Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Trường tiểu học Kông Lơng Khơng

Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Trường tiểu học Kông Lơng Khơng

ĐẠO ĐỨC

Tiết 27: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (T2)

I/ Mục tiêu :

• Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản người khác.

• Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản người khác.

• Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người

II/ Chuẩn bị :

 1. Giáo viên :VBT

 2. Học sinh : VBT

III/ Các hoạt động dạy và học :

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 656Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Trường tiểu học Kông Lơng Khơng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KEÁ HOAÏCH GIAÛNG DAÏY TUAÀN 27
 ( Töø ngaøy 12/3 ñeán 16/3/2012)
Thứ ngày
Tiết
Môn học
Tiết
Tên môn học
Hai
12/3/2012
1
Đạo đức
27
Tôn trọng thư từ tài sản của tt
2
Tập đọc
79
Ôn tập
3
TĐ KC
80
Ôn tập
4
Toán
131
Các số có năm chữ số
5
Chào cờ
27
Ba
13/3/2012
1
Toán
132
Luyện tập
2
Chính tả
53
Ôn tập
3
Mỹ thuật
27
Vẽ theo mẫu: vẽ lọ hoa và quả
4
TN –XH
53
Chim
5
Thể dục
53
Bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ
Tư
14/3
1
Tập đọc 
78
Ôn tập
2
âm nhạc
27
Học hát: Tiếng hát bạn bè mình
3
Toán
133
Các số có năm chữ số (tiếp theo)
4
Tập viết
27
Ôn tập
5
TBN
Năm
15/3
1
LT& câu
27
Ôn tập
2
Toán
134
Luyện tập
3
Chính tả
54
Kiểm tra đọc
4
Thể dục
54
Trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến
5
TBN
Sáu
16/3/2012
1
TLV
27
Kiểm tra viết
2
Toán
135
Số 100 000 - luyện tập
3
TN - XH
54
Thú
4
Thủ công
27
 Làm lọ hoa gắn tường
5
TBN
6
SH LƠP
27
Thöù hai ngaøy 12 thaùng 03 naêm 2012
ĐẠO ĐỨC
Tiết 27: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (T2)
I/ Mục tiêu :
Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản người khác.
Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản người khác.
Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người 
II/ Chuẩn bị :	
 1. Giáo viên :VBT
 2. Học sinh : VBT
III/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ : Tôn trọng thư từ, tài sản người khác (Tiết 1 )
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài : Tôn trọng thư từ, tài sản người khác (Tiết 2)
 3.2 Các hoạt động :
 Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 4
- Y/c từng cặp HS thảo luận để nhận xét xem hành vi nào đúng hành vi nào sai. GV giao các nhóm 1,2 thảo luận tình huống a, b; nhóm 3, 4 thảo luận tình huống c, d.
a) Thấy bố đi công tác về, Thắng liền lục túi để xem bố mua quà gì cho mình.
 b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người rồi xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố. Một lần, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì?
Sang nhà bạn thấy nhiều đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không?”
* Kết luận: a: sai, b: đúng, c: sai, d: đúng.
 Hoạt động 2: Đóng vai.
- GV yêu cầu các nhóm HS thể hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống:
*Nhóm 1, 2: Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu
*Nhóm 3, 4: Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy rơi mũ . Thấy vậy các bạn liền lấy mũ làm “ quả bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
- Gọi vài nhóm lên trình bày.
Kết kuận: 
 +Tình huống 1 : Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
 +Tình huống 2 : Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
- Tuyên dương các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và nhắc các em thể hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
4.Củng cố:
- Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không được ai xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
 - GV nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: + Chuẩn bị bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.”
- Hát
- 2 HS trả lời
- HS nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận. 
- Đại diện HS trình bày. HS khác nhận xét.
- HS thảo luận. 
- Một số nhóm trình bày trò chơi đóng vai theo cách của mình trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe.
**********************
TẬP ĐỌC
Tiết 79 : ÔN TẬP – KT TẬP ĐỌC VÀ HTL ( T1)
I/ Mục tiêu :
Đọc đúng rõ ràng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 65 tiếng/phút), trả lời được 1 CH về ND đọc
Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK), biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên: Phiếu tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách Tiếng Việt 3, tập 2 (gồm cả các văn bản thông thường). 
6 tranh minh họa truyện kể (BT2) trong SGK.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài Rước đèn ông sao và trả lời câu hỏi:
- Mâm cỗ trung thu được bày như thế nào ?
- Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ?
- GV nhận xét và ghi điểm 
3. Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ ôn tập các bài tập đọc và học thuộc lòng
 3.2. Kiểm tra tập đọc.
- Gọi HS lên kiểm tra lấy điểm Tập đọc.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài Tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút).
- Cho HS đọc đoạn hoặc bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt câu hỏi về bài hoặc đoạn vừa đọc.
- GV đánh giá và cho điểm HS.
 3.3. KỂ LẠI CÂU CHUYỆN “QUẢ TÁO” THEO TRANH, DÙNG PHÉP NHÂN HÓA ĐỂ LỜI KỂ ĐƯỢC SINH ĐỘNG.
- Gọi HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
* Lưu ý HS sử dụng biện pháp nhân hóa làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
- Y/c HS họp nhóm đôi quan sát tranh và tập kể theo nội dung một tranh, sử dụng phép nhân hóa trong lời kể làm cho câu chuyện trở nên sống động
- Gọi 6 HS lên tiếp nối nhau kể theo tranh.
- Gọi 1, 2 HS lên kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét. Tuyên dương .
4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: + Về nhà đọc lại các bài đã học. 
- Hát
- 2 HS đọc bài Rước đèn ông sao và trả lời câu hỏi:
- HS nghe.
- HS tham gia đọc.
- HS đọc 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu .
- HS quan sát và nhận xét.
- HS quan sát và tập kể trong nhóm đôi.
- 6 HS lên kể. Nhận xét.
- 1, 2 HS tham gia thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét. Tuyên dương.
TẬP ĐỌC
Tiết 80: ÔN TẬP – KT TẬP ĐỌC VÀ HTL ( T2)
I/ Mục tiêu :
Mức độ và yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2a/b)
II/ Chuẩn bị :	
- Giáo viên: Phiếu tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu HTL) từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách Tiếng Việt 3, tập 2.
- Bảng lớp chép sẵn bài thơ “Em thương” (BT2).
- 3, 4 tờ phiếu về nội dung BT2: kẻ bảng để HS làm BT2a (xem mẫu ở phần lời giải); bảng để nối 2 cột (BT2b – xem SGK)
Học sinh : SGK, VBT
III/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- KT sự chuẩn bị của học sinh 
3.Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và ôn luyện về nhân hóa : Các cách nhân hóa.
 3.2. KIỂM TRA TẬP ĐỌC.
- Gọi HS kiểm tra lấy điểm Tập đọc.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài Tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1 đến 2 phút).
- Đặt câu hỏi về bài hoặc đoạn vừa đọc.
- GV đánh giá và cho điểm HS.
 3.3. ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HÓA.
Bài tập 2:
- GV đọc bài thơ “ Em thương”
- Gọi HS đọc lại bài thơ.
- Gọi HS đọc yêu cầu và câu hỏi ở BT 2.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi và làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Y/c HS nhận xét, sửa bài. 
GV chốt lại lời giải đúng:
Lời giải a:
Sự vật được nhân hóa
Từ chỉ đặc điểm của con người
Từ chỉ hoạt động của con người
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
c) Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ?
4.Củng cố : + Nhận xét tiết học.
 + Về nhà đọc lại bài các bài đã học. 
5. Dặn dò:
 + Xem trước bài “Ôn tập – Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng (Tiết 3).”
- Hát
- HS nghe.
- HS đọc 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS chú ý nghe.
- 1, 2 HS đọc.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- HS nhận xét, sửa bài.
- Nhận xét. Tuyên dương.
- Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
- HS nghe.
******************
TOÁN
CÁC SỐ ĐẾN 100 000
Tiết 131: Các số có năm chữ số
I/ Mục tiêu :
Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa)
Làm Bt 1,2,3.
II/ Chuẩn bị :	
1. Giáo viên : Bảng các hàng của số có 5 chữ số. Các thẻ ghi số có thể gắn được lên bảng.(0,1,2,..9) 
 2. Học sinh : VBTT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét bài làm HS.
3.Bài mới
3.1.Giới thiệu bài :
3.2. Ôn tập số có 4 chữ số và giới thiệu bài mới :
- GV viết số 2316 lên bảng y/c HS đọc số
- Số 2316 có mấy chữ số ?
- Số 2316 gồm mấy nghìn, mấytrăm, mấy
chục và mấy đơn vị ?
- GV viết lên bảng số 10 000 và y/c HS đọc .
- Số 10 000 có mấy chữ số ?
- Số 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- Số này còn gọi là 1 chục nghìn, đây là số có 5 chữ số nhỏ nhất . Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về số có 5 chữ số .
- GV treo bảng có gắn các số như phần bài học của SGK /140.
3.3. Giới thiệu số 42316 .
- Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là 1 chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn ?
- Có bao nhiêu nghìn ?
- Có bao nhiêu trăm ?
- Có bao nhiêu chục ?
- Có bao nhiêu đơn vị ?
- GV gọi HS lên bảng viết số chục nghìn,
số nghìn, số trăm, số chục và số đơn vị vào bảng số .
3.4. Giới thiệu cách viết số 42316
- Dựa vào cách viết các số có 4 chữ số, bạn nào có thể viết số có 4 chục nghìn, 2 nghìn , 3 trăm, 1chục và 6 đơn vị ?
- GV nhận xét đúng /sai và hỏi : Số 42316 có mấy chữ số ?
- Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu
- GV kết luận : Khi viết các số có 5 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao đến hàng thấp .
3.5. Giới thiệu cách đọc số 42316 .
- Bạn nào có thể đọc được số 42316 ?
- GV khẳng định lại cách đọc đó và cho cả lớp đọc .GV giới thiệu cách đọc:Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Cách đọc số 42316 và số 2316 có gì giống và khác nhau.
- GV viết lên bảng các số 2357 và32357;
y/c HS đọc các số trên .
3.6.Luyện tập,thực hành
Bài 1:
- GV y/c HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số .
- GV y/c HS tự làm phần b .
- Số 23234 có bao nhiêu chục nghìn,bao nhiêu nghìn ,bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị ?
- Kiểm tra vở của 1 số HS .
Bài 2:
- GV y/c ... 
Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “Hoàng Anh, Hoàng Yến”
- Cách chơi như các bài trước
- Yêu cầu học sinh phải tập trung
- Chú ý, phản ứng nhanh, chạy hoặc đuổi nhanh theo đúng lệnh.
- Đội thắng được khen, đội thua nắm tay nhau thành vòng tròn vừa nhảy vừa hát “Lớp chúng mìnhlà lá la”
23’
13’
3 lần, mỗi lần
 2 x 8 
nhịp
1 lần
3x8 nhịp
1L
10 ‘
x x x x x
x x x x x
x x x x x
III.Phần kết thúc:
- Vừa đi vừa hít thở sâu
- Hệ thống bài
- Nhận xét giờ học
- Giao bài về nhà: Ôn bài thể dục 
6’
2 ‘
2 ‘
1 ‘
1’
*
x x x x x
x x x x x
x x x x x
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
	 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK II 
 Kiểm tả viết: đề do tổ khối ra
********************
 TOÁN
TIẾT 135: SỐ 100 000 –LUYỆN TẬP .
I/ Mục tiêu :
Biết số 10000.
Biết cách đọc ,viết và thứ tự các số có năm chữ số.
Biết số liền sau của số 99999 là số 100000.
Làm BT1,BT2,BT3(dòng 1,2,3),BT4
II/ Chuẩn bị :	
1. Giáo viên : Các thẻ ghi số 10 000 .
 2. Học sinh : VBTT .
III/ Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài :
- Số lớn nhất có5 chữ số là số nào ? .
- Bài học hôm nay sẽ cho các em biết số đứng liền sau số 99 999 là số nào . 
- GV nhận xét ghi điểm.
 3.2. Giới thiệu số 100 000
- GV y/c HS lấy 8 thẻ có ghi số 10 000, mỗi thẻ biểu diện 10 000 đồng thời gắn lên bảng 8 thẻ như thế .
- Có mấy chục nghìn ?
- GV y/c HS lấy thêm1 thẻ ghi số 10 000 nữa đặt vào cạnh 8 thẻ số lúc trước,đồng thời cũng gắn thêm 1 thẻ số trên bảng .
- Tám chục nghìn thêm 1 chục nghìn nữa là mấy chục nghìn ?
- GV y/c HS lấy thêm thêm1 thẻ ghi số 
10 000 nữa đặt vào cạnh 9 thẻ số lúc trước, đồng thời cũng gắn thêm 1 thẻ số trên bảng 
- Chín nghìn thêm 1 nghìn nữa là mấy nghìn ?
- Chín chục nghìn thêm1 chục nghìn nữa là mười chục nghìn . Để biểu diễn số mười chục nghìn người ta viết số 100000
(GV viết lên bảng ) .
- Số mười chục nghìn gồm mấy chữ số ?
- Là những chữ số nào ?
- Mười chục nghìn gọi là 1 trăm nghìn. 
 3.3.Luyện tập ,thực hành 
Bài 1:
- GV gọi HS đọc y/c của bài .
- GV y/c HS đọc dãy số a .
- Bắt đầu từ số thứ hai , mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước thêm bao nhiêu đơn vị ?
- Vậy số nào đứng sau số 60 000 ?
- Y/c HS tự điền tiếp vào dãy số, sau đó đọc dãy số của mình .
- GV nhận xét , cho HS cả lớp đồng thanh đọc dãy số trên , sau đó y/c tự làm các phần b , c , d.
Bài 2: 
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Vạch đầu tiên trên tia số biểu diễn số nào ?
- Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch 
- Vậy 2 vạch biểu diễn 2 số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
-Y/c HS làm bài.
- GV y/c HS đọc các số trên tia số .
Bài 3:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Hãy nêu cách tìm số liền trước của1 số 
- Hãy nêu cách tìm số liền sau của 1 số ?
- GV y/c HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét HS .
- Số liền sau số 99 999 là số nào ?
 4. Củng cố: 
- GV tổng kết giờ học .
5. Dặn dò:Chuẩn bị :Xem trước bà So sánh các số trong phạm vi 100 000”
- Hát
- Là 99 999 . 
- HS thực hiện thao tác .
- Có tám chục nghìn .
- HS thực hiện thao tác .
- Là chín chục nghìn .
- Là mười nghìn .
- Nhìn bảng đọc số 100 000.
- Số 100 000 gồm 6 chữ số,chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng tiếp sau.
- Viết số thích hợp vào chỗ trống trong dãy số 
- Bắt đầu từ số thứ hai , mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước thêm mười nghìn 
- Số 70 000.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT .
- 3HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT .
- Điền số thích hợp vào ô trống trên tia số .
- Số 50 000.
-Tất cả có 6 vạch .
- Hơn kém nhau 10 000.
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT .
- HS đọc .
- Tìm số liền trước, liền sau của 1 số có 5 chữ số .
- HS trả lời .
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Số liền sau số 99 999 là số 100 000.
- HS nghe.
*****************
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TIẾT 54 : Thú
I/ Mục tiêu :
Nêu được ích lợi của thú đối với con người.
Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú
* THGDBVMT
- Qua bài học giúp HS nhận ra những lợi ích cũng như tác hại của các con vật sống trong tự nhiên nói chung và loài thú nói riêng đối với con người.
- Cũng qua bài học này giúp HS nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ các loài thú
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật nói chung và các loài thú nói riêng.
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên : Các hình trong SGK, giấy khổ A4, khổ to, hồ dán
Học sinh : SGK, sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà, bút màu
III/ Các hoạt độngdạy và học:
HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HỌAT ĐỘNG CỦA ØHỌC SINH
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : Chim
+Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của chim?
+ Hãy nêu ích lợi của chim
+ GV nhận xét.
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Thú
 3.2.Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của thú 
- Yêu cầu các nhóm 4 quan sát các loài thú nhà trong SGK (hoặc tranh ảnh sưu tầm được )và thảo luận theo các câu hỏi trong SGK
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi
- GV quan sát các nhóm và gợi ý thêm cho HS thảo luận:
+ Cho biết khắp người của con vật có gì? Chúng đẻ con hay đẻ trứng? Chúng nuôi con bằng gì?
+ Thú có xương sống không?
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con
- Yêu cầu HS liệt kê một số điểm chung của thú.
- Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu ích lợi của thú nuôi
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận về ích lợi của các con vật nuôi
- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS trả lời
+ Kể tên một vài thú nhà mà em biết và nêu ích lợi của việc nuôi thú nhà?
- Y/c các nhóm trình bày.
- Kết luận: 
+ Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng.
+ Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe, Phân trâu bò được dùng để bón ruộng.
+ Bò còn dược nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho-mát cùng với thịt bò là nhựng thức ăn ngon và bổ cung cấp chất đạm và chất béo cho con người.
+ Ngoài ra, một số loài thú nuôi để lấy lông, da, lấy sức kéo, trông nhà, bắt chuột,
* Liên hệ thực tế :
- Ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Em có chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì?
- Chúng ta có cần bảo vệ thú nuôi không?
- Làm thế nào để bảo vệ thú nuôi?
- Kết luận: Thú nuôi đem lại nhiều ích lợi. Chúng ta phải bảo vệ chúng bằng cách: cho ăn nay đủ, giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát, tiêm thuốc phòng bệnh,
4.Củng cố :
- Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết”
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
 + Chuẩn bị bài : Thú (tt)
- Hát
- 2 HS trả lời 
- Các nhóm thảo luận
- 1HS đọc
- HS quan sát và thaỏ luận 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhận xét bổ sung.
+ Giống: đẻ con, có 4 chân, có lông mao, nuôi con bằng sữa.
+ Khác nhau: nơi sống khác nhau, thức ăn khác nhau, có con có sừng, có con không có sừng.
+ Cơ thể thú có xương sống.
- HS nghe.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
+ Lợn, bò,: lấy thịt
+ Bò, dê,: lấy sữa
+ Cừu, ngựa,: lấy da và lông
+ Trâu, bò, ngựa,: lấy sức kéo
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nghe.
- HS trả lời
-cho thú ăn đầy đủ, làm chuồng trại phù hợp, chăm sóc thú ,.
- HS nghe.
- HS đọc
**************************
 THUÛ COÂNG
TIEÁT 27: Làm lọ hoa gắn tường (T3)
I/ Mục tiêu : 
Biết cách làm lọ hoa gắn tường .
Làm được lọ hoa gắn tường.Các nếp gấp tương đối đều,thẳng,phẳng.Lọ hoa tương đối cân đối
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên : Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa. 
Học sinh : 	Bìa màu hoặc giấy thủ công
III/ Các hoạt động dạy và học :
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra ĐDHT .
3.Bài mới : 
 3.1. Giới thiệu bài : Tiết Thủ công hôm nay các em sẽ thực hành Làm lọ hoa gắn tường ( tt) 
 3.2. Các hoạt động:
 Hoạt động 1 : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy. 
 Hoạt động 2 : HS thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- GV cho HS thực hành cá nhân .
- Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. 
- GV trình bày sản phẩm đẹp .
- GV tuyên dương, khen ngợi những mẫu trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo.
GV nhận xét đánh giá bài tập của HS. 
4 .Củng cố: GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò : + Bài tập : Về nhà thực hành tập gấp lọ hoa . + Chuẩn bị : Giấy thủ công hoặc bìa, giấy trắng, thước kẻ, bút màu, hồ, kéo để học bài Làm đồng hồ để bàn.
- Hát
- HS để giấy thủ công ,bìa màu ,kéo hồ lên bàn
- HS nêu các bước làm lọ hoa .
Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường. 
- HS thực hành gấp lọ hoa.
- HS trang trí, trình bày sản phẩm.
- HS xem các sản phẩm + nhận xét
- HS nghe.
**********************
TIẾT 26: SINH HOẠT LỚP
I)MỤC TIÊU 
- Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần qua .
- Phổ biến công tác tuần tới
II) Chuẩn bị 
- GV Tổng hợp ưu điểm ,và những tồn tại của học sinh trong tuần qua
- HS :Tự nhận xét chất lượng học tập ,và các hoạt động 
III) LÊN LỚP 
1.Tổng kết những ưu khuyết điểm trong tuần qua
- Lớp trưởng cùng với tổ trưởng báo cáo công tác thi đua của tổ ,của lớp trong tuần qua 
- GV nhận xét nhắc nhở thêm 
. + Các em cần ổn định nề nếp học tập , còn một số em còn thiếu dụng cụ học tập(Bảng con:Yăn,Huyn,Nha,Tin,Dư,Ha,Hằng,Viên,Hùng.)
+ Một số em còn nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học ,chưa nghiêm túc trong giờ học:Ha,Phương,Yăn
+ Sinh hoạt 15’đầu buổi một số em thực hiện nghiêm túc:Hà,Ngọc,Lộc,Cần
+ Trong tuần qua có nhiều em cố gắng học tập ,ngoan ngoãn ,vâng lời ,biết giúp đỡ bạn trong học tập :Linh,Yăn,Nghin,Hà.
 + Một số em phát biểu ý kiến xây dựng bài ,học thuộc bài:Yăn,Hà,Lộc,Ngọc,Nghin
 2)Kế hoạch tuần tới
- Học chương trình 28
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập và nề nếp ra vào lớp 
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
- Tham gia phụ đạo HS yếu
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK ,bảng con ,giấy thủ công ,viết .
- Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc 
- Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ .

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 tuan 27.doc