HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
CHÀO CỜ - SINH HOẠT SAO
I. Mục tiêu:
-Nắm được mục đích, ý nghĩa của việc chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần.
-Nghe nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động tuần qua và phổ biến nhiệm vụ hoạt động tuần này.
- Sinh hoạt chủ điểm “ Yêu sao nhi đồng và đội thiếu niên tiền phong HCM”.
Ngày soạn : 05 - 09 – 2010 Ngày dạy : Thứ hai ngày 06 – 09 -2010 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. CHÀO CỜ - SINH HOẠT SAO I. Mục tiêu: -Nắm được mục đích, ý nghĩa của việc chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần. -Nghe nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động tuần qua và phổ biến nhiệm vụ hoạt động tuần này. - Sinh hoạt chủ điểm “ Yêu sao nhi đồng và đội thiếu niên tiền phong HCM”. II. Cách tiến hành: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 20’ 15’ 1. Chào cờ: -Hướng dẫn hs xếp hàng, chuẩn bị làm lễ chào cờ. -Chào cờ. -Theo dõi, chấn chỉnh hs, nghe nhận xét kq’ hoạt động tuần qua vàphổ biến nhiệm vụ hoạt động của tuần này. 2. Sinh hoạt chủ điểm “Yêu sao nhi đồng và đội thiếu niên tiền phong HCMõ” a. Oån định: - Y/c: b. Sơ kết tuần: - Y/c: c. Sinh hoạt chủ đề: -Gv tập cho hs bài hát truyền thống của nhi đồng “ Nhanh bước nhanh nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã. - Chép bài hát lên bảng và hd cho hs hát từng câu. - Cho hs biết đây là bài hát truyền thống của nhi đồng. dKết thúc HĐ: Giao nhiệm vụ cho các sao -Xếp thành 2 hàng dọc theo thứ tự hs bé đứng trước, hs lớn đứng sau. -Chào cờ. -Nghe nhận xét kq’ hoạt động tuần qua và phổ biến nhiệm vụ hoạt động trong tuần này. - Các sao điểm danh và báo cáo sĩ số. -Từng sao báo cáo kết quả theo dõi của từng thành viên trong tuần qua về chủ điểm “ Vệ sinh sạch sẽ”. -Theo dõi. - Đọc từng câu ngắn. - Tập hát từng câu. ------------------------------------------------------- MÔN: TOÁN - TIẾT: 11 BÀI: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I.Mục tiêu: Tính đựoc độ dài đường gâp khúc, chu vi hình tam giác chu vi hình tứ giác -Giúp HS ôn tập, củng cố về đường gấp khúc , tính độ dài đường gấp khúc , chu vi hình tam giác, hình tứ giác . -Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác . -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và hứng thú trong học tập toán . II.Chuẩn bị: -Bảng phụ kẽ sẵn hình ở bài tập 4. -SGK, Vở toán tập . Bài 1, Bài 2, Bài 3 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút) 2-Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) -Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS tính giá trị biểu thức của một bài . 5 x 6 + 132 36 : 4 + 121 30 x 2 : 3 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: ( 1 phút) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 12ph 7ph 6ph Hoạt động 1: HD làm bài tập Bài tập 1: -Gọi HS đọc yêu cầu phần a . -Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào ? +Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn thẳng. Nêu độ dài của từng đoạn thẳng? -Yêu cầu HS làm bài . -Gọi HS đọc yêu cầu phần b. +Nêu cách tính chu vi của một hình . +Nêu độ dài từng cạnh của hình tam giác MNP. -Yêu cầu HS làm bài . -Cho HS nhận xét câu a với câu b để thấy hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín . Bài tập 2: -Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, rồi thực hành tính chu vi của hình chữ nhật ABCD. Bài tập 3: -Yêu cầu HS quan sát hình và hướng dẫn các em đánh số thứ tự cho từng hình. -Yêu cầu HS đếm số hình vuông có trong hình và gọi tên theo hình đánh số . -1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. -Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó . -Có 3 đoạn thẳng là AB = 34cm, BC = 12 cm, CD = 40cm. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là 34 + 12 + 40 = 86 ( cm ) Đáp số : 86 cm -1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK. -Chu vi của một hình là tổng độ dài các cạnh của hình đó . MN = 34 cm, NP = 12 cm, PM = 40 cm -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải : Chu vi hình tam giác MNP là: 34 + 12 + 40 = 86 ( cm ) Đáp số : 86 cm -1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi SGK. -Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớplàm bài vào vở. Bài giải : Chu vi hình chữ nhật ABCD là : 3 + 2 + 3 + 2 = 10 ( cm ) Đáp số : 10 cm -Thực hiện 4-Củng cố: ( 4 phút) -Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào ? -Nêu cách tính chu vi của một hình ? 5-Dặn dò: (1 phút) -Về nhà luyện tập thêm về các hình đã học, chu vi các hình, độ dài đường gấp khúc . -------------------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN - TIẾT: 5 BÀI: CHIẾC ÁO LEN I.Mục tiêu: A-Tập đọc 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : - Biết ngắc hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện - Chú ý các từ ngữ : lất phất, bối rối, phụng phịu, lạnh buốt. 2-Rèn kỹ năng đọc hiểu : -Hiểu các từ ngữ mới : bối rối, thì thào . - Hiểu ý nghĩa : Anh em phải biết nhường nhịn , thương yêu lẫn nhau ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ) B-Kể chuyện : - KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý . -Tập trung theo dõi bạn kể chuyện . -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn . II.Chuẩn bị: -Tranh minh họa bài đọc trong SGK. –Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện đọc thi. -SGK, xem trước bài Chiếc áo len. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút) 2-Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Hai HS đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời : -Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú ? -Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò . 3-Giảng bài mới: *Giới thiệu bài: ( 1 phút) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15ph 10ph 10ph Hoạt động 1*Luyện đọc : a-GV đọc diễn cảm toàn bài : b-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . +Đọc từng câu . -Cho HS đọc nối tiếp từng câu . GV HD học sinh chia đoạn GV HD học sinh đọc một số câu dài +Đọc từng đoạn trước lớp . -Cho HS đọc nối tiếp. -Giải nghĩa từ ngữ; bối rối, thì thào . -Cho HS đặt câu với mỗi từ . +Đọc từng đoạn trong nhóm . -Cho HS chia nhóm 2. GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng +Đọc đồng thanh . -Cho HS đọc đồng thanh các đoạn 1, 2. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn 3, 4. Hoạt động 2*Hướng dẫn tìm hiểu bài : -Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời : +Chiếc áo len bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào ? -Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời : +Vì sao Lan dỗi mẹ ? -Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời : +Anh Tuấn nói với mẹ những gì ? -Cho HS đọc thầm đoạn 4, thảo luận nhóm: +Vì sao Lan ân hận ? -Cho HS đọc thầm toàn bài, suy nghĩ tìm một tên khác cho truyện . Hoạt động 3*Luyện đọc lại : -Gọi HS khá đọc bài . -Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, tự phân vai và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai . -Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm . -GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt . -Chú ý lắng nghe . -Thực hiện HS nối tiếp mhau đọc -Thực hiện . HS nối tiếp nhau đọc đoạn -1HS đọc chú giải, lớp lắng nghe. -Thực hiện . -HS đọc theo cặp, mỗi em lần lượt đọc một đoạn . -Thực hiện theo hướng dẫn của GV . -Thực hiện . HS đọc đoạn 1 -Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm . HS đọc đoạn 2 -Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy . HS đọc đoạn 3 -Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Co không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong . HS thảo luận theo nhóm 2 -HS phát biểu theo suy nghĩ của mình : VD: Vì Lan đã làm cho mẹ buồn Vì Lan thấy mình ích kỷ -HS phát biểu. -2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. -Thực hiện -2 đến 3 nhóm thi đọc, các nhóm khác theo dõi và chọn nhóm đọc hay nhất . KỂ CHUYỆN: BÀI : CHIẾC ÁO LEN TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2ph 18ph 1-GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len theo lời của Lan . 2-Hoạt động 1: HD HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh : *Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của ai ? Kể theo lời của Lan; kể theo cách nhập vai, không giống y nguyên văn, người kể đóng vai Lan, phải xưng là tôi, mình hoặc em. *Kể lại câu chuyện : -Yêu cầu 1 HS kể mẫu . -Kể trong nhóm : +Yêu cầu HS kể cho bạn trong nhóm nghe -Kể trước lớp : +Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện -Nhận xét và ghi điểm cho HS . -Tuyên dương HS kể tốt . -HS lắng nghe . -Câu chuyện được kể bằng lời của Lan . -1 HS khá, giỏi kể trước lớp . -Thực hiện . -4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện dựa theo câu hỏi gợi ý. Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn cá nhân và nhóm kể hay nhất . 4-Củng cố: ( 5 phút) Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? ( HS phát biểu . VD: -Giận dỗi như bạn Lan là không nên – Không nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình – Trong gia đình phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân ). 5-Dặn dò: (1 phút) Về nhà tiếp tục kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân nghe. ==================================
Tài liệu đính kèm: