Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I.Mục đích yêu cầu:

A- Tập đọc:

- Đọc trôi chảy được toàn bài. Đọc đúng: Lúc -xăm -bua, Mô - ni -ca, Giét -xi -ca, in - tơ -nét, tơ -rưng, lưu luyến. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.

Hiểu các từ ngữ :Lúc -xăm -bua, lớp 6, sưu tầm, in - tơ –nét, hoa lệ. Hiểu nội dung câu chuyện.

- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện .

-GD HS tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

B-Kể chuyện:

 - Dựa vào gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung .

 - Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn .

II.Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Đoạn văn cần HD luyện đọc .

 Bảng lớp viết các gợi ý để HS kể chuyện .

 HS: Sách giáo khoa.

III. Hoạt động dạy- học:

1. Bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ”

H. Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?

H.Em sẽ làm gì sau khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ ?

H.Nêu nội dung bài ?

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
 	Thứ hai 4/ 4 / 2010
Tiết 92+93. TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
GỈp gì ë Lĩc-x¨m-bua
I.Mục đích yêu cầu:
A- Tập đọc:
- Đọc trôi chảy được toàn bài. Đọc đúng: Lúc -xăm -bua, Mô - ni -ca, Giét -xi -ca, in - tơ -nét, tơ -rưng, lưu luyến. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. 
Hiểu các từ ngữ :Lúc -xăm -bua, lớp 6, sưu tầm, in - tơ –nét, hoa lệ. Hiểu nội dung câu chuyện.
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện .
-GD HS tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
B-Kể chuyện:
 - Dựa vào gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung .
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn .
II.Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Đoạn văn cần HD luyện đọc .
 Bảng lớp viết các gợi ý để HS kể chuyện .
 HS: Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ”
H. Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? 
H.Em sẽ làm gì sau khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ ? 
H.Nêu nội dung bài ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện đọc.
-GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
-Gọi 1 HS đọc bài và chú giải.
- Đọc câu, kết hợp sửa phát âm.
- Đọc đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc đoạn trong nhóm .
- Các nhóm đọc giao lưu.
-GV nhận xét – tuyên dương.
-1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H. Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc -xăm -bua , đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ? 
-Yêu cầu HS đọc 2 đoạn còn lại.
H. Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ?
H.Các bạn HS Lúc –xăm –bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?
H. Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này ?
-Y/c HS thảo luận nhóm 3 rút nội dung .
 Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng kể cảm động, nhẹ nhàng.
- Tổ chức thi đọc đoạn 3, cả bài .
-GV nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 4: Kể chuyện.
-Gọi HS nêu yêu cầu .
-GV treo câu hỏi gợi ý lên bảng .
H. Câu chuyện được kể bằng lời của ai ? 
H. Kể bằng lời của là tn ? 
-Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
-Yêu cầu HS kể trong nhóm.
-Tổ chức thi kể.
- GV nhận xét, chấm điểm.
-HS theo dõi
-1HS đọc. Cả lớp đọc thầm .
-HS đọc nối tiếp câu, phát âm từ khó.
-3 HS đọc 3 đoạn+ giải nghĩa từ.
-HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
-Đại diện các nhóm thi đọc. 
- HS nhận xét.
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
-Tất cả HS gt bằng tiếng Việt ; hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt ; gt những vật rất đặc trưng của VN; vẽ Quốc kìVN; nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam : Việt Nam , Hồ Chí Minh.
-Vì cô giáo lớp 6 A đã từng ở VN. Cô thích VN nên dạy trò mình nói Tiếng Việt , kể cho các em biết những điều tốt đẹp về VN . Các em còn tự tìm hiểu về VN trên in -tơ -nét .
-Các bạn muốn biết HS VN học những môn gì, thích bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
-Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý VN ./ Cảm ơn tình thân ái , hữu nghị của các bạn . / Chúng ta tuy ở hai nước xa nhau nhưng quý mến nhau như anh em một nhà .
* Cuộc gặp gỡ thú vị, bất ngờ, thể hiện tình hữu nghị, ĐK giữa các dân tộc.
-Học sinh theo dõi.
- HS thi đọc.
-HS nhận xét.
- Dựa vào gợi ý kể lại câu chuyện bằng lời của em .
-1 thành viên trong đoàn cán bộ VN.
-kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại .
- HS tập kể
- HS thi kể đoạn 1,2.
3. Củng cố – Dặn dò:
-GV gọi 1 H S đọc bài nêu ND - GV kết hợp giáo dục HS .
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
**********************
Tiết 146. TOÁN
LuyƯn tËp
I. Mục tiêu :
-Củng cố về cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ ).
 -Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi , diện tích của hình chữ nhật .
 -Học sinh tính toán cẩn thận, viết số rõ ràng, trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị : 
 GV: Bảng phụ chép bài tập 1.
 HS: Vở - Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy- học :
1.Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. 
	Đặt tính rồi tính L Nêu cách làm)
 1230 + 2101 8794 + 1258 
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1: Củng cố về cộng các số có năm chữ số.
 Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu+ mẫu.
 -Y/c HS dùng chì điền kết quả. Sau thi tiếp sức giữa 2 đội.
-GV và HS NX, sửa. Gọi HS nêu cách làm.
- HS làm phần b tương tự .
* Hoạt đông 2: Củng cố về giải toán -tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
Bài 2 : Gọi HS đọc, phân tích đề .
-1 HS lên tóm tắt, nêu hướng giải và giải. Lớp ghi phép tính ra bảng con..
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : Gọi HS nêu y/c.
-GV lấy VD:Con hái được 17 kg chè , mẹ hái được số chè gấp 3 lần con . Hỏi cả hai mẹ con hái được bao nhiêu kg chè ? 
-1 HS lên giải. Lớp làm vào vở.
-GV chấm 1 số bài, NX- chữa bài. 
Bài 1: Tính ( theo mẫu.)
a, 63548 52379 93959
 19256 38421 6041
 82804 90800 100000
b, 23154 46215 21357
 31028 4072 4208
 17209 19360 919
 71391 69647 26484
Bài 2: Tóm tắt; C rộng: 3 cm
 C dài : Gấp đôi c rộng
 Tính chu vi, dt HCN. 
Bài giải: Chiều dài hình chữ nhật là : 
 3 x 2 = 6 ( cm )
 Chu vi hình chữ nhật là :
 (6+ 3)x2 = 18(cm )
 Diện tích hình chữ nhật là :
 6 x 3 = 18 ( cm2 )
 Đáp số : Chu vi : 18cm. Diện tích :18cm2 .
Bài 3: Nêu bài toán rồi giải bài toán theo TT
Bài giải
 Số ki- lô- gam mẹ hái được là:
 17 x 3 = 51 ( kg )
 Số ki- lô- gam hai mẹ con hái được là:
 51 + 17 = 68 ( kg )
 Đáp số : 68 kg chè
 3. Củng cố – Dặn dò:
 -HS nêu quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
 -Nhận xét tiết học.
************************
Tiết 30. ĐẠO ĐỨC
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG , VẬT NUÔI ( Tiết 2)
I . Mục tiêu :
 -Học sinh hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện .
 -Học sinh biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi ở nhà, ở trường.
 -Học sinh có thái độ đồng tình , ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng ,vật nuôi 
 II. Chuẩn bị: 
 GV : Bảng phụ ghi các tình huống . Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi . Bài hát trồng cây , Em đi giữa biển vàng .
 HS : Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của HS .
-Nêu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
- kể những việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
H. Nêu một số giải pháp tiết kiệm bảo vệ nguồn nước ? 
2. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Báo cáo KQ điều tra.
-Y/c các nhóm trình bày kết quả điều tra:
+ Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết. Cây đó được chăm sóc ntn?
+ Kể tên các con vật em thích. Chúng được chăm sóc ntn? 
-GV nhận xét, tuyên dương 1 số nhóm.
Hoạt động 2 : Đóng vai .
-GV chia nhóm, cho bốc thăm tình huống để đóng vai.
1, T Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây lớp mình đâu, đừng tưới. Là T Anh em sẽ làm gì?
2, Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào. Là Dương em sẽ làm gì?
3, nga đang chơi, mẹ nhắc về cho lợn ăn. Là Nga em sẽ làm gì?
4, Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ công viên cho gần. Là Hải em sẽ làm gì?
* KL:
Hoạt động 3: Vẽ, hát, đọc thơ về việc chăm sóc cây .
-Y/c HS chọn người theo nhóm( VD: nhóm hát, vẽ,). Sau 3 phút lên diễn, (trưng bày)
- GV và HS NX, bình chọn.
Hoạt động 1 : Trò chơi Ai nhanh, ai đúng. 
- GV phổ biến cách chơi: 5 phút mỗi nhóm ghi đúng, nhanh vào 4 cột sẽ thắng.
Việc làm c sóc BV cây
Việc k nên làmvới cây
ViệcCSBV vật nuôi
Việc kvật nuôi
Tỉa cành
Bẻ cành
Tắm,
Bỏ đói,
 Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó . Cây trồng , vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người .
-Đại diện từng nhóm báo cáo( Lớp NX, bổ sung).
-Các nhóm xử lí tình huống, phân vai, sau lên diễn ( NX, bình chọn)
1, T Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu.
2, Dương nên báo cho người lớn hoặc đắp lại bờ ao.
3, Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn.
4, không đi trên thảm cỏ.
-HS thi vẽ tranh, hát, kể chuyện.
VD: Bài hát trồng cây, Tiếng chim trong vườn Bác, Xòe hoa,
- Các nhóm nhận bảng, chơi thi đua.
- Các nhóm trưng bày (NX, bình chọn)
3. Củng cố - dặn dò:
 -GV giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ vườn cây .
 -Nhận xét tiết học . 
 -Về tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng , vật nuôi nơi em sống .
Thứ ba 5 / 4 /2010
Tiết 147. TOÁN
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. Mục tiêu:
 - HS biết được thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000( cả đặt tính và thực hiện phép tính).
 - Aùp dụng phép trừ các số trong phạm vi 100 000 để giải các bài toán có liên quan. Củng cố về giải bài toán bằng phép trừ, quan hệ giữa km và m. 
 - HS làm bài cẩn thận , chính xác. 
II. Chuẩn bị: GV : SGK -Bảng phụ .
 HS: Vở, SGK.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập .
 Đặt tính rồi tính:
 19742 + 56298 + 9875 5065 + 12378 + 67894
 2.Bài mới: Giới thiệu bài -Ghi đề . 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ho ... hi nhớ những quy định khi lên, xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe ô tô xe buýt ( xe khách, xe đò )
- HS biết thực hiện đúng hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng ( PTGTCC ).
II. CHUẨN BỊ:
- Các tranh ( theo SGK ), ảnh cho hoạt động nhóm.
- Các phiếu ghi tình huống cho HĐ3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động 1 : An toàn lên, xuống xe buýt 
H: Em nào đã được đi xe buýt ? ( Hoặc xe khách, xe đò ).
- Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách ? 
- Cho HS xem 2 tranh SGK.
H. Ơû đó có đặc điểm gì để ta dễ nhận ra ?
- Giới thiệu biển số 434 ( bến xe buýt )
H. Xe buýt có chạy qua tất cả các phố không ?
H. Khi lên, xuống xe phải như thế nào ?
* GV mô tả .
- GV nhắc lại các ý trên .
Hoạt động 2 : Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt.
-Chia 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một bức tranh, thảo luận nhóm và ghi lại những điều tốt hay không tốt trong bức tranh của nhóm và cho biết hành động vẽ trong bức tranh là đúng hay sai.
- Các nhóm mô tả hình vẽ trong bức tranh bằng lời và nêu ý kiến của nhóm.
- GV ghi lên bảng những hành vi nguy hiểm chủ yếu, yêu cầu HS mô tả những hành vi đứng, ngồi ở cửa xe khi xe đang chạy, đứng không vịn tay, ngồi trên xe thò đầu , tay ra ngoài.
- GV nhấn mạnh : khi đi trên xe buýt ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng tới người khác.
+ Ngồi ngay ngắn, hkông thò đầu , thò tay ra ngoài cửa sổ.
+ Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh.
+Không để hành lí gần cửa lên xuống hay trên lối đi, không đi lại khi xe đang chạy.
+ Khi xuống xe không xô đẩy và không đi qua đường ngay.
Hoạt động 3 : Thực hành .
- GV chọn 4 tổ, mỗi tổ thảo luận và chuẩn bị diễn lại một trong các tình huống sau :
- GV nhận xét, đánh giá ý kiến các nhóm.
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ :
1. Cần đón xe buýt ở đúng nơi quy định.
2. Khi đi xe em cần thực hiện các hành vi an toàn cho mình và cho người khác.
-bến đỗ xe buýt
-Nơi có mái che, chỗ ngồi chờ hoặc có biển đề “ Điểm đỗ xe buýt” hoặc chỉ có biển đề “ Điểm đỗ xe buýt”. )
- chạy theo tuyến đường nhất định, chỉ đỗ ở các điểm quy định để khách lên, xuống xe. Do đó khi đi xe buýt ta phải chọn đúng tuyến đường mình cần đi
-Chỉ lên, xuống xe khi xe đã dừng hẳn. Khi lên, xuống phải đi thứ tự (như xếp hàng vào lớp). Không được chen lấn xô đẩy.
-Trước khi đặt chân lên bậc lên, xuống phải bám vào tay vịn của xe hoặc nắm tay người lớn để được kéo lên.
- Khi xuống xe không được chạy ngay qua đường.
- 2 -3 em HS lên thực hành động tác lên, xuống xe buýt.
- HS có thể nêu những hành vi : không co chân lên ghế, không ăn quà và ném rác ra xe 
1. Một nhóm HS chen nhau lên xe sau đó tranh nhau ghế ngồi, một bạn HS nhắc các bạn trật tự. Bạn đó sẽ nói như thế nào ?
2. Một cụ già tay mang một túi to mãi chưa lên được xe, hai bạn HS vừa đến để chuẩn bị lên xe. Hai bạn sẽ làm gì ?
3. Hai HS đùa nghịch trên ô tô buýt, một bạn HS khác đã nhắc nhở. Bạn HS ấy nhắc như thế nào ?
4. Một hành khách xách đồ nặng nề ngay lối đi, một HS nhắc nhở và giúp người đó để vào đúng chỗ. Bạn đó nói thế nào ?
- Khi mỗi tổ thực hiện xong, các HS khác nhận xét những hành vi tốt/xấu, đúng/sai trong tình huống đó.
***************************
SINH HOẠT TUẦN 30
I.Mục tiêu:
 -Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 -Đề ra phương hướng tuần tới.
 -Giáo dục học sinh có tinh thần kỉ luật cao trong giờ sinh hoạt.
II.Tiến hành sinh hoạt:
 1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
 *Đạo đức:
 -Học sinh ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô và người lớn. Đoàn kết, thân ái với bạn bè. 
 -Giữ gìn thân thể sạch sẽ.
 *Học tập:
 -Học sinh đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, nghiêm túc.
 -Duy trì khá tốt nề nếp học tập. Tham gia xây dựng bài sôi nổi, tích cực hưởng ứng phong trào hoa điểm 10, có cố gắng rèn chư,õ giữ vở. Tiêu biểu em:Quỳnh, Thy, Tuấn, Uyên.
 -Kèm cặp bạn học tập có tiến bộ, em Uyên kèm em Đắc Min.
 Tuy nhiên trong lớp còn một số em tiếp thu bài chậm, chữ viết chưa đẹp hay quên sách, vở em Vinh, Hợp, An.
 -Giáo viên thường xuyên kèm cặp, liên hệ với phụ huynh giúp đỡ tạo điều kiện để các em học tập tốt hơn.
 *Hoạt động ngoài giờ:
 -Tham gia tìm hiểu về ý nghĩa 30/4 và 1/5 khá tốt, sinh hoạt văn nghệ sôi nổi.
 -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
 -Sinh hoạt Sao đều đặn. Chăm sóc công trình măng non thường xuyên.
 II. Phương hướng tuần tới:
 -Tập trung ôn tập Thi đố vui ôn luyện.
 - Học sinh tham gia tìm hiểu An toàn giao thông đầy đủ. Hầu hết học sinh hiểu bài.
 -Thực hiện vệ sinh nơi công cộng tốt.
 -Hưởng ứng các phong trào học tập sôi nổi.
 -Đóng góp các khoản tiền đầy đủ.
Tiết TẬP ĐỌC
NGỌN LỬA Ô – LIM - PÍCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Luyện đọc đúng các từ ngữ : Ô – lim - pích, ô – lim – pi –a, 3000 năm, trai tráng, nguyệt quế, năm 1894, hữu nghị, đoạt giải,. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng trang trọng.
 -Rèn kĩ năng đọc - hiểu : Hiểu các từ ngữ :tấu nhạc, xung đột, náo nhiệt, khôi phục. Học sinh hiểu được nội dung bài : Đại hội Thể thao Ô – lim – pích được tổ chức trên phạmvi toàn thế giới( bắt đầu từ 1894), là tục lệ đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô– lim – pi- a tới nơi tổ chức đại hội thể hiện ước vọng hòa bình, hữu nghị của các dân tộc trên thế giới.
 -Bồi dưỡng cho HS tinh thần thể thao và hữu nghị với bạn bè quốc tế.
II. Chuẩn bị :
 GV : Tranh minh hoạ, một vài bức ảnh vận động viên Việt Nam dự Đại hội Thể thao Ô – lim – pích(ví dụ :Trần Hiếu Ngân, ), ảnh về lễ tấu nhạc chúc mừng và đặt vòng nguyệt quế lên đầu người chiến thắng.
 Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
 HS : Sách giáo khoa .
III. Hoạt động dạy- học:
 1. Bài cuÕ : Gọi3 HS đọc bài: “Một mái nhà chung”. 
 H.Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?( Hiếu)
 H.Mái nhà chung của muôn vật là gì ?( Thảo)
 H. Nêu nội dung chính? (Hoà)
 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-GV đọc mẫu lần 1.
-Gọi 1 HS đọc.
-Yêu cầu HS đọc theo từng câu.
-GV theo dõi - Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn - GV hướng dẫn cách ngắt giọng các câu khó.
-Hướng dẫn đọc trong nhóm .
-Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
-GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 : Từ đầu đến sự có mặt của người tứ xứ. 
H.Đại hội Thể thao Ô- lim – pích có từ bao giờ?
+Tục lệ tổ chức Đại hội này đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ.
H. Tục lệ của Đại hội có gì hay?
+ Đại hội tổ chức bốn năm một lần, vào tháng 7, kéo dài 5, 6 ngày. Thanh niên trai tráng thi nhiều môn thể thao : chạy, nhảy, bắn cung,  . Người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng, được đặt trên đầu một vòng nguyệt quế. Mọi cuộc xung đột trong thời gian đại hội đều phải tạm ngừng.
*Giảng từ: +tấu nhạc : nổi nhạc lên.
 +xung đột : ý nói chiến tranh.
 +náo nhiệt : ồn ào, sôi động.
-Yêu cầu HS đọc còn lại.
H.Theo em, vì sao người takhôi phục Đại hội Thể thao Ô – lim – pích?
+Vì tục lệ này khuyến khích mọi người tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe./ Vì Đại hội tạo điều kiện cho các dân tộc trên toàn thế giới thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác./ 
*Giảng từ : + khôi phục : lập lại.
- GV giới thiệu thêm về Đại hội Thể thao Ô – lim – pích và các môn thể thao trong Đại hội Thể thao Ô – lim – pích ngày nay; giới thiệu tranh ảnh vận động viên Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao (Trần Hiếu Ngân – người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Bạc môn võ tê – côn – đô ở Đại hội thể thao Ô – lim- pích.)
-Gọi HS đọc cả bài.
-Yêu cầu HS suy nghĩ tìm nội dung chính của bài và trình bày.
-GV chốt – ghi bảng :
Nội dung chính : Đại hội Thể thao Ô – lim – pích được tổ chức trên toàn thế giới thể hiện ước vọng hòa bình, hữu nghị của các dân tộc.
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
-Hướng dẫn cách đọc bài.
-Giáo viên theo dõi - sửa sai .
-Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn văn.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Mời 2 HS thi đọc trước lớp.
-Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
-HS lắng nghe .
-1 HS đọc toàn bài và chú giải.
-HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy.
-Phát âm từ khó.
-Đọc từng đoạn nối tiếp.
-HS đọc theo nhóm bàn.
-Đại diện các nhóm đọc - nhận xét .
-1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
 -Ý kiến phát biểu - nhận xét.
-Theo dõi.
-1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
-Học sinh phát biểu ý kiến.
-Học sinh theo dõi.
-1 HS đọc - lớp đọc thầm theo.
-HSsuy nghĩ – trình bày.
-HS nhắc lại.
-HS theo dõi - đọc theo hướng dẫn. 
-3 HS thi đọc - lớp theo dõi.
 - 2 HS xung phong thi đọc.
-Lớp theo dõi – nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
 3. Củng cố – Dặn dò : 
 -1 HS nhắc nội dung chính của bài – GV kết hợp giáo dục HS .
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập.
*************
-GV chốt ý – Ghi bảng.
 Câu chuyện ca ngợi tình thân ái , hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lúc – xăm - bua .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 30(5).doc