Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2006-2007

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu:

- Hiểu nghĩa từ: gà tây, bò mộng, chật vật,

- Nội dung: Bài học bca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc.

- Phát âm đúng: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay,

- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết quyết tâm vượt khó để học tập tốt.

A. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.

- Rèn kỹ năng nghe.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án. Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III. Hoạt động dạy – học:

 

doc 29 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch giảng dạy tuần 29
Thứ 
Phân môn
Tên bài giảng
Hai
Chào cờ
TĐ - KC
Toán
Tập viết
Buổi học thể dục
Diện tích hình chữ nhật
Ôn chữ hoa T(tt)
Ba 
Toán
Chính tả
TN - XH
Luyện tập
Nghe – viết: Buổi học thể dục
Thực hành: Đi thăm thiên nhiên
Tư 
Tập đọc 
Toán
Lt và câu
Đạo đức
Bé thành phi công
Diện tích hình vuông
Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước(T2)
Năm 
Tập đọc
Toán
TH-XH
Thủ công
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Luyện tập
Mặt trời
Làm đồng hồ để bàn (T2)
Sáu 
Toán
Chính tả
TLV
SHTT
Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
Nghe – viết: Lời kêu gọi toàn dân
Viết về một trận thi đấu thể thao
Nhận xét tuần 29. Kế hoạch tuần 30
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 03 tháng 04 năm 2006
Tập đọc – Kể chuyện
 Buổi học thể dục(Trang 89)
Mục tiêu:
A. Tập đọc:
Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu:
Hiểu nghĩa từ: gà tây, bò mộng, chật vật, 
Nội dung: Bài học bca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc.
Phát âm đúng: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay,
Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
Thái độ: Giáo dục học sinh biết quyết tâm vượt khó để học tập tốt. 
Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
Rèn kỹ năng nghe.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án. Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. 
Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
Hoạt động dạy – học:
Tập đọc
Ổn định(1’):
Kiểm tra bài cũ(4’): Tin thể thao
Tóm tắt tin thứ nhất?
Tóm tắt tin thứ ba?
Tấm gương của Am-xtơ-rông nói lên điều gì?
 Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài(1’)
(Dùng tranh giới thiệu): Buổi học thể dục.
Ghi tên bài lên bảng.
Luyện đọc:
- Đọc mẫu(2’): Đọc toàn bài.
 Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó(10’)
 Theo dõi, sửa lỗi phát âm: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay.
 Hướng dẫn đọc đoạn và giải nghĩa từ(9’)
 - Luyện đọc theo nhóm(5’).
 - Đọc trước lớp(4’).
Đọc đồng thanh bài(1’)
------- Hết tiết 1-------
Tìm hiểu bài(8’):
Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì?
Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào?
Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?
Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người?
Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li?
Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện?
Luyện đọc lại bài(5’):
 Tuyên dương HS đọc hay nhất.
- Hát đầu giờ.
- 3 học sinh lên đọc bài + trả lời câu hỏi
Nguyễn Thuý Hiền vừa đoạt Huy chương Vàng môn trường quyền nữ
Am-xtơ-rông lại đoạt giải vô địch Vòng đua nước Pháp.
Am-xtơ-rông đạt những kỷ lục cao nhờ ý chí phi thường.
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
- Theo dõi cô giáo đọc mẫu và đọc thầm theo.
Đọc tiếp nối từng câu. Đọc lại từ đọc sai theo hướng dẫn của cô giáo.
5HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc một đoạn.
1HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ mới
1HS đặt câu với từ chật vật: Chú em phải chật vật lắm mới mua được vé xem bóng đá.
Đọc bài theo nhóm, mỗi em đọc một đoạn. Theo dõi và giúp nhau chỉnh sửa lỗi.
1 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
2HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2, 3.
1HS đọc cả bài.
****************
HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.
Cô-rét-ti và Đê-rốt-xi leo như hai con khỉ; Xtác-đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây; Ga-rô-ne leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai.
 Đọc đoạn 2.
Vì cậu bị tật từ nhỏ – bị gù.
Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.
Đọc đoạn 2 và 3.
Nen-li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà.
Quyết tâm của Nen-li/ Cậu bé can đảm/ Một tấm gương đáng khâm phục.
3HS thi đọc tiếp nối 3 đoạn câu chuyện. Chú ý nhấn giọng đúng các từ: rất chật vật, đỏ như lửa, ướt đẫm, cố sức leo, thấp thỏm sợ, khuyến khích, cố lên, rướn người lên, reo lên, nắm chặt.
5HS phân vai đọc chuyện.
Kể chuyện 
1. Xác định yêu cầu(1’).
2. HD kể chuyện(5’):
 - Chọn kể lại theo lời của nhân vật, có thể kể theo lời của Nen-li, thầy giáo, Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi hoặc Ga-rô-nê.
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Nhận xét, ghi điểm.
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Theo dõi HD.
1HS kể mẫu: Tôi là Ga-rô-nê. Tôi muốn kể về buổi học TD đã để lại cho tôi ấn tượng thật tốt đẹp. Hôm ấy, thầy giáo dẫn chúng tôi đến một cái cột cao và thẳng đứng giữa phòng thể thao. Thầy bảo chúng tôi phải leo lên tận trên cùng cái cột đó
Từng cặp kể lại đoạn 1 theo lời của nhân vật mà mình chọn.
3HS thi kể trước lớp. Cả lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
Củng cố, dặn dò(4’).
Liên hệ, giáo dục: Qua câu chuyện, các con học tập được điều gì?
Dặn dò về học bài và chuẩn bị bài sau.
Kiên trì, vượt mọi khó khăn để học tốt.
HS nhận xét giờ học.
Học bài và chuẩn bị bài sau: Bé thành phi công.
 Toán(Tiết 141)
 Diện tích hình chữ nhật(Trang 152)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó.
 2. Kỹ năng: Vận dụng bài học để giải các bài toán có liên quan. 
 3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác của bộ môn. Trình bày bài khoa học.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án. 
- 3HCN có kích thước 3cm x 4cm; 6cm x 5cm; 20cm x 30cm.
- 27 HCN minh hoạ cho phần bài học(152).
- Phiếu học tập bài tập 1/152
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Để đo diện tích hình vuông có cạnh 1cm người ta dùng đơn vị diện tích là gì?
 - Xăng-ti-mét vuông vi tắt là gì?
 - Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong giờ học này các con học cách tính diện tích của một hình chữ nhật.
 Ghi tên bài lên bảng.
b) Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- Phát cho mỗi HS 1 HCN.
- Hình chữ nhật ABCD gồm bao nhiêu hình vuông?
- Con làm thế nào để tìm được 12ô vuông?
- HD cách tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD:
+ Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng?
+ Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông?
+ Có 3hàng, mỗi hàng có 4ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông?
Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
4cm x 3cm = 12cm2, 12cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD. Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng(cùng đơn vị đo)
Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào?
c) Luyện tập – thực hành:
* Bài 1:
 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 Hãy nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?
- Hát đầu giờ.
- người ta dùng đơn vị diện tích là xăng-ti-mét vuông.
- cm2
- Nghe giới thiệu.
1 học sinh nhắc lại tên bài.
Nhận đồ dùng.
gồm 12 hình vuông.
đếm/ nhân 4 x 3/ cộng 4 + 4 + 4.
được chia làm 3 hàng.
mỗi hàng có 4 ô vuông.
Hình chữ nhật ABCD có 4 x 3 = 12(ô vuông)
Mỗi ô vuông là 1cm2.
Hình chữ nhật ABCD có diện tích là 12cm2.
Dùng thước đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD và báo cáo kết quả: chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
Thực hiện 4 x 3= 12
Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng(cùng đơn vị đo)
2HS nhắc lại kết luận.
Đọc lại đề toán.
tính diện tích và chu vi của hình.
Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng(cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào phiếu bài tập. 
Chiêù dài
5cm
10
32
Chiều rộng
3cm
4
8
DT HCN
5 x 3 = 15(cm2)
10 x 4 = 40(cm2)
32 x 8 = 256(cm2)
CV HCN
(5 + 3)x 2 = 16(cm)
(10 + 4)x 2 = 28(cm)
(32 + 8)x 2 = 80(cm)
 Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2:
Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: 
Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng(cùng đơn vị đo)
- Học thuộc bài và rèn luyện thêm trong VBT tập 2.
1HS đọc đề toán.
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
+ Tóm tắt:
Chiều rộng: 5cm
Chiều dài: 14cm
Diện tích: ?cm
Bài giải
Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là: 
14 x 5 = 70(cm2)
 Đáp số: 70cm2
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
a) Diện tích hình chữ nhật là: 
5 x 3 = 15(cm2)
 Đáp số: 15cm2
b) Đổi 2dm = 20cm
 Diện tích hình chữ nhật là: 
 20 x 9 = 180(cm2)
 Đáp số: 180cm2
1HS nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”
Tập viết
 Ôn chữ hoa: T(tt) (Trang 94)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Củng cố cách viết chữ hoa T. 
 - Viết theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Trường Sơn và câu ứng dụng:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
 - Hiểu từ ứng dụng: Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài suốt miền Trung nước ta(dài gần 1000km); Câu ứng dụng thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu n ... au  
- Hát đầu giờ.
- Nghe giới thiệu.
- 1HS nhắc lại tên bài. 
Thảo luận nhòm. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Ban ngày, không cần đèn nhưng chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật là nhờ có ánh sáng Mặt Trời.
Khi ra ngoài trời nắng, em thấy nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời toả nhiệt(sức nóng) xuống.
Trả lời theo hiểu biết của bản thân.
Nghe kết luận. 3HS nhắc lại kết luận.
Nêu ví dụ:
+ Cây để lâu dưới nắng Mặt Trời sẽ chết khô, héo.
+ Đặt đĩa nước dưới ánh nắng thấy nước trong đĩa vơi đi và nóng lên do nước đã được cung cấp nhiệt từ Mặt Trời.
Ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt Trời
- Thảo luận nhóm. Đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Theo em, Mặt Trời có các vai trò như:
+ Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài.
+ Cung cấp ánh sáng để con người và cây cối sinh sống
Ví dụ chứng minh vai trò của Mặt Trời là:
+ Mùa đông lạnh giá nhưng con người vẫn sống được là nhờ có Mặt Trời cung cấp nhiệt, sưởi ấm, đảm bảo sự sống.
+ Ban ngày, không cần thắp đèn, ta cũng có thể nhìn thấy mọi vật là do được Mặt trời chiếu sáng.
Nghe, ghi nhớ.
Nghe, ghi nhận.
Phơi quần áo.
Phơi thóc, rơm rạ, đậu.
Cung cấp ánh sáng để cây quang hợp.
Chiếu sáng mọi vật vào ban ngày.
Dùng làm điện.
Làm muối
Nghe, ghi nhớ.
Phát biểu theo sự hiểu của bản thân. Cả lớp nghe, nhận xét.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Trái đất- quả địa cầu.
- Nhận xét giờ học.
Thủ công
Làm đồng hồ để bàn(T2)
Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh nắm được cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Kỹ năng: Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kỹ thuật
Thái độ: Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
Chuẩn bị:
 1. GV: Giáo án. 
 - Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công.
 - Đồng hồ để bàn.
 - Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
 - Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo.
2. HS: Giấy bìa màu, bút chì, thước, kéo, hồ dán.
III.Hoạt động dạy - học
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các bước làm đồng hồ để bàn?
- Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới
a) Giới thiệu bài – ghi tựa bài lên bảng
b) Hoạt động 3: Thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
- Nhắc lại cách làm.
- Đánh giá
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kỹ năng làm việc của HS
- Dặn dò
- Cả lớp hát một bài
- 3 bước:
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ(khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Nghe, quan sát, ghi nhận. 
- Thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
- Nghe, ghi nhớ. 
- Nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: Làm đồng hồ để bàn(tt).
Thứ sáu, ngày 07 tháng 04 năm 2006
Toán(Tiết 145)
Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000(bao gồm đặt tính và tính đúng)
- Củng cố về giải các bài toán có lời văn bằng hai phép tính và về tính diện tích hình chữ nhật.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện tính cộng. Giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác trong toán học. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án. 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định:
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
- Ghi tên baì lên bảng.
b) HD thực hiện phép cộng 45732+36194:
- Ghi phép cộng 45732+36194=? lên bảng.
- Muốn cộng hai số có đến năm chữ số ta làm thế nào?
- Nhận xét, giáo dục
c) Thực hành:
* Bài 1: 
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2:
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: 
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 4: 
- Nhận xét, ghi điểm.
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dăn dò HS về nhà làm bài tập
- Hát đầu giờ.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
- Đọc phép cộng.
- Nêu cách thực hiện: đặt tính rồi tính.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
 45732
+ 36194
81926
- Muốn cộng hai số có đến năm chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, ; rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái. 
Đọc yêu cầu.
Làm bài cá nhân. Vài HS nêu kết quả, cách tính.
Đọc yêu cầu.
Làm bài cá nhân. 
Đọc yêu cầu.
1HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
9 Í 6 = 54(cm2)
Đáp số: 54 cm2
- Đọc yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Độ dài đoạn đường AC là:
2350 – 350 = 2000(m)
2000 = 2km
Độ dài đoạn đường AD là:
2 + 3 = 5(km)
Đáp số: 5km
- 1 học sinh nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài: Diện tích hình chữ nhật. 
Chính tả
 Nhớ - viết: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nghe – viết một đoạn trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Làm bài tập chính tả phân biệt in/inh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chữ đều nét, đúng độ cao, khoảng cách các con chữ, các chữ. Đúng tốc độ. Trình bày sạch đẹp. Phân biệt tốt chính tả theo yêu cầu.
3. Thái độ: Giáo dục tính kiên nhẫn khi viết bài. 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án. Viết sẵn bài tập 2b) lên bảng. 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc cho học sinh viết: nhảy sào, sới vật, duyệt binh, truyền tin.
Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học. 
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn chuẩn bị:
 + Đọc mẫu bài. 
 + Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục?
 + Hãy nêu từ khó mà các em dễ viết sai.
 + Đọc cho học sinh viết ( Ví dụ: giữ gìn, xây dựng, yếu ớt, sức khoẻ, )
Viết chính tả: Đọc lần 2. Đọc cho HS viết bài. Theo dõi và chỉnh đốn tư thế ngồi viết của học sinh. 
Soát lỗi: Đọc soát lỗi.
Chấm bài: Thu 10 bài chấm, nhận xét.
Giáo dục học sinh kiên nhẫn khi viết bài.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b.
- Nhận xét bài làm của học sinh, ghi điểm, tuyên dương nhóm làm bài đúng và nhanh.
- Truyện vui trên gây cười ở điểm nào?
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
- Dặn dò các em chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- 3 học sinh lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Theo dõi giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
Theo dõi đọc mẫu. 2 HS đọc lại.
Vì luyện tập thể dục để có sức khoẻ tốt phục vụ cho công tác của đất nước
Nêu từ mà HS coi là khó, viết dễ sai.
1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ vừa tìm được.
Đọc lại các từ vừa viết bảng.
Nghe - viết bài.
Đổi vở soát lỗi.
Theo dõi cô giáo nhận xét để rút kinh nghiệm ở bài viết sau.
- Học sinh đọc yêu cầu của đề.
Cả lớp làm vào nháp. Đại diện cho mỗi tổ 3HS lên chơi trò chơi tiếp sức. Sau thời gian quy định, các nhóm dừng bút đọc kết quả.
Đọc kết quả đúng. Ghi vở.
 Lớp mình – điền kinh – tin – học sinh 
Chinh khoe là bạn Vinh lớp mình xếp thứ ba trong cuộc thi điền kinh, thực ra thì Vinh xếp cuối cùng vì cuộc thi hoá ra chỉ có ba người.
1 học sinh nhận xét giờ học.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Liên hợp quốc. 
Tập làm văn
Viết về một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu: 	
 1. Kiến thức: Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, HS viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
 2. Kỹ năng: Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Giáo án.
Viết sẵn gợi ý lên bảng.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
Ổn định.
Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn viết:
Trước khi viết, cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1(tiết TLV tuần 28) – đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
Nên viết vào vở nháp những ý chính trước khi viết vào vở(để có thói quen cân nhắc, thận trọng trước khi nói, viết).
Chấm, chữa. Nêu nhận xét chung (không đánh giá quá nặng nề các lỗi về chính tả, chữ viết của HS). 
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
 - Dặn dò học sinh học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- Lắng nghe cô giáo giới thiệu bài.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
Nghe, ghi nhớ.
2 HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý.
Viết bài.
3HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
Nhận xét giờ học. 
- Học bài. Chuẩn bị bài sau: Viết về một trận thi đấu thể thao. 
Sinh hoạt tập thể
 (Sổ chủ nhiệm)
Lịch giảng dạy tuần 30
Thứ 
Phân môn
Tên bài giảng
Hai
Chào cờ
TĐ - KC
Toán
Tập viết
Ba 
Toán
Chính tả
TN - XH
Tư 
Tập đọc 
Toán
Lt và câu
Năm 
Tập đọc
Toán
TH-XH
Thủ công
Sáu 
Toán
Chính tả
Đạo đức
TLV
SHTT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 29.doc