Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu học Hoà An 1

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu học Hoà An 1

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

Tiết5-6 CHIẾC ÁO LEN

I.MỤC TIÊU:

A.Tập đọc:*Biết nghỉ hơi sau dấu chấm,dấu phẩy,giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 * Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường Tiểu học Hoà An 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.TUẦN 3 
 Thứ hai ngµy 10 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN 
Tiết5-6 CHIẾC ÁO LEN
I.MỤC TIÊU:
A.Tập đọc:*Biết nghỉ hơi sau dấu chấm,dấu phẩy,giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bàiø. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 * Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau
. *Giáo dục học sinh: Phải biết thương yêu, quan tâm đến mọi thành viên trong gia đình.
B.Kể chuyện:
 - HS kể lại được từng đoạn câu chuyệndựa theo các ý
 -HS khá giỏi biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :GV: Tranh minh hoa.
 - Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện “ Chiếc áo len ”..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định : Hát.
2.Bài cũ: Cô giáo tí hon.
 -1HS:.Cử chỉ nào của “ Cô giáo ” Bé làm em thích thú?
 -1HS. Nêu những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám “ học trò”? 
3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đầu bài
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
12’
12’
12’
17’
Hoạt động 1: Luyện đọc:
-GV đọc mẫu lần 1.
-Gọi HS đọc.
-Yêu cầu đọc thầm.
+. Câu chuyện có mấy nhân vật?. 
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn (Gồm 4 đoạn). Kết hợp giảng nghĩa từ.
-Giáo viên theo dõi sửa sai.
*Giảng từ: Bối rối, thì thào.
-GV theo dõi, hướng dẫn phát âm từ khó.
-Hướng dẫn đọc đoạn trong nhóm.
-Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1
+ Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
-Yêu cầu đọc đoạn 2 và 3. 
+. Vì sao Lan dỗi mẹ?
+. Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
-Yêu cầu đọc 1 em đoạn 4.
+. Vì sao Lan ân hận ?
+. Các em có khi nào đòi cha mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không?
+. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
-GV rút nội dung chính, ghi bảng.
Nội dung chính : Câu chuyện khuyện anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
TIẾT 2 Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-GV treo bảng phụ đã ghi một số câu văn cần luyện đọc ngắt giọng đúng và yêu cầu các em tập đọc ngắt giọng. 
-GV nhận xét và nêu cách đọc đúng.
-Yêu cầu các nhóm thi đọc truyện theo vai.
-Tổ chức cho 3 nhóm đọc theo vai.
-GV nhận xét –tuyên dương.
Hoạt động 4: kể chuyện:
-GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK , kể từng đoạn của câu chuyện “ Chiếc áo len” theo lời kể của Lan.
-GV mời một số HS nối tiếp nhau nhìn gợi ý, nhập vai nhân vật Lan thi kể trước lớp các đoạn.
-GV nhận xét- tuyên dương.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc toàn bài và đọc phần chú giải.
-Lớp đọc thầm và tìm hiểu.
-Có 4 nhân vật: Mẹ, Lan, Tuấn, người dẫn chuyện.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
-HS phát âm từ khó.
-HS đọc theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm đọc.
-HS theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
-Aùo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
-1 HS đọc lớp đọc thầm.
-Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo len đắt tiền như vậy.
-Anh nói: “ mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho 
em Lan. Con không cần mua thêm áo vì con
khoẻ lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm
 nhiều áo cũ ở bên trong”.
1 HS đọc lớp đọc thầm theo.
-HS trả lời theo suy nghĩ: Vì Lan làm cho mẹ buồn; Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh; 
-HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm bàn – Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhắc lại.
.-Học sinh theo dõi và thực hiện đọc theo yêu cầu.
-Hai đến ba em đọc lại đoạn đó.
-Đọc theo nhóm 4 (tự phân vai, người dẫn chuyện , Lan, Tuấn, mẹ).
-3 nhóm thi đọc truyện theo vai.
-Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
-HS lắng nghe.
- -Từng cặp học sinh tập kể.
-HS kể.
-Lớp nhận xét- bình chọn bạn kể tốt.
4.Hoạt động nối tiếp: 
 -Nhận xét tiết học.
 Thứ hai ngµy 10 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết11	 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I.MỤC TIÊU:
 - Học sinh ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 -Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác hình tam giác qua bài” Đếm hình qua vẽ hình”.làm được các BT1,2,3.trong SGK
 -HS yêu thích học toán.
.II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:HS: Vở bài tập, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
2.Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng làm bài tập sau
30 : 5 + 138 = 20 x 3 : 6 = 
*Giải bài toán theo tóm tắt sau: 1 bàn : 4 học sinh
 6 bàn:  học sinh?	 
-Nhận xét – sửa sai	
3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đầu bài.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
10’
10’
10’
 Hoạt động 1: Củng cố tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác.
Bài 1:
a) Yêu cầu HS quan sát hình SGK.
+ Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng?
+. Nêu độ dài của các đoạn thẳng?
+. Bài toán yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS giải vào vở.
-GV theo dõi HS làm bài.
-GV nhận xét- sửa chữa.
b) GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh hình tam giác MNP.
-Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác MNP?
+. Bài toán yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS tính vào vở.
-GV theo dõi HS làm bài.
-GV nhận xét- chấm bài cho HS.
*GV liên hệ câu a, với câu b,:
Hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín ( D trùng A).
Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác.
Hoạt động 2: Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề, nêu yêu cầu.
-Bài toán yêu cầu gì?
-Yêu cầu các em tự làm bài theo yêu cầu đề bài.
-GV nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động : 
Bài 3: 
-Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu các nhóm tự đếm.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-HS quan sát.
-3 đoạn thẳng.
-H/S nêu: AB = 34 cm
BC = 12 cm
CD = 40 cm
-Tính độ dài đường gấp khúc ABCD?
-1 HS lên bảng làm - cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 ( cm)
 Đáp số : 86 cm
-HS quan sát
-HS trả lời: MN= 34 cm
 NP = 12 cm
 MP = 40 cm
-Tính chu vi hình tam giác MNP.
-Cả lớp làm vào vở- 1 HS lên bảng làm:
Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
34+ 12 + 40 = 86 ( cm)
 Đáp số : 86 cm.
-HS lắng nghe.
- 2 HS đọc đề- lớp đọc thầm.
-2 HS nêu yêu cầu.
 -Đo độ dài mỗi cạnh rồi tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
-HS thực hành đo, đọc kết quả đo.
AB= 3 cm, BC =2 cm, DC = 3 cm,AD = 2m.
-1 HS tính miệng.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 ( cm ).
 Đáp số : 10 cm.
- 2 HS đọc.
-Nhóm theo bàn tự đếm
-Đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
+Có 5 hình vuông ( 4 hình vuông nhỏ và 1 hình to).
+6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ, 2 hình tam giác to).
 4.Hoạt động nối tiếp: 
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức vừa học. 
 -Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
Chính tả:( Nghe- viết)
Tiết 5	 CHIẾC ÁO LEN
I/ Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài chiếc áo len .
- Làm được các bài tập 2a/b; Điền đúng 9 chữvà tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3)
-Hs có ý thức luyện viết chữ đẹp,đúng chính tả
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết phần bài tập 3/SGK.
III/ Các hoạt động:
1/ Ổn định: hát.
2/ Bài cũ: Gọi 3 em lên bảng viết các từ sau :sà xuống, xinh xẻo, nặng nhọc, khăn tay.
-HS; GV sửa bài, nhận xét.
3/ Bài mới: GT bài + Ghi bảng + 1 em nhắc lại.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
24’
8’
*Hoạt động 1: HD nghe viết.
-GV đọc đoạn viết.
-Gọi HS đọc.
Vì sao Lan ân hận ?
- HD các em viết một số từ khó trong bài viết.
-GV đọc cho HS viết bảng con.
-GV nhận xét, sửa sai cho HS.
H. Nêu cách trình bày bài viết và tư thế ngồi viết?
-HD viết vở, nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi viết
-GV đọc từng câu – cụm từ.
-GV đọc lại bài viết.
-GV thu chấm bài, nhận xét.
*Hoạt động 2: HD làm bài tập.
+Bài tập 2 a/22 : YC đọc đề, nêu YC của đề.-Nhận xét, sửa bài.
Bài 3/22: Yêu cầu HS làm vào phiếu học tập.
-GV yêu cầu HS nêu YC bài tập.
-GV phát phiếu YC HS làm bài.
-GV theo dõi HS làm.
-GV chấm, sửa bài và nhận xét.
-GV yêu cầu HS đọc 9 chữ và tên chữ trong bảng chữ vừa học.
-HS nghe.
-1 em đọc.
- Vì em đã làm cho mẹ phải lo buồn, làm cho anh phải nhường phần mình cho em.
-HS viết bảng con.
- 2 em nêu
-HS lắng nghe.
-HS nghe viết bài.
-HS theo dõi sửa lỗi.
-1 em đọc đề, 1 em nêu YC của đề.
-1 em lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Điềm vào chỗ trống tr hay ch.
Cuộn tròn; chân thật ; chậm trễ
- 1 em nêu yêu cầu bài.
-HS nhận phiếu.
-HS làm bài, 1 em lên bảng.
-3 em đọc, cả lớp đọc 2 lần.
4.Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiếthọc.
- Về nhà học thuộc ( theo thứ tự ) tên các chư trong bảng chữ õ đã học. 
 Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm2012
TOÁN
TIẾT 12	 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn”.bài toán về “ Hơn, kém nhau một số đơn vị”( tìm phần nhiều hơn hoặc ít hơn)
-HS làm đúng các BT1,2,3 trong SGK
-Giáo dục HS cách trình bày bài toán giải khoa học,chính xác.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: tấm bìa HS: Vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1/Ổn định tổ chức:
2/ KTBài cũ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:AB= 23 cm, BC = 18 cm, CD = 27 cm.
-Tính chu vi hình chữ nhật ABCD: AB= 6 cm, BC = 4 cm, DC = 6 cm, AD = 6 cm.
3/Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đa ... i là gì?
 + Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
 +.Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
3/Bài mới: GT bài – ghi đề, 1 HS nhắc lại
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
8’
8’
10’
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận .
Bước 1: làm việc theo nhóm.
-YC HS quan sát các hình 1,2,3/14 và kết hợp quan sát ly máu đã được chống đông, để cùng nhau thảo luận.
-GV treo các câu hỏi thảo luận:
+ Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết hương?
+.Theo bạn khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc?
+. quan sát máu đã được chống đông trong ly hoặc ở hình 2 trang 14 bạn thấy máu được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?
+. Quan sát huyết cầu đỏ ở hình 3 trang 14, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dáng NTN?
Nó có chức năng gì?
+. Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì?
-Yêu cầu HS thảo luận.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
-GV gọi đại diện 1 số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ( mỗi nhóm chỉ trả lời 1 câu hỏi).
*Kết luận:
-Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn.
Hoạt động 2
Bước 1: làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu HS quan sát hình 4/15 SGK
-Chỉ trên hình vẽ đâu là tim , đâu là các mạch máu.
-dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực.
-Chỉ vị trí tim trên lồng ngực của mình.
Bước 2: làm việc cả lớp.
-YC 1 số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
*Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
 Hoạt động3:
Bước 1: HS nắm trò chơi, luật chơi.
-GV nói tên trò chơi, HD cách chơi.
-Chia nhóm.
-Luật chơi: Trong cùng một thời gian đội nào viết được nhiều tên các bộ phận của cơ thể đội đó thắng.
Bước 2: HS chơi.
-Yêu cầu HS chơi
-GV nhận xét- tuyên dương đội thắng cuộc.
-HS quan sát.
-HS theo dõ
-HS thảo luận nhóm đôi.
-HS trình bày
-HS theo dõi, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-1 bạn hỏi-1 bạn trả lời.
-HS trình bày.
-HS theo dõi.
-HS lắng nghe.
-2 đội có số người bằng nhau, hai đội đứng thành 2 hàng dọc.
-HS thực hành chơi.
-HS cổ động cho hai đội.
-HS lắng nghe.
4.Hoạt động nối tiếp: 
- 1 HS đọc phần bạn cần biết trang 14.
-Về học thuộc phần nội dung bạn cần biết, ăn uống đủ chất, làm việc vừa sức.
 Thứ s¸u ngày 14 tháng 9 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 3	 KỂ VỀ GIA ĐÌNH, ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
I/ MỤC TIÊU:
 - Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý(BT1)
 - Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu (BT2).
 -GD học sinh đi học chuyên cần, chỉ nghỉ học khi cần thiết, phải có đơn xin phép và ý kiến của bố mẹ.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Mẫu đơn xin nghỉ học ( Phô tô) đủ phát cho từng HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/KT bài cũ: Gọi 3 HS lên đọc lại đơn xin vào đội TNTP-HCM.
2/ Bài mới: GTB, ghi đề, 1 HS nhắc lại.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
12’
20’
Hoạt động 1: HD làm bài tập.
Bài 1: yêu cầu đọc đề.
-Nêu YC của đề.
Kể về gia đình mình cho một người bạn mới ( mới đến lớp, mới quen).
-YC kể về gia đình theo nhóm.
-Mời đại diện mỗi nhóm thi kể.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: -Yêu cầu HS đọc đề.
-Nêu YC của đề.
-Yêu cầu HS đọc mẫu đơn.
-Yêu cầu HS nói về trình tự của lá đơn .
-YC HS làm miệng bài tập.
-GV nhận xét- sửa chữa.
Hoạt động 2: HS làm bài.
-HD viết đơn vào giấy (Quốc hiệu và tên của đơn không cần viết chữ in).
-Yêu cầu HS hoàn thành.
-GV kiểm tra, chấm bài một số em.
( 5-7 bài), nhận xét.
-1 HS đọc lớp đọc thầm.
-2 HS nêu.
-HS lắng nghe.
-HS kể nhóm theo bàn
-Đại diện các nhóm thi kể.
-HS theo dõi,nhận xét bình chọn bạn kể tốt.
-1 HS đọc- lớp theo dõi.
-1 HS nêu .
-2 HS đọc.
-HS nói trình tự, lớp theo dõi bổ sung.
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+Địa điểm và ngày, tháng, năm viết đơn.
+Tên của đơn.
+Tên của người nhận đơn.
+Họ tên người viết đơn, người viết là HS lớp nào.
+Lý do viết đơn.
+Lý do nghỉ học.
+Lời hứa của người viết đơn.
+Ý kiến và chữ ký của gia đình HS.
+Chữ ký của HS.
-3 HS làm miệng , lớp theo dõi, nhận xét.
HS lắng nghe.
-HD viết đơn ra giấy rời.
-HS hoàn thành bài.
-HS lắng nghe.
4.Hoạt động nối tiếp: 
-Nhận xét tiết học,yêu cầu HS ghi nhớ mẫu để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
Thứ s¸u ngày 14 tháng 9 năm 2012
TOÁN
TIẾT15	 LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
 -Biếtá cách xem giờ (chính xác đến 5 phút), Biết xác định1/2; 1/3 của một nhóm đồ vật , củng cố phép nhân, bảng so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải bài toán có lời văn.
 -HS làm được các bài tập1,2,3 trong SGK
 -HS yêu thích môn học.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: mặt đồng hồ bằng bìa+ các tranh của bài 3 phóng to.
HS: Có SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1/ Ôån định : Hát.
 2/KTBài cũ: Gọi 3 em lên bảng tự quay đồng hồ thời điểm em thức dậy ( 6 giờ 5 phút ), đánh răng ( 6 giờ 30 phút )- đến trường ( 7 giờ kém 15 phút).
-GV nhận xét- ghi điểm.
 3/ Bài mới: GT bài- ghi đề- 1 em nhắc lại.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
8’
10’
10’
*Hoạt động 1: HD quan sát –nhận xét.
+Bài tập 1:
-HD quan sát hình ảnh SGK trả lời.
+ Hình ảnh 4 chỉ mấy giờ? (6 giờ 15 phút)
+. Hình ảnh B chỉ mấy giờ? ( 2 giờ 30 phút).
+Hình ảnh C chgỉ mấy giờ? ( 9 giờ)
+. Hình ảnh D chỉ mấy giờ ? ( 8 giờ).
-GV chốt ý đúng.
*Hoạt động 2:
-Bài tập 2: 
-Yêu cầu HS đọc đề và YC đề bài.
-HD làm bài.
*Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có : 4 thuyền.
Mỗi thuyền : 5 người.
Tất cả :.người?
- Nhận xét- đánh giá.
*Hoạt động 3:
*Bài tập 3/17:
-HD quan sát trả lời câu a, b trong các hình của bài tập.
+Đã khoanh vào số quả cam trong hình nào?(Hình 1)
+. Trong hình 2 đã khoanh vào một phần mấy quả cam? ( .)
+. Đã khoanh vào số bông hoa trong hình nào?( hình 3 và hình 4).
-GV nhận xét- tuyên dương.
-Cả lớp quan sát trả lời
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-1 em đọc, 1 em nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
BÀI GIẢI
 Số người có tất cả là:
 4 ´ 5 = 20 (người)
 Đáp số : 20 người.
-HS đổi vở sửa bài
-HS quan sát trả bài.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-Lớp bổ sung, nhận xét.
4.Hoạt động nối tiếp: 
-Về nhà tập xem đồng hồ, luyện đọc bảng nhân, chia.
-GV nhận xét giờ học.
**********************************************
 Thứ s¸u ngày 14tháng 9 năm 2012
THỦ CÔNG
Tiết 3 GẤP CON ẾCH.
I.MỤC TIÊU:-HS biết cách gấp con ếch.-Gấp được con ếch đúng quy trình kỹ thuật.
-Hứng thú với giờ học gấp hình ;Biết giữ vệ sinh chung.
IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV:-Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát. 
 -Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1 Ổn định. Nề nếp.
 2 Bài cũ: Kiểm tra dùng học tập của HS.
 3 Bài mới: Giới thiệu bài.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
8’
22’
* Hoạt động 1:Quan sát mẫu vật.
- Giáo viên treo mẫu đã gấp sẵn lên bảng.
H. Nhận xét về hình mẫu trên bảng?
H.Con ếch được làm bằng gì?
Chốt ý:Con ếch gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chân. Phần đầu có 2 mắt , nhọn dần về phía trước. Phần thân phình rộng dần về phía sau. Hai chân trướùc và hai chân sau ở phía dưới thân.
-Ếch là món ăn ngon và bổ, ếch còn bắt sâu bọ
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu
- Giáo viên vừa làm mẫu vừa nêu cách làm.
-Treo quy trình gấp con ếch ( có hình vẽ minh hoạ)
- GV vừa gấp vừa chỉ vào hình vẽ. 
-Gọi 1 em lên bảng thực hiện các bước gấp con ếch.
-GV theo dõi và hổ trợ thêm
- YC cả lớp thực hành gấp .
-HD các em trang trí sản phẩm.
-Nhận xét sản phẩm của HS.
HS quan sát – nhận xét.
Nhiều ý kiến trả lời.
 -Làm bằng giấy màu.
-HS quan sát, theo dõi.
-HS quan sát
-HS quan sát, theo dõi.
- HS lên bảng làm, cả lớp quan sát.
-Cả lớp thực hành gấp theo các bước 
-HS trang trí theo suy nghĩ – ý thích
-HS trưng bày sản phẩm của mình.
4.Hoạt động nối tiếp:-Nhận xét sản phẩm của HS – Nhận xét về các bước gấp của các em và cách trang trí sản phẩm
 -Về nhà gấp con ếch thành thạo các bước đối với những em còn gấp lúng t
*****************************************
Thứ sáu 14 tháng 9 năm 2012.
SINH HOẠT TẬP THỂ TỔNG KẾT TUẦN 3
TUẦN3
I/ Mục tiêu:
-Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Duy trì sĩ số HS.
-Nhận xét những ưu khuyết trong tuần.
-Vạch phương hướng tuần tới.
II/ Các hoạt động :
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
15’
15’
* GV chủ nhiệm nhận xét chung.
1/ Đạo đức: Phần lớn các em đều ngoan, biết vâng lời , ổn định được các nề nếp học tập.
2/ Học tập: Đa số các em tiếp thu còn chậm , đọc yếu , kĩ năng tính toán chậm, chữ viết xấu, cẩu thả .
3/ các mặt khác : 
-Ổn định các nề nếp ra vào lớp cũng như học tập.
-Aên mặc chưa được đồng đều.
-Đồ dùng học tập còn thiếu.
-Sách vở còn 1 số 3m chưa bao bọc, dán nhãn.
* Phương hướng tuần tới :
-Khắc phục các nhược điểm để thực hiện cho tốt.
-Tiếp tục ổn định các nề nếp chung.
*GV cho học sinh tập hát bài quốc ca
* Lớp trưởng duy trì tiết sinh hoạt tập thể.
* Các tổ ntự nhận xét các mặt của tổ.
-HS thực hiện
HS tập hát quốc ca

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 TUAN 3 thanh.doc