Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Lại Xuân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Lại Xuân

Tập đọc - Kể chuyện

 Bác sĩ Y-éc-xanh

I .Mục tiêu:

A . Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý đọc đúng: nơi, nghiên cứu, là ủi, thổ lộ, nỗi, im lặng.

- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu các từ được chú giải trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu truyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Lại Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 31
Thứ ngày tháng năm 2009
Sinh hoạt tập thể 
Chào cờ
Tập đọc - Kể chuyện
	 Bác sĩ Y-éc-xanh
i .Mục tiêu:
A . Tập đọc:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng: nơi, nghiên cứu, là ủi, thổ lộ, nỗi, im lặng.
- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ được chú giải trong bài.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu truyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
B . Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: 
- Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời nhân vật(Bà khách).
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe và nhận xét bạn kể
II . Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- Gọi H đọc nối tiếp bài: "Một mái nhà chung".
- Hỏi nội dung bài
2. Giới thiệu bài: ( 1’)
3. Luyện đọc đúng: ( 33 – 35’ )
* Đọc mẫu cả bài-gt bố cục : 4 đoạn
(+)Đoạn 1:
- Câu 2: HD đọc đúng : Nơi, Y- éc – xanh, nghiên cứu -> đọc mẫu.
- Giải nghĩa: Y- éc- xanh, ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới/SGK
-Hướng dẫn đọc đoạn:Giọng kể nhẹ nhàng, chậm.Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm
- Gọi H đọc đoạn 1.
- Nhận xét. Chấm điểm.
(+)Đoạn 2
- Câu 2:HD đọc đúng: là ủi-Gọi H đọc
- Giải nghĩa: toa hạng ba, bí ẩn/SGK
-Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng kể nhẹ nhàng, chậm. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm-> Đọc mẫu.
- Gọi H đọc đoạn 2.
- Nhận xét. Chấm điểm.
(+)Đoạn 3
- Câu 2: Hướng dẫn đọc giọng bà khách thể hiện thái độ kính trọng->Đọc mẫu
- Câu 4: Lời Y- éc -xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, đầy nhiệt huyết -> Đọc mẫu
- Giải thích : Công dân/SGK
- Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng kể nhẹ nhàng, chậm, phân biệt lời các nhân vật. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm
- Gọi H đọc đoạn 3.
- Nhận xét. Chấm điểm.
(+)Đoạn 4
-Câu 2: HD đọc đúng: im lặng
- G hướng dẫn đọc giọng chậm rãi
- G đọc mẫu
- Gọi H đọc đoạn 4.
- Nhận xét. Chấm điểm 
* Gọi H đọc nối tiếp đoạn:
- Nhận xét. Chấm điểm.
* Hướng dẫn đọc cả bài.
- Đọc đúng giọng từng đoạn. Thay đổi giọng từng đoạn cho phù hợp với lời nhân vật.
- Gọi 1 H đọc.
- Nhận xét. Chấm điểm.
*. Nhận xét: ( 1’)
Nhận xét bài đọc của H qua tiết 1.
- 2 -3H đọc.
* Đọc thầm theo G 
-2-3 H đọc
-1 H đọc chú giải
-1 H đọc mẫu, 4-5 H đoc, nhận xét bạn đọc.
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc.
-1 H đọc chú giải.
- 4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc.
-2-3 H đọc.
-2-3 H đọc.
-1 H đọc chú giải.
-1 H đọc mẫu, 4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc.
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc.
- 4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc.
* 2 nhóm, mỗi nhóm 4H đọc nối tiếp.
- 1 H đọc mẫu cả bài. 
Tiết 2
4. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12’)
Đoạn 1: Yêu cầu H đọc thầm và trả lời câu hỏi
? Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sỹ Y - éc- xanh?
->Một người bác sĩ ko phải là người VN mà lại chọn VN 1 đất nước nghèo nàn để sống và nghiên cứu các bệnh nhiệt đới->Bà khách đã nghĩ gì về ông bác sĩ này -> Đoạn 2
*Đoạn 2: Yêu cầu H đọc thầm và trả lời câu hỏi
? Y- éc- xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ?
->Ông là 1 người bác sĩ nổi tiếng bà khách tưởng tượng sai về ông -> Cuộc trò chuyện diễn ra ntn
->Đoạn 3+4
*Đoạn 3+4: Yêu cầu H đọc thầm và trả lời câu hỏi
? Vì sao bà khách nghĩ là Y- éc- xanh quên nước Pháp?
? Những câu văn nào nói lên lòng yêu nước của bác sỹ Y- éc- xanh?
-Yêu cầu H thảo luận: Vì sao Y- éc- xanh ở lại Nha Trang?
->Câu chuyện đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
5. Luyện đọc lại: (5-7’)
- HD đọc phân vai.
- Gọi H đọc phân vai.
- Nhận xét. Chấm điểm.
6. Kể chuyện: ( 15 – 17’).
* Yêu cầu: H đọc thầm yêu cầu.
- Hướng dẫn H quan sát tranh, nêu nội dung chính của 4 tranh.
- Lưu ý: Kể theo lời bà khách -> Những từ "bà khách, bà, khách" thành tôi. Từ "họ" ở cuối bài thành chúng tôi, ông và tôi.
* Kể mẫu 1 đoạn .
* Yêu cầu H kể theo nhóm.
- Gọi H kể.
- Nhận xét. Chấm điểm.
- Gọi H kể nối tiếp đoạn
- Gọi H kể cả câu chuyện
* Nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò: ( 4 – 6’).
- Nhận xét tiết học.
* Đọc thầm. 
- Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
* Đọc thầm.
- Y-éc-xanh mặc bộ quần áo ka ki cũ, không là ủi...chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn làm bà chú ý.
* Đọc thầm
- Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
- Tôi là người Pháp... Tổ quốc.
- Một số H phát biểu.
- Một số H đọc.
* Đọc thầm, 1-2 H nêu yêu cầu
- Quan sát và nêu nội dung từng tranh.
*Quan sát, nghe.
* Kể trong nhóm cặp
- Mỗi đoạn 2 H kể. H khác nhận xét.
- 4 H kể nối tiếp.
- 1 - 2 H kể.
Toán (Tiết 151)
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
I . Mục tiêu:Giúp H: 
 - Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có hai lần nhớ không liền nhau)
 - Biết vận dụng vào giải toán có lời văn
* H yếu biết cách nhân số có 5 chữ số với số có một chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: ( 3-5’ )
- Yêu cầu H đặt tính và tính: 1412 x 2 
 4173 x 3
-Hỏi cách thực hiện
- Nhận xét.
2.Giới thiệu bài (1-2’)
3.Dạy bài mới(12-15’)
- Ghi phép tính 14 273 x 3
- Gọi H đọc 
?Nhận xét các thừa số trong phép nhân ?
- HD làm: thực hiện như với số có 4 chữ số 
-Yêu cầu H thực hiện bảng con
- Gọi H đọc lại – G ghi bảng lớp
14 273
 x
 3
42 819
?Nhận xét gì về phép nhân này ?
?Phép nhân có nhớ cần lưu ý gì ?
?Nêu các bước thực hiện nhân số có 5 chữ số với số có 1chữ số ?
=>Lưu ý: Lược nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì phần nhớ được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo. Nhân rồi mới cộng phần nhớ.
4. Luyện tập - thực hành (15-17’)
Bài 1/161: ( Bảng con)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- G đọc các phép tính yêu cầu H làm bảng con.
- Gọi H yếu nêu lại cách làm.
* Kiến thức: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
* Chốt: Cách thực hiện.
Bài 2/161: ( VBT)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu H làm vở bài tập, quan sát hướng dẫn H yếu.
- Gọi H nêu cách làm, kết quả.
* Kiến thức: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
* Chốt: Cách làm.
Bài 3/161: ( Vở )
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- G tóm tắt và gọi H dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán.
? Tìm số thóc của cả hai lần trước hết ta cần biết gì?
? Tìm số thóc lần sau chính là dạng toán đơn nào đã học?
- Yêu cầu H làm vở, quan sát hướng dẫn H yếu.
- Chữa - nhận xét.
* Kiến thức: Giải bài toán có lời giải bằng hai phép tính.
* Chốt: Lời giải đúng.
Dự kiến sai lầm
- Đặt tính chưa thẳng cột, tính sai. Quên nhớ trong khi nhân
5.Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
..............................................................................
.............................................................................
.............................................................................
- Làm bảng con. 
-Trình bày cách làm.
-2-3 H đọc
-Thừa số thứ nhất có 5 chữ số, thừa số thứ 2 có 1 chữ số
 - Làm bảng con
- Nêu cách làm.
- Phép nhân có nhớ
- Cần phải nhớ
- Bước 1 đặt tính, bước 2 tính.
- Đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to.
- Làm bài bảng con
- Nêu cách làm.
- Đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
- Làm bài vào VBT.
- Đổi chéo VBT kiểm tra.
- Nêu cách làm.
- Đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
- 2-3 H dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán.
- Số thóc chuyển đi lần 2.
- Gấp lên1 số lần.
- H làm vở.
Lần sau chuyển đi số thóc là :
27 150 x 2=54 300(kg)
Cả 2 lần chuyển đi số thóc là :
54 300 + 27 150= 81 450(kg).
ĐS : 81 450 kg
 Đạo đức (Tiết 31)
	Chăm sóc cây trồng, vật nuôi(Tiết 2)
I . Mục tiêu:
 - H hiểu: 
 + Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện.
 + Quyền được tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vật nuôi.
 - H biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường...
 - H biết bày tỏ ý kiến:
 + Đồng tình, ủng hộ hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
 + Phản đối hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi và báo lại cho người hoặc cơ quan có trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập đạo đức 3.
 - Bảng phụ.
 - Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ (3-5’)
?Em làm gì để chăm sóc cây trồng vật nuôi ?
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài (1-2’)
3.Báo cáo kết quả điều tra(6-8’)
* Mục tiêu: H biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, trường, địa phương và quan tâm hơn.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu: H kể tên các cây trồng, vật nuôi và cách chăm sóc
? Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc đó như thế nào?
-> Kết luận: G khen nhóm làm việc đạt kết quả tốt.
4.Đóng vai(8-10’)
 * Mục tiêu: H biết được 1 số hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi và thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến.
* Cách tiến hành:
 - Giao việc: Thảo luận nhóm đôi, tập đóng vai xử lí các tình huống trong BT3/47
- Thảo luận chung cả lớp.
-> Kết luận: 
+ TH1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích cho bạn hiểu
+ TH2: Dương nên đắp lại bờ ao và báo cho người lớn biết.
+ TH3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn.
+ TH4: Hải nên khuyên Chính không đi trên thảm cỏ
->Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến trước các hành vi sai
5.H thi vẽ tranh, hát, đọc thơ về chủ đề: Chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi(4-5’)
- G nêu yêu cầu
-Nhận xét
6.Trò chơi: "Ai nhanh - ai đúng"(6- 8’)
* Mục tiêu: H ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
* Cách tiến hành:
 - G phổ biến luật chơi:
+Suy nghĩ, tìm những việc làm phù hợp theo yêu cầu BT6/47
+ Thi ghi nhanh từ (theo cột) lên bảng giữa các dãy
- Tổ chức thảo luận cả lớp.
-> Kết luận: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy mỗi người cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
7.Củng cố , dặn dò (2-3’)
-Nhận xét giờ học
-3- 4 H trả lời
- Các nhóm báo cáo kết quả điều tra
- Nhận xét- Bổ sung 
- H thảo luận nhóm đôi.
- Một số nhóm lên đóng vai TH 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- H biểu diễn cá nhân, nhóm.
- H làm việc cá nhân. ( ...  kiến sai lầm
- Đặt tính, tính sai, xác định sai số dư 
- Thực hiện nhẩm ở các lượt chia sai
4. Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
.
.
.
- Làm bảng con.
- Trình bày cách làm.
- Đọc nhận xét số bị chia, số chia
- Làm bảng con. Nêu cách làm.
+ Đặt tính.
+ Thực hiện lần lượt từ trái sang phải (hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất).
+ Mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ.
- Số dư nhỏ hơn số chia.
* Nhắc lại: Lần 1 nếu lấy một chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số.
- Đọc thầm và nêu yêu cầu.
- H làm bảng con.
- H yếu nêu cách làm.
- Số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- Đọc thầm. Nêu yêu cầu bài.
- 2-3 H dựa vào tóm tắt đọc bài toán.
- Làm bài vào vở.
10 250 :3 = 3416(dư 2)
Vậy với 1025m vải may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo dư 2 m vải
- Đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
- Làm bài VBT. Đọc chữa bài.
Vẽ Đ/c Hiền dạy
Tự nhiên xã hội(Tiết 62)
Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
I. Mục tiêu:Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Trình bày mối quan hệ giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất.
- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy học
 - Quả địa cầu
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(3-5’)
? Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh. Trái Đất là hành tinh thứ mấy của hệ Mặt Trời?
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài (1-2’)
3.Quan sát tranh theo cặp (5-8’)
* Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
-Yêu cầu H quan sát theo cặp và trả lời các câu hỏi theo gợi ý:
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quay quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất 
+ Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt trời và Mặt Trăng
Bước 2:
- Gọi một số học sinh trả lời – gọi các cặp khác bổ sung
-Nhận xét
-> Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
4.Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (8-10’)
* Mục tiêu: -Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
 - Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
* Cách tiến hành:
Bước 1: 
- G giảng: Vệ tinh là thể chuyển động quanh hành tinh đ Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
- Gọi 1 H nêu hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Bước 2: 
- Yêu cầu H vẽ sơ đồ vào vở
- Gọi 1 số H trình bày
-Nhận xét
-> Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất.
4.Chơi trò chơi “Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất”(5-8’)
* Mục tiêu:Củng cố cho H kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
* Cách tiến hành:
- GVchia nhóm, hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển nhóm
- Cho H thực hành chơi theo nhóm
- Gọi 1 vài nhóm lên thực hành trước lớp.
5. Củng cố , dặn dò(1- 2’)
- G hệ thống bài
- G nhận xét giờ học
- 2-3 H trả lời
- H thảo luận theo cặp
- Một số học sinh trả lời - các cặp khác bổ sung
-1 H nêu hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
- H vẽ sơ đồ vào vở- Đổi vở, nhận xét lẫn nhau
- 1 số H trình bày
- H chơi trong nhóm 
-1 số nhóm trình bày
Thủ công(Tiết 31)
Làm quạt giấy tròn
I. Mục tiêu:
- H biết cách làm quạt giấy tròn
- Làm được quạt giấy tròn theo đúng quy trình kỹ thuật
- H thích làm được đồ chơi.
II. Đồ dùng
- Tranh quy trình
- Mẫu quạt giấy tròn
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :( 1’)
- Kiểm tra đồ dùng của H.
2.Giới thiệu bài(1-2’)
3.G hướng dẫn H quan sát mẫu, nhận xét: ( 6 – 7’)
- Giới thiệu mẫu quạt giấy tròn.
? Nhận xét gì về các nếp gấp của quạt?
? So với gấp quạt ở lớp 1 và gấp quạt giấy hình tròn có gì khác nhau?
