Tập đọc - Kể chuyện: Tiết 7+8 CHIẾC ÁO LEN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm lẫn nhau
+ HS biết dựa vào gợi ý trong SGK để kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật Lan
+ Rèn HS kể rõ ràng, rành mạch, biết lắng nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh biết quan tâm, thương yêu anh chị em trong gia đình.
* Các kĩ năng sống: - Tự nhận thức: Xác định giá trị bản thân là biết đem lại lợi ích, niềm vui cho người khác thì mình củng có niềm vui.
- Làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ.
- Giao tiếp: Ứng xử văn hóa.
TUẦN 3 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011 Tập đọc - Kể chuyện: Tiết 7+8 CHIẾC ÁO LEN I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. - Hiểu ý nghĩa: anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm lẫn nhau + HS biết dựa vào gợi ý trong SGK để kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật Lan + Rèn HS kể rõ ràng, rành mạch, biết lắng nghe và nhận xét lời kể của bạn. - Giáo dục học sinh biết quan tâm, thương yêu anh chị em trong gia đình. * Các kĩ năng sống: - Tự nhận thức: Xác định giá trị bản thân là biết đem lại lợi ích, niềm vui cho người khác thì mình củng có niềm vui. - Làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ. - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại; Trải nghiệm; Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận cặp đôi-chia sẽ. III. Đồ dùng dạy học: - bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc IV. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1HS lên bảng đọc bài: “Cô giáo tí hon” - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm " Mái ấm" và bài " Chiếc áo len" b, Luyện đọc: * GV đọc mẫu toàn bài lần 1. * Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài: + Đọc từng câu: - GV theo dõi sửa sai. * Đọc từng đoạn trước lớp: H: Bài chia làm mấy đoạn? + Gọi 4 HS đọc bài, GV kết hợp hỏi để giải nghĩa từ trong từng đoạn. * Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV theo dõi nhắc nhở. - Đại diện nhóm đọc bài trước lớp. c, Tìm hiểu bài: H: Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào? H: Vì sao Lan dỗi mẹ? H: Anh Tuấn nói với mẹ những gì? - YC HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi. H: Vì sao Lan ân hận? H: Tìm tên khác cho câu chuyện? c, Luyện đọc lại: - GV đọc bài lần 2. H: Truyện có mấy nhân vật? - Yêu cầu HS luyện đọc theo phân vai theo nhóm 4. - Gọi 2 nhóm thi đọc bài theo vai. - Nhận xét, ghi điểm. * Kể chuyện: 1. GV nêu nhiệm vụ: 2. Hướng dẫn HS kể: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý. - Hướng dẫn và gọi 1 HS khá giỏi kể đoạn 1 theo lời của Lan. - Nhận xét. - Yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn và tập kể theo nhóm đôi. - Gọi 3 - 4 HS thi kể trước lớp. - Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố: H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? H: Lớp ta đã có bạn nào biết quan tâm, nhường nhịn những người trong GĐ? 5. Dặn dò : về nhà đọc lại bài và đọc trước bài: " Quạt cho bà ngủ " - Nhận xét giờ học. - Đọc bài - Nhận xét - Theo dõi - HS đọc - HS nối tiếp nhau đọc bài - mỗi em đọc 2 câu. - 4 đoạn - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Luyện đọc theo nhóm - Các nhóm thi đua đọc. - Lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS đọc - Lớp đọc thầm + Chiếc áo len màu vàng, rất đẹp, có dây kéo ở giữa có mũ để đội khi có + Vì Lan muốn mua chiếc áo len như của Hòa nhưng + Anh Tuấn nói: "mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. con không cần - Thảo luận nhóm đôi, trả lời + Lan ân hận vì làm cho mẹ buồn, Lan thấy mình ích kỷ, không nghĩ đến - HS phát biểu. VD: Ba mẹ con - HS theo dõi. - 4 nhân vật: Lan, mẹ, Tuấn, người dẫn chuyện. - Luyện đọc theo nhóm 4. - 2 nhóm đọc bài. - Nhận xét. - HS đọc. - HS kể. - Nhận xét. - Chọn đoạn và tập kể. - Thi kể trước lớp. - Nhận xét. - Mẹ con, anh chị em trong nhà phải biết quan tâm nhường nhịn nhau - Trả lời Toán: Tiết 11 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố kiến thức về hình học. - Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - Giáo dục học sinh tính kiên trì chịu khó trong học toán. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 1 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi2 HS lên bảng làm bài tập. - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài. b, Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1a: Gọi HS đọc yêu cầu. H: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào? - Hướng dẫn và gọi HS giải miệng. - Nhận xét, ghi điểm Bài 1b: Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 HS nêu độ dài của của các cạnh trong tam giác. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. H: Em có nhận xét gì về độ dài đường gấp khúc? Bài 2: Đo độ dài mỗi cạnh rồi - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi - Gọi đại diện các nhóm nối tiếp nhau nêu độ dài các cạnh - Hướng dẫn HS giải miệng bài toán - GV cùng học sinh nhận xét, sửa sai. Bài 3:Trong hình bên cóhình vuông - Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài Bài 4: Kẻ thêmđể được? - Treo bảng phụ đã vẽ hình, gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở. 4. Củng cố : Nhắc lại nội dung bài 5. Dặn dò: về học bài và làm BT. - 2 học sinh lên bảng làm bài. - Nhận xét. - 1em đọc yêu cầu. - Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó - HS giải miệng. Bài giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số: 86 cm - Đọc yêu cầu. - HS nêu. Bài giải: Chu vi của tam giác MNP là: 34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số: 86cm - Độ dài đường gấp khúc bằng chu vi hình tam giác. - 1em đọc yêu cầu. - Làm việc theo nhóm đôi. - Nêu độ dài các cạnh. Bài giải: Chu vi của hình chữ nhật ABCD là: 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm - Đọc yêu cầu của BT + Có 5 hình vuông (4 hình vuông nhỏ + Có 6 tam giác(4 tam giác nhỏ, 2 tam.. - Đọc yêu cầu của BT - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở. - Nhận xét Đạo đức: Tiết 3 GIỮ LỜI HỨA I. Mục tiêu: Giúp học sinh. - Hiểu thế nào là giữ lời hứa và vì sao phải giữ lời hứa. - Biết giữ lời hứa với bạn bè với mọi người. - Biết quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa. * Các kĩ năng sống: Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa. - Kĩ năng thương lượng với người khác để thể hiện được lời hứa của mình. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình. II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại; Trả lời câu hỏi; Thảo luận nhóm. III. Đồ dùng dạy học: các tấm bìa nhỏ mầu đỏ, xanh, vàng. IV. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ. - Nhận xét, đánh giá 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: Thảo luận chuyện: Chiếc vòng bạc. - GV kể chuyện. - Mời một học sinh kể lại truyện. - Cho học sinh thảo luận. H.Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé H. Em bé và mọi người H. Việc làm của Bác thể hiện điều gì. H. Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì. H: Giữ đúng lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? * Hoạt động 2: Xử lý tình huống. - Chia lớp thành 2 nhóm, giao câu hỏi cho mỗi nhóm xử lý 1 trong 2 tình huống sau: Tình huống 1: Theo em bạn Tân có thể ứng xử như thế nào. Tình huống 2: Theo em Thanh có thể làm gì? Nếu là Thanh em sẽ chọn cách nào? - GV gọi các nhóm lên trình bày. - Cho học sinh thảo luận. H: Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không, vì sao. H: Theo em Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa. H: Cần làm gì khi không thực hiện được điều mình đã hứa với người khác. * Hoạt động 3: Yêu cầu học sinh liên hệ. H: Thời gian qua em có hứa với ai điều gì không: Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao? H: Em cảm thấy thế nào khi không thực hiện được lời hứa. - Cho cả lớp đọc câu ca dao cuối bài. 4. Củng cố : Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. 5. Dặn dò: về học bài, chuẩn bị bài sau - Nhận xét giờ học. - Hát - HS đọc - Học sinh theo dõi. - Học sinh đọc truyện. - Học sinh trả lời các câu hỏi. - Em bé và mọi người cảm động roi ... - Bác đã hứa thì phải làm cho kỳ - Chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa ... - Giữ lời hứa là thực hiện điều mình đã nói, đã hứa với người khác - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn, - Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn vì Thanh đã hứa là giữ ... - Đại diện các nhóm trình bài kết quả. - Học sinh phát biểu. - Tiến và Hoàng sẽ cảm thấy không vui, không thích, không hài lòng, có thể - Khi vì một lý do nào đó em không thực hiện được lời hứa với người khác, - Học sinh tự liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện, việc làm của mình. - Lớp đọc bài ( CN- ĐT) - 2-3 HS nhắc lại. Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011 Toán: Tiết 12 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Ôn tập, củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. Giới thiệu bổ sung bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị. - Rèn HS kĩ năng giải toán. - Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai học sinh lên bảng làm bài - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới : a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn học sinh ôn tập: Bài 1: Gọi học sinh đọc bài toán H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? - Tóm tắt và hướng dẫn HS giải miệng - Gọi HS nhận xét Bài 2: Gọi HS đọc bài toán H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? - Hướng dẫn và gọi 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở - Tóm tắt và hướng dẫn HS giải miệng - GV cùng học sinh nhận xét Bài 3: a, Gọi HS đọc bài toán - Viết phần tóm tắt bài toán lên bảng - Hướng dẫn HS giải bài toán mẫu b) Gọi1HS đọc bài toán H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài 4. Củng cố: Gọi 1-2 HS nhắc lại tên bài 5. Dặn dò: về ôn bài. - Nhận xét giờ học. - HS lên bảng làm bài - Đọc bài toán - Đội Một trồng được 230 cây. Đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 90 cây. - Hỏi đội Hai trồng được bao nhiêu cây? - Giải miệng: Bài giải Số cây đội 2 trồng được là 230 - 90 = 140 (cây) Đáp số: 140 cây - Nhận xét - Đọc bài toán - Buổi sáng bán được 635 lít xăng. Buổi chiều bán ít hơn buổi sáng 128 lít xăng - Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu lít xăng? Bài giải Số xăng bán buổi chiều là: ... Đọc yêu cầu - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở: 6 x 9+ 6 =54 + 6 ; 6 x 5 + 29 = 30 + 29 = 60 = 59 - Đọc bài toán - Mỗi HS mua 6 quyển vở - Hỏi 4 HS mua bao nhiêu quyển vở? Bài giải: Số vở 4 học sinh mua là: 6 x 4 = 24 (quyển vở) Đáp số: 24 ( quyển vở - Đọc yêu cầu - Thảo luận làm bài và báo cáo. a) 12, 18, 24 ,30,36 ,42 ,48 b) 18, 21, 24 ,27,30 ,33 ,36 - 2em đọc bảng nhân 6 Chính tả: Tiết 8 (Nghe viết) ÔNG NGOẠI I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết đúng 2-3 tiếng có vần "oay". - Giáo dục học sinh có ý thức luyện viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết:thửa ruộng, mưa rào, ngẩn ngơ - Nhận xét, ghi điểm Bài mới: a, Giới thiệu bài... b, Hướng dẫn nghe viết: - GV đọc bài chính tả lần 1 H: Đoạn văn gồm mấy câu? H: Những chữ nào trong bài cần viết..? - Hướng dẫn HS viết từ dễ lẫn vào bảng con - GV sửa sai. - GV đọc bài chính tả lần 2 - Hướng dẫn HS cách trình bày bài - GV đọc bài. - GV uốn nắn, nhắc nhở. - GV đọc bài cho HS soát lỗi - GV chấm điểm 1 số vở, nhận xét c, Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 2: Tìm 3 tiếng có vần oay - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi HS nêu các từ vừa tìm được. - Nhận xét * Bài 3: Tìm các từ - Lần lượt đọc từng phần, yêu cầu HS suy nghĩ, viết các từ tìm được. - Nhận xét 4. Củng cố: H: Bài chính tả hôm nay học những nội dung gì? 5. Dặn dò: về tập viết những từ dễ lẫn. - Nhận xét giờ học. - 2 HS lên bảng, lớp viết nháp - Theo dõi, 2 em đọc lại. - 4 câu - Các chữ đầu câu, đầu đoạn - HS viết - Theo dõi - HS viết bài vào vở - HS soát lỗi bằng bút chì. - HS đọc yêu cầu. - Thảo luận nhóm đôi làm bài. - Nối tiếp nhau nêu: + xoay, hoáy, khoáy, ngoáy,... - 1 em nêu yêu cầu. - Viết bảng con: giúp, dữ, ra - HS nêu. Thể dục: Tiết 8 ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP TRÒ CHƠI " THI XẾP HÀNG" I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Bước đầu biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp. Chơi trò chơi thi xếp hàng. - Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi chủ động. - Giáo dục học sinh tính tự giác trong tập luyện và yêu thể dục thể thao. II. Địa điểm- phương tiện: Sân tập, còi, kẻ sân chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Phần mở đầu: - GV phổ biến ND yêu cầu giờ học. - Cho HS giậm chân tại chỗ và hát theo nhịp. Sau đó chạy chậm1vòng quanh sân. -Chơi trò chơi " Tìm người chỉ huy" 2. Phần cơ bản: * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. -Cho lớp tập theo hàng ngang để làm mẫu - Chia tổ cho cán sự lớp tự điều khiển. - GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở. * Học đi vượt chướng ngại vật thấp - GV nêu động tác, làm mẫu cho học sinh quan sát. Giáo viên phổ biến cách tập. - Cho HS thực hiện đi vượt chướng ngại vật * Trò chơi " Thi xếp hàng " - GV nêu trò chơi, nhắc lại cách chơi - Tổ chức cho HS chơi trò chơi 3. Phần kết thúc: - Cho HS đi thường theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng. - Hệ thống lại bài học. - Nhận xét giờ học, giao bài về nhà. - Cả lớp theo dõi. - HS thực hiện. - Luyện tập theo tổ. - Quan sát. - HS theo dõi. - Học sinh đi chướng ngại vật thấp. - Học sinh chơi trò chơi. - Học sinh đi thường . Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011 Tập làm văn: Tiết 4 NGHE KỂ: "DẠI GÌ MÀ ĐỔI " ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nghe-kể được câu chuyện "Dại gì mà đổi".Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. - Rèn HS kể đúng nội dung, tự nhiên. Lời kể rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, câu đủ ý. - Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ. * Các kĩ năng sống: - Giao tiếp; Tìm kiếm, xử lí thông tin. II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm. Trả lời câu hỏi, Đàm thoại. III. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc. IV. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 1HS kể về gia đình mình với người bạn mới quen 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: * Bài tập 1: - GV kể câu chuyện 2 lần. H: Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé? H: Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? H: Vì sao cậu bé nghĩ như vậy? - Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện. - Yêu cầu HS luyện kể theo nhóm đôi. - Gọi 3 HS thi kể trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương H: Truyện buồn cười ở điểm nào? * Bài tập 2: H: Tình huống cần viết điện báo là gì? H: Yêu cầu của bài là gì? - Gọi 1 học sinh điền miệng. -Yêu cầu làm bài vào mẫu điện báo. - GV thu bài chấm điểm, nhận xét. 4. Củng cố: Tiết TLV hôm nay học 5. Dặndò:về nhà tập kể lại câu chuyện. - GV nhận xét tiết học. - 1HS kể, 1 số em nhận xét. - HS đọc yêu cầu và gợi ý. - Theo dõi. - Vì cậu bé rất nghịch ngợm. - Cậu bé nói: Mẹ sẽ chẳng đổi được - Vì cậu bé nghĩ: Chẳng ai muốn đổi - 1 học sinh kể chuyện. - Luyện kể chuyện theo nhóm. - 3 HS thi kể trước lớp. - Truyện buồn cười vì cậu bé mới 4 tuổi đã biết rằng không ai muốn đổi một - Đọc yêu cầu. - Em được đi chơi xa, đến nơi em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết . - Hãy chép vào vở họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung điện. - Lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nêu Toán: Tiết 20 NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ) I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết thực hành đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). - Vận dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số để giải toán. - Giáo dục học sinh kiên trì cẩn thận, có ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng làm BT 3 . - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài... b, Hướng dẫn HS thực hiện phép tính nhân: 12 x3 = ? H: Thừa số thứ nhất có mấy chữ số? H: Thừa số thứ hai có mấy chữ số? H: Ta có thể tìm kết quả phép tính - Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính. H: Khi thực hiện phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta ... c, Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1: Tính - Hướng dẫn HS làm miệng - Nhận xét Bài 2: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu HS làm bảng con 32 x 3 11 x 6 42 x 2 13 x 3 - Nhận xét Bài 3:- Gọi HS đọc bài toán H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? - Hướng dẫn và gọi 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở. - Nhận xét 4. Củng cố: Gọi 1 - 2 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân 5. Dặn dò: về nhà làm bài tập. - Nhận xét giờ học. - Lên bảng làm BT - 2 chữ số - 1 chữ số - Ta tính 12 + 12 + 12 = 36 - Nhắc lại cách tính - Ta đặt tính rồi thực hiện nhân từ phải sang trái - Đọc yêu cầu - HS nhẩm và nêu miệng: - Đọc yêu cầu - Đọc bài toán - Một hộp bút có 12 cái bút - Hỏi 4 hộp có bao nhiêu cái bút? - 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở. 4 hộp như thế có số bút chì là: 12 x 4 = 48 ( bút ) Đáp số: 48 bút chì - HS nhắc lại. Tự nhiên và Xã hội: Tiết 8 VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng. - Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và vệ sinh cơ quan tuần hoàn. - Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. - Giáo dục học sinh có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức . II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ (SGK) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ:H: Nêu cấu tạo và chức năng của máu,cơ quan tuần hoàn. - Nhận xét, đánh giá 3. Bài mới : Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Chơi TC vận động Bước 1: GV hướng dẫn học sinh chơi. - GV hô cho học sinh làm động tác. - Lúc đầu giáo viên vừa hô vừa làm động tác để cả lớp làm theo. H: Các em cảm thấy nhịp tim và mạch của mình có nhanh hơn lúc chúng ta ... Bước 2: Cho học sinh chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều, yêu cầu học sinh thực hiện vài động tác thể dục trong ... - Cho học sinh so sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với... * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bước 1: Thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình ở trang 19 và thảo luận. H: Hoạt động nào có lợi cho tim mạch, tại sao không nên luyện tập và lao... H:Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giầy dép quá chật. H: Kể tên một số thức ăn bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống làm tăng huyết áp, gây sơ vữa động Bước 2: Làm việc cả lớp. - Cho đại diện các nhóm trình bày phần trả lời câu hỏi. - Rút ra bài học. 4. Củng cố: Gọi HS nhắc lại bài học 5. Dặn dò: về nhà học thuộc bài học. - Nhận xét giờ học. - Trả lời - Học sinh theo dõi. - Học sinh làm các động tác - Mạch đập và nhịm tim của các em nhanh hơn một chút. - Học sinh thực hành vận động mạnh - Khi vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch... - Thảo luận và trả lời câu gỏi - Tập TDTT, đi bộ có lợi cho tim mạch, tuy nhiên vận động quá sức sẽ không... - Các trạng thái: quá vui, hồi hộp, xúc động mạnh, tức giận làm cho tim đập... - Vì làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn... nguy hiểm đến tính mạng. - Các loại rau, quả, thịt bò, gà, lợn, cá, lạc, vừng đều có lợi cho tim mạch - Học sinh trình bày. - Đọc bài học ( CN - ĐT) Mĩ thuật: Đ/c Thủy soạn, dạy. SINH HOẠT LỚP I. Đánh giá hoạt động trong tuần: * Ưu điểm: - Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra. - Duy trì tốt nề nếp ra vào lớp, sĩ số. - Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ. - Trang phục sạch sẽ gọn gàng. - Về nhà học bài và làm bài tương đối đầy đủ. * Tồn tại:- Một số em chưa tự giác trong tập thể dục giữa giờ. II. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục thực hiện kế hoạch của trường đề ra. - Đi học chuyên cần đúng giờ giấc. - Duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc. - Trang phục sạch sẽ gọn gàng trước khi đến lớp. Có ý thức giữ vệ sinh lớp trường.
Tài liệu đính kèm: