Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trường TH Lộc Hòa

Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trường TH Lộc Hòa

HOẠT ĐỘNG GOÀI GIỜ LÊN LỚP

TRÒ CHƠI LUYỆN TRÍ THÔNG MINH VỚI NỘI DUNG

 VỀ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN

I / Mục tiêu

 - Hiểu biết một số khái niệm môi trường xung quanh.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát ,khai thác thông tin,định nghĩa các khái niệm ,kỹ năng so sánh và đánh giá ,kỹ năng đề ra câu hỏi ,hình thành và phát triển những nhận định ,những kết luận của HS.

 - Góp phần nâng cao lòng yêu thiên nhiên ,yêu môi trường cho HS.

*Thời gian :35 phút

*Địa điểm :trong lớp học

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 30 - Trường TH Lộc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GOÀI GIỜ LÊN LỚP 
TRÒ CHƠI LUYỆN TRÍ THÔNG MINH VỚI NỘI DUNG
 VỀ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN
I / Mục tiêu
 - Hiểu biết một số khái niệm môi trường xung quanh.
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát ,khai thác thông tin,định nghĩa các khái niệm ,kỹ năng so sánh và đánh giá ,kỹ năng đề ra câu hỏi ,hình thành và phát triển những nhận định ,những kết luận của HS.
 - Góp phần nâng cao lòng yêu thiên nhiên ,yêu môi trường cho HS.
*Thời gian :35 phút
*Địa điểm :trong lớp học 
II/ Chuẩn bị
 Tranh,bút dạ,giấy A4.
III/Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Việc 1 : GV giới thiệu chung về trò chơi
 Chúng ta sẽ chơi 2 trò chơi ,đó là trò chơi định nghĩa 2 khái niệm và khám phá bức tranh bí ẩn 
 Chia lớp thành các nhóm từ 3 đến 4 HS 
 *Việc 2 : GV hướng dẫn HS chơi trò chơi 
A/ Trò chơi định nghĩa các khái niệm 
 Đưa ra các câu đố đơn giản cho HS suy nghĩ thới gian 7 phút
VD : câu 1 :Chân đỏ
 Cổ dài
 Nó mổ vào gót chân
 Hãy chạy đi ,đừng ngoái cổ lại
(con ngỗng)
 Câu 2: đuôi chìa khóa
 Mõm nhụy hoa
 Trên người có hai hàng cúc
 Đó là con gì?
 (con lợn)
B / trò choi khám phá bức tranh bí ẩn 
Phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh giống nhau và xem bức tranh vẽ gì ,các em dùng bút màu vẽ lại(các con vật ,củ ,quả.)
 *Việc 3 :Trao đổi,nhận xét,đánh giá
Nhận xét kết quả các nhóm và khen thưởng 
HS thực hiện theo nhóm 
Vẽ lại hiện tượng hay con vật đó theo lời mô tả và tìm ra tên của hiện tượng hay con vật đó 
HS vẽ lại theo nhóm
Các nhóm nhận xét và thảo luận về quan sát nhanh và quan sát hàng ngày
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 
GẶP GỠ Ở LÚC-XĂM-BUA 
I/. Mục tiêu :
Biết Đọc phân biệt người dẫn chuyện với lời nhân vật 
Hiểu được nội dung : cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ thú vị thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết cán bộ Việt nam với HS một trường TH ở Lúc –xăm-bua 
GD HS biết đoàn kết 
KNS: KN giao tiếp
Kể chuyện: 
 kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ýcho trước (SGK)
HSKG biết kể toàn bộ câu chuyện
 II/Chuẩn bị: 
Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng ghi nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
3/ Bài mới: 
+ Em đã bao giờ gặp người nước ngoài chưa? Em đã giao tiếp với họ chưa?
GV chốt ý GT àghi bảng 
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. 
*Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-YC HS đọc đoạn 1.
-Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua,  điều gì bất ngờ, thú vị?
-Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
-Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
-YC HS đọc đoạn 3.
-Tìm những tư ngữ thể hiện tình cảm của HS Lúc-xăm-bua đối với đoàn các bộ Việt Nam lúc chia tay?
-Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này
* Luyện đọc lại:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc .
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện:
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
-GV HD cho HS kể theo lời của mình
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện -Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
 +Nếu được đến thăm một trường nào khác em sẽ giới thiệu như thế nào về ngôi trường chúng ta đang học?
GV chốt ý GD HS.
Nhận xét giờ học dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho giai đình nghe.
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
HS nhắc lại tựa bài 
KN đọc hợp tác
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Quan sát 
Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
HS nối tiếp nhau đọc đoạn
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc nối tiếp.
KT: Đặt câu hỏi
-1 HS đọc đoạn 1.
-Tất cả HS . bằng Tiếng Việt..
-Vì cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam. 
-Muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
-1 HS đọc đoạn 3.
-Các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến dưới làm tuyết bay mù mịt.
-HS phát biểu: Chúng tôi rất cám ơn các bạn vì các bạn đã yêu quí Viết Nam. 
KT: Đọc hợp tác
-HS theo dõi GV đọc.
-2 HS đọc.
-3-4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
-1 HS đọc YC SGK.
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1. 
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-3 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét.
HSKG: Kể toàn bộ câu chuyện
ĐẠO ĐỨC
Bài 14: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết 1)
I.Mục tiêu :
 Học sinh có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Kể được một số lợi ích của cây trồng ,vật nuôi Đ/V đ/s con người 
Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng vật nuôi 
Tham gia tích cực các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
HSKG:Biết vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi
KNS:KN trình bày,KN ra quyết định, KN đảm nhiệm trách nhiệm.
GDBVMT: Tham gia bảo vệ,chăm sóc cây trồng,vật nuôi là góp phần phát triển,giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II Chuẩn bị:
 Tranh ảnh ,thẻ (xanh,đỏ)thể hiện ý kiến. 
III. Lên lớp:
	Hoạt động của giáo viên	
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: -Tại sao ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguốn nước?
3.Bài mới:
+ Nhà em trồng những cây gì và nuôi những con vật gì/
+ Em có chăm sóc chúng không?
GV chốt ý_GTB
.Hoạt động 1: Quan sát tranh và TLCH
MT: Biết một số lợi ích của cây.
 +Trong tranh các bạn đang làm gì?
+Làm như vậy có tác dụng gì?
+Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với con người?
+Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
-GV rút ra kết luận: 
+Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khoẻ.
+Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khoẻ mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
MT: Biết một số biện pháp chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- HS chia thành nhóm, mỗi thành viên nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc
-Ý kiến của các thành viên được ghi lại vào báo cáo:
Tên vật nuôi
Những việc em làm để chăm sóc
Những việc nên tránh để bảo vệ
-Yêu cầu các nhóm trình bày báo cáo của nhóm mình.
-Rút ra các kết luận:
+Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu, bỏ là già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh.
+Được chăm sóc chu đáo, cây trồng, vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo dễ chết, vật nuôi gầy gò dễ bị bệnh tật
4. Củng cố – dặn dò:
+ Nhìn thấy mấy em nhỏ đang trèo cây bẻ nhánh .Em sẽ làm gì khi ấy?
GV chốt ý GDHS
-Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị cho tiết sau
-2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét.
-Nước rất cần thiết đối với cuộc sống với con người. 
HS nhắc lại tựabài 
KT: Thảo luận nhóm
-HS chia thành các nhóm, nhận xét tranh vẽ và thảo luận và trả lời các câu hỏi.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
HSKG:Biết vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi
GDBVMT: Tham gia bảo vệ,chăm sóc cây trồng,vật nuôi là góp phần phát triển,giữ gìn và BVMT.
KT: Chia nhóm- thảo luận
-HS chia thành nhóm, thảo luận theo HD của GV và hoàn thành báo cáo của nhóm:
Cây trồng
Những việc em làm để chăm sóc cây
Những việc nên tránh để bảo vệ cây
-Các nhóm dán báo cáo lên bảng.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
-Lắng nghe và ghi nhận.
*THSDNL&HQ:
Chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật 
nuôi là góp phần giữ gìn ,BVMT,bảo vệ thiên nhiên ,góp phần làm trong sạch MT ,giảm độ ô nhiễm MT giảm hiểu ứng nhà kính do các chất khí thải gây ra ,tiết kiệm năng lượng 
TOÁN :
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
Biết cộng các số có đến 5 chữ số (có nhớ )
giải bài toán bằng hai phép tính, tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
HSKG làm hết BT1
Giáo dục tính chính xác,khoa học
II/ Chuẩn bị:
 Bảng nhóm
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ.
-GV hỏi thêm: Cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. 
- Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
a.GT à ghi bảng 
b. Luyện tập:
Bài 1: Tính (theo mẫu)cột 2,3
-GV yêu cầu HS tự làm phần a, sau đó chữa bài.
-GV yêu cầu HS cả lớp làm tiếp bài.
Bài 2: bài toán 
-GV gọi HS đọc đề toán.
YCHS nhắc lại cách tính chu vi diện tích HCN
-GV nhận xét và cho điểm
Bài 3: : Nêu bài toán rồi giải toán : 
Y/c Hs nêu bài toán và giải 
GV HD cách làm 
GV nhận xét –chữa bài
4 Củng cố – Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc tính chu vi va ... có âm tr/ch. Chuẩn bị bài sau. 
-1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
HS nhắc lại tựa bài 
-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc thuộc lại khổ thơ.
-HS trả lời: 3 khổ và mỗi khổ có 4 dòng.
-Những chữ đầu dòng thơ.
- 
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-1 HS đọc lại.
-HS nhớ viết vào vở.
-HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
HS nộp 5 -7 bài. Số bài còn lại GV thu chấm sau.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
HS làm bài cá nhân.
-3 HS lên thi làm bài. Lớp nhận xét.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
Câu a: Ban trưa – trời mưa – che,chịu
-Lắng nghe.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu: 
Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000
Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị 
Rèn HS tính tính chính xác, cẩn thận 
II/Chuẩn bị:
Bảng phụ tóm tắt các nội dung bài tập.
II/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV ra bài tập 
-Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới:
a. GTà ghi bảng 
b.Luyện tập:
Bài 1:-Tính nhẩm 
-Viết : 40 000 + 30 000 +20 000 
-GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:Tính 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Y/C HS làm bảng con
-Nhận xét bài làm HS và cho điểm.
Bài 3:Bài toán 
-Yêu cầu HS đọc đề bài:
GV HD hs tóm tắt và giải.
Bài 4:Bài toán 
HS nêu y/c bài và thi giải bài toán theo dãy bàn 
GV nhận xét sữa bài.
4 Củng cố – Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà làm bài 4.
-2 HS lên bảng làm BT.
HS nhắc lại 
-1 HS đọc yêu cầu BT SGK.
-HS thực hiện đố bạn 
nhẩm: 4 chục nghìn + 3 chục nghìn = 7 chục nghìn; 7 chục nghìn + 2 chục nghìn = 9 chục nghìn.
Vậy: 40 000 + 30 000 +20 000 = 90 000
-HS làm bài vào phiếu
- HS lên bảng, lớp làm bài vào bảngcon
 35820 72436 92684 
 25079 9508 45326 
 60899 81944 47358 
 HS đọc yêu cầu bài tập.
-1 HS lên bảng, lớp làm Vở.
Bài giải:
Số cây ăn qủa xã Xuân Hoà là:
68 700 + 5200 =73900 (cây)
 Số cây xã Xuân Mai là:
73900 - 4500 = 69400 (cây)
 Đáp số: 69400 cây.
Đại diện 2 bạn lên bảng giải vào bảng nhóm
Bài giải: 
Số tiền mua một cái com pa là:
10 000 : 5 =2000 ( đồng)
Sô tiền mua ba cái com pa:
2000 x 3 = 6000 ( đồng)
Đáp số: 6000 đồng 
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT 
I. Mục tiêu:
biết Trái Đất tự quay quanh mình nó vừa chuyển động ø quanh Mặt Trời 
Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt trời 
HS biết yêu thích và luôn bảo vệ trái đất 
KNS: KN hợp tác , KN giao tiếp
II. Chuẩn bị: 
Quả địa cầu, bảng phụ, phiếu thảo luận, 
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: KT sự chuẩn bị bài của HS.
-Yêu cầu 2 học sinh lên bảng nói rõ cấu tạo của quả địa cầu.
-Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:
+ Theo em trái đất quay hay đứng im?vì sao em cho là như thế?
GV chốt ý –GTB.
Hoạt động 1: Trái Đất tự quay quanh trục của nó.
MT: Biết chiều quay của trái đất
+GV treo hình vẽ lên bảng và hỏi HS về cách vẽ trục (nghiêng hay thẳng), vẽ hai cực (vị trí)
+GV vẽ và ghi các dữ kiện mà HS trả lời.
-Thảo luận luận nhóm.
+Hỏi: Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
+Hướng đó đi từ phương nào sang phương nào?
+Bạn nào có thể lên bảng vẽ chiều quay của Trái Đất trên hình vẽ?
+Nhận xét, chỉnh sửa hình vẽ của HS cho đúng.
+Kết luận: Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc xuống) hay theo hướng từ Tây sang Đông.
-HS báo cáo trước lớp.
-2 HS thực hiện, lớp nhận xét bổ sung.
KT: Chia nhóm thảo luận
-Quan sát và trả lời.
+HS cùng tham gia với GV tạo nên hình vẽ giống hình 1 SGK.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng cách lên thực hành trước lớp. (4 HS )
-Cả lớp quan sát.
+ Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
+ Hướng đó đi từ phương Tây sang Đông.
+1 HS lên bảng vẽ.
+HS lớp nhận xét bổ sung.
+Lắng nghe và 3 HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
MT: Biết chiều quay của TĐ quanh mặt trời
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
1.Hãy mô tả những gì em quan sát được ở hình 3.
2.Theo nhóm em. Trái đất tham gia vào mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
3.Hướng của các chuyển động đó đi từ phương nào sang phương nào?
-Hoạt động cả lớp.
+Yêu cầu HS nêu ýkiến.
+Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia vào hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động tự quay quanh Mặt Trời. Hướng của cả hai chuyển động trên đều là từ Tây sang Động.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố Trái Đất quay.
-TC cho hHs chơi
4/ Củng cố – dặn dò: 
+ Tất cả chúng ta đều sống trong “Mái nhà chung” em sẽ làm gì để giữ gìn và bảo vệ Trái đất?
GV chốt ý _GDHS.
Nhận xét giờ học.
KT: Chia nhóm
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Quan sát và thảo luận và trả lời:
1.Quan sát hình 3 em thấy: Trái Đất đang vừa tự quay quanh mình nó theo hướng từ Tây sang Đông; đồng thời Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời.
2.Theo nhóm em Trái Đất tham gia vào hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động tự quay quanh Mặt Trời.
3.Hướng tự chuyển động quay quanh trục và chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất đều theo hướng từ Tây sang Đông.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
HS khá giỏi :Biết cả hai chuyển động của trái đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ .
KT: Trò chơi
Lắng nghe và ghi nhớ.
-2 HS lên bảng vẽ.
-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.-2 đến 3 HS lên thực hiện trước lớp. HS dưới lớp nhận xét.
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ 
I . Mục tiêu:
 viết được một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài dựa theo gợi ý 
Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý, thể hiện tình cảm với người nhận thư.
HS yêu thích thể loại viết thư 
KNS: KN giao tiếp, KN tư duy.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng lớp viết các gợi ý viết thư (SGK)
Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:HS đọc bài viết tiết trước.
3.Bài mới:
+Em có thích viết thư không? Em đã bao giờ viết thư chưa? Viết cho ai?
GV chốt ý -GTB
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập:
-Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.
- -Nội dung thư phải thể hiện được:
*Mong muốn được làm quen với bạn (Để làm quen với bạn, khi viết các em cần tự giới thiệu tên mình, mình là người Việt Nam)
*Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới được sống trong hạnh phúc
*GV chốt lại: Khi viết nhớ viết theo trình tự.
+Dòng đầu thư: các em phải ghi rõ địa điểm thời gian viết thư.
+Lời xưng hô: viết cho bạn nên xưng bạn thân mến
+Nội dung thư: làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái, lời chúc, hứa hẹn
+Cuối thư: lời cháo, chữ kí và kí tên.
HĐ2: HS thực hành viết thư
-Cho HS trình bày bài viết.
-GV chấm nhanh một số bài, nhận xét cho điểm.
-GV nhận xét chung về bài làm của HS.
4.Củng cố, dặn dò: 
+ Xem ti vi thấy một bạn nhỏ nghèo nhưng học giỏi. Em muốn làm quen bạn , em sẽ làm gì?
GV chốt ý GDHS
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
2HS đọc bài.
HS nhắc lại tựa bài 
KT: Trình bày ý kiến cá nhân
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-1 HS đọc cả lớp lắng nghe.
KT: Viết tích cực
HS viết bài vào vở
SINH HOẠT LỚP
I / Mục tiêu :
-Biết nhận xét góp ý ưu , khuyết điểm trong tuần học .
-Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin .
-Ý thức chấp hành tốt nội quy nhà trường 
II/ Chuẩn bị : 
 Sổ nhật kí , sổ chủ nhiệm .
A/ Sinh hoạt lớp:
1.Đánh giá hoạt động:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, một số HS còn vắng học 
- Vệ sinh trường chưa sạch sẽ , lớp, thân thể sạch đẹp.
-Đi vệ sinh đúng quy định , m ột số em ra ngoài nhiều lần 
 - Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp.
 Có ý thức học tập tốt : Tú , Duy , HCông
.- Học tập tiến bộ như : N Hạnh
- Khen những em có nhiều điểm mười trong đợt thi đua vừa qua: Duy , Diệu
 - Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học như : Không
 - Đồ dùng học tập : Đủ
- Hay nói chuyện riêng trong lớp : Giảm
2. Kế hoạch:
- TT ổn định nề nếp lớp học 
- Nhắc nhở những HS còn học yếu chăm học , để học tốt cuối năm 
-Duy trì nề nếp cũ. Nhắc HS đi học đều không được nghỉ học 
- Giáo dục HS kính trọng và biết ơn người lớn tuổi
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Động viên HS tự giác học tập.
-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ . Đi vệ sinh đúng quy định 
B/ Sinh hoạt sao :
- Sinh hoạt sao theo chủ đề tháng 4 
C/. Sinh hoạt văn nghệ: 
 -Múa hát tập thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc