1. Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ : Kiểm tra bài giao thông đường bộ .
3.Bài mới : GV giới thiệu bài, ghi mục bài.
Hoạt động 1: Đặc điểm của GT đường sắt.
a.Phân biệt các loại đường 
Ngoài phương tiện GTĐB còn có phương tiện GT nào?
- Đường sắt cố đặc điểm gì?
Vì sao tàu hoả lại có đường riêng?
Hoạt động 2: GT đường sắt Việt Nam
b.Đường sắt nước ta có các tuyến đi các nơi.
-Dùng bản đồ GT 6 tuyến đường sắt.
Hoạt động 3:Qui định đi trên đường sắt.
c.Quy định khi đi trên đường sắt.
-QS hai biển báo: 210, 211 nêu:
Đặc diểm 2 biển báo, ND của 2 biển báo?
Em thấy 2 biển báo đó có ở đoạn đường nào? Gặp biển báo này em phải làm gì?
*KL: Khi đi trên đường sắt cắt ngang đường bộ chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn.
4.Củng cố- dăn dò.
Hệ thống kiến thức.Thực hiện tốt luật GT.
- Đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ.
*KL:Đường sắt để dành riêng cho tầu hoả, các phương tiện GT khác không được đi trên đường sắt.
-Từ HN có 6 tuyến đường sắt đi các nơi.
- Biển 210: Giao nhauvới đường sắt có rào chắn.
Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
 ........................................................................................
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013
Chính tả ( tiết 54 ) : KIỂM TRA ( ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU).
I.Mục tiêu : - Kiểm tra lại những kiến thức đã được học trong thời gian vừa qua .
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học trong thời gian qua làm tốt đề bài yêu cầu .
- Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập, tự giác và nghiêm túc khi làm bài .
II. Chuẩn bị : - Đề bài kiểm tra phô tô sẵn đủ cho từng em làm bài , phấn viết .
III. Lên lớp : 1. Ổn định tổ chức : Lớp hát , vỗ tay 1 bài yêu thích ,
 2. Phát đề kiểm tra cho học sinh .
 3. Dặn dò học sinh làm bài và trình bày bài
 4. Học sinh làm bài .
 5. Thu bài – Nhận xét tiết kiểm tra, dặn dò tiết sau .
 .
Toán ( tiết 135 ) : SỐ 100 000 - LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu : - HS Biết số 100 000.
-Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số.
-Biết số liền sau của số 99 999 là số 100 000 ;Bài 1, Bài 2 , Bài 3 ( dòng 1, 2, 3 ), Bài 4
- GDHS : Yêu thích môn học, tích cẩn thận và chính xác .
II.Đồ dùng dạy học: Mười tấm bìa mỗi tấm viết số 10 000 
III.Các hoạt động dạy - học ( 40 phút ). 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
 1.Bài cũ : 2 em lên bảng viết các số :
 53 4000 ; 23 000 ; 56 010 ; 90 009.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
a.Giới thiệu số 100 000:
- Gắn 7 tấm bìa có ghi số 10 000 lên bảng. 
+ Có mấy chục nghìn ?
- Lấy thêm một tấm xếp thêm vào nhóm 7 tấm và hỏi tất cả có mấy chục nghìn ?
- Thêm một tấm ghi số 10 000 vào nhóm 8 tấm lại hỏi tất cả có mấy chục nghìn ?
- Thêm một tấm 10 000 vào nhóm 9 tấm lại hỏi tất cả có mấy chục nghìn nghìn ?
- Giới thiệu số 100 000: Mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn viết là: 100 000.
- Gọi vài em chỉ vào số 100 000 và đọc lại 
+ Số 100 000 là số có mấy chữ số.
b. Luyện tập:
Bài 1: - Gọi một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS nêu quy luật của dãy số rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm. 
-Lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS quan sát tia số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số. 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Lớp theo dõi đổi chéo vở để KT
- 1HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh nêu bài tập.
- Yêu cầu học sinh làm vào phiếu.
- chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài 
Bài 4: - Gọi học sinh nêu bài tập.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
4.Củng cố - dặn dò
- Gọi 1HS lên bảng viết số 100 000. 
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp quan sát lên bảng và trả lời:
- Có 7 chục nghìn. 
- 7 chục nghìn thêm 10 000 bằng 8 chục nghìn.
- 8 chục nghìn thêm 10 000 bằng 9 chục nghìn.
- 9 chục nghìn thêm 10 000 bằng 10 chục nghìn.
- Nhắc lại cách viết và cách đọc số
 100 000 
- Một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
a) 10000 ; 20000 ; 30000 ; ... ; 100000
b.10000 ;11000 ;12000 ;13000 ;14000 ; ..
c.18000 ; 18100 ;18200 ; 18300 ;18400; ..
d) 18235 , 18236 ,18237 ,18238, 18239
- Một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp tự làm bài vào vở
- Một em lên bảng điền vào tia số, lớp bổ sung
40000 50000 60000 70000 80000 90 000 100000 
- Đổi chéo vở chấm bài kết hợp tự sửa bài.
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng thực hiện vào phiếu.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau 
12533
12534
12535
43904
43905
43906
63299
62370
62371
- Một em đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Một em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung: 
Giải:
Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 – 5000 = 2000 ( chỗ )
 Đáp số : 2000 chỗ ngồi 
 .............................................................................................
 Tập làm văn ( tiết 27 ) : KIỂM TRA VIẾT ( CHÍNH TẢ TẬP LÀM VĂN ).
I.Mục tiêu : - Kiểm tra lại những kiến thức đã được học trong thời gian vừa qua .
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học trong thời gian qua làm tốt đề bài yêu cầu .
- Giáo dục học sinh chăm chỉ học tập, tự giác và nghiêm túc khi làm bài .
II. Chuẩn bị : - Đề bài kiểm tra phô tô sẵn đủ cho từng em làm bài , phấn viết .
III. Lên lớp : 1. Ổn định tổ chức : Lớp hát , vỗ tay 1 bài yêu thích ,
 2. Phát đề kiểm tra cho học sinh .
 3. Dặn dò học sinh làm bài và trình bày bài
 4. Học sinh làm bài .
 5. Thu bài – Nhận xét tiết kiểm tra, dặn dò tiết sau .
 .
SINH HOẠT LỚP TUẦN 27
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 27
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần 
 Nề nếp: - Đi học đúng giờ. Một số em nghỉ không rõ lý do
 - Nề nếp lớp tương đối ổn định.
Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp 
	- Soạn sách vở, đồ dùng còn thiếu
Vệ sinh - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học tự giác, một số em chưa tích cực. - Vệ sinh thân thể chưa tốt ở một số em
 III. Kế hoạch tuần 28
Nề nếp: - Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT tuần 28
	- Chuẩn bị bài , sách vở chu đáo trước khi đến lớp.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 3 Tuan 27.doc