Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Huỳnh Văn Vui

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Huỳnh Văn Vui

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hình thành được bảng nhân 4

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, GQ vấn đề.

2. Năng lực.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 50 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Huỳnh Văn Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2022
Tiết 1.	 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM(tiết 7)
Sinh hoạt dưới cờ: GIAO LƯU TÀI NĂNG CỦA HỌC TRÒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Học sinh thể hiện được sở thích của mình rõ hơn thông qua các tiết mục biểu diễn hoặc các sản phẩm đã làm.
- HS chia sẻ, giao lưu về hoạt động, sản phẩm được làm theo sở thích.
 2. Năng lực.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông qua hoạt động giáo lưu với bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng của bạn bè khi giáo lưu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy.
- các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động(5ph):
- GV mở bài hát “Hai bàn tay của em” 
+ GV nêu câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát biết làm gì cho mẹ xem?
+ Mời học sinh trình bày.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời: Bạn nhỏ biết múa cho các bạn xem
- HS lắng nghe, xem.
2. Hoạt động giao lưu(12ph):
Hoạt động 1. Giao lưu theo sở thích của em. (Làm việc nhóm 2)
- GV nêu yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình sau khi quan sát sở thích của các thành viên trong gia đình sau bài học trước.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
3. Thực hành(18ph).
Hoạt động 2: Giao lưu tài năng học trò
(Tham gia theo nhóm)
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 2 (cùng bàn)
-GV mời HS thảo luận đưa ra ý kiến chọn tiết mục giao lưu.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương 
- Mời cả lớp cùng đọc đoạn thơ:
“Sáng nay em đi học
Bình minh nắng xôn xao
Trong lành làn gió mát
Mơn man đôi má đào
Tan học em ùa chạy
Đồng quê lúa chín vàng
Nhịp chân theo nhịp hát
Lòng em vui xốn xang”
“Mỗi người một việc giỏi,
Mỗi người một điều hay.
Thành muôn ngàn vật báu,
Tô điểm thế giới này!”
- Học sinh chia nhóm 2, cùng thảo luận.
- Các nhóm đưa ra ý kiến lựa chọn các tiết mục giao lưu
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Cả lớp cùng đọc đoạn thơ
5. Vận dụng, trải nghiệm(3ph).
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà xin ý kiến người thân về việc đăng ký tham gia CLB của trường phù hợp với sở thích
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà xin ý kiến người thân đăng kí tham gia CLB của trường.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 2 TOÁN(Tiết 11)
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
Bài 06: BẢNG NHÂN 4, BẢNG CHIA 4 (Tiết 1) – Trang 19
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hình thành được bảng nhân 4
- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, GQ vấn đề...
2. Năng lực.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động(5ph):
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: 3 x 5 = ?
+ Câu 2: 30 : 3 = ?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: 3 x 5 = 15
+ Trả lời: 30 : 3 = 10
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
2. Khám quá(10ph)
a/- Cho HS quan sát chong chóng và hỏi mỗi chong chóng có mấy cánh?
- Đưa bài toán: “Mỗi chong chóng có 4 cánh. Hỏi 5 chong chóng có bao nhiêu cánh?
-GV hỏi:
+ Muốn tìm 5 chong chóng có bao nhiêu cánh ta làm phép tính gì?
+ 4 x 5 = ? 
-GV chốt: Quan bài toán, các em đã biết cách tính được một phép nhân trong bảng nhân 4 là 4 x 5 = 20
b/ - GV yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân:
+ 4 x 1 = ?
+ 4 x 2 = ?
+ Nhận xét kết quả của phép nhân 4 x 1 và 4 x 2
+ Thêm 4 vào kết quả của 4 x 2 ta được kết quả của 4 x 3
- GV Nhận xét, tuyên dương
- HS trả lời: Mỗi chong chóng có 4 cánh.
-HS nghe
-HS trả lời
+ .. 4 x 5 
+ 4 x 5 = 20 
Vì 4+4+4+4+4=20 nên 4 x 5 = 20 
-HS nghe
-HS trả lời
+ 4 x 1 = 4
+ 4 x 2 = 8
+ Thêm 4 vào kết quả của 4 x 1 ta được kết quả của 4 x 2
- HS viết các kết quả còn thiếu trong bảng
-HS nghe
3. Luyện tập(24ph)
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?
- GV mời 1 HS nêu YC của bài
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 4 và viết số thích hợp ở dấu “?” trong bảng vào vở.
- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Số?
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu ở 
câu a và câu b 
- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi HS giải thích cách tìm các số còn thiếu
-GV nhận xét
Bài 3
- GV mời HS đọc bài toán
-GV hỏi: 
 + Bài toán cho biết gì? 
 + Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV chiếu bài làm của HS, HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS nêu: Số
- HS làm vào vở
-HS quan sát và nhận xét
-HS nghe
-1HS nêu: Nêu các số còn thiếu
- HS thảo luận nhóm đôi và tìm các số còn thiếu
- 2 nhóm nêu kết quả 
a/ 16; 20; 28; 36
b/ 28; 24; 16; 8
-1HS giải thích:
Vì ở dãy câu a là dãy số tăng dần 4 đơn vị; còn dãy số b là dãy số giảm dần 4 đơn vị
 -HS nghe
-*1HS đọc bài toán
-HS trả lời: 
+ Mỗi ô tô con có 4 bánh xe
+ 8 ô tô như vậy có bao nhiêu bánh xe?
- HS làm vào vở.
Bài giải
Số bánh xe của 8 ô tô là:
4 x 8 = 32 (bánh xe)
Đáp số:32 bánh xe
- HS quan sát và nhận xét bài 
-HS nghe
4. Vận dụng.(4ph)
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 4
+ Câu 1: 4 x 5 = ?
+ Câu 2: 4 x 8 = ?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS trả lời:
+ Câu 1: 4 x 5 = 20
+ Câu 2: 4 x 8 = 32
- HS nghe
5. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
	Tiết 3,4 TIẾNG VIỆT(tiết 15+16)
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ
Bài 01: NHẬT KÍ TẬP BƠI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.
- Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Nhật kí tập bơi”.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian, địa điểm cụ thể ghi trong nhật kí.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Khi tập luyện để làm bất cứ điều gì, ta không được nản chí và cần cố gắng hết mình, chắc chắn ta sẽ thành công.
- Nói được các nội dung hoạt động và cảm xúc về một buổi luyện tập
2. Năng lực.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: rèn luyện kĩ năng sinh tồn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy. Tranh ảnh minh họa câu chuyện.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.(6ph)
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận
+ Câu 1: Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Lợi ích của việc dó?
+ Câu 2: Khi đi bơi các em cần lưu ý điều gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
+ Cho HS nêu sự khác biệt về cách trình bày tranh minh họa của bài đọc này với các bài trước? GV dẫn dắt vào bài mới
- HS thảo luận
- HS đưa ra đáp án: Các bạn trong tranh đang đi bơi.
+ Khi biết bơi giúp chúng ta an toàn khi ở dưới nước, giúp cơ thể khỏa mạnh, cao lớn, cân đối 
+ Phải có người lớn đi cùng, phải khởi động thật kĩ trước khi bơi, dù đã biết bơi nhưng cũng không được gắng sức, không bơi ở những nơi không an toàn.
- 1 SH nêu trước lớp
2. Khám phá.(24ph)
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- GVHD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình sẽ tập tốt hơn
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giống hệt như một con ếch ộp
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: mũ bơi, vỗ về, tập luyện
- Luyện đọc câu dài: Mình rất phần khích/ vì được mẹ chuẩn bị cho một chiếc mũ bơi / cùng một cặp kính bơi màu hồng rất đẹp.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần  ...  tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động(5ph)
- GV mở bài hát: “Việt Nam ơi” (sáng tác Bùi Quang Minh) để khởi động bài học.
? Bài hát thể hiện sự tự hào về điều gì?
? Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát đó?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe bài hát.
+ Thể hiện sự tự hào về dân tộc Việt Nam.
+ HS trả lời theo ý hiểu của mình
- HS lắng nghe.
2. Luyện tập(25ph)
a. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
- GV chiếu các hình ảnh trong SGK lên màn chiếu.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 (2’) và trả lời phiếu học tập
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ
? Những hình ảnh trên có nội dung gì?
? Em có cảm nhận gì về những hình ảnh đó
- HS nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét và kết luận
=> Kết luận: Những hình ảnh trên thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và truyền thống vă hóa của Việt Nam. Những vẻ đẹp đó khiến chúng ta thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nươc Việt Nam.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi:
- GV gọi đại diện bàn lên chia sẻ
? Ngoài các hình ảnh trên em hãy chia sẻ thêm cho cả lớp biết những vẻ đẹp đó?
- GV nhận xét và tuyên dương
b. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
- GV chiếu các hình ảnh trong SGK lên màn chiếu.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 (2’) và trả lời phiếu học tập
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ
? Những hình ảnh trên thể hiện những vẻ đẹp gì của con người Việt Nam?
? Em có cảm nhận gì về những vẻ đẹp đó?
? Hãy chia sẻ thêm về những vẻ đẹp khác của con người Việt Nam?
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
=> Kết luận: Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp mà con người Việt Nam: tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm (tranh 1); truyền thống lao động, cần cù, sáng tạo (tranh 2); lòng nhân ái (tranh 3); truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo (tranh 4). Chúng ta luôn yêu mến và tự hào khi là người Việt Nam.
- 1 HS quan sát. 
- HS thảo luận theo nhóm 4
- HS lên chia sẻ ý kiến của nhóm
+ Những hình ảnh trên nói về các vẻ đẹp của đất nước việt Nam.
+ Em rất yêu mến và tự hào về những hình ảnh đó.
- Chùa Một Cột ( Hà Nội), Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội),...
- 1 HS quan sát. 
- HS thảo luận theo nhóm 4
- HS lên chia sẻ ý kiến của nhóm
+ Những hình ảnh trên nói về vẻ đẹp mà con người Việt Nam vốn có sẵn.
+ Em thấy tự hào về những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam.
+ Những tấm lòng hảo tâm của những mạnh thường quân cứu trợ cho đại dịch COVID,....
Hoạt động 2: Khám phá sự phát triển của quê hương, đất nước (Hoạt động nhóm)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Nêu cảm nhận của em về sự phát triển đất nước Việt Nam qua những bức tranh?
+ Chia sẻ thêm về sự phát triển của quê hương, đất nước mà em biết?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
=> Kết luận: Từ khi đổi mới đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ: điện thắp sáng thay đèn dầu, .Đời sống vật chất của người dân ngày càng no đủ, đời sống tinh thần ngày càng phong phú ...
- HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
- Đất nước thay đổi theo từng ngày, đèn dầu đc thay thế bằng đèn điện, nhà tranh được thay thế bằng nhà cao tầng, các bến đò được thay thế bằng các cây cầu.
- Các bác nông dân gặt lúa bằng máy móc, có các con đường cao tốc,.
- Các nhóm nhận xét nhóm bạn.
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc (Hoạt động nhóm)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và trả lời câu hỏi
? Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm của các bạn thể hiện điều gì?
? Hãy kể thêm các việc cần làm để thể 
hiện tình yêu đối với Tổ quốc?
- GV mời các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
=> Kết luận: Mỗi chúng ta cần thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phù hợp như: yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- HS làm việc nhóm 4, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời:
+ Tranh 1, 2, 3: Thể hiện việc yêu quý, bảo vệ thiên nhiên.
+ Tranh 4, 5,6, 7, 8: là thể hiện sự trân 
trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
+ Kính trọng những người có công với đất nước, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
3. Vận dụng.(5ph)
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình.
+ Chia sẻ một số việc em đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu tình yêu Tổ quốc theo bảng sau.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu quê hương, đất nước. Chuẩn bị cho tiết 2 của bài. 
- HS lắng nghe.
+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.
STT
Việc em đã làm
Việc em sẽ làm
1
- Bảo vệ môi trường
- Học thật giỏi để sau này cống hiến cho đất nước
- HS nhận xét câu trả lời của bạn
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Tiết 2. MĨ THUẬT
HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét.
HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.
2. Năng lực:
HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích.
HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi.
HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.
3. Phẩm chất:
HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống.
HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.
Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.
2. Học sinh:
SGK mĩ thuật 3, sản phẩm của Tiết 1.
Vở bài tập mĩ thuật 3.
Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. (Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
- GV kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết
1. Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS.
- HS trình bày sản phẩm của Tiết 1
Khen ngợi HS.
GV giới thiệu chủ đề.
- Trình bày đồ dùng HT
*TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ.
- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:
- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:
Khen ngợi HS.
GV giới thiệu chủ đề.
HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.
b. Nội dung:
- Sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một chậu cảnh.
c. Sản phẩm:
- Chậu cây được trang trí bởi hoa văn. d.Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát các bước trang trí chậu cây theo gợi ý:
+ Sử dụng vật liệu sẵn có/tái sử dụng như: bìa, vỏ chai...
+ Sử dụng cách tạo hoa văn theo hình thức nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng (các chấm tròn, hình vuông, hình chữ nhật...). + Kết hợp màu trong tạo hoa văn (ba màu: xanh lá cây, đỏ, vàng).
+ Sử dụng kĩ thuật in đơn giản là bôi màu lên vật cần in và đặt giấy lên để in.
+ Hoàn thiện sản phẩm.
- GV mời HS nhắc lại và lưu ý về các bước thực hiện.
- Căn cứ vào vật liệu chuẩn bị, HS thực hiện SPMT của mình.
- GV gợi ý cách thực hiện đối với phần chuẩn bị của mỗi HS và cho HS chủ động trong phần thực hành của mình.
- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:
+ Hoa văn trang trí trên chậu cây của bạn được kết hợp từ những nét, hình, màu nào? + Phần trang trí trên chậu cây của bạn theo hình thức nào (nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối

Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT
-HS biết sử dụng hoa văn để trang trí một chậu cây theo ý thích.
HS tạo được SPMT gắn với cuộc sống.
HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí được một chậu cảnh yêu thích.
Hoàn thiện được sản phẩm
Quan sát, tiếp thu
-Chọn vật liệu theo khả năng của mình
Nắm được cách tạo hoa văn theo hình thức nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng...
Biết kết hợp màu trong tạo hoa văn (ba màu: xanh lá cây, đỏ, vàng).
Biết bôi màu lên vật cần in và đặt giấy lên để in.
-Hoàn thành bài tập
HS nhắc lại
Thực hiện sản phẩm theo các vật liệu mình đã chuẩn bị.
Thực hành làm sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm trên lớp.
-HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu về sản phẩm.
HS nêu
HS trả lời
xứng...)?
+ Cách tạo hoa văn của bạn là gì?
- HS nêu theo cảm nhận
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT
- Nhận xét, tự đánh giá sản phẩm của
trên cơ sở động viên, khích lệ HS là chính.
mình, của bạn.
*Củng cố:
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- 1, 2 HS nêu
- Khen ngợi HS học tốt.
- Phát huy
- Liên hệ thực tế cuộc sống.
- Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc
- Đánh giá chung tiết học.
sống hàng ngày.
*Dặn dò:
- Xem trước chủ đề: MÀU SẮC EM YÊU.
- Thực hiện ở nhà
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy,
- Chuẩn bị đầy đủ
giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có,
tái chế...cho tiết học sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
...
......

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2022_2023_huynh_van_vui.docx