4.G làm mẫu: ( 16 – 17’)
Bước 1: Cắt giấy 
- Cắt 2 tờ giấy hình chữ nhật 24x 16 ô, tờ giấy 16x 12 ô
Bước 2: Gấp, dán quạt
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật 24x 16 sao cho các nếp gấp cách đều, lấy dấu giữa, bôi hồ vào mép giấy đã dán ép chặt
Bước 3: Làm cán quạt, hoàn chỉnh quạt
- Gấp cán quạt cuộn lại 16 ô rộng 1 ô đ Hết giấy, bôi hồ vào mép giấy cuối lại dán lại.
- Bôi hồ vào mép ngoài của quạt và nửa cánh quạt, ép chặt được quạt tròn
*Bước khó
- Lưu ý các nếp gấp phải đều nhau 1cm
5.HD H thực hành(5-6’)
? Nêu quy trình làm quạt tròn? 
- Yêu cầu H thực hành
- Hướng dẫn H trưng bày sản phẩm
6.Củng cố , dặn dò(2-3’)
-Nhận xét giờ học
-Tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra
- Quan sát
- Là các nếp gấp song song
- Quạt giấy tròn có cán
- Quan sát
- Quan sát
- Quan sát
- H nêu
- H thực hành
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2009
Tập làm văn (Tiết 31)
Thảo luận về bảo vệ môi trường
I . Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?, bày tỏ được ý kiến riêng mình (nêu được những việc làm thiết thực, cụ thể)
 -Rèn kĩ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Ii. đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về thiên nhiên tươi đẹp, tranh ảnh về ô nhiễm môi trường.
- Ghi bảng phụ các bước tiến hành cuộc họp đã học.
IIi . Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(2-3’) 
- Gọi H đọc bài văn viết thư ở bài TLV tuần 30
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Giới thiệu bài : ( 1 – 2’)
 3. Hướng dẫn làm bài tập: ( 28 – 30’)
Bài 1/112: ( Miệng )
- Gọi H đọc thầm, yêu cầu bài
- Gọi H nhắc lại các bước tiến hành cuộc họp
- Mở bảng phụ, yêu cầu H đọc lại 5 bước tiến hành cuộc họp
+Bước 1: Nêu mục đích
+Bước 2: Nêu tình hình
+Bước 3:Nêu nguyên nhân
+Bước 4:Nêu cách giải quyết
+Bước 5:Giao việc cho mọi người
- Hướng dẫn H nêu những địa điểm chưa sạch, nêu các việc làm để bảo vệ và làm sạch môi trường.
- Yêu cầu H tổ chức họp trong tổ.
- Gọi H thi tổ chức cuộc họp.
- Nhận xét 
- Nhận xét chung
Bài 2/112: ( Vở )
- Yêu cầu H đọc thầm và xác định yêu cầu.
- Gọi 1 H khá làm mẫu
- Yêu cầu H làm bài
- Chấm điểm một số bài
- Nhận xét.
4. Củng cố , dặn dò: ( 3 – 5’)	
- Nhận xét tiết học.
- 2-3 H kể.
 - H đọc thầm, 1- 2 em nêu yêu cầu.
- 1 H nhắc lại (mục đích cuộc họp, tình hình...). Lớp nhận xét.
- Các tổ họp.
- Lần lượt từng nhóm H thi. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 H đọc thầm, 1,2 em nêu yêu cầu
- 1 H đọc mẫu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- H làm bài. Đọc chữa bài.
Toán (Tiết 155)
Luyện tập
I . Mục tiêu:Giúp H: 
 - Cách thực hiện phép chia: trường hợp ở thương có chữ số 0.
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia.
 - Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
 * H yếu dưới sự hướng dẫn của G hoàn thành các bài tập.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Yêu cầu H đặt tính rồi tính: 25704 : 5
-Hỏi cách làm
- Nhận xét.
2.Giới thiệu bài (1-2’)
3.Luyện tập-Thực hành (30-32’)
Bài 1/165: ( Bảng con )
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Gọi H đọc mẫu.
- G đọc các phép tính yêu cầu H làm bảng con.
- Gọi H yếu nêu cách làm.
* Kiến thức: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia: trường hợp ở thương có chữ số 0.
* Chốt: Cách tính.
Bài 2/165: ( Vở )
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- G yêu cầu H thực hiện yêu cầu vào vở.
- Gọi H yếu nêu cách làm.
* Kiến thức: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia.
* Chốt: Cách đặt tính và cách tính.
Bài 3/165: ( Vở )
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu H đọc tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu H làm bài toán.
- Chấm chữa.
* Kiến thức: Rèn kĩ năng giải toán.
* Chốt: Lời giải đúng.
Bài 4/165: ( VBT)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Gọi H đọc mẫu .
- Yêu cầu H làm vở bài tập, gọi H nêu cách làm.
* Kiến thức: Rèn kĩ năng tính nhẩm.
* Chốt: Cách tính nhẩm.
Dự kiến sai lầm
-Chia sai do quên viết chữ số 0 ở thương
4.Củng cố, dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
.
.
- Làm bảng con.
- Nêu cách làm.
- Đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to.
- Làm bảng con.
- Trình bày cách làm.
- Đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
- Làm bài vào vở.
- Tự chữa bài.
- Đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
- Làm bài vào vở.
Số thóc nếp trong kho là :
27 280 : 4= 6820(kg)
Số thóc tẻ trong kho là :
27 280 – 6820 = 2046(kg)
- Đọc thầm yêu cầu,1 H đọc to
- Làm bài vào VBT.
Thể dục (Tiết 62)
Trò chơi: Ai kéo khoẻ
I . Mục tiêu:
 - Ôn động tác tung và bắt bóng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
 - Chơi trò chơi: "Ai kéo khoẻ". Yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động.
II .Địa điểm - phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh, an toàn.
 - Phương tiện: Còi, bóng, sân chơi.
III.Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Đ lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
-H tập hợp, điểm số, báo cáo.
- G phổ biến yêu cầu, nội dung 
yêu cầu giờ học
- Chạy chậm một vòng quanh sân
- Khởi động các khớp
-Tập bài TD phát triển chung (8ĐT)
- Trò chơi " Đi-chạy ngược chiều 
theo tín hiệu".
2. Phần cơ bản: 
a.Tung và bắt bóng theo nhóm hai người
b. Trò chơi: Ai kéo khoẻ
3. Phần kết thúc
- H đi thường, thả lỏng, hít thở sâu
- G cùng H hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
1-2 phút
1 -2phút
1-2 phút
1 -2lần
1-2 phút
1-2 phút
10-12 phút
8-10 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2phút
* * * * * * 
* * * * * *
 * * * * *
 G
- G tập hợp lớp hướng dẫn lại tư thế cần bóng
- Phối hợp các tư thế di chuyển để bắt bóng
- H tập theo nhóm đôi
- G quan sát giúp đỡ
- G nêu tên trò chơi
- H nhắc lại luật chơi
- H chơi chính thức :Tham gia trò chơi -> chọn bạn thắng cuộc.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
-Giúp H nhận thấy ưu khuyết điểm của mình 
-Giúp H có ýthức phấn đấu vươn lên trong học tập
-Giúp H rèn kĩ năng nói cho H – thư giãn cho H
II. Các hoạt động dạy học 
1.Nhận xét tuần 31
-Đôi bạn cùng tiến báo cáo hoạt động của mình
-Tổ trưởng báo cáo điểm 9,10 –việc làm bài chuẩn bị ở nhà
-Lớp trưởng nhận xét về vệ sinh cá nhân trong tuần, trực nhật( lau bảng, kê bàn ghế, tắt điện, đóng cửa)
-G nhận xét,tổng kết lại 
+Tuyên dương :..
+Nhắc nhở :
 2.Kế hoạch tuần 32
-Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học ,sĩ số 
- Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
-Hoàn thành chương trình tuần 32 
3. Chương trình văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYEN 31.doc