Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương

I – Mục tiêu: Giúp HS :

 - Nắm được các hàng chục nghìn, hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.

 - Biết viết và đọc các số có 5 chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa)

 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II - Đồ dùng dạy – học:

 - GV: bảng phụ kẻ sẵn các ô biểu diễn cấu tạo số, hộp đồ dùng dạy Toán, bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài 1 và bài 2.

 - HS: hộp đồ dùng học Toán.

III – Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 1- Nhận xét bài kiểm tra:

 2- Bài mới: * Giới thiệu bài (trực tiếp).

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Buổi sáng	Chào cờ
.............................................................................................
Toán
Các số có năm chữ số.
I – Mục tiêu: Giúp HS :
 - Nắm được các hàng chục nghìn, hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 - Biết viết và đọc các số có 5 chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa)
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II - Đồ dùng dạy – học:
 - GV: bảng phụ kẻ sẵn các ô biểu diễn cấu tạo số, hộp đồ dùng dạy Toán, bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài 1 và bài 2.
 - HS: hộp đồ dùng học Toán.
III – Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1- Nhận xét bài kiểm tra:
 2- Bài mới:	* Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Ôn tập về các số trong phạm vi 10000.
- GV ghi bảng số 2316.
- Số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Làm tương tự với số 1000.
b. Viết và đọc số có 5 chữ số.
- GV ghi bảng số 10000.
- Giới thiệu: một chục nghìn.
- Số 10000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- GV treo bảng, gắn số theo các hàng đối với số 42316.
- Số 42316 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Hướng dẫn cách viết số.
- Hướng dẫn cách đọc số.
- Luyện đọc: cho HS đọc các cặp số sau: 5327 và 45327; 8735 và 28735; 6581 và 96581; 7311 và 67311...
 c. Thực hành.
* Bài 1: Viết (theo mẫu):
- Yêu cầu HS quan sát mẫu.
- Gv, HS theo dõi cách đọc số đã viết.
- Củng cố về các hàng của số có 5 chữ số.
* Bài 2: Viết (theo mẫu):
- GV treo bảng phụ có sẵn bảng.
- Gv cho HS nhận xét số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- Củng cố về cách đọc và viết số có 5 chữ số
* Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gv cho Hs đọc lần lượt từng số. 
* Bài 4: Số?
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét về quy luật viết số của từng dãy số đã cho.
- Củng cố về số tròn chục nghìn, tròn nghìn, tròn trăm.
- HS đọc số.
- 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- HS nêu.
- HS đọc: mười nghìn, hay một chục nghìn.
- 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, o chục, o đơn vị...
- HS theo dõi.
- 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- HS lần lượt lên bảng điền số rời vào từng hàng.
- Viết số 42316: viết từ trái sang phải.
- Đọc số: từ trái sang phải.
Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- HS luyện đọc.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự điền vào ô trống.
- 1 HS lên bảng làm ở bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét, đọc số đã viết.
- HS viết số rồi đọc số đãc viết.
- Nhận xét và chốt:
35187: Ba mươi lăm nghìn một trăm tám mươi bảy;....
- HS lần lượt đọc các số đã cho.
- Nhận xét, sửa chữa và chốt: 
23116: Hai mươi ba nghìn một trăm mười sáu; ....
- HS quan sát và nêu.
- Lớp nghe, nhận xét và chốt:
Dãy1: các số cách đều nhau 10000 đơn vị;....
- Lớp làm vào vở, 3 em lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét và chốt:
+ 60000; 70000; 80000; 90000.
+ 23000; 24000; 25000; 26000; 23400;.....
+ 23000; 23100; 23200; 23300; 23400...
3- Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
Ôn tập giữa học kì hai(tiết1 )
Đọc thêm bài : Bộ đội về làng.
I- Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 tiếng/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
Kết hợp rèn kĩ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn luyện về phép nhân hoá: sử dụng phép nhân hoá trong kể chuyện để làm cho lời kể sinh động.
HS yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) từ tuần 19 đến tuần 26 trong SGK tiếng Việt 3 – Tập 2.
 - HS: SGK, VBT.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 A. Tập đọc.
 1- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc bài "Rước đèn ông sao”.
 - Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?
 - Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?
 - Nhận xét, cho điểm.
 2- Bài mới: 	* Giới thiệu bài (trực tiếp)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài tập đọc (có yêu cầu đọc đoạn). Sau đó xem bài trong 1 phút.
- GV theo dõi, sửa sai. Chú ý giọng đọc cho phù hợp.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn, bài vừa đọc.
- Yêu cầu HS khá giỏi tìm từ ngữ chỉ đặc điểm, chỉ hoạt động, hình ảnh so sánh, từ ngữ thuộc chủ điểm,trong đoạn, bài vừa đọc.
- GV nhận xét chung.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát kĩ từng bức tranh và đọc phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện.
- Cho 1 HS kể mẫu 1 tranh.
- Nhận xét HS kể về nội dung câu chuyện, từ ngữ, lời thoại mà HS đã sử dụng phép nhân hoá chưa?
- Cho HS kể trước lớp.
- 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài (theo chỉ định ở trong phiếu).
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
VD: Bài "ở lại với chiến khu":
+ Từ chỉ hoạt động: bước vào, nhìn, ngồi, trở về, sống,...
+ Từ chỉ đặc điểm: trìu mến, dịu dàng, gian khổ, thiếu thốn,....
+ Hình ảnh so sánh: tiếng hát bùng 
lên - ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- HS khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc yêu càu trong SGK.
- Quan sát kĩ và đọc lời thoại.
- HS kể mẫu đoạn 1.
- Nghe GV nhận xét.
- 3 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét đánh giá.
3- Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
..
Tiếng Việt
	Ôn tập giữa học kì hai(tiết2 )
	Đọc thêm bài: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
I – Mục đích, yêu cầu:
 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) đã học trong tuần 19-26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 tiếng/phút, biết ngừng, nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
 - Kết hợp rèn kỹ năng đọc hiểu: HS trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Ôn luyện về phép nhân hoá, cách nhân hoá. Tìm đúng các từ chỉ đặc điểm hoạt động được dùng nhân hoá. 
 - HS ham thích đọc bài.
II - Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc ( không có yêu cầu HTL) từ tuần 19 tuần 26 trong sách TV3 – tập 2. bảng phụ ghi bài 2.
 - HS: SGK.
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- ổn định tổ chức lớp.
 2- Bài mới: 	* Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài tập đọc (có yêu cầu đọc đoạn). Rồi chuẩn bị bài trong 1 phút và đọc bài.
- GV chú ý sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn, bài vừa đọc.
- Yêu cầu HS khá, giỏi tìm hình ảnh đẹp trong bài mà em thích (có nêu lí do), tìm hình ảnh so sánh, từ chỉ đặc điểm,.trong đoạn, bài vừa đọc.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV đọc bài thơ; Em thương.
- Gọi HS đọc phần câu hỏi
- Gọi 2 HS lên bảng làm trên bảng phụ.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài (theo chỉ định ở trong phiếu).
- HS khác nhận xét, bình chọn.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- VD: Bài "Hội vật":
+ Từ chỉ đặc điểm: dồn dập, náo nức, lớ ngớ, chậm chạp, 
+ Hình ảnh đẹp: Ông tò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc bài thơ.
- 2 HS đọc phần câu hỏi.
- HS làm bài.
- HS cả lớp nhận xét bổ sung.
3- Củng cố, dặn dò:	- Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học
Buổi chiều
Gv chuyên soạn giảng
.........................................................................................
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
Buổi sáng
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu
 	+Củng cố cách đọc,viết số có 5 chữ số
 +Tiếp tục nhận biết thứ tự của số có 5 chữ số
 +Làm quen với chữ số tròn nghìn
II.Đồ dùng dạy học
 +Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 +Viết bảng conàđọc
 65823 ; 19315 ; 53800
2/Hoạt động 2: Luyện tập
	* -Bài 1
 +Kiến thức: Củng cố cách đọc,viết số có 5 chữ số
	+Nêu giá trị của các hàng? Nhắc lại cách đọc và viết số
	*-Bài 2
 + Kiến thức: Củng cố cách đọc,viết số có 5 chữ số
	* -Bài 3
 +Kiến thức: Củng cố và nhận biết thứ tự của số có 5 chữ số
 +Em có nhận xét gì về các dãy số trên?
