Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

I. Mục tiêu

 A.Tập đọc

 1- Đọc thành tiếng

 - Đọc đúng: Y-éc-xanh, ngưỡng mộ, nghiên cứu, tưởng tượng, là ủi, thổ lộ, lặng yên, im lặng,.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.

 2- Đọc hiểu

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Y-éc-xanh, ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân, .

 - Hiểu được nội dung: Qua việc kể về sự gắn bó của bác sĩ Y-éc-xanh với đất Nha Trang, truyện đã đề cao lẽ sống của ông: sống để yêu thương, giúp đỡ đồng loại.

B. Kể chuyện

 - Dựa vào nội dung truyện và tranh minh họa kể lại được câu chuyện bằng lời của bà khách. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

 - Biết nghe và nhận xét lời kể , cách kể của các bạn.

 

doc 32 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1023Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - Kể chuyện
bác sĩ y- éc-xanh
I. Mục tiêu
	A.Tập đọc
 1- Đọc thành tiếng
	 - Đọc đúng: Y-éc-xanh, ngưỡng mộ, nghiên cứu, tưởng tượng, là ủi, thổ lộ, lặng yên, im lặng,...
	 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	 - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.
	2- Đọc hiểu
	 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Y-éc-xanh, ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân, ...
 - Hiểu được nội dung: Qua việc kể về sự gắn bó của bác sĩ Y-éc-xanh với đất Nha Trang, truyện đã đề cao lẽ sống của ông: sống để yêu thương, giúp đỡ đồng loại.
B. Kể chuyện
 - Dựa vào nội dung truyện và tranh minh họa kể lại được câu chuyện bằng lời của bà khách. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
 - Biết nghe và nhận xét lời kể , cách kể của các bạn.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tập đọc
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi của bài TĐ trước
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
C. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài mới
- HS nghe GV giới thiệu.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- GV đọc toàn bài một lượt, với giọng kể chậm rãi. Chú ý lời của các nhân vật.
- Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo.
b. Đọc từng câu
- GV treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn. 
- Luyện phát âm từ khó.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của HS.
- Đọc bài tiếp nối theo dãy bàn Mỗi HS đọc 1 câu. 
c. Đọc từng đoạn
- GV hướng dẫn HS chia đoạn 3 làm hai phần: 
- Phần đầu từ Bà khách thổ lộ đến... đặt trên đầu gối; phần 2 từ Tôi là người Pháp đến ... bình yên.
- GV gọi 5 HS đọc bài tiếp nối theo đoạn. 
- 5 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- GV hướng dẫn giọng đọc các câu đối thoại và cho HS cả lớp luyện đọc các câu:
- 3 đến 5 HS luyện đọc cá nhân nhóm, hoặc tổ HS đọc đồng thanh:
- Y-éc-xanh kính mến, / ông quên nước Pháp rồi ư? // Ông định ở đây suốt đời sao?// (Giọng thể hiện sự ngạc nhiên vì ngưỡng mộ).
- Tôi là người Pháp.// Mãi mãi tôi là công dân Pháp.// Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.// (giọng khẳng định).
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- GV gọi 5 HS khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, lần 2.
- 5 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và nhận xét.
d. Luyện đọc theo nhóm
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 5 HS lần lượt đọc một đoạn trước nhóm.
e. Đọc trước lớp
- Gọi 5 HS bất kì yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
- 5 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
g. Đọc đồng thanh
- Đọc đoạn 3, 4
3. Tìm hiểu bài
- GV hoặc 1 HS đọc lại cả bài.
- Theo dõi bài trong SGK.
- GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài.
- Trả lời câu hỏi của GV.
+ Vì sao bà khách ao ước được gặp Y-éc-xanh?
+ HS trả lời.
+ Bác sĩ Y-éc-xanh có gì khác so với tưởng tượng của bà khách? 
+ HS: Thực tế, bác sĩ Y-éc-xanh quả thực khác xa ... làm cho bà chú ý.
- GV nhận xét giảng thêm
- GV hỏi: Bà khách đã hỏi bác sĩ điều gì?
- Bà khách hỏi bác sĩ là: Ông đã quên nước Pháp rồi ư?
- Vì sao bà khách lại cho rằng bác sĩ Y-éc-xanh đã quên nước Pháp?
- Vì bà khách thấy bác sĩ có ý định ở Việt Nam suốt đời mà không có ý định quay về Pháp.
- Lúc đó, bác sĩ đã trả lời bà khách như thế nào?
- HS trả lời.
- Câu nói đó cho thấy tình cảm của bác sĩ đối với nước Pháp như thế nào?
- Bác sĩ rất yêu quê hương, Tổ quốc của ông.
- Vậy theo em, vì sao bác sĩ không về Pháp mà lại ở lại Nha Trang?
- HS trả lời theo ý hiểu.
- Hãy tìm trong bài câu văn nói rõ nhất về lẽ sống cao đẹp của bác sĩ Y-éc-xanh.
- Câu: “Trái đất ... lẫn nhau.”
- GV nhận xét giảng thêm.
4. Luyện đọc lại bài
- GV đọc mẫu đoạn 3, 4 (hoặc gọi 1 HS khá đọc).
- HS theo dõi bài đọc mẫu.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi HS đọc một lần đoạn 3, 4 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Tổ chức cho 3 đến 5 HS thi đọc đoạn 3, 4.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 107, SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai?
- Bằng lời của bà khách.
- Bà khách là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bà khách chúng ta cần xưng hô như thế nào?
- Xưng là “tôi”.
- GV yêu cầu HS quan sát để nêu nội dung tranh các bức tranh, sau đó gọi 1 HS khá kể mẫu lại đoạn truyện này.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+ Tranh 1: Bà khách tìm thăm bác sĩ Y-éc-xanh.
+ Tranh 2: Sự giản dị của bác sĩ Y-éc-xanh
+ Tranh 3: Cuộc trò chuyện của bác sĩ Y-éc-xanh và bà khách.
+ Tranh 4: Sự đồng cảm giữa hai con người.
- GV gọi 4 HS khá, yêu cầu tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn truyện theo tranh.
- Nhận xét.
- 4 HS thực hiện
3. Kể theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm tiếp nối nhau kể chuyện trong nhóm.
- Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
4. Kể chuyện
- GV gọi 4 HS kể tiếp nối câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
D. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Đạo đức:
Chăm sóc cây trồng vật nuôi
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu tác dụng và vì sao phải chăm sóc cây trồng.
- Đồng tình ủng hộ việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi; phê bình, không tán thành với những hành động không chăm sóc cây trồng vật nuôi
- Tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi.
II. Chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi và phiếu học tập cho hoạt động 2: thẻ xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Kể những cây trồng vật nuôi của gia đình
- Học sinh kể
- Con đã chăm sóc cây vật nuôi nào? Chăm sóc như thế nào?
- Học sinh nêu
C. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học – ghi bảng
- Nghe giới thiệu
2. Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra
- Các nhóm lần lượt trình bầy
CH1: Nhà em nuôi cây trồng vật nuôi đó để làm gì?
- Để lấy rau ăn hoặc bán lấy tiền
- Em chăm sóc cây trồng vật nuôi có tác dụng gì?
- Giúp cây trồng vật nuôi lớn nhanh, tránh bị bệnh
- Ngược lại nếu không chăm sóc cây trồng vật nuôi sẽ thế nào?
- Sẽ dễ mắc bệnh, chậm lớn
 GV: Vậy cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm trả lời phiếu bài tập
GV đưa ý kiến
- H/s giơ thẻ bày tỏ ý kiến
a, Cần chăm sóc bảo vệ các con vật của gia đình mình
-T
b, Chỉ cần chăm sóc những loại cây do con người trồng
- K
c, Cần bảo vệ tất cả các loài vật, cây trồng
- T
d, Thỉnh thoảng tưới nước cho cây cũng được
- K
e, Cần chăm sóc cây trồng vật nuôi liên tục
- T
Câu hỏi 2: Nhà Dũng nuôi mấy chú gà choai. Chúng rất hay vào vườn kiếm ăn và nhổ vào mấy luống cải, nếu em là bạn Dũng em sẽ làm gì? Vì sao? 
Rào vườn lại không cho gà vào. Thường xuyên tưới nước cho luống rau và chăm sóc cho cải chóng lớn, cho gà ăn và chăm sóc chúng.
- Nhận xét, kết luận
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lý tình huống
GV đưa ra các câu hỏi cho các nhóm thảo luận
- H/s thảo luận đưa ra phương án trả lời
TH1: 2 bạn Lan và Đào đi chăm sóc vườn rau. Thấy rau ở vườn nhà mình có sâu, Đào liền nhanh nhẹn ngắt những chiếc lá có sâu vứt sang chỗ khác ở xung quanh. Nếu em là Lan em nói gì với Đào?
- Nhắc bạn để lại những lá sâu lại mang về nhà giết đi rồi bảo cho bố mẹ có cách trị sâu
TH2: Đàn gà nhà Minh đột nhiên lăn ra chết hàng loạt. Mẹ Minh đem chôn hết đi và giấu không cho ai biết gà nhà mình bị cúm. Nếu em là Minh em nói gì với mẹ để tránh lây lan dịch cúm gà?
- Học sinh sắm vai xử lý
- GV kết luận
D. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Ôn luyện nội dung bài
Toán
Tiết 151 Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu
	Giúp HS:	 
 	 - Biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
	 - áp dụng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn BT2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài tập về nhà của tiết trước
- 3 HS lên bảng làm bài
- GV kiểm tra VBT của một số HS trong khi 3 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
a) Phép nhân 14273 ´ 3
- GV viết lên bảng phép nhân:
 14273 ´ 3
- HS đọc: 14273 ´ 3 
- GV Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân :
14273 ´ 3.
- 2 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân nay, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn (tính từ phải sang trái).
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện một con tính). HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- 1 HS đọc
- G yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
 Số ki-lô-gam thóc lần sau chuyển được là:
 27150 ´ 2 = 54300 (kg)
 Số ki-lô-gam thóc cả hai lần chuyển được là:
 27150 + 54300 = 81450 (kg) 
 Đáp số: 81450 kg.
- ... lại chính xác, đẹp đoạn từ Ai trồng cây... Mau lớn lên từng ngày trong bài Bài hát trồng cây.
	 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc dấu hỏi/dấu ngã và đặt câu với 2 từ đã hoàn thành.
II. Đồ dùng dạy - học
	 - Viết sẵn bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho HS viết.
- Dáng hình, rừng xanh, rung mành, giao việc.
- Nhận xét, cho điểm HS.
B. Dạy - Học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Bài hát trồng cây.
- 2 HS lần lượt đọc.
- Hỏi: Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
- Hạnh phúc là được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày.
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn thơ có mấy khổ? Trình bày như thế nào cho đẹp?
- Đoạn thơ có 4 khổ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng.
- Các dòng thơ được trình bày như thế nào?
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- PB: Trồng cây, mê say, lay lay.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
d. Viết chính tả.
- HS tự viết.
e. Soát lỗi.
g. Chấm bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm
- 3 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm bằng chì vào SGK.
- Gọi HS chữa bài.
- 2 HS chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng. Hướng dẫn HS phân biệt nghĩa các từ rong và dong
- Làm bài vào vở.
 rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống rong cờ mở, gánh hàng rong.
Bài 3:
a. Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm. Mỗi HS đặt 2 câu.
- 3 HS viết bảng lớp. HS dưới lớp viết bảng con.
- Chữa bài và gọi HS đọc câu của mình.
 VD: Chú ngựa suốt ngày rong ruổi trên đường...
Nghe câu chuyện, bọn em cười rũ rượi
Tôi đến, bà và mẹ em nói chuyện rủ rỉ với nhau.
b. Yêu cầu HS viết câu đặt được vào vở
- HS viết 2 câu vào vở.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài cho đúng.
Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2009
Luyện từ và câu
từ ngữ về các nước, dấu phẩy
I. Mục tiêu
	 - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Mái nhà chung.
	 - Luyện tập về cách dùng dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Bản đồ hành chính thế giới, hoặc quả địa cầu.
	- 4 tờ giấy khổ to và 4 bút dạ
	- Viết sẵn các câu trong bài tập 3 vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS làm miệng bài tập 2, 4 của tiết luyện từ và câu tuần 30.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
B. Dạy - Học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- GV treo bản đồ hành chính thế giới (hoặc đặt quả địa cầu trên bàn) gọi HS lên bảng đọc tên và chỉ vị trí nước mà mình tìm được.
- GV động viên các em kể và chỉ được càng nhiều nước càng tốt.
- HS nối tiếp nhau lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. Ví dụ: Nga, Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc, Bru-nây, Phi-líp-pin, Ma-lai-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Bỉ, Hi Lạp,...
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút dạ cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- HS trong cùng nhóm tiếp nối nhau viết tên nước mình tìm được vào giấy.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. GV chỉnh sửa những tên nước viết sai quy tắc viết tên nước.
- Các nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng, gọi 1 nhóm đọc tên các nước, sau đó cho HS các nhóm còn lại bổ sung thêm các nước không trùng với các nước nhóm bạn đã nêu.
- Yêu cầu HS cả lớp đồng thanh đọc tên nước các nhóm vừa tìm được.
- Yêu cầu HS viết tên một số nước vào vở bài tập. GV giúp đỡ HS viết không đúng quy tắc viết hoa.
- HS làm việc cá nhân trên vở bài tập.
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu rồi chép lại các câu văn.
- GV yêu cầu HS đọc 3 câu văn trước lớp, yêu cầu HS cả lớp theo dõi và để ý chỗ ngắt giọng tự nhiên của bạn.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý những chỗ ngắt giọng trong câu thường là vị trí của các dấu câu.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Đáp án:
a. Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
b. Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
c. Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.
- Chữa bài và yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tìm và viết thêm tên các nước khác trên thế giới.
Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2009
Tập làm văn
Thảo luận về bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
	 - HS biết phối hợp với nhau để tổ chức cuộc họp nhóm trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường: Bày tỏ được ý kiến riêng của mình về những việc cần làm và những việc không nên làm.
	 - Viết được một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Bảng phụ ghi sẵn trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp đã học ở học kỳ I, TV3.
	- HS sưu tầm các tranh ảnh đẹp về cảnh quan thiên nhiên môi trường và tranh ảnh phản ánh sự ô nhiễm, hủy hoại môi trường.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc bài viết thư cho bạn nước ngoài để làm quen và tỏ lòng thân ái.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy - Học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài 
Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (khoảng 6 HS tạo thành 1 nhóm); yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng. Tất cả các thành viên trong nhóm đều chuẩn bị giấy bút để ghi chép.
- Tiến hành chia nhóm và chuẩn bị cho cuộc họp.
- GV hỏi: Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì?
- Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường.
- GV định hướng cho HS cách làm
- HS cả lớp nghe GV định hướng nội dung cuộc họp và ghi lại những câu hỏi này.
- Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp, phố xá, làng xóm, ao hồ,... có gì tốt, có gì chưa tốt?
- Nêu các địa điểm có môi trường sạch đẹp, các địa điểm có môi trường chưa sạch đẹp.
- Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm?
- Do rác thải bị vứt bừa bãi ...
- Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì?
(GV viết các câu hỏi gợi ý này lên bảng).
- Không vứt rác bừa bãi; không đổ nước thải ra đường, ao hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng.
- GV: Hãy nêu trình tự tiến hành của một cuộc họp nhóm, họp tổ.
- Một số HS nêu trước lớp.
- GV mở bảng phụ có ghi sẵn trình tự cuộc họp, sau đó yêu cầu HS đọc.
- 1 HS đọc
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành họp, sau đó cho 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp
- 3 nhóm thi
- Nhận xét và tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt.
Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS ghi ý kiến các bạn một cách ngắn gọn, đầy đủ, cần lược bỏ những ý rườm rà, trùng lặp.
- HS làm bài, sau đó một số HS đọc bài viết trước lớp, cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
D. Củng cố, dặn dò
- Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 155: luyện tập
I. Mục tiêu
	Giúp HS:	 
 	 - Biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số 
 (trường hợp có số 0 ở thương).
	 - Biết thực hiện chia nhẩm số tròn nghìn với số có một chữ số.
	 - Củng cố tìm một phần mấy của một số.
	 - Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập (bài 2).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài tập của tiết trước.
- 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy-học bài mới
1. Giới thiệu bài mới
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS tự làm
Bài 2
- GV gọi 1 HS tự đặt tính và thực hiện tính.
- HS cả lớp làm bài vào vở. Sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV kiểm tra vở của một số HS.
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Một HS đọc.
- Bài toán cho biết gì?
- Có 27280 kg thóc gồm thóc nếp và thóc tẻ, trong đó một phần tư số thóc là thóc nếp.
- Bài toán hỏi gì?
- Số ki - lô - gam thóc mỗi loại.
- Em sẽ tính số ki-lô-gam thóc nào trước và tính như thế nào?
- Tính số ki-lô-gam thóc nếp trước bằng cách lấy tổng số thóc chia cho 4.
- Sau đó làm thế nào để tìm được số thóc tẻ?
- Lấy tổng số thóc trừ đi số thóc nếp
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt
Bài giải
27280 kg
Số ki-lô-gam thóc nếp có là:
 27280 : 4 = 6820 (kg)
Số ki-lô-gam thóc tẻ có là:
 ? kg thóc nếp ? kg thóc tẻ
 27280 - 6820 = 20460(kg)
 Đáp số: 6820 kg; 20460 kg.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính nhẩm.
- GV viết lên bảng: 12000 : 6 và yêu cầu HS cả lớp thực hiện chia nhẩm với phép tính trên.
- HS nhân nhẩm và báo cáo kết quả 2000.
- GV hỏi: Em đã thực hiện chia nhẩm như thế nào?
- HS trả lời.
- GV hướng dẫn HS cả lớp thực hiện chia nhẩm lại như SGK giới thiệu.
- Theo dõi hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau nhân nhẩm từng con tính trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
D. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà làm bài tập ở VBT

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan31.DCS.doc