Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I. Mục đích yêu cầu:

 A. Tập đọc:

-Đọc thành tiếng trôi chảy cả bài. Đọc đúng: Đê- rốt- xi, Cô- rét – ti, Xtác- đi, Ga-rô-nê, Nen- li, lửa, khuỷu tay, Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện

Hiểu nghĩa từ : gà tây, bò mộng, chật vật Hiểu nội dung truyện.

 -Học sinh biết vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập.

B.Kể chuyện:

 - Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật . Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ , nét mặt khi kể .

 - Biết nghe và nhận xét lời của các bạn .

II. Chuẩn bị:

 GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .

 HS : Sách giáo khoa .Vở .

III. Hoạt động dạy học:

 1.Bài cũ : 2 HS đọc bài “ Cùng vui chơi”, trả lời câu hỏi:

H. HS chơi đá cầu vui và khéo léo ntn?

 H. Em hiểu gì về câu thơ “ Chơi vui học càng vui”?

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuÇn 29	 Thứ hai 29/ 3 / 2010
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Buỉi tËp thĨ dơc
I. Mục đích yêu cầu:
 A. Tập đọc:
-Đọc thành tiếng trôi chảy cả bài. Đọc đúng: Đê- rốt- xi, Cô- rét – ti, Xtác- đi, Ga-rô-nê, Nen- li, lửa, khuỷu tay,  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện 
Hiểu nghĩa từ : gà tây, bò mộng, chật vật Hiểu nội dung truyện.
 -Học sinh biết vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập.
B.Kể chuyện:
 - Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật . Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ , nét mặt khi kể . 
 - Biết nghe và nhận xét lời của các bạn .
II. Chuẩn bị:
 	 GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 	 HS : Sách giáo khoa .Vở .
III. Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ : 2 HS đọc bài “ Cùng vui chơi”, trả lời câu hỏi:
H. HS chơi đá cầu vui và khéo léo ntn? 
 H. Em hiểu gì về câu thơ “ Chơi vui học càng vui”? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Ghi đề.	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-GV nêu cách đọc, đọc mẫu .
-Gọi 1 HS đọc .
- Đọc từng câu, kết hợp sửa phát âm.
- Đọc đoạn trước lớp + giải nghĩa từ.
- Đọc đoạn trong nhóm .
- Các nhóm đọc giao lưu.
-GV nhận xét – Tuyên dương.
- 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H: Yêu cầu của bài tập thể dục là gì?
H: Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 .
H:Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục ?
H. Theo em, vì sao Nen-li cố xin thầy được cho tập như mọi người ?
H. Những chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li ?
-Y/c HS tìm nội dung bài.
-GV chốt, ghi bảng.
TIẾT 2
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. 
- 3 HS thi đọc 3 đoạn.
- Một tốp thi đọc phân vai.
Hoạt động4 : Kể chuyện.
-Gọi HS nêu y/c k/c.
H. Em có thể kể lại bằng lời của nhân vật nào ?
- Mời 1 em kể mẫu.
-Yêu cầu HS tập kể nhóm hai.
 Thi kể trước lớp.
-GV nhận xét – tuyên dương .
-HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài và chú giải.
-HS đọc nối tiếp từng câu.
-HS phát âm từ khó.
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
-2 đại diện nhóm thi đọc( NX, bình chọn)
-HS phải leo một cái cột thẳng đứng , sau đó đứng trên một chiếc xà ngang.
-Đê-rốt -xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc , mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không người nữa trên vai .
-Vì Nen-li bị tật nguyền từ bé.
-Vì Nen-li không ngại khó, ngại khổ, cậu muốn làm được những việc mà các bạn làm.
-Cậu phải leo một cách chật vật, mặt cậu đỏ như lửa, trán ướt đẫm mồ hôi, thầy giáo bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn tiếp tục leo chiến thắng.
* Bài ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh tật nguyền .
-HS thi đọc( NX, bình chọn)
- HS phân vai( người dẫn chuyện, thầy giáo, 3 HS cổ vũ).
-Kể lại truyện bằng lời 1 nhân vật.
- HS chọn nhân vật mình định kể.
-1 HS kể mẫu, lớp theo dõi.
-HS tập kể.
- 3 HS thi kể( NX, bình chọn).
3. Củng cố- dặn dò: 
 -Em học được gì qua câu chuyện trên?
 -Nhận xét tiết học .
 -Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
*********************
Tiết 141. TOÁN
DiƯn tÝch h×nh ch÷ nhËt
I. Mục tiêu:
 -Biết được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo 2 cạnh của nó .
 -Vận dụng quy tắc tính diện tích chữ nhật để tính diện tích của một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị diện tích xăng-ti-mét vuông .
 -Học sinh tính toán chính xác.
II.Chuẩn bị:
 GV: Hình minh hoạ trong phần bài học SGK đủ cho mỗi HS . Phấn màu . bảng phụ viết bài 1 .
 HS: Vở, SGK.
III.Hoạt động dạy- học:
 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài . 
 H. Mỗi hình sau dây có diện tích bằng bao nhiêu ? 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính diện tích HCN.
-Y/c HS QS hình SGK.
H:Hình ABCD là hình gì?
H: Hình gồm mấy ô vuông?
H. Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu ?
H. Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng –ti –mét vuông ?
-Yêu cầu HS đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD .
H: QS HCN em chỉ ra cạnh nào là chiều dài,rộng?
 *Giới thiệu : 4cm x 3cm = 12 cm2, 12 cm2 là diện tích của HCN ABCD. Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng ( cùng một đơn vị đo )
Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
-Y/c HS làm vào sách, 2 HS lên bảng.
-GV nhận xét, sửa. Gọi HS nêu cách làm.
Bài 2: Gọi HS đọc, phân tích đề.
-1 HS lên tóm tắt, nêu hướng giải và giải. Lớp ghi phép tính ra bảng con.
- GV và HS nhận xét, sửa bài.
-GV thu vở chấm, nhận xét, sửa sai.
Bài 3:Gọi HS đọc, nêu y/c bài.
-GV và HS phân tích cách làm câu b( không cùng đơn vị đo nên phải đổi 2 dm= 20 cm)
-Y/c 1 HS lên tóm tắt, giải. Lớp giải bài toán vào vở.
- GV chấm 1 số bài, NX, chữa bài.
-HS QS tìm số ô vuông trong hình.
-Hình chữ nhật
 -gồm 12 ô vuông.
-1 cm2
-Hình chữ nhật ABCD có diện tích 12 cm2 
-HS đo: chiều dài 4cm, chiều rộng 3 cm .
-4 x 3 = 12 
-AB, CD là chiều dài. BC, AD là chiều rộng.
-HS nhắc lại quy tắc.
Bài 1: Viết vào ô trống( theo mẫu.)
CD 
 5cm
10cm
 32cm
CR 
 3cm
4cm
 8cm
DT HCN 
5x3=15cm2
10x4=
40 cm 2 
 32x8=256
 cm2 
Chu vi HCN 
(5+3)x2=16
cm 
(10+4)x2=28cm 
 (32+8) x2=
80cm
Bài 2: Tóm tắt; C dài : 14cm
 C rộng: 5 cm dt: cm 2 ?
 Giải :
 Diện tích của miếng bìa HCN là :
 14 x 5 = 70 (cm2)
 Đáp số : 70 cm2
Bài 3: 
Bài giải:
a)Diện tích HCN là :
5 x 3 = 15 (cm2)
b) Đổi : 2 dm = 20 cm
Diện tích HCN :
20 x 9 = 180(cm2)
 Đáp số : 180 cm2
 3.Củng cố - dặn dò:
 H. Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
-Nhận xét tiết học. -Về nhà ôn lại các bài tập.
§¹o ®øc
TiÕt kiƯm vµ b¶o vƯ nguån n­íc ( T.2 )
I. Mục tiêu :
 -HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 -Học sinh biết sử dụng nước tiết kiệm; biết bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 -Học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
 II. Chuẩn bị: -GV : Bảng phụ ghi các tình huống . 
 -HS : Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy- học 1.Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng trả lời.
 -Đánh dấu * vào trước câu trả lời đúng .
 * Để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì ?
 Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ .
 Không vứt rác xuống ao, hồ ,  
 Không nên tắm rửa cho trâu, bò ngay cạnh giếng nước. 
	 Để vòi nước chảy tràn trề.
 Vứt vỏ chai đựng thuốc thực vật vào thùng rác
 H:Chúng ta phải sử dụng nguồn nước như thế nào?
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: ghi bảng .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Xác định các biện pháp.
-Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. (Nhóm khác trao đổi và bổ sung.)
-GV nhận xét chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta .
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
-GV phát phiếu bài tập, yêu cầu HS đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do.
a) Nước sạch không bao giờ cạn .
b) Nước giếng khơi, giếng nước khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.
c) Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.
d) Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí.
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoại môi trường.
e) Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.
-Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu bài tập.
-Gọi 1HS lên bảng sửa bài. 
-Lớp nhận xét bổ sung.
Kết luận: 
Hoạt động 3: Trò chơi ai nhanh , ai đúng .
-GV treo bảng phụ, yêu cầu HS thảo luận nhóm. GV phổ biến luật chơi.
-Yêu cầu học sinh thực hiện.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. Đại diện nhóm lên thuyết trình trên bảng của nhóm mình.
-Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Việc làm tiết kiệm nước
Việc làm gây lãng phí nước
Việc làm bảo vệ nguồn nước
 Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
-Giáo viên nhận xét, chốt.
Kết luận chung : Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
-Nhóm 1,2( nước ở gia đình)
-Nhóm 3,4 ( nước ở nhà trường)
-Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
a, Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người
b, Sai, vì nguồn nước nhầm có hạn.
c, Đúngsẽ không đủ nước dùng.
d, Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
Đ, e. Đúng, vì gây a/h xấu đến môi trường, con người.
-HS thảo luận theo nhóm 3. Ghi vào bảng nhóm.
-HS thực hiện .
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc.
-Học sinh nhắc lại.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 -GV giáo dục HS có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước .
 -Nhận xét tiết học. 
***********************************************************************************
 Thứ ba 30/ 3 /2010
Tiết 142. TOÁN
LuyƯn tËp
I.Mục tiêu: 
 -HS củng cố lại cách tính diện tích hình chữ nhật có kích thước cho trước
 -Rèn luyện kỹ năng, tính diện tích hình chữ nhật theo kích thước đã cho .
 -Học sinh có tính cẩn thận, chính xác tr ... thi đua. 
 -Các nhóm bàn truy bài bạn ( đọc các bảng nhân, chia, quy tắc tính 1 số dạng toán, dò lại kiến thức tập làm văn,)
 -GV giao kiến thức ôn tập cho HS để HS thi tốt.
*GD truyền thống: Uống nước nhớ nguồn. Giúp HS tìm hiểu ý nghĩa ngày giải phóng miền Nam 30-4- 1975. GD HS ghi nhớ, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ VN anh hùng,
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
GIỮ GÌN TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- HS tìm hiểu một số biện pháp để giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng .
- HS nắm được một số biện pháp để giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Có ý thức giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm biện pháp giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- GV chia lớp thành 4 nhóm - yêu cầu HS thảo luận theo nhóm tìm hiểu theo các câu hỏi sau :
H: Tìm một số biện pháp để giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng?
H : Trong nhóm có những thành viên nào đã biết giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng? Bạn đã làm như thế nào?
-Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày trước lớp .
- GV nhận xét, tuyên dương tổ trình bày đầy đủ, chính xác.
- GV chốt ý : -----------------------------------
Hoạt động2: Thực hành đăng kí giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
 -GV yêu cầu các nhóm tự đăng kí thực hiện giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Các tổ báo cáo trước lớp, lớp trưởng và lớp phó cùng các tổ trưởng chịu trách nhiệm theo dõi chung.
- GV theo dõi - nhắc nhở HS thực hiện cho tốt .
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu .
- Các nhóm trình bày – Các nhóm khác lắng nghe , nhận xét 
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ để thực hiện.
- HS tự đăng kí theo tổ của mình .
 HS theo dõi thực hiện .
 *  Tổng kết:
- GV nhận xét, tuyên dương những em thực hiện tốt .
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông.
______________________________________________________________________
Tập đọc
 BÉ THÀNH PHI CÔNG
 I.Mục đích yêu cầu:
 -Luyện đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn : quay vòng, không vượt, biến mất, không run, cuồn cuộn, cao tít, buồn ngủ,  .Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với nhịp ngắn, giọng kể hồn nhiên, âu yếm. Học thuộc lòng một vài khổ thơ.
 -Rèn kĩ năng đọc – hiểu : Hiểu các từ ngữ: phi công, buồng lái, sân bay. Hiểu trò chơi đu quay, sự thú vị của trò chơi; vui thích với những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu và sự dũng cảm của chú phi công tí hon.
 -Học sinh yêu thích những trò chơi bổ ích, phù hợp lứa tuổi.
II. Chuẩn bị :
 GV : Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
 Tranh minh họa bài đọc – Tranh, ảnh các chú phi công trong buồng lái.
 HS : Sách giáo khoa , vở.
III. Các hoạt động dạy –học :
 1.Ổn định : Hát.
 2.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài “Buổi học thể dục” và trả lời các câu hỏi : 
 H.Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? (Trang )
 H. Vì sao Nen – li được miễn tập thể dục? (Bảo)
 H.Nêu nội dung chính ? (An)
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc .
-GV đọc mẫu lần 1.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau mỗi em 2 dòng thơ . 
-GV theo dõi – Hướng dẫn phát âm từ khó. 
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ.
 -Hướng dẫn học sinh đọc ngắt, nghỉ hơi và thay đổi giọng đọc khi đọc lời nũng nịu của bé: 
 “ Mẹ ơi, mẹ bế!”
-Hướng dẫn đọc trong nhóm .
-Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu - nhận xét.
-GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Yêu cầu HS đọc toàn bài .
H.Bé chơi trò chơi gì?
+Bé được mẹ cho chơi đu quay. Bé ngồi vào chiếc đu hình máy bay và trở thành phi công lái máy bay trên bầu trời.
*Giảng từ : + phi công : người lái máy bay.
 +buồng lái: buồng dành cho người lái máy bay, ô tô, tàu thủy,
 -Cho HS xem tranh, ảnh các chú phi công trong buồng lái – GV kết hợp giảng thêm.
-Yêu cầu HS đọc khổ thơ 2.
H. Bé thấy đội bay của mình như thế nào?
+Đội bay quay vòng, không chen, không vượt nhau, bay hàng một mà không ai là người cuối cùng.
-Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3, 4, 5.
H. Bé thấy gì khi nhìn xuống mặt đất?
+Máy bay bay lùi nên lúc đầu bé thấy hồ nước lùi dần, cái cây chạy ngược, ngôi nhà hiện ra, con đường biến mất, mẹ đứng dưới đất đang cười với bé, gió lốc ào ào, máy bay lên cao tít. Sau, máy bay vòng lại, bé lại gặp mặt đất, lại gặp hàng cây, ô tô đang chạy, con vịt đang bơi.
H.Tìm những câu thơ nào cho thấy chú bé tỏ ra rất dũng cảm?
- GV chốt : Thấy cảnh tượng dưới mặt đất biến đổi lạ lùng: hồ nước lùi dần, cây chạy ngược,  nhưng chú bé không run, không run – tưởng chú rất dũng cảm nhưng thực ra chú chỉ tỏ ra dũng cảm, bởi mẹ vẫn dưới đất đang cười với chú nên chú mới không run. Sau đó, chú đã quen hơn, thật sự dũng cảm vì máy bay tăng tốc, bay lên cao: cuồn cuộn máy bay, ào ào gió lốc, quay vòng, bay lên cao tít. Chú bé không sợ hãi, vẫn mở mắt nhìn nên mới thấy rõ những cảnh tượng dưới mặt đất : lại gặp mặt đất, lại gặp hàng cây).
-Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 6.
H. Tìm những câu thơ cho thấy chú bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu?
+Máy bay lên cao, chú bé bỗng buồn ngủ- trẻ con ham nghịch thường bất ngờ buồn ngủ. Chú đòi mẹ : “Mẹ ơi, mẹ bế!”. Mẹ bế chú xuống ngay. Chú sà vào lòng ngay. Mẹ làsân bay.
*Giảng từ : + sân bay: bãi rộng chuyên dùng để máy bay lên và xuống.
H. Em hiểu câu thơ “ Sà vào lòng mẹ/ Mẹ là sân bay” như thế nào?
-Yêu cầu HS suy nghĩ tìm nội dung chính.
-GV rút nội dung chính – ghi bảng.
Nội dung chính : Em bé rất đáng yêu, ngộ nghĩnh và dũng cảm khi được chơi trò đu quay đầy thú vị.
 Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-GV treo bảng phụ - gọi 1 HS đọc .
-GV hướng dẫn cách đọc bài thơ : giọng kể vui, hồn nhiên, tràn đầy yêu mến.
-Yêu cầu HS đọc bài từng đoạn, cả bài.
 -Yêu cầu HS đọc thuộc lòng toàn bài .
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
-GV nhận xét , tuyên dương .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc.
 -HS đọc nối tiếp theo dãy bàn.
-HS phát âm từ khó.
-HS đọc nối tiếp theo từng khổ thơ 
-HS thực hiện – 2 HS đọc.
-HS đọc theo nhóm đôi.
-Đại diện các nhóm đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo .
-Ý kiến của học sinh.
-Theo dõi.
-1 HS đọc – lớp đọc thầm.
-Ý kiến – nhận xét – bổ sung.
-1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
-HS phát biểu.
-Học sinh tự do phát biểu.
-HS đọc thầm.
-Ý kiến của học sinh.
-Bé làm nũng mẹ. / Lòng mẹ ấm áp, như là sân bay cho máy bay nghỉ ngơi, hạ cánh./
-HS suy nghĩ, trả lời .
-HS nhắc lại nội dung chính .
-HS quan sát – 1 HS đọc bài .
-HS theo dõi .
-HS đọc cá nhân. 
-HS đọc cá nhân - lớp gấp sách đọc nhẩm để học thuộc khổ thơ mình thích .
-HS xung phong đọc .
-Lớp theo dõi, nhận xét .
 4 .Củng cố – Dặn dò : 
 -1 HS đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ - nêu nội dung chính .
 -Nhận xét tiết học – Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe.
Tiết 29. MĨ THUẬT
VẼ TRANH: TĨNH VẬT (LỌ VÀ HOA)
I/ Mục tiêu: - Học sinh nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích. 
Hiểu được vẻ đẹp tranh tĩnh vật.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Sưu tầm tranh tĩnh vật và 1 vài tranh khác loại của họa sĩ và học sinh. Mẫu vẽ: Lọ và hoa có hình đơn giản và màu đẹp
Hình gợi ý cách vẽ hình, vẽ màu.
* Học sinh : Tranh tĩnh vật (nếu có), vở tập vẽ, màu vẽ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu một số tranh, ảnh tĩnh vật và các khác loại ( tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh các con vật.) để HS phân biệt được:
+ Tranh tĩnh vật và các loại tranh khác
+ Vì sao gọi là tranh tĩnh vật?
- Giới thiệu một số tranh để HS nhận biết về đặc điểm của tranh tĩnh vật .
+ Hình vẽ trong tranh vẽ những gì?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
 Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ tranh để HS nhận ra:
+ Vẽ phác hình vừa với phần giấy quy định.
+ Vẽ lọ, vẽ quả.
+ Cách vẽ màu: Nhìn mẫu hoặc nhớ lại màu lọ, hoa để vẽ.
+ Vẽ màu theo ý thích có đậm, có nhạt
+ Vẽ màu nền cho tranh sinh động.
- Cho hs xem 1 số tranh tĩnh vật.
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ Nhìn mẫu thực để vẽ ; + Có thể vẽ theo ý thích.
+ Kiểu lọ ; + Loại hoa ; + Màu sắc
+ Vẽ thêm quả cây cho tranh thêm sinh động.
- Gợi ý cho HS
+ Cách bố cục: Vẽ lọ và hoa, kiểu dáng lọ, hình hoa rõ đặc điểm
 - Sắp xếp các bông hoa: To, nhỏ,cao, thấp
- Vẽ thêm lá
+ Vẽ màu: Màu tươi sáng, có màu đậm, màu nhạt, vẽ màu nền.
3. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu một số tranh đã hình thành đẹp, gợi ý cho HS nhận xét về : Bố cục vẽ lọ và hoa, màu sắc.
- Nhận xét, xếp loại bài vẽ
- Về quan sát ấm pha trà ; Nhận xét tiết học.
- Là loại tranh vẽ về đề tài vật như lọ, hoa, quả Vẽ các vật ở dạng tĩnh.
- Vẽ (lọ, hoa, quả, cây)
- Vẽ màu như thực hoặc vẽ màu theo ý thích.
- Học sinh thực hành vẽ
- Học sinh làm bài
- Lắng nghe, quan sát
Nghe nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 29(5).doc