 -Bài 4
 +Kiến thức: Củng cố nhận biết các số tròn nghìn 10000à1900
 +Em có nhận xét gì về các dãy số trên?
3/Hoạt động 3:Củng cố , dặn dò
+Bảng con: Viết các số sau
Bảy mươi mốt nghìn bốn trăm ba mươi hai
Hai mươi chín nghìn ba trăm linh tám
- HS tự làm trên SGK. Đọc số theo nhóm đôi.
- Thi viết số, đọc số theo nhóm.
- Thi điền tiếp vào dãy số, nhận biết thứ tự của các số có 5 chữ số.
- HS tự điền tiếp vào tia số, đọc lại kết quả.
+HS nhìn vào số đọc
tiếng việt
Ôn tập – kiểm tra giữa học kỳ II (tiết 3)
I – Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (Yêu cầu như tiết 1)
- Ôn luyện về trình bày báo cáo (miệng) – báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin.
II - Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc ( 8 tuần đầu học kì II)
- Bảng lớp viết các nội dung cần báo cáo.
- III – Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 – Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2 – Kiểm tra Tập đọc: Thực hiện như tiết 1
3 – Bài tập 2: Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô (thầy) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”.
- Hỏi: Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết TLV tuần 20?
GV nhắc HS chú ý thay lời “Kính gửi...” trong mẫu báo cáo bằng lời “Kính thưa...”
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chưa có điểm tập đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20
- HS trao đổi theo cặp: tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 mẫu báo cáo.
- HS làm việc theo tổ:
B1: Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua. Mỗi HS tự ghi nhanh ý của cuộc trao đổi.
B2: Lần lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động quả chi đội. Cả tổ góp ý nhanh cho từng bạn.
B3: Đại diện các nhóm thi trình bày báo cáo trước lớp
- Cả lớp và Gv bổ sung, nhận xét, tính điểm thi đua giữa các nhóm
.
Luyện tập tiếng việt
Luyện viết bài 27
I.Mục tiêu 
- HS nắm được cấu tạo các chữ cái, từ và câu ứng dụng U, U Minh
- Rèn kỹ năng viết đúng viết đẹp 
- GD HS biế ... i tập 
- Chữa bài tập, nhận xét chốt:
Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
- HS nêu rồi trao đổi theo cặp đôi.
- Chữa bài, nhận xét và chốt: mưa bụi 
- HS đọc khổ thơ thứ 2 và 3, sau đó làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài, nhận xét và chốt:
+ Trong khổ thơ 2, những sự vật được nhân hoá là: suối, sông.
+ Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng cách: nói với suối như nói với người.
3- Củng cố, dặn dò: 	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
..
	Luyện tập toán
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố về cách đọc, viết các số có 5 chữ số (trong 5 chữ số đó có chữ số là 0)
 - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 5 chữ số.
 - Củng cố các phép tính với số có 4 chữ số.
 - Giáo dục yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy – học:
 - GV: bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 1, 2 và tia số ở bài tập 3. 
 - HS: bảng con, SGK.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1- Kiểm tra bài cũ: - HS đọc các số: 32050; 50003.
 - Lớp viết vào bảng con các số.
 Sáu mươi tư nghìn.
 Bảy mươi nghìn không trăm ba mươi mốt.
 - GV, HS cùng nhận xét, đánh giá.
 2- Bài mới: 	* Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: Viết (theo mẫu):
- GV hướng dẫn mẫu.
* Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS đọc thành lời các dòng trong bài tập rồi tự viết số.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Củng cố về cách viết các số có 5 chữ số (trong đó có chữ số 0).
* Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát trả lời và mẫu đã nối để nêu được quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch từ đó nối các số còn lại.
- Yêu cầu HS đọc các số trên tia số đó.
- Củng cố về các số tròn nghìn.
* Bài 4: Tính nhẩm.
- CHo HS nhận xét với 02 câu: 8000 - 4000 x 2 = 0.
(8000 - 4000) x 2 = 8000 
 Kết luận: Kết quả khác nhau là do phải thực hiện thứ tự các phép tính khác nhau. 
- Củng cố về các phép tính với các số có 4 chữ số và cách tính giá trị của biểu thức.
- HS đọc số trước lớp.
- HS cả lớp nhận xét, sửa chữa và chốt:
16500: mười sáu nghìn năm trăm
......
- HS tự làm.
- 01 HS lên bảng làm.
- HS cả lớp làm vào bảng con.
- Chữa bài, nhận xét và chốt:
87105; 87001; 87001; 87500; 87000; .......
- HS nêu.
- Lớp quan sát và nhận xét: đây là các số cách đều nhau 1000.
- Lớp tự làm vào vở, 1 em lên bảng nối.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa. 
- HS đọc.
- HS nêu yêu cầu của bài HS nêu kết quả trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
4000 + 500 = 4500
6500 - 500 = 6000
300 + 2000 x 2 = 4300 
1000 + 6000 : 2 = 4000 ....
 3- Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn dò giờ sau	
..
Ôn tập giữa học kì 2
Đọc thêm bài: Ngày hội rừng xanh.
I – Mục đích, yêu cầu:
 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc các bài học thuộc lòng: HS đọc thông các bài tập đọc có nội dung HTL đã học trong tuần 19-26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 tiếng/phút, biết ngừng, nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
 - Kết hợp rèn kỹ năng đọc hiểu: HS trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
 - HS yêu thích môn học.
II - Đồ dùng dạy học:
 - GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc ( có yêu cầu HTL) từ tuần 19 tuần 26 trong sách TV3 – tập 2 .Bảng phụ ghi bài 2.
 - HS: SGK.
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 1- ổn định tổ chức lớp.
 2- Bài mới: 	* Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài tập đọc HTL(có yêu cầu đọc đoạn). Rồi chuẩn bị bài trong 1 phút và đọc bài.
- GV chú ý sửa cách phát âm cho HS, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn, bài vừa đọc.
- Yêu cầu HS khá, giỏi tìm hình ảnh đẹp trong bài mà em thích (có nêu lí do), tìm hình ảnh so sánh, từ chỉ đặc điểm,.trong đoạn, bài vừa đọc.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gv hướng dẫn: 
B1: Ghi chữ vào ô trống bắt đầu mỗi từ.
B2: Dựa vào nghĩa cho trước ở từng dòng tìm từ thích hợp ghi vào từng ô.
B3: Sau khi tìm 8 từ tìm từ hàng dọc. 
- 1 HS lên bảng điền trên bảng phụ.
- HS thực hiện.
- HS đọc bài (theo chỉ định ở trong phiếu).
- HS khác nhận xét, bình chọn.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Hs làm bài cá nhân.
- Hs cả lớp theo dõi chữa bài.
Dòng 1: PHá Cỗ
Dòng 2: nhạc sĩ
Dòng 3: pháo hoa.
Dòng 4: Mặt trăng
Dòng 5: tham quan
Dòng 6: chơi đàn
Dòng 7: tiến sĩ
Dòng 8: bé nhỏ
Từ mới xuất hiện: phát minh.
3- Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
	Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2009
 Toán
 Số 100000 - Luyện tập (tr 146)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận biết được số 100000.
 - Củng cố về cách đọc, viết các số có 5 chữ số; thứ tự các số có 5 chữ số.
 - Nhận biết được số liền sau số 99999 là số 100000.
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị: 
 - GV: hộp đồ dùng dạy toán, bảng phụ kẻ sẵn bài 3.
 - HS: hộp đồ dùng học toán.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1- Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc số: 81090; 87115.
 - Viết số: Bảy mươi hai nghìn không trăm linh bảy.
 2- Bài mới: * Giới thiệu bài (trực tiếp).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Giới thiệu số 100000.
- GV gắn 7 mảnh bìa có ghi số 10000 ở bảng.
- Có mấy chục nghìn?
- GV ghi số 70000 ở phía dưới.
- GV gắn tiếp 1 bìa số 10000 và hỏi: có mấy chục nghìn?
- Làm tương tự để có dãy số: 70000; 80000; 90000; 100000.
- Yêu cầu HS đọc từng số ở dãy trên theo 2 cách.
- Số 100000 có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
* Thực hành:
* Bài 1: Số?
- Yêu cầu HS nêu quy luật của từng dãy số đó rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ trống.
- Gọi HS đọc nhiều lần các số trong từng dãy số.
* Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số sau đó HS điền số thích hợp vào các vạch.
* Bài 3: Số?
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước, liền sau của một số.
* Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- GV cho HS tự giải bài vào vở.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
- HS cũng thực hiện cùng GV (có dùng các tấm bìa ở trong hộp đồ dùng học toán).
- bảy chục nghìn.
- HS đọc số 70000.
- tám chục nghìn.
- HS đọc: VD: bảy chục nghìn hoặc bảy mươi nghìn; ......
- có 6 chữ số: chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 ở cuối.
- HS đọc nhiều lần: một trăm nghìn.
- 3 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở
- Nhận xét, sửa chữa và chốt:
