ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T2)
I.Mục tiêu :
• Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
• Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo về nguồn nước khỏi bị ô nhiễm .
• Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình nhà trường, địa phương
* THGDBVMT - Qua bài học GD HS tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường thêm sạch đẹp góp phần BVMT .
II/ Chuẩn bị : - Giáo viên : Tình huống cho HĐ 2,
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 29 ( Từ ngày 26/3 đến 30/3/2012) Thứ ngày Tiết Môn học Tiết Tên môn học Hai 26/3/2012 1 Đạo đức 29 Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. 2 Tập đọc 85 Buổi học thể dục 3 TĐ KC 86 Buổi học thể dục 4 Toán 141 Diện tích hình chữ nhật (tr152) 5 Chào cờ 29 Ba 27/3/2012 1 Toán 142 Luyện tập (tr 153) 2 Chính tả 57 Buổi học thể dục 3 Mỹ thuật 29 Vẽ tranh tĩnh vật (lọ và hoa) 4 TN –XH 57 Thực hành đi thăm thiên nhiên 5 Thể dục 57 Ôn bài thể dục p/triển chung .trò chơi "nhảy đúng, nhảy nhanh". Tư 28/3 1 Tập đọc 87 Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục 2 âm nhạc 29 Ôn tập biểu diễn một số bài hát đã học 3 Toán 143 Diện tích hình vuông (tr153) 4 Tập viết 29 Tập viết chữ hoa t Năm 29/3 1 LT& câu 29 Từ ngữ về thể thao, dấu phẩy 2 Toán 144 Luyện tập (tr 154) 3 Chính tả 58 (nghe viết): Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục 4 Thể dục 58 Ôn bài thể dục p/triển chung .trò chơi "Ai kéo khỏe" Sáu 30/3/2012 1 TLV 29 Viết về một trận thi đấu thể thao 2 Toán 145 Phép cộng các số trong phạm vi 100 000 3 TN - XH 58 Thực hành đi thăm thiên nhiên 4 Thủ công 29 Làm đồng hồ để bàn (tiết 2) 6 Sh Lớp 29 Thöù hai ngaøy 26 thaùng 03 naêm 2012 ĐẠO ĐỨC Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T2) I.Mục tiêu : Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo về nguồn nước khỏi bị ô nhiễm . Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình nhà trường, địa phương * THGDBVMT - Qua bài học GD HS tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên làm cho môi trường thêm sạch đẹp góp phần BVMT . II/ Chuẩn bị : - Giáo viên : Tình huống cho HĐ 2, - Học sinh : VBT ĐĐ . III/ Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. ỔN định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : 2 HS trả lời câu hỏi sau: - Nước có tác dụng gì trong cuộc sống? - Em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước ở gia đình và ở trường? - GV nhận xét. 3 .Bài mới : 3.1.Giới thiệu bài : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2) 3.2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Xác định các biện pháp - Y/c các nhóm thảo luận về kết quả tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở nhà và trong trường học. Từ đó nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. -Y/c các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Hoạt động 2 : Sắm vai xử lí tình huống. - GV nêu tình huống và yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận tìm cách xử lí tình huống, sắm vai thể hiện cách xử lí đó. Tình huống : Tuấn và Dương đang đi học về thì đi ngang qua một chỗ ống nước bị hư đang chảy nước ra ào ào. Tuấn bảo bạn Dương : “ Ta đến đó xem xét đi để chúng ta báo với người lớn”. Còn Dương lại can bạn “ Trời ơi, nước này chẳng cạn được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt!” Nếu em là Tuấn , em sẽ làm gì ? - Y/c các nhóm lên sắm vai xử lí tình huống. - Y/c các nhóm khác nhận xét sau mỗi nhóm thể hiện. - GV nhận xét, kết luận : Nước sạch có thể cạn và hết. Do đó chúng ta phải biết tiết kiệm. - GV nêu yêu cầu : Sau khi GV nêu mỗi ý kiến, HS bày tỏ ý kiến tán thành, không tán thành, hoặc lưỡng lự bằng các hoa xanh – đỏ – trắng. + Nước sạch không bao giờ cạn. + Nước giếng không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm. + Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau. + Gây ô nhiễm nước là phá hoại môi trường. + Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ. - Nước thải của nhà máy, trong sinh hoạt cần đươxử lí để bảo vệ nguồn nước sạch và bảo vệ sức khỏe con người. * GV nhận xét , kết luận : Nước là tài nguyên quý và chỉ có hạn. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. 4 .Củng cố: - 1HS nhắc lại ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : + Chuẩn bị : Xem trước bài “Chăm sóc cây trồng, vật nuôi” - Hát - 2 HS lần lượt trả lời. - Lắng nghe. - HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Các nhóm thảo luận. - Một số nhóm lên sắm vai. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lần lượt bày tỏ ý kiến. - HS nghe. - 1HS nhắc lại ghi nhớ - HS nghe. ************************* TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết 85 , 86: Buổi học thể dục. I/ MỤC TIÊU : A. TẬP ĐỌC: Đọc đúng dấu thanh, đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. KỂ CHUYỆN Bước đầu biết kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. Học sinh : SGK III/ Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Mời 2 HS đọc bài : “Cùng vui chơi” và trả lời các câu hỏi 1, 3 trong SGK. - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài: Qua tranh minh họa, GV giới thiệu bài tập đọc : “Buổi học thể dục” 3.2. LUYỆN ĐỌC. a. Gv đọc mẫu. - Lưu ý giọng đọc các đoạn + Đoạn 1: Giọng sôi nổi. Nhấn giọng cá từ ngữ thể hiện cách leo lên xà ngang. + Đọan 2: Giọng đọc chậm rãi. + Đoạn 3: Giọng đọc hân hoan, cảm động. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : * Luyện đọc từng câu: - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu (GV theo dõi để giúp HS sửa lỗi phát âm). - Mời HS nhận xét (Khi phát hiện từ bạn đã phát âm sai). - GV ghi các từ (HS nêu) lên bảng và luyện cho các em phát âm đúng chuẩn. - Tiến hành tương tự với những câu còn lại. * Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài này gồm mấy đoạn ? - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. - Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi ở câu có nhiều dấu phẩy. - Kết hợp giải nghĩa từ: gà tây, bò mộng, chật vật. . - Y/c HS đặt câu với tư ø: chật vật. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp (lần 2). * Đọc từng đoạn trong nhóm: - Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3 trong 3 phút. - GV đến từng nhóm để quan sát. * Thi đọc giữa các nhóm: - Gọi 2 nhóm thi đọc. - Nhận xét ,tuyên dương. 3. 3. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI Đoạn 1: - Gọi 1 Hs đọc đoạn 1 - Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ? - Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào ? Đoạn 2: - Gọi 1HS đọc đoạn 2 - Vì sao Nen- li được miễn tập thể dục ? - Vì sao Nen- li cố xin thầy cho được tập như mọi người? Đoạn 3 : - Gọi HS đọc đoạn 3. - Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen- li? - Hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện? - ND bài? (ghi bảng) 3.4.LUYỆN ĐỌC LẠI - Gọi 1 số HS đọc lại với yêu cầu nâng cao hơn. - Đọc ngắt, nghỉ hơi đúng . - Đọc diễn cảm : Lời thoại, chú ý nhấn giọng từ gợi tả và đọc theo vai. * Tổ chức thi đọc hay. - GV tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay sau mỗi lần đọc. KỂ CHUYỆN Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ dựa vào trí nhớ, HS biết nhập vai và biết kể lại một cách tự nhiên toàn bộ câu chuyện “Buổi học thể dục” bằng lời của một nhân vật. - Hướng dẫn kể chuyện theo lời của một nhân vật. a) Mời 1 HS nêu yêu cầu, trước khi kể cần nói rõ nhập vai theo lời nhân vật là thế nào ? HS nhẩm kể chuyện. b) Từng cặp HS tập kể câu chuyện theo lời của một nhân vật. c) Cho 3 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật. e) Cho HS thi kể trước lớp. * Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét về nội dung, điễn đạt và cách thể hiện. d) Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 4. Củng cố: - Bài này ca ngợi điều gì ? - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: + Về nhà kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật cho người thân nghe. + Chuẩn bị :Xem trước bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” - Hát - 2HS đọc và trả lời câu hỏi. - HS nghe. - HS theo dõi SGK. - HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi để phát hiện lỗi do phát âm. - HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa rõ, chưa chính xác. - HS luyện đọc từ. - 3 đoạn. - 3 HS đọc. - HS luyện đọc câu có nhiều dấu phẩy. - HS nêu phần chú giải. - HS tập đặt câu với “chật vật”. - HS xung phong đọc. Nhận xét. - HS luyện đọc. (Mỗi em đọc một đoạn, thay phiên nhau). - HS nghe bạn đọc và góp ý. - 2 nhóm thi đọc . Các nhóm nhận xét. - 1 HS đọc - HS trả lời : mỗi HS phải leo lên cái cột cao , rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời. - 1 HS đọc - HS vì cậu bị gù từ nhỏ. - Vì cậu muốn vượt qua chính mình , muốn làm những việc các bạn làm được. - 1HS đọc - Nen-li leo một cách chật vật,mặt đỏ như lửa,mồ hôi ướt đẫm tráng - Cậu bé can đảm,Nen-li dũng cảm, - Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. - 3 HS đọc. - Lắng nghe. - HS nêu yêu cầu. - HS nhẩm kể chuyện. - HS tập kể theo nhóm đôi. - HS tham gia. - HS thi kể. - HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể. - HS kể toàn bộ câu chuyện. - HS nghe. ************************************* TOÁN. Tiết 141: Diện tích hình chữ nhật. I/ Mục tiêu: Biết quy tắc diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó. Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. Làm Bt1,2,3 II/ Chuẩn bị : GV: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. Một số hình chữ nhật có kích thước 3cm x 4cm; 6cm x 5cm ; 20cm x 30cm. HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: Đơn vị đo diện tích, xăng-ti-mét vuông. - Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài diện tích hình chữ nhật 3.2. Xây dựng quy tắc tình diện tích hình chữ nhật. - Gv yêu cầu hs quan sát hình chữ nhật ABCD.- Gv yêu cầu Hs tính số ô vuông hình chữ nhật. - Gv : Diện tích của mỗi ô vuông là bao nhiêu? - Gv yêu cầu Hs tính diện tích hình chữ nhật. - Gv: Vậy muốn tính diện tích của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo) - Hs cả lớp đọc thuộc quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. 3.3. Thực hành Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài - Gv yêu cầu Hs nêu lại cách tính diện tích, chu vi hình chữ nhật. - GV gọi 1 hs làm mẫu. - Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. - Yêu cầu 3 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: Diện tích hình chữ nhật: 10x 4 = 40(cm2) Chu vi hình chữ nhật: (10 + 4) x 2 = 28 (cm) Diện tích hình chữ nhật: 32 x 8 = 256 (cm2) Chu vi hình chữ nhật: (32 + 8) x 2 = 80 (cm) Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề ... lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. Khởi động:Chạy chậm trên địa hình tự nhiên Đứng tại chỗ khởi động các khớp Bài cũ: Kiểm tra bài thể dục với cờ (1 nhóm) 6’ 2 ‘ 2 ‘ 2’ * x x x x x x x x x x x x x x x II.Phần cơ bản: Hoạt động 1: Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. - Cả lớp đứng thành đội hình3 vòng tròn đồng tâm, ở giữa có 3 em đứng quay lưng vào nhau, mặt hướng ra các phía. Tất cả các em đứng cách nhau 2m - Cho cả lớp ôn bài thể dục 8 động tác - Cho cán sự điều khiển, giáo viên theo dõi - Triển khai đội hình đồng đều để tập bài thể dục - Bước đầu cho học sinh làm quen với cách xếp hình thành bông hoa đồng tâm, sống động Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “ Ai kéo khoẻ” - Nêu tên trò chơi, giải thích hướng dẫn cho học sinh - Cách nắm cổ tay nhau, tư thế đứng, vị trí đặt chân trước của 2 em - Chọn 2 em lên chơi thử - Cả lớp cùng chơi 23’ 13’ 3 lần, mỗi lần 2x8 nhịp 1 lần 3x8 nhịp 10’ 1L 2-3L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x III.Phần kết thúc: - Vừa đi vừa hít thở sâu - Hệ thống bài - Nhận xét giờ học - Giao bài về nhà: Ôn bài thể dục 6’ 2 ‘ 2’ 1 ‘ 1 ‘ * x x x x x x x x x x x x x x x Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012 TẬP LÀM VĂN Tiết 29: Viết về một trận thi đấu thể thao . I/ MỤC TIÊU : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao. II/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý BT1, tiết TLV tuần 28 . Học sinh : VBT . III/ Các hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 .Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : 2 HS kể lại 1 trận thi đấu thể thao mà các em đã có dịp xem ( BT1 tiết TLV tuần 28 ) . - GV nhận xét ghi điểm . 3 .Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học . 3.2.Hướng dẫn HS viết bài . - GV nhắc HS : + Trước khi viết, cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1 (tiết TLV tuần 28) . Đó là những nội dung cơ bản cần kể . Tuy người viết có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý + Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng thành câu, giúp người đọc hình dung được trận đấu . + Nên viết vào giấy nháp những ý chính trước khi viết vào vở để có thói quen thận trọng trước khi nói, viết . 3. 3 .Thực hành . - HS đọc câu hỏi gợi ý . - HS viết bài . - HS đọc bài trước lớp . - GV chấm chữa nhanh 1 số bài , cho điểm , nêu NX chung . 4.Củng cố : Những HS viết bài chưa tốt về nhà hòan chỉnh bài viết . 5.Dặn do ø: - Chuẩn bị nội dung viết thư cho 1 người bạn nước ngòai mà em biết qua đọc báo , nghe đài , xem truyền hình , phim ảnh qua các bài đọc , cũng có thể là người bạn do em tưởng tượng ra. - Hát - 2 kể lại. - HS nghe. - Lắng nghe. - 2 HS đọc. Lớp cùng theo dõi. - HS viết bài vào vở BT . - 6 HS đọc. Lớp N/xét. - HS nghe. - HS nghe. TOÁN. Tiết 145: Phép cộng các số trong phạm vi 100.000. I/ Mục tiêu: Biết cộng các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng) Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. Làm BT1, BT2(a),Bt4 II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp: 2 . Bài cũ: Luyện tập. - Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. - Ba Hs đọc bảng chia 3. - Nhận xét ghi điểm. 3 .Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài : Hôm nay các em học phép cộng các số trong phạm vi 100 000 3.2. Giới thiệu phép cộng. - Gv nêu phép cộng 45732 + 36194. - Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính. - Gv hỏi: Muốn cộng hai số có đến năm chữ số ta làm thế nào? * 2 cộng 4 bằng 6, viết 6. * 3 cộng 9 bằng 12, viết 2, nhớ 1. * 7 cộng 1 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9. * 5 cộng 6 bằng 11, viết 1, nhớ 1. * 4 cộng 3 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8. * Gv nhận xét: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái. 3. 3.Luyện tập: Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài - Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT.3 Hs lên bảng làm bài. - HS , Gv nhận xét Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1. .Bài 3: - Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv mời 1 Hs nhắc lại tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông. - Gv mời 1 Hs lên bảng làm. 4.Cũng cố: - Y/C HS nhắc lại cách đặt tính và tính. - Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: - Về tập làm lại bài. - Làm bài 2,3. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Hát - HS làm. - HS đọc. - Hs đặt và thực hiện phép tính - Ta cộng từ hàng đơn vị, chục, trăm, hàng nghìn, chục nghìn. - 4 –5 Hs lặp lại. . - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. - 3 Hs lên bảng làm. - Đặt tính rồi tính. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs thảo luận nhóm đôi và tính. Bài giải: Diện tích hình chữ nhật ABCDlà: 9 x 6 = 54 (cm2) Đáp số : 54 cm2. - HS nhắc lại. - HS nghe. TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 58: Thực hành đi thăm thiên nhiên (tt) I/ Mục tiêu : Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã học khi đi thăm thiên nhiên *THGDBVMT: - Qua bài học giúp HS hình thành biểu tượng về môi trường thiên nhiên, yêu thích thiên nhiên II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Các hình trong SGK, giấy A4, hồ dán Học sinh : SGK, bút màu, bài vẽ và các ghi chép của buổi thăm quan III/ Các hoạt động dạy học : HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu tranh vẽ - Yêu cầu từng cá nhân báo cáo với nhóm những gì bản thân đã quan sat được kèm theo bản vẽ hoặc ghi chép cá nhân - GV yêu cầu cả nhóm cùng bàn bạc cách thể hiện và hòan thiện các sản phẩm cá nhân rồi đính vào một tờ giấy khổ to. - Gv phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to và hồ dán - Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình - GV đánh giá, nhận xét xem các nhóm làm tốt ở mặt nào và cần rút kinh nghiệm gì. Hoạt động 2: Bạn biết gì về động vật, thực vật ? - GV chia lớp thành 2 nhóm: nhóm động vật và nhóm thực vật, căn cứ vào bài vẽ của các em - Yêu cầu các HS ở đội động vật chia thành các nhóm nhỏ, thảo luận câu hỏi: Nêu những đặc điểm chung của động vật. - Yêu cầu các HS ở đội thực vật chia thành các nhóm nhỏ, thảo luận câu hỏi: Nêu những đặc điểm chung của thực vật. - GV phát cho mỗi nhóm vài tấm thẻ từ để các em viết vào - Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp * Kết luận: + Trong tự nhiên có rất nhiều lòai thực vật.Chúng có hình dạng, độ lớn, khácnhau.Chúng thường có những đặc điểm chung: rễ, thân, lá, hoa, quả. + Trong tự nhiên có rất nhiều lòai thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. + Một điểm khác nhau nữa của động vật và thực vật là: động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không. + Điểm giống nhau: thực vật và động vật đề là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật. 4. Củng cố: + Luôn cố gắng bảo vêä thiên nhiên môi trường vì đó là bảo vệ cuộc sống của chính mình. + Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: + Chuẩn bị :Xem trước bài : Trái đất –Qủa địa cầu. - Hát - HS nghe. - Cá nhân HS báo cáo với nhóm - Các nhóm thảo luận, làm việc - Các nhóm trình bày sản phẩm - Đại diện mỗi nhóm lân giới thiệu sản phẩm của nhóm mình - Nhận xét - HS thực hiện theo yêu cầu - Các nhóm ĐV đính kết quả lên bảng. - Các nhóm thực vật đính kết quả lên bảng. - Nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS nghe. **************** THỦ CÔNG Tiết 29 : Làm đồng hồ để bàn (T2) I/ Mục tiêu : Biết cách làm đồng hồ để bàn. Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. II/Chuẩn bị : Giáo viên : Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công. Học sinh : Bìa màu hoặc giấy thủ công, giấy trắng , hồ, bút màu, thước kẻ, kéo. III/Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: KT dụng cụ học tập của HS 3 Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em tiếp tục thực hành làm đồng hồ 3.2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí. - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn . Bước 1 : Cắt giấy; Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ) Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. Hoạt động 2 : HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí. - GV cho HS thực hành theo nhóm - Quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. - GV nhận xét đánh giá bài tập của HS. - GV tuyên dương, khen ngợi những mẫu sản phẩm đẹp. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : + Bài tập : Về nhà thực hành làm đồng hồ để bàn . + Chuẩn bị : Giấy thủ công, sợi chỉ, hồ dán, kéo để học tiếp bài Làm đồng hồ để bàn - Hát - HS nghe. - HS nêu các bước . - HS thực hành làm đồng hồ để bàn. - HS trình bày sản phẩm. ************************** Tiết 29: SINH HOẠT LỚP I)MỤC TIÊU : - Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần qua . - Phổ biến công tác tuần tới II) CHUẨN BỊ - GV Tổng hợp ưu điểm ,và những tồn tại của học sinh trong tuần qua - HS :Tự nhận xét chất lượng học tập ,và các hoạt động III) LÊN LỚP 1.Tổng kết những ưu khuyết điểm trong tuần qua - Lớp trưởng cùng với tổ trưởng báo cáo công tác thi đua của tổ,của lớp trong tuần qua. - GV tuyên dương Hs đạt thành tích cao trong tuần và HS có thành tích cao lên cắm cờ thi đua. - GV nhận xét nhắc nhở thêm + Các em cần ổn định nề nếp học tập, còn một số em còn thiếu dụng cụ học tập . + Một số em còn nói chuyện,làm việc riêng trong giờ học,chưa nghiêm túc trong giờ học+ Sinh hoạt 15’ đầu buổi một số em thực hiện nghiêm túc + Trong tuần qua có nhiều em cố gắng học tập ,ngoan ngoãn ,vâng lời ,biết giúp đỡ bạn trong học tập + Một số em phát biểu ý kiến xây dựng bài ,học thuộc bài . 2)Kế hoạch tuần tới - Học chương trình 30 - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập và nề nếp ra vào lớp - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Tham gia phụ đạo HS yếu. - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK ,bảng con ,giấy thủ công ,viết . - Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc - Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
Tài liệu đính kèm: