Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2006-2007

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu:

- Hiểu nghĩa từ: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ,

- Nội dung: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc.

- Phát âm đúng: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tơ rưng,

- Đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc anh em trên trái đất.

A. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý, HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.

- Rèn kỹ năng nghe.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án. Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

 

doc 29 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch giảng dạy tuần 30
Thứ 
Phân môn
Tên bài giảng
Hai
Chào cờ
TĐ - KC
Toán
Tập viết
Gặp gỡ ở Lúc-xem-bua
Luyện tập
Ôn chữ hoa U
Ba 
Toán
Chính tả
TN - XH
Phép trừ các số trong phạm vi 100 000
Nghe – viết: Liên hợp quốc
Trái đất – Quả địa cầu
Tư 
Tập đọc 
Toán
Lt và câu
Một mái nhà chung
Tiền Việt Nam
Ôn Bằng gì? Dấu hai chấm
Năm 
Tập đọc
Toán
TH-XH
Thủ công
Ngọn lửa Ô-lim-pích
Luyện tập
Sự chuyển động của Trái đất
Làm đồng hồ để bàn (T3)
Sáu 
Toán
Chính tả
Đạo đức
TLV
SHTT
Luyện tập chung
Nhớ – viết: Một mái nhà chung
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Viết thư
Nhận xét tuần 30. Kế hoạch tuần 31
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 10 tháng 04 năm 2006
Tập đọc – Kể chuyện
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua 
Mục tiêu:
A. Tập đọc:
Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu:
Hiểu nghĩa từ: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ, 
Nội dung: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc.
Phát âm đúng: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tơ rưng, 
Đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
Thái độ: Giáo dục học sinh tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc anh em trên trái đất.
Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý, HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
Rèn kỹ năng nghe.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án. Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. 
Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
Hoạt động dạy – học:
Tập đọc
Ổn định(1’):
Kiểm tra bài cũ(4’): Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
 Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài(1’)
Giới thiệu chủ điểm mới.
Ghi tên bài lên bảng.
Luyện đọc:
- Đọc mẫu(2’): Đọc toàn bài.
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 Theo dõi, sửa lỗi phát âm: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, tơ rưng 
Hướng dẫn đọc đoạn và giải nghĩa từ:
 - Luyện đọc theo nhóm(5’).
 - Đọc trước lớp(4’).
Đọc đồng thanh bài(1’)
------- Hết tiết 1-------
Tìm hiểu bài(8’):
Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị?
Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có rất nhiều đồ vật của VN?
Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi VN?
Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này? 
Luyện đọc lại bài(5’):
- HD đọc đoạn cuối bài: Đã đến lúc chia tay./ Dưới làn tuyết bay mù mịt,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người/ và xe cộ tấp nập/ của thành phố Châu Âu hoa lệ,/ mến khách.(Giọng đọc thể hiện cảm xúc lưu luyến). 
- Tuyên dương HS đọc hay nhất.
- Hát đầu giờ.
- 3 HS lên đọc bài + trả lời câu hỏi
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
- Theo dõi cô giáo đọc mẫu và đọc thầm theo.
Đọc tiếp nối từng câu. Đọc lại từ đọc sai theo hướng dẫn của cô giáo.
5HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
HS đọc tiếp nối, mỗi HS đọc một đoạn.
1HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ mới
Đọc bài theo nhóm, mỗi em đọc một đoạn. Theo dõi và giúp nhau chỉnh sửa lỗi.
1 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
1HS đọc cả bài.
****************
HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi:
Tất cả HS lớp 6A đều giới thiệu bằng tiếng Việt; hát tặng đàon bài hát bằng tiếng Việt; giới thiệu những vật rất đặc trưng của VN mà các em sưu tầm được; vẽ Quốc kỳ VN; nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người VN: Việt Nam, Hồ Chí Minh.
Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở VN. Cô thích VN nên dạy học trò mình nói tiếng Việt Nam, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về VN. Các em còn tự tìm hiểu về VN trên in-tơ-nét.
Các bạn muốn biết HSVN học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý VN./ Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn./ 
Nghe, ghi nhớ.
HS thi đọc tiếp nối từng đoạn câu chuyện. Chú ý giọng đọc. 
1HS đọc cả bài.
Kể chuyện 
1. Xác định yêu cầu(1’).
2. HD kể chuyện(5’):
 - Câu chuyện được kể theo lời của ai?
 - Kể bằng lời của em là thế nào?
 - Các em đã có bài tập tương tự khi tập kể chuyện Bài tập làm văn(Tuần 6). Truyện được kể theo lời nhân vật Cô-li-a, Cô-li-a xưng “tôi”.
 - Nhận xét, tuyên dương. 
- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ VN.
Kể khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
Nghe, ghi nhớ.
Đọc các gợi ý.
1HS kể theo gợi ý a: VD: Hôm ấy, đoàn cán bộ VN đến thăm HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. Cuộc gặp gỡ ấy đã mang lại cho họ những ấn tượng thú vị bất ngờ. Vừa đến trường, cô hiệu trưởng đã niềm nở đưa họ đến thăm lớp 6A. Tất cả HS trong lớp đều lần lượt giới thiệu tên mình bằng tiếng Việt
2HS tiếp nối kể đoạn 1, 2.
2HS kể toàn bộ câu chuyện.Cả lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
Củng cố, dặn dò(4’).
Liên hệ, giáo dục: Cuộc gặp gỡ thú vị đầy bất ngờ của đoàn cán bộ VN với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. Chúng ta luôn học hỏi tinh thần đoàn kết đó
Dặn dò về học bài và chuẩn bị bài sau.
Nghe, ghi nhớ.
HS nhận xét giờ học.
Học bài và chuẩn bị bài sau: Một mái nhà chung.
 Toán(Tiết 146)
 Luyện tập 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về cộng các số có đến năm chữ số(có nhớ). Củng cố vầ giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
 2. Kỹ năng: Vận dụng bài học để làm tính, giải các bài toán có liên quan. 
 3. Thái độ: Giáo dục tính chính xác của bộ môn. Trình bày bài khoa học.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Giáo án. 
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra bài tập về nhà.
 - Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Luyện tập:
* Bài 1:
 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 Nhận xét, ghi điểm.
- Hát đầu giờ.
- Lên bảng làm bài tập của tiết trước.
- Nghe giới thiệu.
1 học sinh nhắc lại tên bài.
Đọc yêu cầu.
Tính.
HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
* Bài 2:
Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: 
Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc bài và rèn luyện thêm trong VBT tập 2.
1HS đọc đề toán.
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6(cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
(6 + 3 ) x 2 = 18(cm)
Diện tích hình chữ nhật là: 
6 x 3 = 18(cm2)
 Đáp số: Chu vi 18cm
Diện tích 18cm2
Đọc yêu cầu của bài.
2HS nêu. 
VD: + Con hái được 17kg chè, mẹ hái được số chè gấp 3 lần con. Hỏi hai mẹ con hái được bao nhiêu ki-lô-gam chè?
 + Con cân nặng 17kg, mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Mẹ cân nặng là:
17 x 3 = 51(kg)
Cả hai mẹ con cân nặng là:
17 + 51 = 68(kg)
 Đáp số: 68kg.
1HS nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Phép trừ các số trong phạm vi 100 000”
Tập viết
Ôn chữ hoa: U
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Củng cố cách viết chữ hoa U. 
 - Viết theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn bi bô.
 - Hiểu từ ứng dụng: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh. Câu UD: Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ khi nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết đều nét, đẹp, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp: Cách cầm bút, tư thế ngồi.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Kiên trì trong học tập.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
 - Giáo án. 
 - Mẫu chữ : U. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
Học sinh: Vở Tập viết 3, tập 2. Bảng con, phấn, giẻ lau bảng
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(4’) 
- Thu vở chấm bài về nhà.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài(1’): Tiết tập viết này sẽ ôn lại cách viết chữ hoa U có trong từ và câu ứng dụng.
 Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn viết chữ viết hoa(5’):
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
Treo bảng phụ và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa U, B, D đã học ở lớp 2.
Con đã viết chữ U, B, D như thế nào?
 - Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
c) Hướng dẫn viết từ ứng dụng(3’):
* Giới thiệu từ ứng dụng:
 Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh
* Quan sát và nhận xét.
 - Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
 - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
* Viết bảng:
 Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
d) Hướng dẫn viết câu ứng dụng(3’):
* Giới thiệu câu ứng dụng: Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ ... 0000.
- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện tính cộng, trừ nhẩm. Giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác trong toán học. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án. 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định:
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
- Ghi tên baì lên bảng.
b) Luyện tập:
* Bài 1: 
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2:
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: 
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 4: 
- Nhận xét, ghi điểm.
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dăn dò HS về nhà làm bài tập
- Hát đầu giờ.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
Đọc yêu cầu.
Làm bài cá nhân. Vài HS nêu kết quả.
Đọc yêu cầu.
Làm bài cá nhân. Sửa bài.
Đọc yêu cầu.
1HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số cây ăn quả ở Xuân Hoà là:
68700 + 5200 = 73900(cây)
Số cây ăn quả ở Xuân Mai là:
73900 – 4500 = 69400(cây)
Đáp số: 69400cây.
- Đọc yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Giá tiền mỗi cái Compa là:
10000 : 5 = 2000(đồng)
Số tiền 3 cái Compa là:
2000 Í 3 = 6000(đồng)
Đáp số: 6000đồng.
- 1 học sinh nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. 
Chính tả
 Nhớ - viết: Một mái nhà chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nhớ – viết ba khổ thơ đầu của bài Một mái nhà chung.
Làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chữ đều nét, đúng độ cao, khoảng cách các con chữ, các chữ. Đúng tốc độ. Trình bày sạch đẹp. Phân biệt tốt chính tả theo yêu cầu.
3. Thái độ: Giáo dục tính kiên nhẫn khi viết bài. 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án. Viết sẵn bài tập 2a) lên bảng. 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc cho học sinh viết: chênh chếch, trung thực, con ếch, bê bết.
Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học. 
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn chuẩn bị:
 + Đọc mẫu bài. 
 + Những chữ nào phải viết hoa?
 + Hãy nêu từ khó mà các em dễ viết sai.
 + Đọc cho học sinh viết ( Ví dụ: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp, )
Viết chính tả: Đọc lần 2. Theo dõi và chỉnh đốn tư thế ngồi viết của học sinh. 
Soát lỗi: Đọc soát lỗi.
Chấm bài: Thu 10 bài chấm, nhận xét.
Giáo dục học sinh kiên nhẫn khi viết bài.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b.
- Nhận xét bài làm của học sinh, ghi điểm, tuyên dương nhóm làm bài đúng và nhanh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
- Dặn dò các em chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- 3 học sinh lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Theo dõi giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
Theo dõi đọc mẫu. 2 HS đọc lại.
Chữ đầu mỗi dòng thơ.
Nêu từ mà HS coi là khó, viết dễ sai.
1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ vừa tìm được.
Đọc lại các từ vừa viết bảng.
Nhớ - viết bài.
Đổi vở soát lỗi.
Theo dõi cô giáo nhận xét để rút kinh nghiệm ở bài viết sau.
- Học sinh đọc yêu cầu của đề.
Cả lớp làm vào nháp. Đại diện cho mỗi tổ 3HS lên chơi trò chơi tiếp sức. Sau thời gian quy định, các nhóm dừng bút đọc kết quả.
Đọc kết quả đúng. Ghi vở.
Ban trưa – trời mưa – hiên che – không chịu. 
1 học sinh nhận xét giờ học.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Bác sĩ Y-éc-xanh. 
 Đạo đức
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ.
2. Hành vi: 
- Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
3. Thái độ: 
- HS có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II.Chuẩn bị:
1. GV: 
- Giáo án. 
- Giấy A3, bút loong(HĐ2-T1).
- Tranh ảnh(HĐ1-T1).
- Phiếu thảo luận nhóm.
- Bảng phụ.
2. HS: Chuẩn bị bài.
III Hoạt động dạy – học:
Ổn định:
KT bài cũ.
 Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
a ) Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu giờ học.
Ghi bảng tên bài.
b) HĐ 1: Quan sát tranh, trả lờicâu hỏi.
Nêu yêu cầu.
+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
+ Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với con người?
+ Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
KL: 
+ Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình.
+ Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khoẻ.
+ Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khoẻ mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi.
c) HĐ 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Nêu yêu cầu: Mỗi thành viên nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật/cây trồng đó và nêu những việc nên tránh đối với vật nuôi, cây trồng. Ý kiến các thành viên được ghi lại vào bản báo cáo.
Tên vật nuôi
Những việc em làm để chăm sóc
Những việc nên tránh để bảo vệ
Gọi các nhóm báo cáo.
+ Nhóm 1: Cây trồng.
+ Nhóm 2: Vật nuôi.
KL: 
+ Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu, bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh.
+ Được chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo dễ chết, vật nuôi gầy gò dễ bị bệnh tật.
4. Củng cố, dặn dò:
LHGD: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Dặn dò
 Hát đầu giờ.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi của bài Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
Nghe giới thiệu.
Nhắc lại tên bài.
- Chia nhóm, nhận tranh vẽ và thảo luận trả lời các câu hỏi bên. Đại diện báo cáo trước lớp. Cả lớp theo dõi, bổ sung.
- Tranh 1: Vẽ bạn nhỏ đang bắt sâu cho cây trồng.
- Tranh 2: Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn. Được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn.
- Tranh 3: Các bạn nhỏ đang tưới nước cho cây non mới trồng, giúp cây thêm khoẻ mạnh, cứng cáp.
- Tranh 4: Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẻ, chóng lớn.
- Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau – thức ăn cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Nghe, ghi nhớ. 5HS nhắc lại KL.
- Chia nhóm, thảo luận theo hướng dẫn và hoàn thành bản báo cáo của nhóm. 
Cây trồng
Những việc em làm để chăm sóc cây
Những việc nên tránh để bảo vệ cây
- Đại diện các nhóm báo cáo. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Nghe, ghi nhận.
- Nghe, ghi nhớ.
Học bài. Chuẩn bị bài sau Chăm sóc cây trồng, vật nuôi(tt).
Tập làm văn
Viết thư
I. Mục tiêu: 	
 1. Kiến thức: Viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và abỳ tỏ tình thân ái.
 2. Kỹ năng: Trình bày đúng thể thức thư; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Giáo án.
Viết sẵn gợi ý lên bảng.
Bảng phụ viết trình tự lá thư.
Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
Ổn định.
KT bài cũ.
Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn viết thư:
Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngaòi này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn ấy là người nước nào. Nói được tên của bạn thì càng tốt(có thể dựa theo các tên riêng nước ngaòi đã học trong các bài tập đọc).
Nội dung thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn(để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn).
+ Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
- Mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư.
Chấm, chữa. Nêu nhận xét chung (không đánh giá quá nặng nề các lỗi về chính tả, chữ viết của HS). 
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
 - Dặn dò học sinh học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- 2HS đọc lại bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao.
- Lắng nghe cô giáo giới thiệu bài.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- Đọc yêu cầu.
- 1HS giải thích yêu cầu của BT theo gợi ý.
Nghe, ghi nhớ.
Đọc hình thức trình bày lá thư:
+ Dòng đầu thư(ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô(Bạnthân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ ký và tên.
Tiến hành viết thư vào giấy rời.
Tiếp nối nhau đọc thư.
Viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
Nhận xét giờ học. 
- Học bài. Chuẩn bị bài sau: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
Sinh hoạt tập thể
 (Sổ chủ nhiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 30.doc