a, 10000; 20000; 30000; 40000; 50000; 60000; .....
b, 10000; 11000; 12000; 13000; 14000; 15000; 16000; ....
c, 18000; 18100; 18200; 18300; 18400; 18500; ....
d, 18235; 18236; 18237; 18238; ...
- 1 em lên bảng làm.
- HS cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- 5 em lên bảng điền vào bảng phụ.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, sửa và chốt:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12533
12534
12535
43904
43905
43906
62369
62370
62371
39998
39999
40000
99998
99999
100000
- Lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa, chốt: Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 - 5000 = 2000 (chỗ)
Đ/S: 2000 chỗ. 
3- Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
..
Tiếng Việt
Kiểm tra: Viết
 (Chính tả; Tập làm văn)
(I - Mục đích - yêu cầu:
 - Củng cố và rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp thông qua bài chính tả nhớ - viết "Em vẽ Bác Hồ" (từ đầu đến ... đỏ thắm).
 - Rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn kể về 1 anh hùng chống ngoại xâm mà em biết: dùng từ sát hợp và viết câu rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp.
 - Giáo dục tính cẩn thận.
II - Đồ dùng dạy - học: HS: bảng con.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1- Kiểm tra:	- Đọc bài "Suối" và nêu các sự vật được nhân hoá trong bài?
	 - Nhận xét.
 2- Bài ôn tập:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a, Chính tả:
- GV đọc đoạn viết.
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Cách trình bày thể thơ này ở trong vở?
- Những chữ nào trong bài cần viết hoa?
- Luyện viết chữ ghi tiếng, từ ngữ khó trong bài: giấy trắng, vầng trán, vờn nhè nhẹ, tóc râu,...
- Yêu cầu HS nhẩm bài.
+HS viết bài vào vở.
+ GV chấm 5 - 7 bài nhận xét.
b, Tập làm văn:
- Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- HD: Giới thiệu tên vị anh hùng đó. Đặc điểm của anh hùng này? Người đó có thành tích gì nổi bật? Nêu cảm tưởng của em về vị anh hùng đó?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- 2 HS đọc bài.
- Thơ 4 chữ.
- viết giữa trang vở.
- Chữ cái đầu mỗi dòng thơ tên riêng, tên địa danh (Bắc, Nam, Bác Hồ, Bác).
- HS luyện viết ở bảng con, bảng lớp.
- GV, HS cùng nhận xét, sửa chữa. 
- HS tự chữa lỗi ra lề vở.
- HS nêu yêu cầu TLV ở SGK (tr78)
- viết 1 đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) để kể về 1 anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
- HS lần lượt nói theo các gợi ý.
VD: Năm 1285, giặc Nguyên sang ướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân......
- 1 số HS kể trước lớp.
- HS làm bài vào vở (HS yếu chỉ cần viết 5 câu là đạt).
- 5 - 6 em đọc nhận xét, đánh giá.
 3- Củng cố, dặn dò:	- Hệ thống bài.
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn dò giờ sau. 
..
Ngoại ngữ 
Gv chuyên soạn giảng
..
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp.
I - Mục tiêu:
 - Kiểm điểm hoạt động của lớp trong tuần 27. Từ đó, đề ra phương hướng hoạt động cho tuần 28.
 - Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật.
II - Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Tiến hành sinh hoạt:
a. Lớp trưởng điều hành.
	- Hát tập thể một bài.
	- Các tổ trưởng, lớp phó báo cáo.
	- Tổ viên phát biểu ý kiến.
	- Lớp trưởng tóm tắt chung.
 b. GVCN nhận xét chung:
 - Về đạo đức: Hầu hết, HS trong lớp đều có ý thức chấp hành mọi nội quy của lớp, vâng lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không đánh cãi hoặc chửi nhau, nói bậy. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng nói tự nhiên trong lớp: đạt, tiến, Kiên.
- Về học tập: Đa số các em đều có ý thức học tập hơn trước, chăm chỉ làm bài tập và ôn bài cũ. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng ôn bài cũ chưa tốt: Phương .
 - Về hoạt động ngoài giờ: Thực hiện nghiêm túc các hoạt động ngoài giờ lên lớp do Đội, trường, lớp đề ra: đi học đúng giờ, xếp hàng nhanh, thẳng, ra về theo quy định của Đội
 - Tuyên dương các cá nhân tiêu biểu của lớp trong tuần Ngọ , Huệ , Quyên , Bắc ..
3. Phương hướng tuần 28.
 - Khắc phục tồn tại.
 - Thi đua học tập chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, ôn bài thật kĩ.
 - Tích cực tham gia bảo vệ của công, thực hiện đúng luật giao thông đường bộ.
..
Hết tuần 27

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc