Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

I. MỤC ĐÍC H– YÊU CẦU

A. Tập đọc

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn, thảng thốt

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con

+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nội dung câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo, nếu chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Lương Cao Sơn - Trường tiểu học Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2006
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HỌAT CHỦ ĐỀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG.
(Xem thiết kế của khối).
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. MỤC ĐÍC H– YÊU CẦU
A. Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khỏe khoắn, thảng thốt 
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung câu chuyện: làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo, nếu chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: dựa vào điểm tựa là các tranh minh họa từng đoạn câu chuyện, HS kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của ngựa con; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng hợp lý với nội dung
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS kể lại câu chuyện : Quả táo
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
2. Luyện đọc:
a) Đọc toàn bài
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Luyện đọc từng câu:
- Luyện từ khó : chải chuốt 
+ Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ khó: nguyện quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan 
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng: Tiếng hô /”bắt đầu!”//vang lên// các vận động viên rần rần chuyển động// vòng thứ nhất// vòng thứ hai//(Tiếng hô “ Bắt đầu!”).
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 à TLCH.
- Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
+ Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 + TLCH
- Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì?
- Nghe cha nói, ngựa con phản ứngn hư thế nào?
à Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và 4
- Vì sao ngựa con không đạt kết quả trong hội thi?
- Ngựa con rút ra bài học gì?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc thầm đoạn văn, hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung:
Ngựa cha thấy thế / bảo:
 Con trai à/ con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng// nó cần thiết cho cuộc đua/ hơn là bộ đồ đẹp// (giọng đọc âu yếm, ân cần).
 Ngựa con mắt không rời bóng mình dưới nước sẽ thắng mà( giọng tự tin, chủ quan).
C. Kể chuyện.
1. Nêu nhiệm vụ :
 Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của ngựa con.
- Em hiểu thế nào là kể chuyện bằng lời của ngựa con?
- Gọi 1HS đọc lời kể mẫu trong SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ các bức tranh và nêu nội dung từng tranh.
2. Hướng dẫn HS kể
Kể theo lời ngựa con
-Gọi 4 HS kể nối tiếp nhau 4 đoạn của bài, sau mỗi lần kể giáo viên nhận xét.
3. Kể theo nhóm:
4. Kể chuyện
- Gọi 4 HS kể tiếp nối nhau câu chuyện trước lớp.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
5.Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại ý nghĩa của câu chuyện
- Về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện theo lời của ngựa con
- Nhận xét tiết học.
- 2HS thực hiện.
- HS lắng nghe, theo dõi trong SGK.
- HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 câu
- HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn.
- HS đọc chú giải ở SGK/tr81.
- 3HS đọc lại đoạn văn, chú ý ngắt nghỉ hơi đúng và nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả
- Đọc theo nhóm bàn.
- Đọc ĐT
- HS thực hiện.
- Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán Dáng một nhà vô địch.
- HS thực hiện.
- Ngựa cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt  Nó cần thiết cho cuộc đua hơn bộ đồ đẹp.
- Ngựa con ngúng ngẩy  nhất định sẽ thắng.
- Ngựa con chuẩn bị cho cuộc đua không chu đáo  phải bỏ dở cuộc đua.
- Đừng bao giờ chủ quan dù là việc nhỏ nhất.
-HS chia làm hai đội lên phân vai và thi đọc lại.
(3 vai: người dẫn chuyện, ngựa cha, ngựa con)
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS theo dõi.
- Là nhập vào vai của ngựa con để kể. Khi kể xưng là “tôi”, “tớ” hoặc “mình”.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS nêu.
Tranh 1: ngựa con mải mê soi bóng mình dưới nước.
Tranh 2: ngựa cha khuyên con dến gặp bắc thợ rèn.
Tranh 3: cuộc thi, các đối thủ đang ngắm nhau.
Tranh 4: ngựa con phải bỏ dở cuộc thi vì móng hỏng.
- 4HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét
- Kể theo nhóm 4, mỗi em kể một đoạn, HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS thực hiện
- Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. Nếu chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.
- Tìm số lớn nhất, nhỏ nhất trong một nhóm các số có 5 chữ số.
- Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết nội dung BT 1-2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
- 7 hàng ghế có tất cả 7035 chiếc ghế. Hỏi 9 hàng nghư thế có tất cả bao nhiêu ghế?
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
b) Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100000
+ So sánh hai số có các chữ số khác nhau.
- Viết lên bảng 99999100000 yêu cầu HS điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm.
- Vì sao em điền dấu <?
+ So sánh 2 số có cùng số chữ số?
-Viết: 7620076199, yêu cầu HS điền dấu thích hợp?
- Vì sao em điền như vậy?
- Khi so sánh 2 số có 5 chữ số với nhau chúng ta so sánh như thế nào?
- Khẳng định: với các số có 5chữ số, chúng ta cũng so sánh như vậy, dựa vào cách so sánh số có 4 chữ số, bạn nào nêu được cách so sánh các số có 5 chữ số với nhau?
+ Chúng ta bắt đầu so sánh từ đâu?
+ So sánh hàng chục nghìn với nhau như thế nào?
+Nếu hai số có hàng chục nghìn bằng nhau thì ta so sánh tiếp như thế nào?
+Nếu hai số có hàng nghìn bằng nhau thì ta so sánh tiếp như thế nào?
+Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau thì ta so sánh tiếp như thế nào?
+Nếu 2 số có hàng chục bằng nhau thì sao?
+ Nếu hai số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị bằng nhau thì sao?
- Yêu cầu Hs so sánh 76200 76199 và giải thích kết quả so sánh?
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: (SGK)
- Yêu cầu HS tự làm.
- Yêu cầu HS giải thích về một số dấu điền được
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm và giải thích về cách điền của các dấu.
Bài 3: 
- GV phát giấy khổ to cho HS làm theo nhóm
- Vì sao số 92386 lá số lớn nhất trong các số đã cho?
- Vì sao số 54370 là số bé nhất trong các số đã cho?
Bài 4:
- Yêu cầu Hs làm vào giấy khổ lớn.
- Yêu cầu HS tự làm bài
GV + HS sửa bài
- Yêu cầu các nhóm giải thích cách sắp xếp của nhóm mình?
- GV chữa bài và cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm về so sánh các số trong phạm vi 100000.
- Nhân xét tiết học.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- HS theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS điền dấu, lớp làm vào nháp.
99999 < 100000
- Vì 99999 kém 100000 một đơn vị.
- 76200 > 76199
- HS nêu ý kiến.
-1HS nêu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- So sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt từ hàng cao đến thấp(từ trái sang phải)
- Số nào có hàng chục nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
- So sánh tiếp với hàng nghìn, số nào có hàng nghìn lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại.
- Ta so sánh tiếp đến hàng trăm, số nào có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại.
- Ta so sánh tiếp đến hàng chục số nào có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại.
- Thì ta so sánh đến hàng đơn vị,số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
-Hai số bằng nhau.
- 76200 > 76199, vì hai số có chục nghìn, nghìn bằng nhau nhưng hàng trăm 2 > 1 nên 76200 > 76199.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm SGK.
4589 35275
-2HS nêu.
Lớp nhận xét.
- 89156   98561
 69731   69713
 79650   79650
 67628   67728
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK.
- HS nhân phiếu, thảo luận làm vào phiếu và dán kết quả lên bảng.
+ Số lớn nhất: 92386
+ Số bé nhất: 74203
- Vì số này có hàng chục nghìn lớn nhất trong các số đã cho.
- Vì số 54370 là số có hàng chục nghìn bé nhất trong các số đã cho.
- 1HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài theo nhóm 4
a) Bé à lớn: 8258, 16999, 30620, 31855
b) Lớn à bé: 76235, 65372, 56372, 56237
- Số 8258 là số bé nhất trong 4 số, vì nó có 4 chữ số, các số còn lại có 5 chữ số.
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. HS hiểu :
- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
2. Biết sử dụng tiết kiệm nước. Biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Vở BT Đạo Đức.
- Các tư liệu về sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước của địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Xem ảnh.
- Cho HS xem các ảnh chụp trong SGK/tr 42-43 và nêu tác dụng của nước.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận : Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm và giao nhiệm vụ.
a) Tắm rửa cho trâu bò ngay tại  ... xem các tin thể thao, chuẩn bị cho bài : Kể lại một trận thi đấu thể thao trong tiết TLV tới.
- 3HS thực hiện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi SGK.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- 1 HS đọc, lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp đoạn (theo từng mẫu tin)
- HS đọc chú giải SGK.
- Đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc 1 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- HS thảo luận nhóm bàn
+ Nguyễn Thúy Hiền vừa đạt huy chương vàng môn quyền nữ.
+ Vận động viên Việt Nam Nguyễn Thúy Hiền đạt huy chương môn trường nữ.
+ Nguyễn Thúy Hiền đã mang lại vinh quan cho tổ quốc với 1 huy chương vàng môn trường quyền nữ.
+ Ban tổ chức SeaGames 22 đã chọn chú trâu vàng làm biểu tượng của đại hội...
+ Am – xtơ – rông lần thứ năm đoạt giải vô địch vòng đua nước Pháp.
+ Lần thứ năm Am – xtơ – rông đoạt chiếc áo vàng vòng đua nước Pháp.
- Am - xtơ - rông đạt được những kỉ lục cao là nhờ ý chí phi thường.
- Am - xtơ - rông là người rất có ý chí, nghị lực, nhờ vậy anh đã làm được những điều phi thường.
- Am - xtơ - rông đạt được những kỉ lục cao nhờ anh rất kiên trì tập luyện, có ý chí vượt qua mọi trở ngại khó khăn ...
- Tin thời sự giá cả thị trường, văn hóa giáo dục, dự báo thời tiết ...
- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 mẫu tin,
+ Tin từ Hồng Công cho biết : Vận động viên Việt Nam Nguyễn Thúy hền vừa đoạt huy chương vàng/môn trường quyền nữ/ tại giải vô địch thế giới về võ thuật lần thứ 5 tổ chức tại đây//
- 1HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
CHÍNH TẢ
NHỚ VIẾT : CÙNG VUI CHƠI
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Rèn kĩ năng viết chính tả.
1. Nhớ và viết lại chính xác các khổ thơ 2, 3, 4 của bài ‘Cùng vui chơi’.
2. làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có chứa âm, dấu thanh dễ viết sai : L –n, dấu hỏi, dấu ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- 4 tờ giấy A4
- Tranh ảnh về một số môn thể thao.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc, một HS lên bảng lớp, lớp viết bảng con những từ sau : thiếu niên, khăn lụa, lạnh buốt, ngực nở, hùng dũng.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích yêu cầu của bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
a) Hướng dẫn chuẩn bị :
- GV theo dõi, sửa cho HS.
b)YC HS gấp SGK viết bài vào vở. nhắc nhở tư thế ngồi viết.
c) Chấm chữa bài
- Thu vở tổ 1 chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm luyện tập.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu củabài tập 2b.
- Yêu cầu HS tự làm : Giáo viên phát phiếu cho các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu.
- Giáo viên chốt lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc HS nhớ tên các môn thể thao.
- HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên về viết lại cho đúng.
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
-HS thực hiện theo YC
-HS lắng nghe.
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ ‘cùng vui chơi’.
- 2HS đọc thuộc lòng 3khổ thơ cuối.
-HS đọc thầm 2, 3 lượt các khổ thơ 2, 3, 4 để thuộc các khổ thơ.
- HS viết những từ ngữ dễ viết sai.
- HS viết vào vở khổ thơ 2, 3, 4
- 1HSđọc, cả lớp theo dõi.
- HS nhận phiếu, thảo luận và ghi kết quả, dán lên bảng và sửa bài.
- HS đọc lại và làm vào VBT
+ Lời giải :
Bóng rổ, nhảy cao – võ thuật.
T40 TOÁN
ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH-XĂNG-TI-MÉT-VUÔNG
I. MỤC TIÊU
- Biết xăng – ti mét – vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng – ti – mét – vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình vuông cạnh 1cm (bằng bìa, nhựa) cho từng HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ.
- Xem hình và trả lời cho mỗi câu hỏi :
a) Những hình nào có diện tích nhỏ hơn diện tích hình ABCD ?
b) Hình ABED có diện tích bằng tổng diện tích các hình nào ?
c) Diện tích hình ABCE lớn hơn diện tích những hình nào ?
à GV nhận xét và cho điểm.
2. Dạy bài mới
A. Giới thiệu bài : Ghi tên bài
B. Giới thiệu xăng-ti-mét-vuông.
- Để đo diện tích ta dùng đơn vị đo diện tích, một trong những đơn vị đo diện tích là xăng-ti-mét-vuông.
- Xăêng-ti-mét-vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Xăng-ti-met-vuông viết tắt là : cm2
- Phát cho mỗi HS một hình vuông có cạnh là 1cm và yêu cầu HS đo cạnh của hình vuông này.
- Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu ?
c) Luyện tập thực hành
Bài 1.
- BT yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo xăng-ti-mét-vuông. Khi viết kí hiệu (cm2) các em chú ý viết số 2 ở phía trên ben phải của cm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết.
Bài 2 : Yêu cầu HS quan sát hình A ?
- Hình A gồm mấy ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ?
- Yêu cầu HS tự làm phần B.
- So sánh diện tích hình A và diện tích hình B ?
Bài 3 :
- BT yêu cầu làm gì ?
- Khi thực hiện các phép tính với các số đo có đợn vị diện tích, chúng ta thực hiện như đối với các số đo có đơn vị chiều dài, cân nặng, thời gian đã học.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4 :
- Yêu cầu HS tự làm bài :
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
d) Củng cố, dặn dò.
- Về luyện thêm về dạng toán vừa học.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lần lượt trả lời.
-HS nêu
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp cùng đo và báo cáo : Hình vuông có cạnh là 1cm
- Là 1cm2
-HS thực hiện.
- HS làm vào SGK
Đọc
Viết
Năm xăng-ti-mét-vuông.
Một trăm hai mươi xăng-ti-mét-vuông.
Một nghìn năm trăm xăng-ti-mét-vuông.
Mười nghìn xăng-ti-mét-vuông.
5cm2
120cm2
1500cm2
10000cm2
- HS quan sát SGK.
- Gồm 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2
- Hình B gồm 6 ô vuông 1cm2. Vậy diện tích của hình B là 6 cm2.
- Diện tích hai hình này bằng nhau.
- Thực hiện các phép tính với số đo là diện tích
- 1HS lên bảng làm bài
a) 18 cm2 + 26cm2 = 44cm2
b) 16cm2 x 4 = 64cm2 
- 1HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Diện tích tờ giấy màu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là :
300 – 200 = 100(cm2)
Đáp số : 100 cm2
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
VIẾT LẠI MỘT TIN THỂ THAO
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói : Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật...(theo các câu hỏi gợi ý), giúp người nghe hình dung được trận đấu.
2. Rèn kĩ năng viết : Viết lại được một tin thể thao mới đọc được( hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh truyền hình). Viết gọn, rõ, đủ thông tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp viết các gợi ý kể về một trận thi đấu thể thao.
- Tranh ảnh một số trận thi đấu thể thao, một vài tờ báo có tin thể thao.
- Máy Cát-xét và băng có bản tin thể thao.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS lần lượt đọc lại bài viết về những trò vui trong ngày hội(tiết TLV tuần 26)
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 :
Nhắc HS :
- Có thể kể về một buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên Tivi, cũng có thể kể về một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trong đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên báo.
- Kể theo gợi ý nhưng không cần thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự gợi ý.
- Trận đấu đó là môn thể thao nào ?
+ Em đã tham gia hay chỉ xem thi đấu ? Em cùng xem với những ai ?
+ Trận thi đấu được tổ chức ở đâu ? khi nào ? giữa đội nào với đội nào ?
+ Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào ? Các cổ động viên cổ vũ ra sao ?
+ Kết quả cuộc thi ra sao ?
- Yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau, nói cho nhau nghe dựa vào gợi ý.
- Gọi 4, 5 HS nói trước lớp.
- Nhận xét chỉnh sửa cho HS.
Bài 2 :
- Gọi một số HS đọc các tin thể thao sưu tầm được trước lớp.
à Khi viết các tin thể thao, các em phải đảm bảo tính trung thực của tin, nghĩa là viết đúng sự thật, nên viết ngắn gọn, đủ ý. Cần nói rõ em nhận được tin đó từ nguồn nào(đọc trên sách, báo, tạp chí nào, chương trình Tivi nào ?).
- Gọi 3, 5 HS đọc bài trước lớp, yêu cầu HS cả lớp theo dõi.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Về tiếp tục suy nghĩ, hoàn chỉnh lời kể về một trận thi đấu thể thao để có một bài viết hay trong tiết TLV tuần tới.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- 1HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK.
-Là bóng bàn/ cầu lông/ bóng đá/ đá cầu/ chạy ngắn/ bắn súng.
- Em đã xem trận đấu cùng với bố/ anh trai ...
- ... Được tổ chức tại sân vận động thành phố vào thứ 7 tuần trước. Giữa đội bóng trường Nguyễn Trãi và đội bóng trường Đa Thiện.
- Sau khi trọng tài ra hiệu bắt đầu, trân đấu trở nên gay cấn ngay. Cầu thủ mang áo xanh lớp 5C liên tục phát những quả bóng xoáy, bay rất nhanh. Nhưng cầu thủ trường Đa Nhiệm không hề tỏa ra lúng túng. Cầu thủ này di chuyển thoan thoắt từ trái qua phải, lùi xuống rồi lại tiến lên tranh cướp bóng
- Cuối cùng chiến thắng đã thuộc về đội bóng trường Đa Nhiệm. Các cổ động viên lớp 5A trường Đa Nhiệm reo hò không dứt trong niềm vui chiến thắng.
- Làm việc theo cặp.
- 4, 5 HS thực hiện.
- 1HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi SGK.
- 3, 5 HS đọc, lớp theo dõi
- HS viết bài.
- 1 số HS cầm vở đọc bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 28.doc