Giáo án Lớp 3 - Tuần 29-30 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

Giáo án Lớp 3 - Tuần 29-30 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng:

 - Chú ý các từ ngữ: Đê - rốt - xi, Cô - rét - ti, Xtác - đi, Ga - rô - nê, Nen - li, khuyến khích, khuỷu tay.

 - Đọc đúng: Câu cảm, câu cầu khiến.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu từ: Gà tây, bò mộng, chật vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó học sinh bị khuyết tật.

B. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, học sinh biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật.

- Nghe và nhận xét lời của bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc sách giáo khoa

 

doc 31 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 29-30 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 6 tháng 4 năm 2009
Tập đọc – Kể chuyện
buổi học thể dục
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Chú ý các từ ngữ: Đê - rốt - xi, Cô - rét - ti, Xtác - đi, Ga - rô - nê, Nen - li, khuyến khích, khuỷu tay.
	- Đọc đúng: Câu cảm, câu cầu khiến.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu từ: Gà tây, bò mộng, chật vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó học sinh bị khuyết tật.
B. Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, học sinh biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật.
- Nghe và nhận xét lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Tập đọc
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức.
 - Hát
B. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh đọc thuộc bản tin thể thao và trả lời câu hỏi.
- 2 học sinh đọc
- Giáo viên nhận xét.
C. Dạy - học bài mới.
1. Giới thiệu bài:
 - Treo tranh
 - Học sinh quan sát
 - Kiên trì luyện tập là 1 đức tính tốt của mỗi con người. Chúng ta đang là lứa tuổi học sinh cần chăm luyện tập giúp chúng ta giỏi hơn , tiến bộ hơn .
 - Nghe giới thiệu
- Bài đọc: Buổi học thể dục sẽ giúp em hiểu rõ hơn nội dung này.
- Ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu.
 b. Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu:
- Giáo viên hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu cho đến hết bài
- Học sinh đọc
 - Trong bài có các tiếng nào khó đọc?
- Học sinh nêu
 - Giáo viên ghi bảng 
 - Luyện đọc
 - Đọc câu lần 2.
 c. Đọc đoạn
- Giáo viên gọi 3 học sinh nối tiếp đọc bài theo đoạn.
- 3 học sinh đọc bài
- Nêu cách ngắt giọng 3 đoạn 1,2,3 như sách giáo khoa.
- Học sinh luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Gọi 3 học sinh khác tiếp nối đọc 3 đoạn.
- 3 học sinh đọc
d. Luyện đọc theo nhóm
- Chia thành các nhóm 3 học sinh
- Học sinh đọc theo nhóm, chỉnh sửa lỗi cho nhau.
e. Đọc trước lớp.
- Gọi 3 học sinh bất kỳ yêu cầu tiếp nối đọc bài theo đoạn
g. Đọc đồng thanh.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
- Học sinh đọc và chỉnh lỗi cho nhau
3. Tìm hiểu bài:
- Giáo viên đọc lại bài
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa
- Nêu yêu cầu của buổi học thể dục?
- Học sinh phải leo lên một cái cột thẳng đứng, sau đó đứng trên 1 chiếc xà ngang.
- Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào?
- Đê - rốt- xi và cô - rét - ti leo như 2 con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga - rô - nê leo dễ như không tưởng chừng cậu có thể vác thêm 1 người nữa trên vai. 
- Vì sao Nen - li được miễn tập thể dục?
- Học sinh nêu
- Theo em, vì sao Nen- li cố xin thầy được cho tập như mọi người. 
- Vì Nen- li không ngại khó, ngại khổ, cậu muốn làm được những việc mà các bạn khác của cậu vẫn làm.
- Những chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen- li? 
- Cậu phải leo một cách chật vật, mặt cậu đỏ như lửa, trán ướt đẫm mồ hôi, thầy giáo bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn tiếp tục leo, thế là cậu nắm chắc được cái xà. Lúc ấy thầy khen cậu giỏi ... mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng.
- Tấm gương của Nen- li và vận động viên Am - xtơ- rông có gì giống nhau?
- Đều cố gắng hết sức trong luyện tập để chiến thắng bản thân mình và đạt kết quả như mong muốn.
- Em học được gì qua câu chuyện?
- Cần kiên trì luyện tập thể thao và kiên trì khi gặp khó khăn. Quyết tâm cao độ, nỗ lực phấn đấu sẽ giúp chúng ta thành công.
- Em hãy tìm 1 tên thích hợp cho câu chuyện?
- Học sinh thảo luận, tìm: Nen - li tấm gương sáng/ Quyết tâm của Nen-li/ Nen-li đã leo cột như thế nào/ Vượt lên bệnh tật. 
4. Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Học sinh theo dõi
- Chia lớp thành các nhóm 3 học sinh. Yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Học sinh luyện đọc và chỉnh lỗi cho nhau.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc trước lớp theo hình thức tiếp nối.
- Các nhóm đọc bài, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Nhận xét cho điểm
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 90.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Em hiểu thế nào là kể lại truyện bằng lời của nhân vật?
- Tức là nhập vào vai của 1 nhân vật trong truyện để kể, khi kể xưng hô là “ tôi” “tớ” hoặc “mình”.
- Em có thể kể lại bằng lời của nhân vật nào?
- Bằng lời của thầy giáo
- Bằng lời của Đê-rốt-xi
- Bằng lời của Cô-rét-ti
- Bằng lời của Ga-rô-nê
- Bằng lời của xtác-đi
- Bằng lời của Nen-li
 hoặc 1 bạn trong lớp. 
- 3 học sinh tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện
- 3 học sinh kể
(mỗi học sinh có thể kể = lời của nhân vật khác bạn)
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Kể theo nhóm.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh.
- Học sinh ngồi theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm kể theo lời của 1 trong các nhân vật.
- Học sinh tập kể
- 3 học sinh nối tiếp nhau kể.
4. Kể chuyện:
 - Gọi 3 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của cùng 1 nhân vật.
- Lớp theo dõi nhận xét
 - Giáo viên nhận xét
 - Yêu cầu một học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 học sinh kể
D. Củng cố, dặn dò
 - Hôm nay học bài gì?
- Học sinh nêu
 - Nội dung câu chuyện muốn nói điều gì?
- Nêu gương quyết tâm vượt khó của 1 học sinh tật nguyền.
 - Nhận xét tiết học
Dặn dò: Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Toán
Tiết 141: Diện tích hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
 - Biết được qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo 2 cạnh của nó.
 - Vận dụng qui tắc tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích 1 số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo diện tích cm2.
 - Biết áp dụng linh hoạt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình minh hoạ bài đọc SGK 
	- Phấn màu.
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức.
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh làm bảng bài 3a, 3b, và 4.
- 3 học sinh làm
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
* Nhận xét cho điểm.
C. Dạy – học bài mới .
1. Giới thiệu bài : trong giờ học hôm nay các em sẽ học cách tính diện tích hình chữ nhật 
- Nghe giới thiệu 
 - ghi bảng.
2. Xây dựng qui tắc tính diện tích hình chữ nhật .
- Học sinh lấy hình chữ nhật trong bộ đồ dùng và tấm lưới.
- Học sinh lấy 
- Hình chữ nhật gồm bao nhiêu ô vuông
- 12 ô vuông
- Làm thế nào biết có 12 ô vuông
- Đếm
* Giáo viên hướng dẫn tìm số ô vuông trong hình chữ nhật. 
- Các ô vuông trong hình chữ nhật được chia làm mấy hàng?
- 3 hình
- Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông?
- 4 ô vuông
- Vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông
- 3 x 4 = 12 ô vuông
* Tô màu 1 ô vuông hỏi :
- Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
- Là 1 cm2 
-Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu?
- Là 12 cm2 
- Mỗi cạnh ô vuông có chiều dài là bao nhiêu
- 1cm 
- Cạnh rộng dài bao nhiêu cm?
- 3cm 
- Cạnh dài dài bao nhiêu cm?
- 4 cm
- Giáo viên ghi phép tính 
 3 x 4 = 12( cm2)
Chỉ nói : 4 là chiều dài HCN
 3 là chiều rộng HCN
- Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào?
- Học sinh nêu như SGK 
- Giáo viên ghi bảng. Giải thích thêm về cùng 1 đơn vị đo.
- Học sinh đọc lại 
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Bài toán cho biết gì?
- Cho biết chiều dài, chiều rộng
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu tính chu vi và diện tích
- Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào?
- Học sinh nêu 
- Giáo viên hướng dẫn làm mẫu cột 1
- 2 học sinh thi đua làm cột 2, 3
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
- Cách tính chu vi và diện tích HCN có gì khác nhau?
- Học sinh nêu :
 chu vi = (dài + rộng) x 2
 diện tích = dài x rộng 
Bài 2. 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- Chiều rộng : 5 cm
- Chiều dài : 14 cm 
- Bài toán yêu cầu tính gì? 
- Tính diện tích HCN 
- Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào?
- Nêu lại qui tắc tính.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét cho điểm .
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc 
- Em có nhận xét gì về số đo chiều dài và chiều rộng HCN trong phần b
- Chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo
- Vậy muốn tính diện tích HCN b, ta phải làm gì trước?
- Phải đổi số đo chiều dài thành cm
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
- 2 học sinh làm bảng 
Lớp làm theo nhóm đôi
a. Diện tích HCN là
5 x 3 = 15(cm2)
b. Đổi 2dm =20cm
Diện tích HCN là
20 x 9 = 180( cm2)
- Nhận xét cho điểm 
- Con cần thật lưu ý gì khi tính diện tích HCN
- Độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo
D. Củng cố dặn dò.
- Nêu lại qui tắc tính diện tích HCN
- 1 học sinh tính trước lớp
- Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau
Đạo đức
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu: Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ.
- Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi đúng cách
- Học sinh ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Giấy khổ to, bút dạ
- Vở bài tập Đạo đức
- Tranh ảnh cho HĐ1.
- Phiếu thảo luận
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1:. Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Treo tranh 
- Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi
- Trong tranh các bạn đang làm gì ?
- Học sinh nêu
- Làm như vậy có tác dụng gì?
- Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với đời sống con người?
- Cung cấp thức ăn, rau xanh cho ta
- Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
- Cần phải chăm sóc
Kết luận: Trong tranh các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cân thiết với sức khoẻ.
- Để cây trồng, vật nuôi mau lớn khoẻ mạnh chúng ta cần chăm sóc.
 Hoạt động 2: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Phát phiếu lớn
- Học sinh trao đổi thảo luận
 Nhóm 1 + 2
 Nhóm 3 + 4
Tên vật nuôi
Những việc em làm để chăm sóc
Những việc nên tránh để bảo vệ
Cây trồng
Những việc em làm để chăm sóc cây
Những việc nên tránh để bảo vệ
Con mèo
Cho ăn uống
Cho ăn uống
 Đuổi bắt
Na
Tưới, bắt sâu
Bẻ cành
Chó
Cho ăn, tắm rửa
Gà
Cho ăn uống
Lợn
Cho ăn, tắm rửa
- Các nhóm dán lên bảng 
- Nhận xét bổ sung
- Giáo viên kết luận
D. Củng cố .
- Nhận xét tiết học
E. Dặn dò: V ... ùng là một kết quả thi đấu nhưng có nhiều cách nói khác nhau như: được- thắng, thua- không ăn.Trong quá trình thi đấu thể thaochúng ta đều phải cố gắng. Dù kết quả thi đấu được hay thua, thắng hay bại mọi vần động viên đều phải vui vẻ vì mục đích của thể thao là rèn luyện sức khoẻ.
- Liên hệ gương thi đấu thể thao trong trường.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập trong sách giáo khoa
- Yêu cầu đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Theo con trong phần a, đặt dấu phẩy chỗ nào thích hợp
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài vào vở
- 1 học sinh làm bài trên bảng
- Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt ý đúng.
Học sinh đọc lại:
a, Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games22 đã thành công rực rỡ.
b, Muốn có thể thao khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục
c, Để trở thành con ngoan trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
Nhận xét cho điểm
* Chốt: Để đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ta cần đọc kỹ và dựa vào nội dung của câu.
D. Củng cố 
- Giáo viên nhận xét tiết học
E. Dặn dò: Về nhà chọn 3 từ trong bài tập 1 và 2, tập đặt câu với từ này
Thứ sáu, ngày 6 tháng 4 năm 2007
Tập làm văn
Tiết 29: Viết về một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn miệng, tiết trước, viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem
- Thực hiện tốt bài làm
- Giáo dục: Có ý thức quan sát xung quanh
II. Chuẩn bị: 
- Học sinh xem một trận thi đấu thể thao
III. Trọng tâm:
Viết một đoạn văn theo yêu cầu
IV. Phương pháp: Quan sát, phân tích, luyện tập
V. Các hoạt động day – học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu kể lại trận thi đấu thể thao đã xem
- 3 học sinh thực hiện
 Giáo viên nhận xét
C. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu giờ học. Ghi bảng
- Nghe giới thệu
2. Hướng dẫn làm bài
- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 88 đọc yêu cầu
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Hướng dẫn cách viết
- Học sinh viết bài
- Gọi 5 - 7 học sinh đọc. Nhận xét
- Học sinh nhận xét bổ sung
- Nhận xét- cho điểm
nếu học sinh chưa được xem có thể cho quan sát 2 bức ảnh trong SGK để tả lại trận thi đấu trong mỗi bức ảnh
- Học sinh làm bài
D. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét - tiết học
- Tuyên dương học sinh tích cực nhắc nhở học sinh chưa tích cực
E. Dặn dò: Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ năm, ngày 5 tháng 3 năm 2007
Toán
Tiết 144: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Nắm chắc quy tắc diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó.
- Rèn kỹ năng tính diện tích hình vuông
- Giáo dục: cẩn thận khi làm bài, áp dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên viết sẵn bài 3
- Học sinh: vở ô ly
III. Trọng tâm:
 Rèn kỹ năng tính diện tích hình vuông 
IV. Phương pháp: Quan sát, phân tích, luyện tập
V. Các họat động dạy- học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh thực hiện bài tiết trước
- 2 học sinh làm bài trên bảng
* Hỏi miệng:
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
- 2 đến 3 học sinh nêu
- Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
- 2 học sinh trả lời
* Giáo viên nhận xét - cho điểm
C. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học
- Nghe giới thiệu
Ghi: Luyện tập
 2. Luyện tập
Bài 1: 
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Học sinh đọc
 - Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu tính diện tích hình vuông
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
* Chốt ý bài toán
- Nêu lại cách tính diện tích hình vuông
- Học sinh làm bài
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài? 
- 1 học sinh đọc đề 
- Bài toán cho biết gì?
- Cần dùng 9 viên gạch men, mỗi viên có cạnh 10 cm
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu tính diện tích mảng tường được ốp thêm.
- Yêu cầu tính diện tích mảng tường theo đơn vị nào?
- Theo xăng - ti - mét vuông
- Muốn tính diện tích mảng tường, trước hết ta phải làm gì?
- Phải tính diện tích của 1 viên gạch
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm theo nhóm đôi (hoặc vở ô ly)
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
* Chốt ý bài toán
 Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài?
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- Độ dài các cạnh của hình chữ nhật và hình vuông.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính diện tích và chu vi mỗi hình 
- Hãy nêu qui tắc tính diện tích, chu vi hình chữ nhật, hình vuông?
- 1 học sinh nêu lại
- Yêu cầu học sinh giải
- 1học sinh làm bảng, lớp làm vở
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét. Chốt lời giải đúng.
* Chốt ý bài toán
D. Củng cố .
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Luyện tập
- Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
- Học sinh nêu lại qui tắc
E. Dặn dò: Về quan sát vật nào có dạng hình vuông nhỏ hãy đo và tính diện tích của chúng.
- Ôn lại nội dung bài học,chuẩn bị bài sau.
- Luyện tập ở nhà
Toán
Tiết 145: Phép cộng các số 
 trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thưc hiện phép cộng các số trong phạm vị 100 000
- Củng cố và giải toán có lời văn bằng 2 phép tính, tính diện tích hình chữ nhật
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài
II. Chuẩn bị:
 Hệ thống bài tập
III. Trọng tâm:
Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000
IV. Phương pháp: Quan sát, phân tích, luyện tập
V. Các hoạt động - dạy học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát 
B. Kiểm tra bài cũ
 - Giáo viên kiểm tra bài của tiết 144.
 - Kiểm tra bài dưới lớp
- 2 học sinh làm bài. Mỗi học sinh làm 1 bài
 - Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
C. Dạy- học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000, sau đó áp dụng phép cộng để giải các bài toán có liên quan.
- Nghe giáo viên giới thiệu
2. Hướng dẫn cách thực hiện phép cộng 45732 +36194
a. Hình thành phép cộng
 45732 + 36194
- Giáo viên nêu bài toán : Tìm tổng của 2 số 45732 + 36194
- Nghe nêu yêu cầu
- Muốn tìm tổng của 2 số, ta làm như thế nào?
- Thực hiện phép cộng 45732 + 36194
- Học sinh tính và báo cáo kết quả
b. Đặt tính và tính 45732 + 36194
- Học sinh nêu cách tính 
- Bắt đầu cộng từ đâu đến đâu?
- Bắt đầu cộng từ phải sang trái (từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn
- Hãy nêu từng bước tính .
- Học sinh nêu cách tính từng bước 
c. Nêu qui tắc
- Muốn thực hiện phép tính cộng các số có 5 chữ số nhau ta làm như thế nào?
* Chốt ý
- Muốn cộng các số có 5 chữ số với nhau ta làm như sau:
+ Đặt tính
+ Thực hiện tính từ phải sang trái
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1: 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện tính cộng các số
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 4 học sinh làm trên bảng học sinh dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
* Chốt ý bài toán
- 2 học sinh nêu cách tính lớp nhận xét
Bài 2. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu đặt tính và tính .
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện tính cộng các số có đến 5 chữ số
- 1 học sinh nêu cả lớp theo dõi và nhận xét
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài
- học sinh làm
- Nhận xét cho điểm
* Chốt ý bài toán
Bài 3. Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Hình chữ nhật ABCD có kích thước nnhư thế nào
- Chiều dài 9cm; chiều rộng 6cm
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Chốt ý bài toán
- 1 học sinh giải: S HCN ABCD là: 
 9 x 6 = 54(cm2)
 đáp số = 54cm2
Bài 4. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề 
* Chốt ý bài toán
- Học sinh tìm hiểu đề
- Học sinh làm bài:
Đoạn đường AC dài là:
 2350 – 350 = 2000(m)
 Đổi: 2000m = 2 km
 Đoạn đường AD dài là:
 2 + 3 = 5km
 Đáp số : 5 km
- Yêu cầu học sinh nêu các cách làm khác 
D. Củng cố :
- Nhận xét tiết học
E. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
chính tả
Tiết 58: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I. Mục tiêu:
	- Nghe viết chính xác đoạn từ “Giữ gìn dân chủ ... của mỗi 1 người yêu nước” trong bài lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x hoặc in/ inh .
	- Giáo dục có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Viết sẵn lên bảng 2 lần bài 2a
III. Trọng tâm:
	 Viết đúng, đẹp bài chính tả.
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 học sinh đọc, 2 học sinh viết bảng lớp. Lớp viết bảng con.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh viết : Nhảy xa, nhảy sào, sới vật, xiếc, đua xe.
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: trong giờ chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn đầu trong bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” sau đó làm bài tập phân biệt s/ x
- Nghe giới thiệu
- Ghi bảng.
- Nhắc lại tên bài học
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn
- Học sinh nghe
- 1 học sinh đọc lại
- Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục?
- Vì mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Trong bài có những chữ nào khó viết
- Học sinh nêu: Giữ gìn, sức khoẻ, luyện tập.
- Yêu cầu học sinh đọc, phân tích các từ trên
- Học sinh thực hiện
- Học sinh viết bảng con
- Giáo viên nhận xét - sửa lỗi.
c. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Đoạn văn có 3 câu
- Những chữ nào trong bài cần viết hoa, vì sao?
- Những chữ: Giữ, Mỗi, Vậy Lời vì là các chữ đầu bài, đầu câu đầu đoạn
- Chữ đầu đoạn phải viết thế nào cho đẹp?
- Viết lùi vào 1 ô, viết hoa.
d. Viết chính tả
- Giáo viên nhắc nhở cách ngồi, cách cầm bút.
- Học sinh nêu lại
e. Soát lỗi
 Giáo viên đọc chậm 
- Học sinh soát lỗi.
g. Chấm bài.
Giáo viên thu bài chấm, nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu gì?
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu
- Gọi học sinh chữa bài
- Học sinh thảo luận nhóm làm bài
- 2 học sinh đại diện cho 2 nhóm làm bài
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt ý đúng
- Học sinh viết bài vào vở
 Bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã, vì sao, sút.
- Truyện buồn cười ở điểm nào?
- Người béo muốn gầy nên sáng nào cũng cưỡi ngựa chạy quanh thị xã. Kết quả: không phải anh ta gầy đi mà con ngựa của anh ta sút 20 cân vì phải chịu sức nặng của anh ta.
D. Củng cố 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh
E. Dặn dò: Ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29, 30 1- 58.doc