Tập đọc
Tiết 9: QUẠT CHO BÀ NGỦ
Sgk/23; Tgdk/ 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà (trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ).
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Bài cũ : - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài chiếc áo len.
- Nhận xét ghi điểm.
TUẦN 3 Thứ ngày Môn Tiết Tên bài dạy Ba 04/9 Tập đọc 9 Quạt cho bà ngủ TN & XH 5 Bệnh lao phổi Toán 12 Ôn tập về giải toán Tập viết 3 Ôn chữ hoa: B Tư 05/9 Toán 13 Xem đồng hồ Đạo đức 3 Giữ lời hứa( Tiết 1) Năm 06/9 Chính tả 5 ( N – V ) Chiếc áo len Toán 14 Xem đồng hồ (tt) LT & C 3 So sánh, dấu phẩy Thủ công 3 Gấp con ếch( tiết 1) Sáu 07/9 Toán 15 Luyện tập Tập làm văn 3 Kể về gia đình. Điền vào giấy in sẵn Chính tả 6 (T - C) Chị em Mĩ thuật 3 VTM: Vẽ quả Sinh hoạt lớp 3 Tuần 3 BUỔI CHIỀU Thứ ngày Môn Tiết Tên bài dạy Tư 05/9 TN & XH 6 Máu và cơ quan tuần hoàn Ôn Toán 3 Ôn TV 3 Thứ ba, ngày 04 tháng 09 năm 2012 Tập đọc Tiết 9: QUẠT CHO BÀ NGỦ Sgk/23; Tgdk/ 40 phút I/Mục đích, yêu cầu: - Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. - Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà (trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ). II/ Đồ dùng dạy học: Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn luyện đọc và học thuộc lòng. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A.Bài cũ : - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài chiếc áo len. - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: Hoạt động 1:Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Luyện đọc câu: + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ ( 2 – 3 lần ). + Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ). - Luyện đọc đoạn: + Học sinh tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ trong bài trong bài ( 2 lần ). + Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc - Giải nghĩa từ ngữ được chú giải cuối bài lim dim, - Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi. - Đọc đồng thanh. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:Câu hỏi 1,2, 3 sách giáo khoa trang 24 và trả lời: 1/ Đang quạt cho bà ngủ. 2/ Mọi vật đều im lặng như đang ngủ: hoa cau , hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ, chỉ có chú chích choè đang hót. 3/ Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới vì trong giấc mơ cháu vẫn ngồi quạt và có hương thơm bay tới. Hoạt đỗng : Luyện đọc lại - Giáo viên đọc mẫu bài lần 2, hướng dẫn cách đọc - Gọi 3 học sinh đọc lại bài - Học thuộc lòng bài thơ + Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ. + Học sinh thi học thuộc bài thơ. - Học sinh đọc thi đua, nhận xét tuyên dương. C/ Củng cố, dặn dò: Bài thơ cho thấy tình cảm yêu thương của cháu dành cho bà. - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét tiết học. Tự nhiên & xã hội Tiết 5: BỆNH LAO PHỔI Sgk/ 12; Vbt/7,8; Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu:Sau bài học học sinh có khả năng: Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi. II/ Đồ dùng dạy học: III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - Gọi 2 HS trả lới câu hỏi SGK - Nhận xét đánh giá. B/ Bài Mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi. Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi, quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 12 thảo luận các câu hỏi sách giáo khoa. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, góp ý. * Kết luận: Bệnh lao phổi là bệnh do vi khuẩn gây ra. Người bệnh thường ăn không thấy ngon, người gầy đi và hay sốt nhẹ vào buổi chiều. Bệnh này có thể lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Hoạt động 3: Nêu được những việc N làm và KN làm để phòng bệnh lao phổi. Bước 1: Làm việc theo cặp. Các cặp quan sát các hình trang 13 sách giáo khoa , kết hợp với liên hệ thực tế hỏi và trả lời theo cặp: + Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến chúng ta dễ mắc bệnh lao phổi. + Nêu những việc làm, hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi. + Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi? Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số cặp lên hỏi - đáp trước lớp. - Cả lớp bổ sung. *Giáo viên kết luận: Nguyên nhân bệnh: lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra. Ngày nay, không chỉ có thuốc chữa khỏi bệnh lao mà còn có thuốc tiêm phòng lao. Trẻ em được tiêm phòng lao có thể không bị mắc bệnh này trong suốt cuộc đời. Hoạt động 4: Đóng vai: Biết nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh đườc hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời. Biết tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị nếu có bệnh. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Hệ thống lại bài Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 12: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN Sgk/12; Vbt/ 15,16; Tgdk/ 40 phút I/ Mục tiêu: - Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. - Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ , phiếu BT - HS: Bảng con , VBT III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập Bài:1: a) Độ dài đường gấp khúc ABCD: 34 + 12 + 40 = 86 ( cm ) Đáp số 86 cm b) Chu vi hính tam giác MNP là: 34 + 12 + 40 = 86 ( cm) Đáp số : 86cm - Nhận xét ghi điểm. B/ Bài mới : Hoạt đông 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện tập thực hành Bài 1: Bài toán ít hơn - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tóm tắt và giải bài toán. - HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ - Nh xét sửa sai Tóm tắt: Buổi sáng: 525kg gạo Buổi chiều: ít hơn sáng 135kg gạo Hỏi: Buổi chiều .? Kg gạo Giải: Số ki-lô-gam gạo buổi chiều cửa hàng đó bán được là: 525 – 135 = 390 ( kg ) Đáp số: 390 kg - GV chấm sửa bài, nhận xét Bài 2: Bài toán nhiều hơn - Học sinh tóm tắt và giải bài toán. - 1HS làm bảng phụ , nhận xét Giải: Số cây đội hai trồng được là: 345 + 83 = 428 ( cây ) Đáp số: 428 cây - GV chấm, sửa bài. Bài 3: Giải bài toán ( Theo mẫu ) - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải dạng toán hơn kém nhau một số đơn vị. - Học sinh tự giải vào vở bài tập. - Hai đội thi đua làm BT - Nhận xét tuyên dương Giải: Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là: 19 – 16 = 3 ( bạn ) Đáp số: 3 bạn 3/ Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò - Học sinh nhắc lại cách tính các bài toán dạng nhiều hơn, ít hơn, hơn kém nhau một số đơn vị. - Về nhà làm bài tập 4. - Nhận xét tiết học. Tập viết Tiết 3: ÔN CHỮ HOA : B Sgk/25; Vtv/7 ; Tgdk/ 35 phút I/Mục đích, yêu cầu: Viết đúng chữ hoa B (1 dòng), H, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng: Bầu ơi chung một giàn (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ viết hoa B.Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li. - HS : Vở tập viết, bảng con III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà. - Một học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước. - Viết bảng con: Âu Lạc, Ăn quả B/ B ài m ới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học Hoạt động 2: Hướng dẫn viết 1/ Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con. a/ Luyện viết chữ hoa. - Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: B, H, T. - Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ. - Học sinh tập viết từng chữ ( B, H, T ) trên bảng con. b/ Học sinh viết từ ứng dụng - Học sinh đọc từ ứng dụng: tên riêng Bố Hạ. - Giáo viên giới thiệu: Bố Hạ là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, nơi có giống cam ngon nổi tiếng. - Học sinh tập viết trên bảng con. c/ Luyện viết câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ: Bầu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu và bí là khuyên người trong một nước yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. - Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Bầu, Tuy. 2/ Luyện viết vào vở tập viết. - Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. 3/ Chấm, chữa bài: - Chấm từ 5 – 7 bài. - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Dặn dò: nhắc nhở học sinh luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng. - Nhận xét tiết học. Thứ tư, ngày 05 tháng 09 năm 2012 Toán Tiết 13: XEM ĐỒNG HỒ Sgk/13; Vbt/17; Tgdk/ 40 phút I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết xem đồng khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Mặt đồng hồ bằng bìa; Đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử. - HS : Đồng hồ nhựa, VBT III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 4. - Nhận xét ghi điểm. B/ Bài mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2: Xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12. Bước 1: - Giáo viên giúp học sinh nêu lại: một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Sử dụng đồng hồ mô hình cho học sinh đọc các giờ đúng. Bước 2: Giúp học sinh xem giờ, phút - Học sinh nhìn tranh vẽ đồng hồ trong SGK để nêu các thời điểm. - Giáo viên củng cố cho học sinh: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: - Viết vào chỗ chấm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một ý đầu, phần còn lại học sinh tự làm. Bài 2: - Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng - Học sinh tự vẽ vào các hình đồng hồ trong vở bài tập. Bài 3: - Viết tiếp vào chỗ chấm - Giáo viên giới thiệu cho học sinh đây là hình vẽ các mặt đồng hồ điện tử, dấu hai chấm ngăn cách số chỉ giờ và số chỉ phút. sau đó học sinh trả lời các câu hỏi tương ứng. Bài 4: - Nối ( Theo mẫu ) - Học sinh quan sát hình vẽ và tự nối . C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò - Về nhà ôn lại cách xem giờ. - Nhận xét tiết học. Đạo đức Tiết 3: GIỮ LỜI HỨA ( Tiết 1 ). Vbt/ 5,6; Tgdk/ 35 phút I/ Mục tiêu:HS hiểu: - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. - Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. - Quí trọng những người biết giữ lời hứa. II/ Đồ dùng dạy học: - GV:Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc. - HS: Các câu chuyện về giữ lời hứa. III/Các hoạt động dạy học: A/ Bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Nhận xét đánh giá B/ Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc. Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa. - Giáo viên kể chuyện ( vừa kể v ... cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất trong SGK để học sinh nêu giờ. - Sau đó giáo viên hướng dẫn cách đọc giờ, phút nữa, chẳng hạn: Các kim đồng hồ đang chỉ 8 giờ 35 phút, em thử nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ? Học sinh nhẩm số phút " Vậy có thể nói: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Viết vào chỗ chấm. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một ý đầu, phần còn lại học sinh tự làm. Bài 2: - Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng - Học sinh tự vẽ vào các hình đồng hồ trong vở bài tập. Bài 3: Nối ( Theo mẫu ) Học sinh quan sát hình vẽ và tự nối . Bài 4: Xem tranh rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm Hướng dẫn học sinh quan sát hình a rồi nêu thời điểm tương ứng. Sau đó tự làm các câu còn lại. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò - Về nhà ôn lại cách xem giờ. - Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Tiết 3: SO SÁNH , DẤU CHẤM Sgk/24; Vbt/12,13; Tgdk/ 35 phút I/Mục đích, yêu cầu: - Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1). - Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh (BT2). - Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3). II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ trong bài tập 1, bài tập 2. - HS: III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên làm BT1, BT2 - Nhân xét ghi điểm. B/ Bài mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: - Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - 4 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Các em cầm bút gạch đưới những hình ảnh so sánh trong từng câu thơ, câu văn. - Sửa bài tập. Bài 2: - Một học sinh đọc yêu cầu. - Cả lớp viết ra nháp những từ chỉ sự so sánh. 4 học sinh lên bảng gạch dưới những từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, văn. - Làm vào vở bài tập. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng: Bài 3: - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên nhắc cả lớp đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng. Nhớ viết hoa những chữ cái đầu câu. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Hệ thống lại bài - Dặn dò: về nhà xem lại các bài tập đã làm. - Nhận xét tiết học. Thủ công Tiết 3: GẤP CON ẾCH ( tiết 1 ) Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu: - Biết cách gấp con ếch. - Gấp được con ếch bằng gấiy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: + Mẫu con ếch được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát. + Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy - HS: + Giấy nháp, giấy thủ công + Bút màu, kéo thủ công. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ : - GV kiểm tra dụng cụ cảu HS - Nhận xét B/ Bài mới : Hoạt động 1: giới thiệu bài Hoạt động 2: Quan sát nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Giáo viên giới thiệu mẫu con ếch được gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dáng của con ếch mẫu gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần chân. - Giáo viên liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch. - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng mở dần con ếch cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Hoạt động 3: Hướng dẫn - Giáo viên hướng dẫn mẫu Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. - Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại cách làm và gọi học sinh lên bảng làm. Bước 2: Gấp tạo hai chân trước con ếch. Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.. + Giáo viên làm mẫu theo quy trình, và ính hình vẽ lên bảng + Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch . Trong quá trình thao tác, giáo viên và học sinh quan sát, giáo viên sữa chữa, uốn nắn những thao tác học sinh thực hiện chưa đúng. + Học sinh tập gấp con ếch bằng giấy theo các bước đã hướng dẫn. C/ Hoạt động 4: Nhận xét, củng cố, dặn dò - Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: giấy, kéo. - Nhận xét tiết học. Thứ sáu, ngày 07 tháng 09 năm 2012 Toán Tiết 15: LUYỆN TẬP Sgk/28; Vbt/ 20; Tgdk/ 40 phút I/ Mục tiêu: - Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút). - Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ , phiếu bài tập - HS: VBT III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ bài cũ : - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập. - Kiểm tra vở về nhà của HS - Nhận xét đánh giá B/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: - Viết vào chỗ chấm. - Học sinh xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng. Bài 2: - Giải bài toán theo tóm tắt - Dựa vào tóm tắt học sinh tự nêu lại bài toán, tìm cách giải, làm vào vở bài tập. Giải: Số người có tất cả là: 5 x 4 = 20 ( người ) Đáp số: 20 người - Chấm, sửa bài. Bài 3: - Khoanh vào số quả cam. - Yêu cầu học sinh khoanh vào 1/3 số quả cam ở câu a và 1/5 số quả cam ở câu b. Bài 4: Điền dấu ( >, <, = ) - Yêu cầu học sinh tính kết quả rồi mới điền dấu ( > , <, = ) vào chỗ chấm. C/Củng cố, nhận xét, dặn dò - Củng cố lại cách xem giờ. - Nhận xét tiết học. Tập làm văn Tiết 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN Sgk/28; Vbt/ 14; Tgdk/35 phút I/Mục đích, yêu cầu: - Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1). - Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2). II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Mẫu đơn xin nghỉ học. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ - Gv kiểm tra 2 hs, cho đọc lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Nhận xét đánh giá. B/ Dạy bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: ( miệng ) - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới. Các em chỉ cần nói 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em. - Kể về gia đình theo nhóm nhỏ. - Đại diện của nhóm thi kể. Cả lớp và giáo viên nhận xét. Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài. - Một học sinh đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn. + Tên của đơn. + Tên của người nhận đơn. + Họ, tên người viết đơn. + Người viết là học sinh lớp nào. + Lí do viết đơn. + Lí do nghỉ học. + Lời hứa của người viết đơn. + Ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh. + Chữ kí của học sinh. - Hai học sinh làm miệng bài tập. - Học sinh điền nội dung vào đơn. - Kiểm tra, chấm sửa bài tập. C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Dặn dò: Yêu cầu hs ghi nhớ mẫu đơn, để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần. - Nhận xét tiết học. Chính tả Tiết 6: CHỊ EM Sgk/27; Vbt/13,14 Tgdk/ 40 phút I/Mục đích, yêu cầu:Rèn kĩ năng viết chính tả: - Chép và trình bày đúng bài CT. - Làm đúng bài tập về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc (BT2), BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II/ Đồ dùng dạy học: GV : - Bảng phụ viết bài thơ Chị em. - Bảng phụ viết nội dung bài tập HS : - Bảng con, VBT , vở chính tả . III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : - Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng đọc từng tiếng cho 3 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ: trăng tròn, chậm trễ, trung thực - Nhận xét, ghi điểm. B/ Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập chép - Giáo viên treo bảng phụ đã viết bài thơ chị em trên bảng lớp. - Học sinh đọc bài thơ : 2-3 em đọc - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài thơ: - Chị trong bài thơ làm việc gì? - Trải chiếu, buông màn cho em ngủ, chị quét sạch vườn, đuổi gà không phá vườn sau, chị ngủ cùng em. - Học sinh nhận xét cách trình bày: đây là thể thơ lục bát - Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai: trải chiếu,luống rau, ươm, ngoan. - Học sinh nhìn bảng chép - nhắc nhở học sinh khi ngồi viết - Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì. - Giáo viên chấm 5 – 7 bài, nhận xét bài viết. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả Bài tập 1: điền vào chỗ trống ăc hay oăc. Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh làm VBT Chấm bài nhận xét C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò. - Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau. - Nhận xét tiết học. Mĩ thuật Tiết 3: VẼ THEO MẪU : VẼ QUẢ Vtv/7; Tgdk/ 35 phút I/Mục tiêu: - Nhận biết màu sắc, hình dáng, tỉ lệ một vài loại quả. - Biết cách vẽ quả theo mẫu. - Vẽ được hình quả và vẽ màu theo ý thích. II/ Đồ dùng dạy học: GV : + Một vài loại quả: xoài, đu đủ, ổi, na,nho... + Bài vẽ của học sinh ở lớp trước. HS : Màu vẽ , vở vẽ III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ: - GV kiểm tra dụng cụ của HS - Nhận xét đánh giá B/ Bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên dùng các loại quả để giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên giới thiệu vài loại quả đã chuẩn bị ở mục II + Học sinh nêu tên các loại quả + Nhận xét về đặc điểm, hình dạng, màu sắc + Sau khi HS trả lời, giáo viên tóm tắt đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại quả.. Hoạt động 2: Cách vẽ qủa - Giáo viên đặt quả trên bàn, sau đó hướng dẫn học sinh cách vẽ theo trình tự từng bước: + So sánh, ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung của quả cho phù hợp với phần giấy. + Vẽ phác hình qủa. + Sửa hình cho giống quả mẫu. + Vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành - Hs quan sát mẫu kĩ trước khi vẽ. - Học sinh vẽ vào vở tập vẽ. - Lưu ý ước lượng chiều cao, chiều ngang. - Giáo viên theo dõi giúp đỡ. 4/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, dặn dò - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ. - Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. - Chuẩn bị bài sau: quan sát hình dáng, màu sắc một số loại quả. - Nhận xét tiết học. Sinh hoạt lớp Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua. Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua 1/ Hạnh kiểm - Lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè: - Các em ngoan, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn.. - Vẫn còn một số em chưa ngoan. 2/ Học lực: - Các em có ý thức trong học tập - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài: Đi học đầy đủ, đúng giờ.. - Một số em biết giúp bạn trong học tập - Một số em ý thức học tập chưa cao 3/ Phương hướng : - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm - Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp. - Chăm lo học bài và làm bài trước khi đến lớp - Tổ chức km cho HS yếu vào những giờ trống
Tài liệu đính kèm: