Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Chiều - Trường TH Kông Lơng Khơng

Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Chiều - Trường TH Kông Lơng Khơng

ĐẠO ĐỨC

Tiết 28: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T1 )

I/ Mục tiêu :

• Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

• Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo về nguồn nước khỏi bị ô nhiễm .

• Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình nhà trường, địa phương.

* THGDBVMT: - Qua bài học GD HS tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường thêm sạch đẹp góp phần BVMT .

II/ Chuẩn bị :

Giáo viên : Phiếu học tập cho hoạt động 2, 3. Tranh, ảnh về việc sử dụng nước và sự ô nhiễm nước.

Học sinh : SGK, vở BT Đạo đức

III/ Các hoạt động dạy và học :

 

doc 60 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 768Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Chiều - Trường TH Kông Lơng Khơng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 28
 ( Từ ngày 19/3 đến 23/3/2012)
Thứ ngày
Tiết
Môn học
Tiết
Tên môn học
Hai
19/3/2012
1
Đạo đức
28
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
2
Tập đọc
82
Cuộc chạy đua trong rừng
3
TĐ KC
83
Cuộc chạy đua trong rừng
4
Toán
136
So sánh các số trong phạm vi 100 000 (tr. 147)
5
Chào cờ
28
Ba
20/3/2012
1
Toán
137
luyện tập (tr. 148)
2
Chính tả
55
Nghe viêt: Cuộc chạy đua trong rừng.
3
Mỹ thuật
28
Vẽ trang trí: vẽ màu vào hình có sẵn.
4
TN –XH
55
Thú (tiếp theo)
5
Thể dục
55
Bài thể dục p/triển chung với hoa và cờ. Trò chơi "Hoàng Anh, Hoàng Yến" và "nhảy ô tiếp sức"
Tư
21/3
1
Tập đọc 
84
Cùng vui chơi
2
âm nhạc
28
Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình. Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son
3
Toán
138
luyện tập (tr. 149)
4
Tập viết
28
Ôn chữ hoa T (tiếp theo)
Năm
22/3
1
LT& câu
28
Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
2
Toán
139
Diện tích của một hình (tr. 150)
3
Chính tả
56
nhớ viêt: Cùng vui chơi
4
Thể dục
56
Bài thể dục p/triển chung với hoa và cờ. Trò chơi "Hoàng Anh, Hoàng Yến" và "nhảy ô tiếp sức"
Sáu
23/3/2012
1
TLV
28
kể lại trận thi đấu thể thao.
2
Toán
140
Đơn vị đo diện tích Xăng-ti-mét vuông (tr151)
3
TN - XH
56
Mặt trời
4
Thủ công
28
Làm đồng hồ để bàn
6
SH LƠP
28
Thứ hai ngày 19 tháng 03 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Tiết 28: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T1 )
I/ Mục tiêu :
Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo về nguồn nước khỏi bị ô nhiễm .
Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình nhà trường, địa phương.
* THGDBVMT: - Qua bài học GD HS tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường thêm sạch đẹp góp phần BVMT .
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên : Phiếu học tập cho hoạt động 2, 3. Tranh, ảnh về việc sử dụng nước và sự ô nhiễm nước.
Học sinh : 	SGK, vở BT Đạo đức 
III/ Các hoạt động dạy và học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ : GV nhận xét bài. 
3. Bài mới :
 3.1. Giới thiệu bài : Nước sạch là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt, trong lao động sản xuất, nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Hôm nay các em sẽ học bài Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để chúng ta biết sử dụng nước tiết kiệm và biết bảo vệ nguồn nước.
 3.2.Các hoạt động:
- Hát
- Nghe GV giới thiệu bài.
 Hoạt động 1 : Xem tranh ảnh tìm hiểu về nước sạch. 
- GV cho HS xem tranh ảnh và thảo luận nhóm
- HS xem tranh và trả lời câu hỏi
+ Nội dung tranh ảnh 1
- Nước dùng để tắm giặt
+ Nội dung tranh ảnh 2
- Nước dùng để trồng trọt, tưới cây
+ Nội dung tranh ảnh 3 
- Nước dùng để ăn uống
+ Nội dung tranh ảnh 4
- Nước ở ao hồ để điều hoà không khí.
- GV nhận xét, bổ sung 
* GV kết luận : Nước sạch là nhu cầu rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống và sức khỏe cho con người.
Trẻ em sử dụng nước sạch sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt. 
 Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
- GV treo tranh lên bảng 
- HS quan sát tranh
- GV chia nhóm và phát phiếu thảo luận cho các nhóm, nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai ? Tại sao ?
- HS thảo luận
+ Tranh 1 : Tắm cho trâu bò ở cạnh giếng nước ăn.
- HS trả lời : S
+ Tranh 2 : Đổ rác ở bờ ao, hồ. 
- S
+ Tranh 3 : Bỏ vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.
- Đ
+ Tranh 4 : Mở vòi nước chảy tràn chậu mà không khoá lại. 
- S
+ Tranh 5 : Rửa tay trong thùng đựng nước uống
- S
GV nhận xét và kết luận : 
1. Đổ rác ở bờ ao hồ, hoặc là bỏ rác xuống sông, biển; tắm cho trâu bò ngay cạnh giếng nước ăn, là những việc làm sai vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. 
2. Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng là việc làm đúng vì để giữ sạch đồng ruộng và bảo vệ nguồn nước. 
3. Để nước chảy tràn ra ngoài chậu là sai vì đã lãng phí nước sạch. 
4. Rửa tay vào thùng đựng nước uống là sai vì đã làm ô nhiễm nước sạch.
 Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm và phát phiếu thảo luận cho các nhóm : 
+ Nước sinh hoạt nơi em ở là sạch hay bị ô nhiễm ? Mọi nguời có bảo vệ nguồn nước sạch hay làm ô nhiễm nước ?
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
+ Mọi người có sử dụng nước tiết kiệm hay lãng phí ? 
- GV nhận xét và kết luận.
4. Củng cố : - GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị Tìm hiểu thực tế việc sử dụng nước ở nhà, trường học và biết cách sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. 
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung ý kiến.
- HS nghe.
****************************
Tiết 82,83: TẬP ĐỌC _KỂ CHUYỆN
 Cuộc chạy đua trong rừng. (tr:80)
I/ Mục tiêu :
A. TẬP ĐỌC:
Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa con. Tập đọc đúng.
Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cận thận chu đáo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*HĐNG : - Qua câu truyện giúp HS hiểu và thêm yêu mến những loài vật trong rừng. Từ đó có ý thức trong bảo vệ động vật hoang dã thiên nhiên.
B. KỂ CHUYỆN: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ
II/ Chuẩn bị :	
Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
Học sinh : SGK
III/ Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
3.Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: 
“Cuộc chạy đua trong rừng”:
 GV cho HS xem tranh và giới thiệu: đây là bức tranh minh họa cuộc đua của các muông thú trong rừng . đang trên đường đua thì chú Ngựa Con phải dừng lại xem móng chân của mình vì bị đau, các con vật khác cứ thế mà chạy vượt lên phía trước chú Ngựa Con. Các em tìm hiểu xem chú Ngựa Con chiến thắng hay thất bại trong cuộc đua này nhé.
 3.2.LUYỆN ĐỌC.
 a. GV đọc mẫu: 
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Luyện đọc từng câu:
- Y/c HS đọc nối tiếp nhau từng câu .
- Gọi HS nhận xét (Khi phát hiện từ bạn đọc sai).
- GV ghi các từ (HS nêu) lên bảng và hướng dẫn HS đọc đúng.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài này gồm mấy đoạn ? 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
 Nhắc HS ngắt nghỉ hơi hợp lí ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng:
 + Tiếng hô / “Bắt đầu!” // vang lên.//.Bỗng / chú có cảm giác vướng vướng ở chân / và giật mình thảng thốt : / một cái móng lung lay rồi rời hẳng ra.// (tiếng hô “Bắt đầu!” đọc ngắt, nghỉ hơi dài sau dấu hai chấm, chấm lửng)
- Y/c HS giải nghĩa từ: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan. 
- Y/c HS đặt câu với từ: thảng thốt, chủ quan.
* Hướng dẫn đọc đoạn 4:
- GV hướng dẫn về giọng đọc : đọc nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các VĐV; giọng trầm lại, nuối tiếc : đoạn tả Ngựa Con đành chịu thua vì đã chủ quan. Khi đọc cần nghỉ hơi dài sau dấu hai chấm, dấu chấm lửng.
- GV đọc mẫu.
- Cho HS luyện đọc
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp (lần 2).
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
* Thi đọc giữa các nhóm:
 3.3. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
* Đoạn 1: 
- Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
* Đoạn 2: 
- Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?
- Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng thế nào?
* Đoạn 3 và 4:
- Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? 
- Ngựa Con rút ra bài học gì?
- Nêu ND bài ?
Làm việc gì cũng phải cận thận chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ bị thất bại.
 3.4. LUYỆN ĐỌC LẠI
* Y/c HS đọc lại với yêu cầu nâng cao hơn.
- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đúng các kiểu câu. Thể hiện đúng nội dung.
- Đọc phân vai (người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con).
- GV nhận xét, khen nhóm, cá nhân đọc hay.
KỂ CHUYỆN
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài yêu cầu ta kể chuyện bằng lời của ai ?
- Vậy khi kể các bạn làm thế nào để kể được bằng lời của Ngựa Con ?
- Lời xưng hô như thế nào cho đúng?
- Đính 4 tranh, yêu cầu HS nói nhanh nội dung từng tranh.
- Yêu cầu HS tập kể trong nhóm 4.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của Ngựa Con.
- Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét về nội dung, điễn đạt và cách thể hiện.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương HS kể sáng tạo.
4.Củng cố 
 - Vậy câu chuyện khuyên em điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: - Đọc lại câu chuyện và kể câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩnbị:Xem trước bài“Cùng vui chơi”
- Hát
- HS nghe.
- HS đọc thầm theo dõi SGK.
- HS đọc nối tiếp từng câu. Cả lớp theo dõi để phát hiện từ bạn đọc sai.
- HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa đúng.
- HS luyện đọc từ.
- HS trả lời.
- 4 HS đọc. 
- HS thảo luận theo nhóm đôi xác định cách ngắt nghỉ hơi .
- Một HS lên sổ cách ngắt hơi trên bảng phụ.
- Vài HS đọc lại câu.
- HS nêu phần chú giải.
- HS đặt câu với “thảng thốt, chủ quan”.
- HS luyện đọc. Nhận xét.
- HS luyện đọc trong nhóm 4. 
- HS thi đọc
- Cả lớp lắng nghe nhận xét
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời: chú sửa soạn không biết chán ... suối trong veo.
- 1 HS đọc
- HS trả lời: (con trai à ... là bộ đồ đẹp)
- hs: ( Cha yên tâm ..thắng mà).
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4 rồi trả lời.
- Đừng bao giờ chủ quan ... 
 - hs nêu
- 3 HS đọc bài. Nhận xét.
- HS đọc phân vai. Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- nhập vai mình là Ngựa Con.
- mình, tớ, tôi.
- HS quan sát và nói nội dung tranh.
- HS tập kể trong nhóm 4 
- 4 HS thi kể.
- HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
- HS tập kể toàn bộ câu chuyện. 
- Nhận xét. Tuyên dương.
- HS TL.
*************************
TOÁN
Tiết 136: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I/ Mục tiêu :
Biết so sánh các số trong phạm vi 10000.
Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
Làm BT1, BT2, BT3, BT4(a)
II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Bảng
 Học sinh : SGK, VBT, Nháp, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng 
- HS1 : Điền số 
18235, 18236, , , ..
- HS2: Tìm số liền trước và số liền sau của số 99, 999, 62 370.
- GV kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài : So sánh các số trong phạm vi 100 000.
 3.2. C ... 
Ø Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
Ø Qua kết quả thảo luận, em có những kết luận gì về Mặt trời ?
- Kết luận: Như vậy, Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt.
- GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ chứng tỏ mặt Trời vừa là nguồn sáng, vừa là nguồn nhiệt
 Hoạt động 2: Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống
Bước 1: -Yêu cầu các nhóm thảo luận theo hai câu hỏi 
Ø Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật?
Ø Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?
Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm báo cáo về vai trò của Mặt Trời.
- Kết luận: Nhờ có Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, con người và động vật mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận quá nhiều áng sáng Mặt Trời thì sức khỏe cũng như cuộc sống của con người, lòai vật, cây cỏ cũng bị ảnh hưởng( bị cảm nắng, cây cỏ héo khô, cháy rừng,)
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết / 110
 Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời
Bước 1 : - Nêu vấn đề: Để đảm bảo cuộc sống của con người, loài vật, cây cỏ trên Trái Đất, chúng ta luôn phải sử dụng hợp lí nguồn ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời. Vậy chúng ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những công việc gì?
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 2, 3, 4 /111 và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. 
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
* Kết luận: Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào rất nhiều việc trong cuộc sống hằng ngày.Ngòai những việc sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời Vào nhiều việc trong cuộc sống như các em đã trình bày, con người còn biết sử dụng những thành tựu khoa học vào việc sử dụng năng lượng Mặt Trời như: hệ tống pin Mặt Trời ở huyện đảo CôTô
4.Củng cố: - Em hãy nêu vai trò của mặt trời đối với cuộc sống
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: + Chuẩn bị :Xem trước bài : trái đất – Quả địa cầu
- Hát
- 2 HS trả lời
- HS nghe.
- Các nhóm thảo luận
- HS đọc
- Đại diện các nhóm báo cáo
+ Ban ngày, không cần đèn nhưng vần nhìn rõ mọi vật là nhờ có ánh sáng Mặt Trời
+ Khi ra ngoài trời nắng, em thấy nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời tỏa nhiệt xuống
- 2 - 3 HS trả lời
- Đặt đĩa nước dưới ánh nắng thấy nước trong đĩa vơi đi và nóng lên do đã được cung cấp nhiệt từ Mặt Trời
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo
+ Vào mùa Đông, nhờ có Mặt Trời mà con người được sưởi ấm
+ Nhờ có ánh sáng Mặt Trời mà cây cối xanh tươi, động vật khỏe mạnh
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo
+ Phơi quần áo
+ Phơi thóc, lạc, đỗ,
+ Cung cấp ánh sáng để cây quang hợp
+ Chiếu sáng mọi vật vào ban ngày
+ Làm muối
+ Dùng làm điện
- Nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- Vài HS trả lời
- HS nghe.
*****************************
THỦ CÔNG
TIẾT 28: Làm đồng hồ để bàn (T1) 
I. Mục tiêu :
Biết cách làm đồng hồ để bàn.
Làm được đồng hồ để bàn.Đồng hồ tương đối cân đối
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công, đồng hồ để bàn, quy trình làm đồng hồ.
 2. Học sinh : Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy và học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.ỔN định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : - GV hỏi lại bài học tiết trước. - Nhận xét bài làm của học sinh. 
3. Bài mới :
 3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học bài Làm đồng hồ để bàn
 3.2.Các hoạt động:
 Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công hoặc bìa màu
- GV hỏi HS :
Đồng hồ gồm mấy phần ?
Trên mặt đồng hồ có gì ?
Mặt đồng hồ có hình gì ?
 Phần kim đồng hồ được đặt ở vị trí nào?
Đế đồng hồ làm từ giấy hình gì ?
Để mặt đồng hồ không bị xê dịch ở đáy
ta làm như thế nào ?
Hãy nêu lại tất cả các bộ phận của đồng hồ
 Hoạt động 2 : GV hướng dẫn làm mẫu
Bước 1 : Cắt giấy.
- Cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ .
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đõ đồng hồ . Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10 ô, rộng 5 ô.
- Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ)
* Làm khung đồng hồ:
+ Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài miết kĩ đường gấp.
+ Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau.( H . 2)
+ Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp( gấp phía có hai mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là : dài 16 ô, rộng 10 ô 
(H . 3)
* Làm mặt đồng hồ:
+ Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng hồ.( H . 4)
+ Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào bốn gạch xung quanh mặt đồng hồ.( H . 5)
+ Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình.( H . 6)
* Làm đế đồng hồ:
+ Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt kẻ ô ở phía trên, gấp lên 6 ô theo đường dấu gấp( H . 7). Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ giấy dày có chiều dài là 16 ô, rộng 6 ô làm đế đồng hồ( H . 8)
+ Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ ( H . 9)
* Làm chân đỡ đồng hồ:
+ Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tihai lần nữa như vậy. Bôi hồ đều vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài 10 ô, rộng 2 ô rưỡi.( H . 10 a, b)
+ Gấp hình 10 b lên 2 ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 10 c.
 Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ: 
+ Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào khung đồng hồ sao cho các mép của tờ giấy làm mặt đồng hồ cách đều các mép của khung đồng hồ 1 ô và đánh dấu.
+ Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt đồng hồ rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu ( H . 11).
- Dán khung đồng hồ vào phần đế:
Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của tờ bìa làm khung đồng hồ rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép của chân đế ( H. 12).
- Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ:
Bôi hồ đều vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của chân đỡ (H . 13 a) rồi dán vào giữa mặt đế đồng hồ . Sau đó bôi hồ tiếp vào đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung đồng hồ (chú ý dán cách mép khung khoảng 1 ô) (H . 13 b).
- GV yêu cầu HS nhìn lên bảng quy trình và nêu lại các bước, các thao tác phải làm.
Hoạt động 3 : HS thực hành
- GV yêu cầu HS lấy ĐDHT 
- GV cho HS thực hành làm mặt đồng hồ để bàn .
- GV quan sát, giúp đỡ thêm cho HS.
- HS làm xong mang sản phẩm lên trưng bày.
GV cho HS nhận xét.
4. Củng cố :- GV nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò: + Bài tập : Về nhà thực hành làm đồng hồ để bàn.+ Chuẩn bị : Giấy màu, kéo, hồ, chúng ta sẽ tiếp tục làm đồng hồ.
- Hát
- 1 HS nhắc lại.
- HS quan sát 
- Đồng hồ có 3 phần : mặt đồng hồ, khung nền, chân đế đồng hồ .
- Trên mặt ĐH có 3 kim : kim giờ, kim phút, kim giây. Có số 12 , 3, 6, 9
- Mặt đồng hồ hình chữ nhật
- Giữa trên mặt đồng hồ
- Hình chữ nhật
- Gắn chân đế đỡ đồng hồ. 
-  mặt đồng hồ, khung nền, đế, chân đỡ, kim, số .
- HS theo dõi 
- HS thực hành làm mặt đồng hồ để bàn
- HS nghe.
***********************
TIẾT 28: SINH HOẠT LỚP
I)MỤC TIÊU 
- Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần qua .
- Phổ biến công tác tuần tới
II) Chuẩn bị 
- GV Tổng hợp ưu điểm ,và những tồn tại của học sinh trong tuần qua
- HS :Tự nhận xét chất lượng học tập ,và các hoạt động 
III) LÊN LỚP 
1.Tổng kết những ưu khuyết điểm trong tuần qua
- Lớp trưởng cùng với tổ trưởng báo cáo công tác thi đua của tổ ,của lớp trong tuần qua
 - GV tuyên dương Hs đạt thành tích cao trong tuần và HS cĩ thành tích cao lên cắm cờ thi đua
- GV nhận xét nhắc nhở thêm 
. + Các em cần ổn định nề nếp học tập , còn một số em còn thiếu dụng cụ học tập(Bảng con: Huyn,Nha, Dư,Ha ,Viên,Hùng.)
+ Một số em còn nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học ,chưa nghiêm túc trong giờ học:Ha,Phương,Yăn
+ Sinh hoạt 15’đầu buổi một số em thực hiện nghiêm túc:Hà ,Lộc,Cần
+ Trong tuần qua có nhiều em cố gắng học tập ,ngoan ngoãn ,vâng lời ,biết giúp đỡ bạn trong học tập :Linh,Yăn,Nghin,Hà.
 + Một số em phát biểu ý kiến xây dựng bài ,học thuộc bài:Hà,Lộc,Ngọc,Nghin
 2)Kế hoạch tuần tới
- Học chương trình 29
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập và nề nếp ra vào lớp 
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
- Tham gia phụ đạo HS yếu
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK ,bảng con ,giấy thủ công ,viết .
- Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc 
- Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
TIẾT 28: SINH HOẠT TẬP THỂ
I)MỤCTIÊU 
- Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần qua .
- Phổ biến công tác tuần tới
II) Chuẩn bị 
- GV Tổng hợp ưu điểm ,và những tồn tại của học sinh trong tuần qua
- HS :Tự nhận xét chất lượng học tập ,và các hoạt động 
III) LÊN LỚP 
1.Tổng kết những ưu khuyết điểm trong tuần qua
- Lớp trưởng cùng với tổ trưởng báo cáo công tác thi đua của tổ ,của lớp trong tuần qua 
- GV nhận xét nhắc nhở thêm 
+ Các em cần ổn định nề nếp học tập , còn một số em còn thiếu dụng cụ học tập .
+ Một số em còn nói chuyện ,làm việc riêng trong giờ học ,chưa nghiêm túc trong giờ học .
+ Sinh hoạt 15’ đầu buổi một số em thực hiện nghiêm túc 
+ Trong tuần qua có nhiều em cố gắng học tập ,ngoan ngoãn ,vâng lời ,biết giúp đỡ bạn trong học tập 
 + Một số em phát biểu ý kiến xây dựng bài ,học thuộc bài .
 2)Kế hoạch tuần tới
- Học chương trình 29
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập và nề nếp ra vào lớp 
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp 
- Tham gia phụ đạo HS yếu,và bồi dưỡng HS giỏi của lớp
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK ,bảng con ,giấy thủ công ,viết .
- Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc 
- Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ .

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 tuan 28.doc