- MỤC TIÊU:
- Biết cộng các số có đến 5 chữ số( có nhớ ). Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.Bài tập cần làm: Bài 1( cột 2,3); bài 2,3. *KKHS tự đặt đề toán bài 3.
- Học sinh biết tính và vận dụng được cách cộng vào giải toán thành thạo.
- GD ý thức học môn toán, có kĩ năng tính toán sốcó nhiều chữ số.
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng con.
Tuần 30 Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013 Chào cờ Toán Tiết 146: Luyện tập I- Mục tiêu: - Biết cộng các số có đến 5 chữ số( có nhớ ). Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.Bài tập cần làm: Bài 1( cột 2,3); bài 2,3. *KKHS tự đặt đề toán bài 3. - Học sinh biết tính và vận dụng được cách cộng vào giải toán thành thạo. - GD ý thức học môn toán, có kĩ năng tính toán sốcó nhiều chữ số. II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con. III- Các hoạt động dạy- học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật ? Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều dài là 2dm, chiều rộng là 70cm. GV nhận xét – ghi điểm Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: Gv ghi bài tập lên bảng ( Bỏ cột 1 của phần a,b ). - Hướng dẫn cách tính tổng 3 số hạng của phần b: 23154 + 31028 + 17209 = ? - Gv nhận xét- Sửa sai + Chốt cách cộng nhiều số hạng có 5 chữ số. 2 HS nêu 1 HS lên bảng Lớp ghi phép tính vào bảng con. Nhận xét - đánh giá a) Hs vận dụng làm theo mẫu. Đs: 82.804; 91.800; 63.800; 100.000. - HS làm 2 phép tính đầu mỗi phần. b) Hs theo dõi, tính. Đs:71.391; 69.647; 80.591; 26.484. - hs làm bảng con từng phần còn lại. Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật cần biết gì? Làm như thế nào? *KKHS tự tóm tắt, làm vào vở. - GV chấm, chữa bài. +Chốt cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.( Lưu ý đơn vị đo). - 1HS đọc đề toán. - Chiều rộng hình chữ nhật là 3 cm, cd gấp đôi cr. - Chu vi ? cm. Diện tích ? cm2. - cần biết chiều dài, chiều rộng. HS tóm tắt, làm vào vở Đs: 18 cm, 18 cm2. Bài 3: - Gv tóm tắt bài toán lên bảng. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? *KKHS hs tự đặt đề toán, làm vào vở, GV chấm, chữa bài. + Chốt cách giải bài toán bằng 2 phép tính. - Hs theo dõi. - Con 17 kg, mẹ gấp 3 lần con. - Cả 2 mẹ con ? kg. - HS đặt đề toán . - Đáp số: 68 kg. IV, Củng cố - dặn dò: - Nêu cách cộng nhiều số? Nêu cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật? - Nhận xét giờ học.- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào tính toán các bài tập tương tự. Tập đọc - Kể chuyện Gặp gỡ ở Lúc - xăm - bua I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 1- Hs đọc trơn, đọc diễn cảm toàn bài. - Chú ý các từ ngữ: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến... - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật trong câu chuyện. 2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu các từ được chú giải cuối bài: Lúc- xăm- bua, lớp 6, đàn tơ- rưng, tuyết, hoa lệ - Hiểu nội dung của truyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua - GD HS: Tình đoàn kết , gắn bó giữa các dân tộc.GDKNS: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Tư duy sáng tạo. B - Kể chuyện: 1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào gợi ý, hs biết nối tiếp nhau kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. - Kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên. 3- Rèn kĩ năng nghe: - Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể. II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy - học: *Tập đọc: A- Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước các em được học bài gì? - Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích? - Qua bài tập đọc em sẽ làm gì? - GV nhận xét chung. B - Bài mới: - Giới thiệu bài: - Hoạt động1: Luyện đọc: - GV đọc toàn bài. - GV cho hs quan sát tranh minh hoạ. - Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: (+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến... (+) Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn? + Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + GV kết hợp giải nghĩa từ: Lúc- xăm- bua, lớp 6, đàn tơ- rưng, tuyết, hoa lệ. (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3. - GV theo dõi, sửa cho 1 số hs. Hoạt động2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Đến thăm 1 trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ VN gặp những điều gì bất ngờ, thú vị? - Vì sao các bạn lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? - Các bạn hs Lúc- xăm- bua muốn biết điều gì về thiếu nhi VN? - Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này? Hoạt động3: Luyện đọc lại: - GV đọc diễn cảm đoạn 2. - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2, tổ chức cho hs thi đọc. - Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. - 2 học sinh lên bảng, lớp nhận xét. - Học sinh theo dõi. - Hs quan sát tranh. - Hs đọc nối tiếp từng câu -> hết bài (2 lượt). - 3 đoạn . - Hs đọc nối tiếp từng đoạn -> hết bài ( 2 lượt). - Hs đọc theo nhóm 3. - 3 nhóm thi đọc. - Hs đọc thầm toàn câu chuyện. - tất cả hs lớp 6A đều giới thiệu bằng Tiếng Việt. - Vì cô giáo của các bạn đã từng ở VN. - ...muốn biết học sinh VN học những môn gì, thích những bài hát nào. - Hs nêu: Cảm ơn các bạn hs Lúc- xăm- bua... - *KK 3HS thi đọc đoạn 2. Hoạt động4: Kể chuyện: 1- GV nêu nhiệm vụ: - Dựa vào các gợi ý và trí nhớ để kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của mình. 2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: - Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai? - Kể bằng lời của em là kể như thế nào? + Gọi 1 hs đọc gợi ý trong SGK. - Gv yêu cầu hs tự ghi nhớ câu chuyện trong 2 phút. - Yêu cầu hs luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi, gọi 1 số nhóm trình bày. - Gv nhận xét, cho điểm. - Tổ chức cho hs thi kể câu chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay nhất. IV. Củng cố- Dặn dò: - Qua câu chuyện này, em thấy mình phải làm gì để tỏ tình đoàn kết với thiếu nhi thế giới? - Dặn HS luyện đọc, kể chuyện. Tập viết Ôn chữ hoa U I-Mục tiêu: + KT: Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U( 1 dòng ), viết đúng các tên riêng: Uông Bí( 1 dòng ) và câu ứng dụng ( 1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ: Uốn cây ... còn bi bô. + KN: Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp, sạch sẽ. *KKHS Viết đẹp và viết thêm dòng câu ứng dụng + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong luyện chữ viết và tính cẩn thận,yêu thích chữ viết Tiếng Việt. II- Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa U. - Từ và câu ứng dụng viết bằng cỡ chữ nhỏ vào bảng phụ. III- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra Bài cũ: HS viết bảng con chữ hoa: T, Th, Tr B- Bài mới: Hoạt động1- Giới thiệu bài: Hoạt động2- Hướng dẫn viết chữ hoa: - Gv đưa bảng phụ ghi nội dung bài viết * Giới thiệu chữ viết hoa: U - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết chữ hoa: U - Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết. + Lưu ý: viết nét móc đẹp , mềm. * Giới thiệu từ ứng dụng: Uông Bí - Uông Bí ở đâu ? - GV bổ sung thêm: Uông Bí là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh. + Lưu ý: khoảng cách của các con chữ, các chữ trong một tiếng, từ. * Giới thiệu câu ứng dụng: " Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn bi bô " - Cho HS quan sát nhận xét chiều cao các chữ. - Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng - Yêu cầu viết bảng. - GV sửa cho HS. Hoạt động3. Hướng dẫn viết vở: - 1 HS đọc bài viết - Học sinh tìm các chữ hoa trong bài: U, B, D. -HS nhắc lại cách viết. - Luyện viết bảng con: U, B, D. - 1 HS nêu, nhận xét. - Nêu cách viết và quy trình viết từ ứng dụng. - Học sinh luyện viết bảng: Uông Bí. - HS đọc câu ứng dụng. - Nêu chiều cao các con chữ . - nhận xét . (Dạy con phải dạy ngay từ khi còn nhỏ mới dễ hình thành thói quen tốt.) - Học sinh luyện viết bảng: Uốn cây , Dạy con - Nhắc nhở học sinh trước khi viết - Yêu cầu học sinh viết vở - Chấm bài - Nhận xét. - Học sinh viết vào vở từng dòng. *KKHS viết thêm phần chữ nghiêng. IV. Củng cố ,dặn dò - Nhắc lại cấu tạo, cách viết chữ hoa U. - GV nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau. Toán+ Luyện tập: Phép cộng các số trong phạm vi 100 000 I- Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng các số trong phạm vi 100 000 - Rèn kỹ năng tính tổng các số trong phạm vi 100 000 và giải các bài toán có liên quan (Khuyến khích Hs giải bài toán về tính tuổi) - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II Các hoạt động dạy và học. Hoạt động1- ổn định tổ chức. Hoạt động2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tính tổng biết các số hạng lần lượt là: a) 46 954 và 22 617 c) 34 652 và 15 289 b) 30 905 và 1 864 d) 452 và 49 371 - Gv cho Hs làm bài, giúp đỡ Hs yếu. + Củng cố cho Hs cách đặt tính, cách cộng. Bài 2: Một nhóm thợ nhận lắp 10km dây điện thoại. Nhóm đã lắp được 3050m. Hỏi nóm đó còn phải lắp bao nhiêu mét dây điện thoại nữa? - Gợi ý : Hs đổi 10 km = ...m - Chữa bài cùng Hs. + Củng cố giải bài toán đơn có lên quan đến đơn vị đo độ dài. Bài 3: Trong kho có 75369 kg muối. Người ta đã xuất 4 lần mỗi lần xuất 5300 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki-lô-gam muối? - Quan sát Hs làm bài. - Nhận xét bài làm của Hs. + Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính Bài 4: Tính bằng cách hợp lí a) 18936 + 4729 + 1064 + 271 b*) 37 x 18 - 9 x 74 + 100 - Hướng dẫn Hs đổi chỗ các số hạng để cộng tròn trăm ( Phần a), tách thừa số để xuất hiện các thừa số giống nhau (phần b) + Củng cố cách tính hợp lí dạng tính tổng nhiều số và tách số trong phép nhân Bài 5*: Trước đây 5 năm, mẹ 30 tuổi và tuổi Lan bằng tuổi mẹ. Hỏi hiện nay tuổi mẹ hơn tuổi Lan là bao nhiêu? - Muốn biết hiện nay tuổi mẹ hơn tuổi Lan ta cần biết gì? - Muốn tìm được được tuổi mẹ, tuổi Lan hiện nay ta cần biết gì? - Gv theo dõi, giúp đỡ Hs làm bài + Củng cố bài toán về tính tuổi - Chấm bài cho 1 số đối tượng Hs. - Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con. - Nêu cách thực hiện. - xác định yêu cầu cầu bài. - Vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán. - Trình bài bài làm vào vở. 1 Hs lên làm bảng lớp. - Chữa bài - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Phân tích bài toán. - Trình bày bài làm. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Hs làm bài - chữa bài. 18936 + 4729 + 1064 + 271 = ( 18936 +1064) + (4729 + 271) = 20 000 + 5000 37 x 18 - 9 x 74 + 100 = 37 x 2 x 9 - 9 x 74 + 100 = 74 x 9 - 9 x 74 + 100 = 0 + 100 - Đọc bài toán. - Phân tích bài toán. - ... tuổi mẹ và tuổi Lan hiện nay - ... tuổi mẹ và tuổi Lan trước đây 5 năm - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. III- Củng cố - Dặn dò:- Nêu cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000? - Nhận xét giờ học Tin hoc Giáo viê ... uyện tập chung I- Mục tiêu: + HS biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000, giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.Bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4. + Rèn kỹ năng cộng, trừ nhẩm các số tròn chục nghìn; phép cộng trừ các số trong phạm vi 100 000, giải toán. + Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán. II- Hoạt động dạy học: A- Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài 2,3 tiết 149 B- Bài mới: Hoạt động1: - Giới thiệu bài. Hoạt động2: - Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1:Không yêu cầu viết phép tính, chỉ yêu cầu trả lời - Bài yêu cầu làm gì ? - GV viết bảng: 40000 + 30000 + 20000 = ? - Yêu cầu HS tính. - Gọi HS nêu cách tính. - Tương tự HS nêu miệng. - GV nhận xét - chữa bài. Bài tập 2: - Yêu cầu HS làm nháp. - GV nhận xét và gọi HS nêu cách đặt tính và tính. Bài tập 3: - Giúp HS phân tích đề và tìm cách giải.- Yêu cầu giải vở. - GV thu chấm nhận xét. - Chốt cách giải dạng toán bằng 2 phép tính. Bài tập 4: - HD giải bài vào vở. - GV thu chấm, nhận xét. - Chốt cách giải dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. - HS nghe. - HS quan sát bài 1 SGK. - 1 HS trả lời. - 1 HS đọc đầu bài. - HS nêu kết quả. 4 chục nghìn + 3 chục nghìn + 2 chục nghìn = 9 chục nghìn. Vậy:40000 + 30000 + 20000 = 90000 - HS trả lời miệng - Nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu bài, HS khác theo dõi. - HS làm nháp, 2 HS lên bảng. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - HS giải vở, 1 HS lên chữa. 68700 + 5200 = 73900 (cây). 73900 - 4500 = 69400 (cây). - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - HS làm bài vào vở, KK1 HS lên chữa. 10000 : 5 = 2000 (đồng) 2000 x 3 = 6000 (đồng). III- Củng cố dặn dò:- Nêu cách cộng, trừ nhẩm các số tròn chục nghìn? - GV nhận xét tiết học. Nhắc HS xem lại bài – chuẩn bị bài sau: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. Tin hoc Giáo viên chuyên dạy Tự nhiên và xã hội Bài 60: Sự chuyển động của trái đất I- Mục tiêu. - Biết sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh mặt trời. - Biết quay qủa địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. - Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời .*KKHS biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. - Giáo dục lòng ham muốn hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, có ý thức khám phá vũ trụ.Yêu quý và bảo vệ Trái Đất. GDKNS: phát triển khả năng tư duy sáng tạo. II- Đồ dùng. - Quả địa cầu. - Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 114, 115. III- Các hoạt động dạy và học. A- Kiểm tra bài cũ: + Trái đất có hình gì? + Nêu đặc điểm của quả địa cầu? Tác dụng của nó? B- Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động1: Thực hành theo nhóm. + Mục tiêu: Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và cho biết: Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? - Hướng đó đi từ phương nào sang phương nào? - Yêu cầu một số học sinh lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất. KL:Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó. Hoạt động2: Quan sát tranh. + Mục tiêu: Biết Trái Đất đồng thời vừa tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời. - Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh mặt trời trong hình 3- SGK. - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp câu hỏi 2 SGK. - Trái Đất đồng thời tham gia mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào? + Kết luận: Trái đất đồng thời tham gia vào 2 chuyển động: - Tự quay quanh mình nó. - Quay xung quanh Mặt Trời. Hoạt động3: Trò chơi Trái Đất quay. + Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi (SGK trang 115). - Nếu nhìn từ cực Bắc xuống Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. -... Tây sang Đông. - Hs lên bảng quay quả địa cầu. - Học sinh mô tả những gì quan sát được: Trái Đất đang tự quay quanh mình nó theo hướng từ Tây sang Đông đồng thời Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời. -... 2 chuyển động: tự quay quanh mình nó và quay quanh Mặt Trời. - Nghe luật chơi. - 2 đội tham gia trò chơi. IV- Củng cố - Dặn dò: - Kể những điều em biết về Trái Đất? - Chuẩn bị bài sau: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời Tiếng Việt + Luyện: Viết thư I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết: Dựa vào gợi ý viết được một bức thư ngắn cho một bạn ở xa để kể cho bạn nghe về tình hình học tập của trường, lớp mình hiện nay. - Rèn kĩ năng viết thành câu đủ ý, đúng, hay. - Giáo dục học sinh tình đoàn kết , thân ái với bạn bè. - GDKNS: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Tư duy sáng tạo.Thể hiện sự tự tin. II. Chuẩn bị- Bảng phụ chép câu hỏi gợi ý. - Mỗi HS chuẩn bị 1 phong bì thư, 1 tem thư và giấy viết thư. III- Các hoạt động dạy và học. ổn định tổ chức: Hoạt động1: Ôn kiến thức cũ Một lá thư gồm có các phần nào? Nội dung từng phần? - Nêu cách trình bày một bức thư? Chốt cách trình bày một bức thư: + Phần đầu của lá thư. + Lời xưng hô. +Nội dung + Lời chào(chúc) cuối thư. - ... phần đầu thư, phần chính và phần cuối + Phần đầu: - địa điểm, thời gian viết thư - lời chào, lời xưng hô với người nhận thư + Phần chính: - lí do, mục đích viết thư - ND thăm hỏi, kể chuyện + Phần cuối: lời chào, lời hứa hẹn, chia tay, kí tên... Hoạt động2: Luyện tập Đề bài: Em hãy viết thư cho bạn ở nơi xa và kể về tình hình học tập của mình cho bạn biết. + Một lá thư gồm có các phần nào? - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. + Đối tượng nhận thư là ai? + Nội dung thư viết gì? Giáo viên gạch chân yêu cầu chính của đề bài. - Yêu cầu học sinh trình bày miệng từng phần của bức thư. + Sau lời xưng hô thường thể hiện bằng dấu hiệu gì? - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. + Nội dung thư phải thể hiện: - Lí do viết thư cho bạn. - Lời thăm hỏi. - Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình hiện nay. * Bày tỏ tình thân ái với bạn, mong được gặp bạn. - Liên hệ gdhs đoàn kết với bạn bè. - Yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp. - *KK 1 - 2 học sinh lên trình bày miệng toàn bộ bức thư. - Yêu cầu học sinh trình bày bài viết vào vở. - GV chấm bài, nhận xét về: + Nội dung. + Cách diễn đạt. - Đọc bài văn hay cho lớp nghe. - Học sinh nêu miệng. -...bạn thân. -...kể về tình hình học tập của em cho bạn biết. - Học sinh trình bày miệng, bạn nhận xét, bổ sung. -...dấu (!) - *KKHS : bài viết phải thể hiện được cảm xúc. - Học sinh lên bảng trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh đọc bài viết của mình. - Nhận xét bài viết của bạn. - HS viết bài vào vở khoảng 7 câu. *KKHS viết nhiều hơn 7 câu. IV- Củng cố - Dặn dò. - Về nhà có thể viết lại bức thư, làm phong bì, dán tem và gửi cho bạn thân (nếu có). Nhận xét giờ học. Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt Sao Nội dung do Đoàn Đội tổ chức Tiếng Anh Giáo viên chuyên dạy Duyệt giáo án tuần 30 .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Sinh hoạt Sinh hoạt Sao - Tuần 30 I. Mục tiêu: - Nhi đồng thấy được ưu khuyết điểm của mình và của bạn trong 2tuần.Chọn sao xuất sắc nhất. - Nắm được phương hướng hoạt động sao tuần trước. - Có ý thức phấn đấu trở thành đội viên. II Chuẩn bị : Gương nhi đồng chăm ngoan học giỏi III Nội dung buổi sinh hoạt . 1 Sao trưởng của 6 sao lên nhận xét các hoạt động của sao mình trong 2 tuần qua về Các nội dung :truy bài,vệ sinh,múa hát tập thể ,thể dục,học tập và các hoạt động khác. 2 Các thành viên trong sao phát biểu ý kiến. 3 Các sao nhận xét lẫn nhau,góp ý cho từng bạn . 4 Bình chọn sao xuất sắc nhất trong tuần ,nhi đồng chăm ngoan,tiêu biểu nhất. 5 GV nhận xét chung -Tuyên dương nhi đồng ,sao xuất sắc nhất. -Nhắc nhở nhi đồng,sao chưa thực hiện tốt nội quy của sao ,của lớp. IV Phương hướng hoạt động sao tuần 31 -Thực hiện tốt nội quy của đội ,của sao,của lớp. - Các nhi đồng trong sao giúp đỡ nhau trong học tập để cùng nhau tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập. V Chương trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể điều khiển chương trình văn nghệ. Kí duyệt giáo án ... Cẩm Chế, ngày.....tháng 3 năm 2013 Tập làm văn Viết thư I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng viết: : Dựa vào gợi ý viết được một bức thư ngắn cho một bạn ở xa để kể cho bạn nghe về tình hình học tập của trường, lớp mình hiện nay. - Rèn kĩ năng viết thành câu đủ ý, đúng, hay. - Giáo dục học sinh tình đoàn kết , thân ái với bạn bè. - GDKNS: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Tư duy sáng tạo.Thể hiện sự tự tin. II. Chuẩn bị- Bảng phụ chép câu hỏi gợi ý. - Mỗi HS chuẩn bị 1 phong bì thư, 1 tem thư và giấy viết thư. III. Hoạt động dạy và học : Hoạt động1. Kiểm tra bài cũ. - Kể lại 1 hoạt động thể thao của trường ( hoặc một tiết học thể dục )mà em thích. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Hoạt động2. Bài mới. 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng * Hướng dẫn thực hiện bài tập. - Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn cho một bạn ở xa để kể cho bạn nghe về tình hình học tập của lớp mình hiện nay. - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Treo bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý. +Em viết thư cho ai? Bạn đó tên là gì? Bạn đó sống ở đâu? + Lí do để em viết thư cho bạn là gì? + Nội dung bức thư em viết gì? + Em kể về mình ra sao? Em thăm hỏi bạn những gì?Kể cho bạn nghe về điều gì? - Cho học sinh viết vào vở. - Yêu cầu học sinh đọc bài viết của mình. - Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Yêu cầu viết phong bì, dán tem. 3. Củng cố. - Với bạn bè, em cần có tình cảm như thế nào?. - Nhận xét tiết học. - 2 em kể. Lớp nhận xét. - Ghi vở, mở sách giáo khoa. - HS đọc. - Học sinh trả lời từng câu. Lớp nhận xét, bổ sung. - Học sinh thực hiện viết vào giấy nháp theo gợi ý. - *KK1 HS nói trước lớp. Cho 5 - 7 em khác nói. Lớp nhận xét. - Học sinh dựa vào giấy nháp viết vở khoảng 7 câu. – *KKHS: viết nhiều hơn ( từ 7 đến 10 câu) bài viết phải thể hiện được cảm xúc.
Tài liệu đính kèm: