Giáo án lớp 3 Tuần 30 - Trường TH Phạm Hồng Thái

Giáo án lớp 3 Tuần 30 - Trường TH Phạm Hồng Thái

. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:

 - Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.

- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.

 - Kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, 1 số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.

II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 120, 121 SGK.

III. Các hoạt động dạy học (35 phút ) .

 

doc 46 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 30 - Trường TH Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 . Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2013
Khoa học ( tiết 59 ) : SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
	- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
	- Kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, 1 số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 120, 121 SGK.
III. Các hoạt động dạy học (35 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu sự phát triển của phôi thai chim trong quả trứng.
- GV Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu.
b. Hoạt động 1: Quan sát 
H: Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
H: Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh?
H: Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
-HS nêu kết quả làm việc. Gv và các nhóm khác bổ sung
-HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn mồi
-HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123.
H: Hươu ăn gì để sống?
H: Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
H: Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
Hoạt động 2 : Trò chơi “Săn mồi và con mồi”
Nhóm vừa tìm hiểu về hổ vừa tìm hiểu về hươu. Đóng vai cách săn mồi ở hổ và cách chạy trốn ở hươu.
Gv nhận xét, tuyên dương
4 .Củng cố - dặn dò:Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị cho tuần sau
- HS trả lời câu hỏi .
-Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ. 
-Vì hổ con rất yếu ớt
-Khi hổ con khoảng 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy hổ con săn mồi. Khoảng 1,5 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập
HS nêu kết quả làm việc
2HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn mồi
- HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123. HS trình bày:
-Cỏ, lá cây 
-Hươu đẻ mỗi lứa 1 con. Hươu con mới sinh ra đã biết đi và bú.
-Vì chạy là cách tự vệ tốt nhất của hươu.
-Đóng vai cách săn mồi ở hổ và cách chạy trốn ở hươu.
 ...............................................................................................
Tập đọc ( tiết 59 ) : LUYỆN ĐỌC BÀI CON GÁI . 
I. Mục tiêu: - Giúp học sinh khắc sâu nội dung bài ; đọc trôi chảy diễn cảm được toàn bộ bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
- GDHS : Sống bình đẳng nam nữ .
* Kĩ năng tự nhận thức : - Nhận thức về sự bình đẳng nam nữ .
 - Giao tiếp ứng xử phù hợp giới tính .
II. Phương pháp dạy học tích cực : - Đọc sáng tạo ; thảo luận về ý nghĩa câu chuyện.
III. Đồ dùng Dạy- Học: Tranh minh hoa
IV. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 1HS đọc , nêu nội dung bài con gái .
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1.Hướng dẫn luyện đọc 
a.Luyện đọc: 
- HD luyện đọc theo đoạn ( tham khảo gợi ý cách đọc/Sgv-190), xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài
b.Nhắc lại ý từng đoạn:
 - Cho HS đọc đoạn 1:
+)Rút ý 1:
-Cho HS đọc đoạn 2,3,4:
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+)Rút ý 3:
-Nội dung chính của bài là gì?
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn 5 trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét
3/ Củng cố- Dặn dò:
- Đọc bài và chuẩn bị bài: Thuần phục...
- 2 HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi/Sgk
- Quan sát tranh minh họa bài đọc/Sgk-113
- 1 HS đọc cả bài
- Nối tiếp đọc từng đoạn lần 1 (chú ý đọc đúng các từ khó: sắp sinh, vịt trời, buồn, cơ man, rơm rớm...)
- Nối tiếp đọc từng đoạn lần 2(tìm hiểu các từ được chú giải/ Sgk-113)
- Luyện đọc theo cặp; nối tiếp nhau đọc cả bài 
 (Chú ý cách đọc từng đoạn theo yêu cầu của GV)
- Đọc thầm bài kết hợp TLCH 
+Tư tưởng xem thường con gái ở quê Mơ.
+Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn
+Sự thay đổi quan niệm về “con gái”.
- HS trả lời .
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm đoạn cuối
- Nhắc lại ý nghĩa bài
 .............................................................................
Toán ( tiết 146 ) : ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích ( với các đơn vị đo thông dụng).
-Viết số đo diên tích dưới dạng số thập phân.
- Làm được các BT : 1 ; 2 cột 1 ; 3 cột 1
- HS khá , giỏi làm được các BT còn lại .
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo diện tích. HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Ôn tập về độ dài và đo độ dài.
Sửa bài 5/ 65 , 4/ 65.
- Nhận xét chung.
2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập về đo diện tích.
Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài
Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, hai Hs lên bảng làm.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập về đo thể tích.
Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh sửa bài.
Bài tập 1: HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề (hơn (kém) nhau 100 lần)
Bài tập 2: HS làm vào vở, vài hs lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa chữa:
a) 1m2= 100dm2 =10000cm2 = 1000000mm2
 1ha = 10000m2
 1km2 = 100ha = 1000000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 
 1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha
 1m2 = 0,000001km2 
 1ha = 0,01km2
 4ha = 0,04km2
Bài tập 3: lớp làm vào vở, hai HS lên bảng làm.
a) 65000m2 = 6,5ha; 
 846000m2 = 84,6ha 
 5000m2 = 0,5ha 
b) 6km2 = 600ha; 
 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
Một hs đọc lại
 .......................................................................................
Đạo đức ( tiết 30 ) : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 1) 
I. Mục tiêu: - Kể lại được vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương .
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
- GD Biết giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng . 
- KNS - Đồng tình , ủng hộ những hành vi , việc làm để bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
II. Phương pháp dạy học tích cực : Động não, thảo luận nhóm, xử lí tình huống .
III. Chuẩn bị: GV: SGK Đạo dức 5. Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển( nếu có ).
IV. Các hoạt động dạy và học ( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 
2. Bài mới : Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động 1: Thảo luận tranh trang 44
Giáo viên chia nhóm học sinh .
Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:
H.Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người?
H.Tài nguyên nước ta hiên nay ra sao?vì sao ? 
H.Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
Kết luận: Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bào đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Quyền trẻ em đã quy định.
Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 3/ SGK.
Kết luận:
Các ý kiến c, đ là đúng.
Các ý kiến a, b là sai.
Hoạt động 4: Học sinh làm bài tập 4/ SGK.
- Kết luận: việc làm đ, e là đúng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Nhận xét tiết học, Chuẩn bị: “Tiết 2”.
-HS trả lời theo yêu cầu của GV
- Từng nhóm thảo luận.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
-Cung cấp nước ,không khí, đất trồng, động, thực vật quý hiếm
-Đang dần dần bị cạn kiệt, rừng nguyên sinh bị tàn phá
-Sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hợp lí, bảo vệ nguồn nước, không khí
- Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Học sinh trình bày trước lớp.
Học sinh cả lớp trao đổi, nhận xét.
* Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
Đại diện mỗi nhóm trình bày đánh giá về một ý kiến.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
* Học sinh thảo luận nhóm bài tập 4 
- Học sinh đọc câu Ghi nhớ trong SGK.
 ..
Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2013
Tập đọc ( tiết 60 ) : TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu: - Đọc đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Chiếc áo dài VN thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ VN và truyền thống của dân tộc Việt Nam .(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Ảnh một số thiếu nữ Việt Nam. Một chiệc áo cánh (nếu có).
+ HS: Tranh ảnh sưu tầm, xem trước bài.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu ( 40 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Bài cũ (4’) K.tra 2 HS
- HS đọc bài TLCH bài “Thuần phục sư tử”
GV nhận xét – ghi điểm
B-Bài mới: Giới thiệu
Luyện đọc (12’)
- HS đọc cả bài
GV đưa ảnh “ Thiếu nữ bên hoa huệ” để giới thiệu 
- HS đọc đoạn nối tiếp
GV chia đoạn (4 đoạn)
Đ1/ Phụ nữ..hồ Thuỷ
Đ2/ Từ đầu thế..vạt phải
Đ3/ Từ những.trẻ trung
Đ4/ Áo dài..thoát hơn
-GV gọi HS đọc nối tiếp (3 lượt)
-Từ khó: Kín đáo, mỡ gà, buộc thắt vào nhan
-GV đọc mẫu toàn bài
Tìm hiểu bài (12’)
GV nêu câu hỏi
H.Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ VN xưa?
-Từ ngữ: Kín đáo
 H.Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài truyền thống
 H.Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của VN
H. Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ khi họ mặc áo dài?
-Từ ngữ: mềm mại, thanh thoát
H. Bài văn nói về điều gì
Đọc diễn cảm (6’)
GV cho HS đọc
GV đưa bảng phụ viết sẵn đoạn 1; GV đọc mẫu
GV cho HS thi đọc.
GV nhận xét – khen những HS đọc tốt.
Củng cố - dặn dò:
GV nhận xét tiết học
-2HS đọc đoạn và trả lời
2 HS đọc nối tiếp
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
-HS đọc nối tiếp
-3 HS đọc phát âm, đọc chú giải
-HS đọc thầm từng đoạn và trả lời
+ ... chiếc áo dài làm cho người phụ nữ tế nhị kín đáo
+... chỉ có 2 thân vải phía trước và phía sau...
... vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo
- Người phụ nữ trở nên duyên dáng dịu dàng hơn ...
+Bài văn viết về sự hình thành chiếc áo dài VN, vẻ đẹp kết hợp..hiện đại Tây phương
-4HS đọc nối tiếp nhau
1 số HS thi đọc – lớp nhận xét
..
Chính tả ( tiết 30 ) .Nghe - viết : CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
I.Mục t ... n lăn.
- Nghĩa: người mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con
- Phẩm chất: Lòng thương con, đức hi sinh
b, Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
- Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đất nước có loạn lạc phải nhờ cậy vị tướng giỏi.
- Phẩm chất: phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Bài 3: 
a, Mẹ nào chỗ ướt cũng nằm, chỗ ráo phần con. Bác Nga là một người như thế, suốt ngày tần tảo vất vả chăm sóc con cái.
 .
Kĩ thuật ( tiết 31 ) : LẮP RÔ BỐT ( tiết 2 ) .
I.Mục tiêu: - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp được tương đối chắc chắn.
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn. Có thể lắp được một mô hình mới ngoài mô hình trong sgk
-Rèn luyện học sinh tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô bốt, yêu thích làm việc.
II.Đồ dùng dạy học: Mẫu rô bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ:-KT sách, vở, bộ lắp ghép kĩ thuật.
B.Bài mới:*Giới thiệu bài.
Nêu tác dụng của rô bốt trong thực tế.
Hoạt động 1:Quan sát.
-G/v đưa mẫu rô bốt đã lắp sẵn cho H/s quan sát.
-Hướng dẫn h/s quan sát kĩ từng bộ phận.
-Để lắp được rô bốt, cần phải lắp mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
Hướng dẫn chọn các chi tiết : gọi học sinh lên chọn từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.
.Lắp từng bộ phận:Lắp chân rô bốt:
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 2a.
-Để lắp được chân rô bốt, cần phải chọn các chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
Lắp thân rô bốt:
-Để lắp được thân rô bốt cần phải chọn các chi tiết nào?
-Gọi một h/s lên bảng trả lời câu hỏi lắp ráp.
Lắp đầu rô bốt:
-Hướng dẫn h/s cách lắp.
*Lắp các bộ phận khác:
-Hướng dẫn lắp các bộ phận khác như:
+Tay rô bốt: Cần lắp bao nhiêu bộ phận? Gọi 1 h/s lên lắp.
+Ăng ten:Gọi 1 h/s lên trả lời câu hỏi, lắp ăng ten.
+Trục bánh xe:H/s quan sát, trả lời câu hỏi
c.Lắp ráp rô bốt:
-GV lắp ráp rô bốt theo các bước trong SGK
d.Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4.Củng cố-dặn dò:- Nhận xét giờ học.
-VN tập lắp lại máy bay trực thăng. 
-Cả lớp.
-Cần lắp 5 bộ phận: chân rô bốt, thân rô bốt, đầu rô bốt, tay rô bốt, ăng ten, trục bánh xe.
-Cả lớp quan sát.
*1, 2 học sinh lên bảng chọn từng loại chi tiết bỏ vào nắp hộp.
-H/s quan sát hình 2 ở SGK.
-Chon 4 thanh thẳng 3 lỗ; 4 thanh chữ U dài; ốc; vít.

-H/s quan sát hình 3 ở SGK.
-Một h/s lên lắp mẫu.
-Lần lượt 2 h/s lên bảng lắp mẫu.
-H/s quan sát hình 5.
-Một h/s lên bảng thực hiện lắp.
-Thanh chưc L dài, tấm tam giác,thanh thẳng 3 lỗ, thanh L ngắn
-H/s quan sát hình 5b ở SGK.
-H/s quan sát hình 5c ở SGK.
-Cả lớp thực hành lắp rô bốt.
-Trưng bày sản phẩm.
Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013
Tập làm văn ( tiết 62 ) : ÔN TẬP TẢ CẢNH . ( Đ/C )
I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu văn đúng. 
3. Thái độ:- Yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy- học: Xem kĩ SGK .
III.Các hoạt động dạy – học ( 40 phút ).	
1Bài mới : Giới thiệu bài: 
- Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1:- 
- GV nhắc HS:
+ Các em cần chọn miêu tả một trong bốn cảnh đã nêu.
+ Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để trình bày miệng.
- GV phát bút dạ bảng nhóm cho 4 HS (làm 4 đề khác nhau). 
- HS làm bài cá nhân, bảng nhóm.
- Những HS lập dàn ý vào bảng nhóm mang dán lên bảng lớp và lần lượt trình bày.
Bài tập 2: HS tự sửa dàn ý của mình.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm lên thi trình bày dàn ý trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
4 HS nối tiếp đọc 4 đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc phần gợi ý.
- 4 HS (làm 4 đề khác nhau). 
- Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trình bày dàn ý trong nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm lên thi trình bày dàn ý trước lớp.
VD về một dàn ý và cách trình bày (thành câu):
 Mở bài: Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng.
Thân bài: 
+ Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn ghế
+ Thầy (cô) hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường
+ Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường
+ Tiếng trống vang lên, HS ùa vào các lớp học.
Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui.
3 - Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
Toán ( tiết 155 ) : PHÉP CHIA.
I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Củng cố về phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
- Làm được bài tập 1, bài 2, bài 3; HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
2. Kĩ năng:- HS biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
3. Thái độ:- Yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị: Giấy A4 hoặc bảng con ( nếu có ) .
III.Các hoạt động dạy – học ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
2- Bài mới: Giới thiệu bài: 
a) Trong phép chia hết:
- GV nêu biểu thức: a : b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+ Nêu một số chú ý trong phép chia?
b) Trong phép chia có dư:
- GV nêu biểu thức: a: b = c (dư r)
2.3- Luyện tập:
Bài tập 1: - 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS phân tích mẫu để HS rút ra nhận xét trong phép chia hết và trong phép chia có dư.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2:- 1 HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3:- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 (HS khá, giỏi làm thêm):
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- Biểu thức: a : b = c
+ a là số bị chia; b là số chia; c là thương.
+ Chú ý: Không có phép chia cho số 0; 
 a : 1 = a 
 a : a = 1 (a khác 0) 
 0 : b = 0 (b khác 0)
+ r là số dư (số dư phải bé hơn số chia).
Lời giải:
 a) 8192: 32 = 256 
 Thử lại: 256 32 = 8192
 15335: 42 = 365 (dư 5)
 Thử lại: 365 42 + 5 = 15335
 b) 75,95: 3,5 = 21,7
 Thử lại: 21,7 3,5 = 75,95
 97,65: 21,7 = 4,5 
 Thử lại: 4,5 21,7 = 97,65
Bài tập 2: Tính 
Bài tập 3: Tính nhẩm
VD về lời giải:
 a) 250 4800 950 
 250 4800 7200
 b) 44 64 150
 44 64 500
Bài tập 4: Tính bằng hai cách.
VD về lời giải:
a, 
Cách 2: 
b) (6,24 + 1,26): 0,75 = 7,5: 0,75 = 10
 Cách 2: (6,24 + 1,26): 0,75 
 = 6,24: 1,26 + 1,26: 0,75 
 = 8,32 + 1,68 = 10
 ..
 Luyện từ và câu (tiết 62 ): ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy).
I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:- HS nắm được ba tác dụng của dấu phẩy (BT1); biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2, 3.).
2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng đọc tương đối lưu loát các câu văn, đoạn văn có trong bài, nêu và phân tích tác dụng của dấu phẩy.
3. Thái độ:- Yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy học: SGK, vở bài tập .
III- Các hoạt động dạy – học ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên .
Hoạt động của học sinh .
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới: GV nêu MĐ, YC của tiết học
*Bài tập 1:- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm bài: 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Từ những năm 30tân thời.
+ Chiếc áo tân thời đại, trẻ trung.
+ Trong tà áo dài  thanh thoát hơn.
+ Những đợt sóng vòi rồng.
+ Con tàu chìm  các bao lơn.
Bài tập 2- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu kẻ bảng ND.
- 3 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh
-GV chốt lại lời giải đúng.
-Lời phê của xã thế nào ?
-Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào...?
Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào?
Bài tập 3:- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí các em cần phát hiện và sửa lại cho đúng.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng:
3- Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Cần phải đọc kĩ từng câu văn, chú ý các câu văn có dấu phẩy, suy nghĩ làm việc cá nhân.
-Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
-Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (định ngữ của từ phong cách).
-Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN; Ngăn cách các  chức vụ trong câu (VN).
-Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
-Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
-Bò cày không được thịt.
-Bò cày không được, thịt.
-Bò cày, không được thịt.
Lời giải:
- Sách Ghi- nét ghi nhận chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa)
- Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ- lin, bang Mi- chi- gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí một dấu phẩy)
- Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí một dấu phẩy).
 ..
 SINH HOẠT LỚP.
I.Mục tiêu: -Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần qua để học sinh thấy được ưu, khuyết điểm.
 -Học sinh nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện.
 -Rèn luyện học sinh tính mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể.
 II.Nội dung:
 1. Giáo viên nhân xét:
 -Ưu điểm: - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Có ý thức học bài và làm bài cũ tốt.
 - Chăm chỉ học tập, siêng năng phát biểu xây dựng bài 
 - Có đấy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Làm vệ sinh trực tuần sạch sẽ .
 - Có một số em chưa thực sự chăm học
 2. Triển khai kế hoạch cho tuần tới: 
 + Đi học đúng giờ. + Học bài và làm bài đầy đủ.
 + Mặc đúng trang phục quy định. + Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5Tuan 3031 Hay.doc