I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lý bất hòa với bạn bè.
- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lý bất hòa với nhau.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến bạ bè
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
Tuần: 29 SINH HOẠT DƯỚI CỜ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ngày dạy: 03/04/2023 Tiết: 85 HĐGD: HĐTN I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT - Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. - Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,... - Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh môi trường ở trường học. II. ĐỒ DÙNG Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’) - Xem tiểu phẩm Tuyên truyền viên bảo vệ thiên nhiên * Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động. − GV lựa chọn bài nhảy bất kì, vui nhộn. − GV cho HS nhảy điệu quét sân hoặc lau bàn trên nền nhạc quen thuộc. GV làm các động tác mô phỏng dùng chổi quét sân hoặc dùng giẻ lau bàn. − GV thống nhất động tác với HS. − Cả lớp cùng nhảy theo động tác của GV, trên nền nhạc vui. Ví dụ, điệu nhảy Lau bàn sẽ có các động tác sau: + Giặt khăn, vắt khăn. + Lau bàn từ bên trái sang; lau bàn từ bên phải sang. + Gấp khăn, lộn mặt sạch ra ngoài, lau lại từ bên phải sang, rồi từ bên trái sang. + Giặt khăn, vắt khăn, phơi khăn. Kết luận: Kể cả khi lao động, tổng vệ sinh môi trường, chúng ta cũng có thật nhiều niềm vui. * Chiếu video Tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên. + Qua đoạn video vì sao cây lại khóc? + Cây có biết đau không? + Vì sao tường lại buồn? + Làm gì để cây và tường luôn được vui vẻ? * Kết luận: Phải bảo vệ, chăm sóc cây, luôn giữ gìn vệ sinh nơi công cộng sạch sẽ, 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - HS hát. - HS lắng nghe - HS theo dõi - HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời - 4,5 HS trả lời: - Lắng nghe - Quan sát + Vì cây bị khắc tên lên cây + Có + Vì bị bôi bẩn + Chăm sóc, không viết tên, không bôi bẩn,Luôn giữ cho tường sạch sẽ, - Lắng nghe - Lắng nghe Tuần: 29 Hoạt động giáo dục theo chủ đề: TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ngày dạy: 05/04/2023 Tiết: 86 HĐGD: HĐTN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - HS nhận biết được những hành động nên làm và không nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Học sinh xây dựng được quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: bản thân nhận biết được những hành vi nên và không nên làm để bảo vệ môi trường. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ cho mọi người về những hành vi bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: chia sẻ hiểu biết bảo về cảnh quan môi trường với nhau. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ hoàn thiện Quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nhà em.. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Gợi lại những kinh nghiệm cũ về cảnh đẹp của quê hương, về những hành vi đẹp và chưa đẹp ở các nơi đó. - Cách tiến hành: - GV đưa ra một số hình ảnh về các cảnh đẹp khác nhau của quê hương và hỏi HS: + Em có biết đây là nơi nào không? + Bạn nào lớp mình đã từng tới đây? + Ở đó có gì đẹp? + Khi tới đó, em có thấy những hành vi làm xấu, bẩn cảnh quan chung không? + Em cảm thấy thế nào khi nhìn thấy những hành vi xấu đó? - GV gọi HS chia sẻ câu trả lời của mình. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: Ở những nơi cảnh quan đẹp thường có rất đông người đến tham quan. Nếu không có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng thì cảnh quan sẽ bị ảnh hưởng. Để bảo vệ cảnh quan, chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh mối trường, có cách ứng xử phù hợp nơi công cộng. Đây cũng chính là nội dung tìm hiểu của chúng ta hôm nay, bài 29: Tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên. - HS quan sát các hình ảnh. - HS xung phong chia sẻ lại những trải nghiệm của mình về địa điểm ở trong những hình ảnh. + HS thực hiện. - HS lắng nghe. 2. Khám phá - Mục tiêu: Nhận biết được những hành động nên làm và không nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Nên hay không nên” (làm việc cả lớp – cá nhân) - GV tổ chức trò chơi “Nên hay không nên”. + GV giới thiệu luật chơi: một HS lên bảng bốc thăm 1 hành vi ứng xử với cảnh quan thiên nhiên cho sẵn như: Vứt rác bừa bãi, Nhặt rác bảo vào thùng; Vẽ bậy lên tường,... Sau khi bốc thăm xong, HS đó sẽ diễn tả hành vi đó bằng các hành động của mình. Cả lớp ngồi dưới quan sát và đưa ra phán đoán của mình. + Mời HS lên bảng bốc thăm và diễn tả hành vi. + Yêu cầu HS quan sát, phán đoán hành vi bạn diễn tả. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Sau mỗi hành động minh họa, GV yêu cầu HS giơ mặt cười hoặc mặt mếu để thể hiện việc nào nên làm, việc nào không nên làm ở nơi công cộng. - GV gọi một số HS giải thích lí do giơ mặt cười hoặc mặt mếu ở mỗi hành động. - GV chốt ý và mời HS đọc lại. Chúng ta vừa thấy những hành động thường diễn ra ở nơi công cộng. Chúng ta nên tránh những việc không nên làm và tích cực làm những việc tốt để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - HS lắng nghe. + 1 HS xung phong lên bốc thăm, diễn tả hành vi đã bốc được. Còn lại quan sát, phán đoán. . - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS suy nghĩ và giơ mặt cười hoặc mặt mếu. - Một số HS giải thích. - 1 HS nêu lại nội dung 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Giúp HS thiết lập được các quy tắc giúp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Cách tiến hành: Hoạt động 2. Thảo luận quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. (Làm việc nhóm 4 – cá nhân) - GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: + Các nhóm thảo luận về các hành vi nên và không nên làm khi đi tham quan. + Xây dựng quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên bằng giấy bìa màu có hình bầu dục, hình chiếc lá hoặc hình trái tim, kéo, bút, dây,... + Chú ý nhấn mạnh trên các miếng bìa ghi sẵn một số hành vi không tốt như: chen lấn, xô đẩy; Xả rác bừa bãi, Đi vệ sinh không đúng chỗ; Giẫm chân lên ghế;... HS lặt mặt sau của tấm bìa để ghi những lời nhắc nhở cho hành vi đó. + HS đục lỗ, xâu dây thành một chuỗi thông tin như là một cẩm nang hướng dẫn ứng xử cho du khách. + Giới thiệu với bạn sản phẩm của mình. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV kết luận: Chúng ta vừa làm xong các Quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên thông qua những hành vi không đẹp được ghi sẵn. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm giới thiệu về nét riêng của nhóm qua sản phẩm. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Chia sẻ bộ Quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên vừa xây dựng. + Nhờ người thân góp ý để hoàn thiện hơn. + HS tự chỉnh sửa và hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử của mình. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tuần: 29 Sinh hoạt cuối tuần: TUYÊN TRUYỀN VIÊN NHÍ Ngày dạy: 07/04/2023 Tiết: 87 HĐGD: HĐTN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Biết cách nhắc nhở những người xung quanh cùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Tạo động lực cho HS nhớ những thông điệp tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Khuyến khích HS tích cực tuyên truyền tới những người xung quanh. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ sản phầm của mình trước tập thể. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những hành vi bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của mình. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: chia sẻ hiểu biết bảo về cảnh quan môi trường với nhau. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ hoàn thiện Quy tắc ứng xử để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nhà em.. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Nhận biết được những hành động nên làm và không nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát “Không xả rác” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: bài hát nói về hành vi gì? + Mời học sinh trình bày. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe. - HS trả lời: bài hát nói về hành vi không xả rác. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt cuối tuần: - Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.. - Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yê ... : - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi. + Học sinh trả lời Tranh 1: Một bạn nhỏ ngắm nhìn quang cảnh một khu phố có người và xe đi lại đông vui. Tranh 2: Một làng quê Việt Nam có cây rơm, ao cá, các bạn nhỏ đang vui chơi. Tranh 3: Vùng quê miền núi có ruộng bậc thang, mấy nếp nhà sàn thưa thớt. Tranh 4: Một làng quê ở miền biển, có cây dừa, biển cả mênh mông - HS lắng nghe. 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Quan sát tranh, trao đổi nhóm để nêu cảm xúc của bản thân về vẻ đẹp cảnh vịnh Hạ Long + Đưa ra ý kiến của mình - GV nhận xét các nhóm, khuyến khích HS nêu được cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long 2.2. Hoạt động 2: Viết một đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước - GV yêu cầu HS viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước theo gợi ý - GV yêu cầu HS trình bày - GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương học sinh 2.3. Hoạt động 3: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay + GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đổi bài và nhận xét cho nhau - GV nhận xét, tuyên dương. - HS làm việc theo nhóm - Đại diện các nhóm trả lời - 2-3 nhóm lên chia sẻ + HS làm việc theo cặp - chia sẻ trước lớp + HS đọc bài viết của mình + 3 – 4 HS đại diện nhóm đọc đoạn văn đã viết 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Sưu tầm tranh ảnh, bài văn, bài thơ,... về cảnh đẹp đất nước ? - Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS sưu tầm: hồ Ba Bể, Hồ Gươm, chùa Một Cột,... + Trả lời các câu hỏi. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tuần: 29 Đọc: SÔNG HƯƠNG Ngày dạy: 06/04/2023 Tiết: 29 Ôn Tiếng Việt I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Học sinh đọc đúng từ câu, đoạn và toàn bộ văn bản Sông Hương. - Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc bài văn miêu tả, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu - Nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh sông Hương ở cái nhìn bao quát và từng thời điểm khác nhau (ban ngày, ban đêm, mùa hè và các mùa trong năm). - Hiểu suy nghĩ, cảm xúc, sự gắn bó của tác giả với sông Hương ở những thời điểm khác nhau. - Hiểu nội dung bài: Sông Hương là một “đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”, tô điểm thêm vẻ đẹp của xứ Huế. - Nhận biết được những từ ngữ tả màu sắc, những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh được tác giả sử dụng để tả sông Hương. - Nghe kể câu chuyện Sơn Tinh , Thủy Tinh; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời kể của GV) - Bồi dưỡng tình yêu đối với quê hương, đất nước. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương, đất nước - Phẩm chất nhân ái: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV hỏi: + Nhắc lại tên bài học Núi quê tôi và nói về một số điều thú vị trong bài học đó - GV Nhận xét, tuyên dương. + Kể về một dòng sông mà em biết ( Gợi ý: Đó là dòng sông nào? Dòng sông ấy ở đâu? Vì sao em biết dòng sông ấy? Dòng sông ấy có đặc điểm gì?) - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi + 2 HS trả lời + HS kể về một dòng sông theo gợi ý - HS lắng nghe. 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ câu, đoạn và toàn bộ văn bản Sông Hương. + Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc bài văn miêu tả, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu + Nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh sông Hương ở cái nhìn bao quát và từng thời điểm khác nhau ( ban ngày, ban đêm, mùa hè và các mùa trong năm). + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc, sự gắn bó của tác giả với sông Hương ở những thời điểm khác nhau. + Hiểu nội dung bài: Sông Hương là một “đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”, tô điểm thêm vẻ đẹp của xứ Huế. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm - GV HD đọc: Đọc đúng các tiếng/ từ ngữ dễ phát âm sai: sâu đậm, dìu dịu, thạch xương bồ, sắc độ, trăng sáng, đường sáng) - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo các đoạn( có 6 đoạn) - Giải nghĩa từ: Huế, thạch xương bồ, Sông Hương, đặc ân - Ngắt nghỉ đúng Bao trùm lên cả bức tranh/ đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh da trời,/ màu xanh của nước biếc,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ,..// -Đọc diễn cảm những hình ảnh tả sông Hương: Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường; Những đêm tẳng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng + GV giới thiệu nội dung các khổ thơ - Luyện đọc 6 đoạn: mỗi em đọc 2 đoạn GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3 - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Bài đọc đã giúp em hiểu gì về tên gọi của sông Hương -GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận theo cặp đưa ra ý kiến -GV chốt đáp án và tuyên dương + Câu 2: Tác giả muốn khẳng định điều gì khi nói sông Hương là một bức tranh khổ dài? Trong bài đọc, tác giả đã miêu tả sông Hương là một bức tranh khổ dài. Bây giờ các em hãy đọc lại bài đọc và xem tác giả muốn khẳng định điều gì khi miêu tả sông Hương như vậy? ( Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 đưa ra ý kiến của mình) -GV và HS nhận xét + Câu 3: Màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi như vậy? -GV cho Hs làm việc CN sau đó thảo luận nhóm đưa ra ý kiến của mình -GV và HS nhận xét + Câu 4: Vì sao nói “ sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành tặng cho Huế? -Gv yêu cầu Hs đọc đoạn văn cuối - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và chia sẻ trước lớp + GV khuyến khích HS có câu trả lời thú vị + Câu 5: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt: Sông Hương là một “đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”, tô điểm thêm vẻ đẹp của xứ Huế. 2.3. Hoạt động: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp theo khổ thơ - HS đọc từ khó. - 3 HS đọc ngắt nghỉ -HS lắng nghe -HS đọc nối tiếp CN –Nhóm – Lớp - HS luyện đọc theo nhóm 5/ cặp/ cá nhân - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Sông Hương là một dòng sông chảy qua một cánh rừng có cỏ thạch xương bồ. Đến mùa, hoa thạch xương bồ nở trắng hai bên bờ, tỏa mùi thơm dịu nhẹ. + Tác giả muốn khẳng định điều gì khi nói sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều khúc, đoạn mà mỗi khúc đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó + Đáp án: Màu sắc của sông Hương có sự thay đổi khi hè đến và vào nhwungx đêm trăng sáng. Bởi vì hè đến, khi hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ, Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Còn vào những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. + 2 – 3 HS đọc đoạn văn cuối + 2 nhóm chia sẻ + Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành hơn, làm tan biến những sự ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm./ Vì sông Hương làm cho thành phố Huế trở nên thơ mộng hơn, đẹp hơn + HS trả lời + Các em làm việc theo nhóm. Từng em phát biểu ý kiến của mình + 3 – 4 em trả lời: Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng vì câu văn cho thấy vẻ đpẹ thơ mộng của dòng sông vào những đêm trăng. + HS lắng nghe 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. + Kể lại câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh cho người thân nghe - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + HS lắng nghe và thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: