Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lại Xuân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lại Xuân

Tập đọc - Kể chuyện

 Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

I . Mục tiêu:

A . Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài; Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca; Giét-xi-ca; in-tơ-nét. Các từ dễ lẫn: lần lượt, xích lô, lưu luyến, hoa lệ.

- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, lời đối thoại.

* H yếu luyện đọc to, đúng theo đoạn.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu các từ được chú giải cuối bài.

- Hiểu nội dung câu truyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

 B .Kể chuyện:

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Lại Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 30
Thứ hai ngày tháng 4 năm 2009
Sinh hoạt tập thể
Chào cờ
Tập đọc - Kể chuyện
	 Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
i . Mục tiêu:
A . Tập đọc:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài; Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca; Giét-xi-ca; in-tơ-nét. Các từ dễ lẫn: lần lượt, xích lô, lưu luyến, hoa lệ.
- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, lời đối thoại.
* H yếu luyện đọc to, đúng theo đoạn.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ được chú giải cuối bài.
- Hiểu nội dung câu truyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
 B .Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: 
- Dựa vào gợi ý, H kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
* H yếu luyện kể theo đoạn.
2. Rèn kĩ năng nghe.
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II . Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- Gọi H đọc bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”
-Hỏi nội dung bài
-Nhận xét cho điểm
2. Giới thiệu bài: ( 1 – 2’)
- Cho H quan sát tranh SGK. Giới thiệu bài.
3. Luyện đọc: ( 33 – 35’)
* Đọc mẫu cả bài-gt bố cục :3 đoạn
(+)Đoạn 1:
- Câu 3: HD đọc đúng : Mô-ni-ca, Giét-xi-ca
-Đọc mẫu
- Câu 5: HD đọc đúng: cái nón, xích lô
- Gọi H đọc.
-Giải thích :Lúc-xăm-bua, lớp 6, sưu tầm, đàn tơ-rưng/SGK
* Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng kể cảm động, nhẹ nhàng.Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả gợi cảm
- Đọc mẫu – gọi H đọc
-Nhận xét cho điểm
(+)Đoan 2
-Câu 2: HD đọc đúng: in-tơ -nét- Gọi H đọc
-HD đọc đúng:Lưu luyến , tấp nập -Đọc mẫu
- Giải thích:in-tơ -nét/SGK
* Hướng dẫn đọc đoạn :Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giọng đọc sôi nổi, hào hứng
-Gọi H đọc đoạn 2, nhận xét cho điểm
(+)Đoạn 3
- Câu 3 :câu dài : ngắt sau mịt/ ...luyến/... tôi/... người/...nộp - đọc đúng : Nộp- Gọi H đọc
- Giải thích :hoa lệ, tuyết/SGK
* Hướng dẫn đọc đoạn :Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giọng đọc sôi nổi, hào hứng
- Đọc mẫu- gọi H đọc đoạn, nhận xét cho điểm
* Gọi H đọc nối tiếp đoạn:
- Nhận xét. Chấm điểm.
* Hướng dẫn đọc cả bài.
- Đọc đúng giọng từng đoạn. Nhấn giọng ở những từ ngũ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn cán bộ Việt Nam.
- Gọi H đọc.
- Nhận xét. Chấm điểm.
c. Nhận xét: ( 1’)
Nhận xét bài đọc của học sinh qua tiết 1.
- 2-3 H đọc
- H quan sát.
* Đọc thầm theo G .
-2-3 H đọc
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc
-1 H đọc chú giải.
- 4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc
-2-3 H đọc
-1 H đọc chú giải.
-1 H đọc mẫu, 4-5 H đọc
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc
-1 H đọc chú giải.
- 4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc.
* 2 nhóm, mỗi nhóm 3 H đọc nối tiếp.
- 1 H đọc 
Tiết 2
4. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12’)
*Đoạn 1: Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1:
? Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ, thú vị?
->Điều bất ngờ và thú vị là ở một đất nuớc xa Việt Nam về địa lý mà biết nói tiếng Việt vì sao vậy ->Đoạn 2+3
*Đoạn 2+3:Yêu cầu H đọc thầm đoạn 2
? Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có những đồ vật của Việt Nam ?
? Các bạn học sinh Lúc - xăm - bua muốn biết điều gì ở thiếu nhi Việt Nam ?
?Khi chia tay với đoàn cán bộ Việt Nam các bạn H Lúc – xăm –bua đã thể hiện tình cảm ntn?
?Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
?Câu chuyện này thể hiện điều gì?
->Bài thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới
5. Luyện đọc lại: (5-7’)
- Gọi H đọc đoạn em thích.
- Nhận xét. Chấm điểm.
6. Kể chuyện: ( 15 – 17’)
* Yêu cầu: H đọc thầm yêu cầu.
- G hướng dẫn học sinh dựa vào gợi ý từng phần kể lại câu chuyện bằng lời của em
- Hướng dẫn H kể chuyện
- Gọi 1 H đọc gợi ý đoạn 1
- G kể mẫu đoạn 1
* Yêu cầu H kể theo nhóm 
- Gọi H kể nối tiếp đoạn
- Gọi học sinh kể.
- Nhận xét. Chấm điểm.
- Gọi H kể cả câu chuyện
* Nhận xét chung.
7. Củng cố, dặn dò: ( 4 – 6’)
- G chốt nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét tiết học.
* Đọc thầm. 
-Tất cả H lớp 6A chào mọi người bằng tiếng Việt, hát bài hát “Ai yêu nhi đồng”.
* Đọc thầm.
-Vì cô giáo của họ đã sang Việt Nam và rất yêu Việt Nam
-Hỏi rất nhiều :về sở thích , học gì
- Mặc dù mưa tuyết nhưng mọi người vẫn ra tiễn.
-H tự do phát biểu
-Tình đoàn kết , hữu nghị.
- Một số H đọc.
* Đọc thầm, 1-2 H nêu yêu cầu
- Nêu nội dung từng đoạn
-1 H đọc gợi ý đoạn 1
* Kể trong nhóm
- Mỗi đoạn 2 H kể. H khác nhận xét.
- 1 - 2 H kể.
Toán (Tiết 146)
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H: 
 - Củng cố về cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).
 - Củng cố về giải toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
* H yếu dưới sự hướng dẫn của G hoàn thành các bài tập. 
II .Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
 - Yêu cầu H đặt tính - tính: 65354 + 19256
 52379 + 38421
- Gọi H nêu cách làm
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài (1’)
3.Luyện tập: (30-33’)
Bài tập 1/109: (Bảng con)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- G đọc các phép tính yêu cầu H làm bảng con.
- Gọi H yếu nêu lại cách làm.
* Kiến thức : Củng cố kỹ năng cộng số có 5 chữ số.
* Chốt: Cách cộng các số có 5 chữ số.
Bài 3/156 (Làm vở)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Gọi H dựa vào tóm tắt đọc bài toán.
- Yêu cầu H làm vở, quan sát hướng dẫn H yếu.
- Gọi 1 H làm bảng phụ, chữa.
* Kiến thức: Củng cố giải toán bằng hai phép tính.
* Chốt: Nêu đề toán có lời văn. 
Bài 2/156 (Làm vở)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán.
? Để tính chu vi, diện tích hình chữ nhật cần biết gì?
? Tìm chiều dài dựa vào dữ kiện nào?
- Yêu cầu H làm vở, quan sát hướng dẫn H yếu.
- Chấm bài- chữa cách làm đúng
* Kiến thức: Củng cố tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật. 
* Chốt: Cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. 
Dự kiến sai lầm
- Đặt tính chưa thẳng cột, tính sai
-Tính chu vi không nhân 2
4.Củng cố, dặn dò(2-3’)
?Nêu cách cộng số có 5 chữ số?
? Qui tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
..
..
- Làm bảng.
- Trình bày cách làm.
- Đọc thầm yêu cầu, 1 H đọc to
- H làm bảng con.
-1 số H nêu lại cách làm
- Đọc thầm yêu cầu, nắm yêu cầu bài.
-H làm vở- Đổi chéo vở kiểm tra.
Mẹ cân nặng là:
17 x 3= 51(kg)
Cả 2 mẹ con cân nặng là:
51+ 17 = 68( kg)
ĐS: 68 kg
- Đọc thầm bài 2-3H nêu yêu cầu bài.
-2-3 H nêu.
- Chiều rộng.
- Làm bài.- Đổi chéo vở kiểm tra
CD hcn là:3 x2 =6 (cm)
Dtích hcn là: 3 x 6 =18 (cm2)
Cvi hcn là: (3+6 ) x 2= 18 (cm)
-2-3 H nêu 
-2-3 H nêu
Đạo đức(Tiết 30)
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
I . Mục tiêu:
 - H hiểu: 
 + Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện.
 + Quyền được tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi.
 - H biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường...
 - H biết bày tỏ ý kiến:
 + Đồng tình, ủng hộ hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 + Phản đối hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi và báo lại cho người hoặc cơ quan có trách nhiệm.
II . Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập đạo đức 3.
 - Bảng phụ.
 - Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ (3-5’)
?Em đã làm gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ?
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài (1-2’)
3. Trò chơi: Ai đoán đúng(6-8’)
* Mục tiêu: H hiểu được sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu: H vẽ tranh hoặc làm động tác để nêu đặc điểm của 1 cây trồng hoặc vật nuôi mà em thích -> H khác đoán tên.
- Yêu cầu: 1 số H lên trình bày -> đoán tên gọi, nêu tác dụng, cách chăm sóc, bảo vệ.
- Giới thiệu 1 số cây trồng, vật nuôi có ích
 ( tranh ảnh )
-> Kết luận: Cây trồng vật nuôi phục vụ cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
4.Quan sát tranh, ảnh(6-8’)
* Mục tiêu: H nhận biết các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Cách tiến hành:
 - Yêu cầu: Quan sát tranh BT2/46, nêu nội dung tranh.
- Tổ chức thảo luận cả lớp: Từng nhóm nêu ý kiến -> cả lớp trao đổi bổ sung.
->Kết luận: Chăm sóc cây trồng vật nuôi mang lại niềm vui cho mỗi bạn vì đó là những việc làm có ích và phù hợp khả năng.
5.Đóng vai(10-12’)
* Mục tiêu: H biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
*Cách tiến hành:
 - Yêu cầu: Thảo luận nhóm đôi: chọn 1 cây trồng ( vật nuôi ) yêu thích và nêu các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây, vật nuôi đó.
 - Tổ chức thảo luận cả lớp.
->Kết luận: G bình chọn nhóm có việc làm tốt nhất để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi đã chọn.
6.Hướng dẫn thực hành(3-4’)
* Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh, bài hát, bài thơ về chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
-Nhận xét giờ học
-1 số H trả lời
- H: Làm việc cá nhân.
- H: Thực hiện yêu cầu -> giải thích lí do yêu thích và nêu tác dụng của cây trồng, vật nuôi cách chăm sóc, bảo vệ.
- H: Quan sát tranh VBT (nhóm 2)
- H: +1 bạn hỏi (theo nội dung BT2)
 1 bạn trả lời.
 + Nhận xét- Bổ sung
- H: + Thảo luận nhóm (3 phút)
 + Các nhóm trình bày ý kiến.
 + Nhận xét, bổ sung.
Thứ ba ngày 11tháng 4 năm 2009
Tập đọc
Một mái nhà chung
I . Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: lợp nghìn lá biếc, lợp hồng
- Biết nghỉ ngơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Biết đọc bài với giọng vui, thân ái, hồn nhiên.
* H yếu đọc to, đúng.
2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu được các từ mới được giải nghĩa trong bài
- Hiểu điều bài thơ muốn nói với các em: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là Trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK
 III . Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- Gọi H đọc bài : “ Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua”.
- Gọi H kể một đoạn truyện
- Nhận xét. Chấm điểm.
2. Giới thiệu bài: (1 – 2’)
3. Luyện đọc đúng: (15 – 17’)
* Chú ý với H đây là bài học thuộc lòng để học sinh nhẩm bài trong khi học.
* Đọc mẫu cả bài- gt bố cục :5 khổ thơ
(+)Khổ thơ 1:
- Dòng 1 + 2: Đọc đú ... ự nhiên và xã hội (Tiết 60)
Sự chuyển động của trái đất
I . Mục tiêu:Sau bài học, H biết:
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
- Quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
II . Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 114, 115.
- Quả địa cầu.
III . Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ(3-5’)
?Trái đất của chúng ta có hình gì?
?Hãy chỉ các cực , xích đạo , bắc bán cầu , nam bán cầu? 
-Nhận xét
2.Khởi động(2-3’)
-Yêu cầu cả lớp hát bài “ Trái đất này là của chúng mình”.
-Giới thiệu bài
3.Thực hành theo nhóm(10-12’)
* Mục tiêu: : Biết trái đất không ngừng quay quanh mình nó. Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó
* Cách tiến hành:
-Bước 1: 
+Yêu cầu từng nhóm, mỗi nhóm 6 H quan sát hình SGK/114, 101 và thảo luận theo câu hỏi trong SGK/114.
?Trái đất quay quanh trục cùng hay ngược chiều kim đồng hồ?
-Bước 2: 
+Yêu cầu H quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái đất quanh mình nó.
-> G vừa quay quả địa cầu vừa nói : Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng : Trái Đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ từ cực Bắc xuống.
4.Quan sát tranh theo cặp (10-12’)
* Mục tiêu: Biết trái đất vừa tự quanh nó, vừa chuyển động quanh mặt trời. Biết chỉ hướng chuyển động của trái đất quanh mình và quanh mặt trời
 * Cách tiến hành:
+ Bước1: 
- Yêu cầu H quan sát hình 3 và thảo luận theo cặp theo yêu cầu trong SGK/ 115 và vác câu hỏi gợi ý:
? Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động, đó là những chuyển động nào?
? Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động quanh Mặt Trời?
+ Bước2: Gọi H trình bày.
-> Kết luận :Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
5.Chơi trò chơi Trái Đất quay (3-5’)
* Mục tiêu: - Củng cố kiến thức toàn bài
 - Tạo hứng thú học tập cho H
* Cách tiến hành:
- Bước1: 
Chia nhóm. Phổ biến cách chơi : Mỗi nhóm 2 H : 1 H đóng vai Mổt Trời, 1 H đóng vai Trái Đất tự quay quanh mình và quay quanh Mặt Trời.
- Bước2:
Yêu cầu H chơi-Nhận xét
6. Củng cố , dặn dò(1- 2’)
- G hệ thống bài
- Gọi H đọc phần bài học trong SGK
- Nhận xét tiết học.
-Hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu
-2-3 H lên bảng chỉ
- Cả lớp hát.
- Quan sát tranh.
-Thảo luận nhóm 6.
-Báo cáo kết quả thảo luận
- Lần lượt từng H trong mỗi nhóm thực hành quay.
-1 số H lên bảng thực hành quay
- Thảo luận nhóm đôi.
- Một số H trình bày. 
-Lớp đánh giá, nhận xét.
-2 H chơi thử
- Một số nhóm chơi. Các H khác nhận xét.
-1-2 H đọc bài học
Thủ công (Tiết 30) 
Làm đồng hồ để bàn (Tiết 3)
I . Mục tiêu:
- H biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.
- H yêu thích sản phẩm mình làm được.
II . Đồ dùng dạy học : 
- Một đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công. Đồng hồ để bàn ( vật thật)
- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy thủ công, bút màu, kéo, hồ dán...
III . Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :( 1’)
- Kiểm tra đồ dùng của H.
2.Giới thiệu bài(1-2’)
3..H nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn:
( 5’)
-Hệ thống lại các bước-ghi bảng
+ Bước 1 : Cắt giấy.
+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ 
( khung, mặt, đế và chân đỡ của đồng hồ).
+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
4.H thực hành ( 15-17’)
- Tổ chức cho H thực hành cá nhân.
- Quan sát, bổ sung, uốn nắn H còn lúng túng.
5.Hướng dẫn H trưng bày sản phẩm (3-5’)
- Đưa ra một số sản phẩm đẹp để tuyên dương.
6.Đánh giá, nhận xét tiết học: (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò mang đồ dùng cho giờ sau.
- Tổ trưởng báo cáo.
- 1, 2 H trình bày 3 bước làm đồng hồ để bàn:
+ Bước 1 : Cắt giấy.
+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ của đồng hồ).
+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- H thực hành.
- Nhận xét sản phẩm của bạn cùng bàn.
Thứ ngày tháng 4 năm 2009
Tập làm văn(Tiết 30)
Viết thư
I . Mục tiêu:Rèn kĩ năng viết: 
- Biết viết 1 bức thư ngắn cho 1 bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Lá thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II . Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(2-3’) 
- Gọi H đọc bài văn kể lại 1 trận thi đấu thể thao tuần 29
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Giới thiệu bài : ( 1’)
3. Hướng dẫn làm bài tập: ( 28 – 30’)
- Gọi H đọc yêu cầu bài
- G hướng dẫn: Các em có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, xem phim hoặc do em tưởng tượng ra
+ Cần nêu được tên của bạn, là người nước nào
+ Nội dung thư phải thể hiện mong muốn làm quen với bạn: em phải tự giới thiệu về mình, ở nước nào
- Bày tỏ tình cảm thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất
- Yêu cầu hoạt động theo nhóm 4
- Gọi H trình bày miệng truớc lớp
->Nhận xét chung.
- G đưa ra bảng phụ viết trình tự lá thư:
- Gọi H đọc
- G hướng dẫn thêm về nội dung từng mục:
Dòng 1 ghi nơi viết, ngày tháng
Lời xưng hô. Sau lời xưng hô ghi dấu chấm than hoặc không ghi dấu gì (VD: Bạn . thân mến!)
Nội dung thư: làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái, lời chúc, hứa hẹn
Cuối thư: lời chào, chữ ký và tên.
- Yêu cầu H viết vở
- Nhận xét chung
4. Củng cố , dặn dò: (1-2’)	
- Nhận xét tiết học.
-Nhắc H viết lại thư ra giấy và gửi qua đường bưu điện.
- 2 -3H kể.
 - 1 H đọc.
- Chú ý nghe.
- H thảo luận.
- 5-7 H
-1 H đọc
- H quan sát.
- Làm bài vào vở.
- Một số H đọc bài làm. Các H khác nhận xét, bổ sung
Toán (Tiết 150)
Luyện tập chung
I . Mục tiêu: Giúp H: 
 - Củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về giải toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
* H yếu dưới sự hướng dẫn của G hoàn thành các bài tập.
 II . Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
 -Yêu cầu H đặt tính và tính: 71875-25219 44792+13546
-Hỏi H nêu lại cách làm
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài(1-2’)
3.Luyện tập: (30- 35’)
Bài tập 1/160 ( Bảng con)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- G yêu cầu H làm các phép tính ra bảng con.
- Gọi H nêu cách nhẩm.
* Kiến thức : Rèn kĩ năng cộng, trừ nhẩm các số tròn nghìn. 
* Chốt : Cách tính nhẩm.
Bài 2/160(Bảng con)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- G yêu cầu H làm các phép tính ra bảng con.
- Gọi H nêu cách làm.
* Kiến thức: Củng cố cộng, trừ các số có đến năm chữ số.
* Chốt: Cách cộng, trừ số có năm chữ số với số có năm chữ số.
Bài 3/160(Vở)
 - Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán.
- G hướng dẫn tóm tắt và tóm tắt bảng phụ.
- Gọi H dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán.
?Để tìm đựoc xã Xuân Mai có bao nhiêu cây ăn quả em cần biết gì?
- Yêu cầu H làm vở, gọi 1H làm bảng phụ, chữa.
* Kiến thức: Củng cố về toán giải bằng hai phép tính 
* Chốt: Cách làm bài toán có hai phép tính 
Bài 4/160(Nháp)
 - Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán.
- G hướng dẫn tóm tắt và tóm tắt bảng phụ.
- Gọi H dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán.
?Bài toán thuộc dạng toán nào em đã học.
- Yêu cầu H làm vở, gọi 1H làm bảng phụ, chữa.
* Kiến thức: Củng cố về bài toán rút về đơn vị.
* Chốt: Cách làm toán rút về đơn vị
Dự kiến sai lầm
- Đặt tính chưa thẳng cột, tính sai. 
4.Củng cố, dặn dò(1-2’)
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
-H làm bảng con
-H nêu lại cách làm
- Đọc thầm nêu yêu cầu bài.
- H làm bảng con.Nêu kết quả tìm 
được
- Nêu yêu cầu bài.
- Làm bảng con.
-Trình bày cách tính.
- Đọc thầm nêu yêu cầu bài.
- 2-3 H dựa vào tóm tắt đọc bài toán.
- Cần tìm số cây xã Xuân Hoà.
- Làm vở- Đổi bài kiểm tra chéo.
Xã Xuân Hoà có số cây ăn quả
68 700+ 5200=73 900(cây)
Xã Xuân Mai có số cây ăn quả
73 900 -4500= 69 400(cây)
ĐS: 69 400 cây
- Đọc thầm nêu yêu cầu bài.
- 2-3 H dựa vào tóm tắt đọc bài toán.
- Rút về đơn vị.
- Làm vở- Đổi bài kiểm tra chéo
1 cái compa hết số tiền là:
10 000 : 5 =2000(Đồng)
3 cái compa hết số tiền là:
2000 x 3= 6000(Đồng)
ĐS: 6000 đồng
Thể dục (Tiết 60)
Bài thể dục với hoa hoặc cờ
I . Mục tiêu:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ hoặc hoa. Yêu cầu thuộc bài, thực hiện động tác tương đối đúng nhịp
- Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng
 II. Địa điểm - phương tiện
 - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh, an toàn.
 - Phương tiện: Còi, cờ, bóng, sân chơi.
III.Các hoạt động dạy và học
Nội dung
ĐLượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu
- H: tập hợp, điểm số, báo cáo.
- G phổ biến yêu cầu, nội dung tiết học.
- H: + Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân
 + Chơi trò chơi H yêu thích
2.Phần cơ bản
a. Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ
b. Học tung và bắt bóng bằng hai tay
c. Trò chơi: Ai kéo khoẻ
3. Phần kết thúc
- Đi vòng tròn, thả lỏng, hít thở sâu
- G hệ thống bài
-G nhận xét giờ học
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
10-12 phút
8-10 phút
8-10 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
* * * * * * *
* * * * * ** 
* * * * ** *
 G
- Lớp tập theo đội hình 4 hàng ngang( lưu ý khoảng cách giữa từng em để tập với cờ)
- Ôn bài thể dục phát triển chung
( G hô nhịp)
- Cán sự lớp hô, G sửa động tác sai
- Chọn 1-2 em tập đẹp biểu diễn
- G nêu tên động tác, tư thế cầm bóng, tư thế tung và bắt bóng
- H tập theo nhóm đôi từng tư thế
- G nêu tên trò chơi
- H nhắc lại luật chơi
- H chơi chính thức
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
-Giúp H nhận thấy ưu khuyết điểm của mình 
-Giúp H có ýthức phấn đấu vươn lên trong học tập
-Giúp H rèn kĩ năng nói cho H – thư giãn cho H
II. Các hoạt động dạy học 
1.Nhận xét tuần 30
-Đôi bạn cùng tiến báo cáo hoạt động của mình
-Tổ trưởng báo cáo điểm 9, 10 –việc làm bài chuẩn bị ở nhà
-Lớp trưởng nhận xét về vệ sinh cá nhân trong tuần, trực nhật( lau bảng, kê bàn ghế, tắt điện, đóng cửa)
-G nhận xét, tổng kết lại 
+Tuyên dương :..
+Nhắc nhở :
 2.Kế hoạch tuần 31
-Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học ,sĩ số 
- Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
-Hoàn thành chương trình tuần 31 
3. Chương trình văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYEN 30.doc