TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng các số có đến 5 chữ số ( có nhớ) .
- Giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính, tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật. Làm BT1(cột 2, 3), 2, 3.
GD học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
a) Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. Giải thích: Câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi : Bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non như búp trên cành. Bác khuyên trẻ em ngoan ngoãn chăm học. b) Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao ntn ? c) Viết bảng - HS viết: Trẻ, Biết vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết: 18’ - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một, sau đó yêu cầu HS viết bài vào vở. Chấm, chữa bài: 4’ - GV chấm nhanh 5 đến 7 bài - Sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc : - Chữ T, B, h, g, l cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết : + 1 dòng chữ Tr cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ S, B cỡ nhỏ. + 2 dòng chữ Trường Sơn cỡ nhỏ. +Viết câu ứng dụng : 2 lần SINH HOẠT LỚP TUẦN 29 I. MỤC TIÊU: - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 28 - Có ý thức sữa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II. NỘI DUNG SINH HOẠT: 1. Học sinh: 1. Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,). 2. Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp. 3. Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về: đạo đức, học tập, các nề nếp, tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy 4. Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công. 5. Cả lớp tham gia ý kiến. 6. Lớp trưởng đánh giá chung: - Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn. - Tổ chức bình chọn học sinh xuất sắc, tổ xuất sắc. - Triển khai công tác tuần 30. 2. Giáo viên: 1.Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh). 2.Giải pháp thực hiện trong tuần 29: - Thực hiện kế hoạch tuần 30 theo kế hoạch của nhà trường. - Sau phần học sinh tự quản, có thể xen vào phần vui chơi, văn nghệ,hoặc sinh hoạt theo chủ điểm, kết hợp giáo dục theo chủ điểm TUẦN 30: Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2012 TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết cộng các số có đến 5 chữ số ( có nhớ) . - Giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính, tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật. Làm BT1(cột 2, 3), 2, 3. GD học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5’ - HS lên bảng làm bài 1, 2 / 67VBT Toán 3. - GV nhậïn xét, chữa bài, cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hướng dẫn luyện tập: 32’ Bài 1: ( cột 2,3) - GV yêu cầu HS tự làm phần a, sau đó chữa bài. - GV viết bài mẫu phần b lên bảng( chỉ viết các số hạng, không viết kết quả) sau đó thực hiện phép tính này trước lớp cho HS theo dõi. -GV yêu cầu HS cả lớp làm tiếp bài. -GV chữa bài, 2 HS vừa lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện phép tính của mình. Bài 2: - GV gọi một HS đọc bài trước lớp. - Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật ABCD. - GV yêu cầu HS tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ABCD. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - GV vẽ sơ đồ bài toán lên bảng yêu cầu HS cả lớp quan sát sơ đồ. - Con cân nặng bao nhiêu kg ? - Cân nặng của mẹ như thế nào so với cân nặng cuả con ? - Bài toán hỏi gì ? - GV yêu cầu HS đọc thành đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. - GV hỏi thêm HS về cách đặt lời khác cho bài toán. 3. Củng cố dặn dò: 3’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính, HS cả lớp làm vào vở. - Hs cả lớp theo dõi bài làm mẫu của GV . -2 HS lên bảng làm bài , mỗi HS thực hiện một con tính. HS cả lớp làm bài vào vở. -2 HS lên bảng lần lượt thực hiện yêu cầu của GV. - Một HS đọc bài trước lớp. -Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng bằng 3cm , chiều dài gấp đôi chiều rộng. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập Bài giải: Chiều dài hình chữ nhật ABCD là. 3 ´ 2 = 6( cm) Chu vi hình chữ nhật ABCD là. ( 6 + 3) ´ 2 =18 (cm). Diện tích hình chữ nhật là. 6 ´ 3 = 18 (cm2). Đáp số: 18 cm; 18 cm2 - HS cả lớp quan sát sơ đồ. - Con cân nặng 17 kg. - Cân nặng của mẹ gấp 3 lần cân nặng của con - Tổng cân nặng của mẹ và con. - HS có thể đọc : Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp ba lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ? - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - Một số HS đọc cách đặt lời khác cho bài toán. TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: GẶP GỠ Ở LÚC - XĂM - BUA I. MỤC TIÊU: Tập đọc: 1. Đọc thành tiếng: Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 2. Đọc hiểu: Hiểu được nội dung bài : Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. Kể chuyện Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và cả câu chuyện bằng lời kể của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện. Rèn kỹ năng nghe. - GD học sinh chăm học. *GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. - Tư duy sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5’ - Ba HS đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, và trả lời các câu hỏi trong SGK - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS luyện đọc: 25’ a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý; - Giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn cán bộ Việt Nam; sự bất ngờ thú vị của đoàn cán bộ trước lòng mến khách, tình cảm nồng nhiệt của thiêú nhi Lúc-xăm-bua. b) H.dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ * Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. - HDHS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - 3HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. * Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Cả lớp đọc đồng thanh. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10’ - HS đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài : - Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ? - Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? - Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ? - Các em muốn nói điều gì với các bạn HS trong câu chuyện này Kết luận: Câu chuyện cho chúng ta thấy cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc. Luyện đọc lại bài: 25’ - GV chọn đọc mẫu đoạn cuối trong bài, sau đó yêu cầu HS luyện đọc lại bài . Đã đến lúc chia tay./ Dưới làn tuyết bay mù mịt,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người/ và xe cộ tấp nập/ của thành phố châu Âu hoa lệ,/ mến khách.(Giọng đọc thể hiện cảm xúc lưu luyến) - HS thi đọc đoạn văn. - Một HS đọc cả bài. Kể chuyện: 25’ a. GV nêu nhiệm vụ. Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện. - GV giúp hs hiểu yêu cầu của bài tập, hỏi : + Câu chuyện được kể theo lời của ai? + Kể bằng lời của em là thế nào ? - Gọi HS kể mẫu - Yêu cầu hs kể theo cặp - Một vài hs thi kể chuyện trước lớp. - Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện . - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Gọi 1, 2 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. * Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó : - HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. * 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Tất cả hs lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt ; hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt ; giới thiệu những vật rất đặc trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được ; vẽ Quốc kỳ Việt Nam, nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam : Việt Nam, Hồ Chí Minh. - Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò của mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. - Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì. - Rất cảm ơn các bạn đã yêu quí Việt Nam. / Chúng ta tuy ở 2 đất nước xa nhau nhưng quí mến nhau như anh em một nhà. - 4 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài - 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay. - Một HS đọc cả bài. - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý. + Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam. + Kể khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét : - Kể chuyện theo cặp. - 3 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1, 2 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. Thứ ba ngày 03 tháng 4 năm 2012 TOÁN: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100000( cả đặt tính và thực hiện tính ). - Giải bài toán có phép trừ gắn mối quan hệ giữa km và m. Làm BT 1, 2, 3. - GD học sinh tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình vẽ trong bài tập 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5’ - 2 HS lên làm bài 1, 3/68 VBT Toán 3 - GV nhận xét ghi điểm HS 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS các ... ừ các số trong phạm vi 100 000. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Bài 1: Đặt tính rồi tính. a. 53 702 - 31 496 b. 93 505 - 67 281 c. 20 357 - 11 621 c. 57 436 - 35 647 - 1 HS làm ở bảng con - Chữa, nhận xét. Bài 2: Một quãng đường dài 25 850 m, trong đó có 9 850 m đường đã được trải nhựa. Hỏi còn bao nhiêu km đường chưa trải nhựa? - HDHS tóm tắt. - Gợi ý cách giải: + Thực hiện bài giải rồi mới đổi. - HS làm vào vở - HS làm vào bảng phụ . - Chữa bài, nhận xét. Bài giải: Độ dài đoạn đường chưa trải nhựa là: 25 850 – 9 850 = 16 000 ( m) Đổi 16000 m = 16 km Đáp số: 16 km Bài 3:( HS khá) Biết ( a x 7658) – 1234 = ( 7658 x 5 ) - 1234 - Gợi ý HS tìm cách nhận xét để tìm a nhanh nhất : Củng cố – dặn dò: TẬP LÀM VĂN: VIẾT THƯ I. MỤC TIÊU: - Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài dựa theo gợi ý. - GD hs chăm học. *GDKNS: - Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp - Tư duy sáng tạo. - Thể hiện sự tự tin II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý viết thư. - Bảng phụ viết trình tự lá thư. - Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5’ - Hai, ba HS đọc lại bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao (tiết TLV tuần 29). - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hướng dẫn hs viết bài: 32’ - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS giải thích yêu cầu của BT theo gợi ý GV chốt lại: Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nuớc ngoài các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc các bài đọc giúp em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn tưởng tượng của các. - GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và nêu trình tự của một bức thư. - Yêu cầu HS cả lớp viết bài. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. - HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì, dán kín. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhắc những HS chưa hoàn thanh bức thư về nhà hoàn thanh nốt, các em có thể nhờ báo Thiếu niên tiền phong chuyển giúp thư. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về xem lại nội dung viết thư cho một bạn nước ngoài và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS giải thích. - Nghe GV hướng dẫn cách làm bài. - 1 HS nêu trình tự của một bức thư: + Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày tháng, năm). + Lời xưng hô (bạn thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì. + Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn. + Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên. - Thực hành viết . - HS đọc bài của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn. CHÍNH TẢ: (Nhớ- viết) MỘT MÁI NHÀ CHUNG I. MỤC TIÊU: - Nhớ và viêt lại đúng ba khổâ thơ đầâu của bài Môt mái nhà chung .Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. - Làm đúng BT 2.- HS biết rèn chữ giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng lớp viết BT2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5’ - Hai hs viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con theo lời đọc của GV : lệt bệt, chênh lệch, hết giờ, mũi hếch. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hướng dẫn viết chính tả: 22’ a) Trao đổi về nội dung bài viết - GV đọc đoạn viết1 lượt. b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy khổ ? Trình bày như thế nào cho đẹp ? - Các dòng thơ được trình bày như thế nào ? c) Hướng dẫn viết từ khó - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - HS đọc và viết lại các từ tìm được. d) Viết chính tả - GV cho hs viết bài e) Soát lỗi - GV đọc lại bài, lưu ý các tiếng khó cho hs chữa g) Chấm bài - GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bàivề mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 10’ Bài 2b: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT2. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - Nghe đọc. Sau đó theo dõi 3HS đọc thuộc lòng. - Đoạn thơ có 3 khổ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách ra một dòng. - Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và lùi vào 2 ô. - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con các từ vừa tìm được. - HS nhớ bài và viết vào vở - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu của BT2. - HS cả lớp làm bài vào vởû, 3 HS thi làm bài trên bảng lớp. - Đọc lại các từ vừa tìm được và viết vào vở :Tết – tết – bạc phếch Thứ sáu ngày 06 tháng 4 năm 2012 LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết cộng, trừ các số trông phạm vi 100000 - Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. Làm BT 1, 2, 3, 4. - GD hs tính cẩn thận, chính xác trong học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5’ - 3 HS lên làm bài 2 / 72VBT Toán 3 Tập hai - GV nhận xét ghi điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS luyện tập: 32’ Bài 1: (Không yêu cầu viết phép tính, chỉ y/c trả lời). - GV hỏi bài tập Y/C chúng ta làm gì ? - Khi biểu thức chỉ có dâu cộng trừ, chúng ta thực hiện tính như thế nào ? - Khi Biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện tính như thế nào? - GV viết lên bảng :40000+30000+20000 và Y/C HS nhẩm trước lớp Sau đó HS tự làm bài . - HS tự làm bài. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài . - HS tự làm bài - GV nhận xét cho điểm HS Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài. - Bài toán Y/C chúng ta tính gì ? - Số cây ăn quả của xã Xuân Mai so vơi số cây ăn quả của xã Xuân Hoà thì như thế nào ? - Xã Xuân Hoà có bao nhiêu cây ? - Số cây của xã Xuân Hoà như thế nào so vơi số cây của xã Xuân Phương ? - GV chữa bài cho điểm HS Bài 4: - Y/C HS đọc đề toán . - Bài toán trên thuộc dạng toán gì ? - HS tự làm bài 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS trả lời . - Ta thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau. - HS nhẩm . - HS làm vào vở. - 1 HS đọc đề bài. - 4 HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào vở tập. - 1 HS đọc đề bài. - Tính số cây ăn quả xã Xuân Mai. - xã Xuân Mai có ít hơn xã Xuân Hoà 4500 cây. - Chưa biết. - Nhiều hơn 52 000 cây. - 1HS lên bảng cả lớp làm vào vở Bài giải: Số cây ăn quả của xã Xuân Hoà có là 68700 + 5200 = 73900(cây) Số cây ăn quả xã Xuân Mai có là 73900 – 4500 = 69400( cây ) Đáp số: 69400 cây - 1HS đọc đề bài - Bài toán trên thuộc dạng toán rút về đơn vi. - HS làm bài Bài giải: Giá tiền một chiếc compa là: 10000 : 5 = 2000( đồng) Số tiền phải trả cho 3 chiếc com pa là: 2000 x 3 = 6000 ( đồng) LUYỆN TOÁN: ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.( Cộng phép tính có đến 3 số hạng) - Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 23045 + 10632 + 4502 33677 + 3502 + 4563 73643 - 45173 90700 - 32154 - Cả lớp làm bài vào vở nháp- 4em làm bài trên bảng. Bài 2: Mua 5 quyển vở trả 25 000 đồng. Hỏi mua 3 quyển vởnhư thế phải trả bao nhiêu tiền? - HD HS nhớ dạng toán rút về đơn vị. Bài 3: Xe to chở 15400 kg hàng. Xe nhỏ chở được ít hơn xe to3700 kg hàng. Hỏi cả 2 xe chở được bao nhiêu kilôgam hàng? - HD HS tóm tắt bài toán dạng vẽ sơ đồ đoạn thẳng rồi giải. Bài 4: Điền chữ số thích hợp vào chõ chấm: A, ..95.. 4..86 67..9 27..9 37..9 ..96.. 9..26 ..14.. 9..24 B, 8..23 9..0.. 9..2.. ..47.. ..879 ..238 46..7 44..7 28..6 - HS làm bài ở vở nháp - sau đó nêu ý kiến( HS kkhá hoàn chỉnh cả 6 phép tính) Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA: U I. MỤC TIÊU: - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa U(1 dòng).Viết tên riêng Uông Bí (1 dòng) và câu ứng dụng bằng Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. HS biết rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Mẫu chữ viết hoa U. Vở Tập viết 3 - Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 5 - Hai, ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Trường Sơn, Trẻ em. - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hướng dẫn HS viết trên bảng con: 10’ a) Hướng dẫn viết chữ hoa - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Treo bảng chữ viết hoa U và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - GV viết lại mẫu chư,õ vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát. - HS viết các chữ hoa U vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS. b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu : Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh. - Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Kh.cách giữa các chữ bằng chừng nào ? - Yêu cầu HS viết Uông Bí GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. Giải thích: Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con. - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - HS viết: Uốn, Dạy vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết: 18’ - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một, sau đó yêu cầu HS viết bài vào vở. Chấm, chữa bài: 4’ - GV chấm nhanh 5 đến 7 bài - Sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - Có chữ hoa U,B,D. - 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi. - 3HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc Uông Bí. - Chữ U,B,g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng 1 con chữ 0. - 3HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc - Chữ U, D,y, h, b cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết: + 1 dòng chữ U cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ B,D cỡ nhỏ. + 2 dòng chữ Uông Bí cỡ nhỏ. +Viết câu ứng dụng : 2 lần
Tài liệu đính kèm: