Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Tập đọc – kể chuỵện

Bác sĩ Y-éc -xanh

I Mục tiêu:

A/ TĐ:

1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

Chú ý đọc đúng các từ ngữ: an ủi, im lặng, nghiên cứu

Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với ND và lời NV

2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu:

Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài:

Hiểu ND:

Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh : sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.

Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/4/2009
Tuần 31
Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009
Tập đọc – kể chuỵện
Bác sĩ Y-éc -xanh
I Mục tiêu:
A/ TĐ:
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Chú ý đọc đúng các từ ngữ: an ủi, im lặng, nghiên cứu
Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với ND và lời NV
2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài:
Hiểu ND:
Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh : sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung.
B/ Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Dựa vào tranh minh họa, nhớ lại và kể đúng ND câu chuyện theo lời NV.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: ảnh bác sĩ Y-éc-xanh, tranh minh họa
-HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ:
1/ Khởi động: hát
2/ Bài cũ:
1, 2 HS đọc bài ngọn lữa Ô-lim-pích và trả lời câu hỏi trong SGK
( Nhận xét ghi điểm)
B. Bài mới:
a.GT: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
a/ GV đọc toàn bài:
-Chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với NV
-Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng.
-Lời Y-éc-xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
b/ GV hd HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
-GV hd HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải ở cuối bài
-GV có thể nói thêm về Y-éc-xanh 
-Đọc từng đoạn trong nhóm
-Gọi đại diện các nhóm đọc
-Đọc đồng thanh
3, Tìm hiểu bài.
-Gọi hs đọc cả bài
-Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh 
?Y –éc-xanh có gì khác với trí tưởng tượng của bà
?Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước pháp 
-Những cau nào nói lên lòng yêu nước của ông
? Nội dung bài ý nói gì
3 Luyện đọc lại:
-HS tự hình thành cho các nhóm mỗi nhóm 3 em phân vai
-Hai, ba nhóm thi đọc truyện theo vai. GV hd giúp các em thể hiện đúng ND chuyện. 
-Nhận xét ghi điểm 
Kể chuyện
1/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh họa, nhớ lại và kể đúng ND câu chuyện theo lời kể của bà khách
2/ HD HS kể chuyện theo tranh:
HS quan sát và tóm tắt nội dung mỗi tranh
Vd:
Tranh 1: Bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh 
Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y-éc-xanh thật giản dị
Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa 2 người
Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của Bác sĩ Y-éc-xanh.
- Kể theo vai bà khách
1 HS kể mẫu 1 đoạn
(VD: T”i nghe danhmãi Nha Trang)
Từng cặp HS kể 1 đoạn truyện
1 HS thi kể toàn bộ câu chuyện
GV và cả lớp nhận xét chọn bạn nhập vai hay.
C. Củng cố - dặn dò
? Câu chuyện nói lên ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc học sinh về kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
-Đọc từng câu
-Đọc từng đoạn trước lớp
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài ( Từ Y-éc-xanhđến hết)
-Vì ngưỡng mộ ông ,vì tò mò muốn biết tai sao ông lại chọn cuộc sống mới chân trời...
-Ông ăn mặc một cách bình thường sống giản dị những người bình thường có đôi mắt à bí ẩn
-vì bà thấy ông không có ý định quay trở về nước Pháp 
- “Tôi là người Pháp .Tôi mãi là công dân Pháp người a không thể nào sống mà không có tổ quốc 
-Vì ông yêu quý Nha Trang nói riêng và yêu quý Việt Nam nói trung
-Câu truyện đề cao lẽ sống của Y-éc –xanh
Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại
-Hs đọc phân vai
-3 nhân vật
-HS đọc bài 
-HS đọc yêu cầu
-Hs quan sát và nêu nội dung 4 tranh
-Hs thay từ bà khách bằng từ tôi
-hs kể theo cặp
-1 hs kể theo cặp
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
I.Mục tiêu
Giúp HS:
 Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số(có hai lần nhớ không liền nhau)
II. Đồ dùng dạy - học:
- Kẻ hình bài 2 như SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ktra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài 
lên bảng thực hiện, lớp theo dõi 
2318x2, 1092x3 
- Nhận xét ghi điểm hs
- 1 hs nhắc lại các bước thực hiện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số 
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài
a, HD thực hiện phép nhân
- Dựa vào cách đặt tính và thực hiện phép tích nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số: để thựchiện phép nhân này
- Yc hs nhận xét và nhắc lại các bước nhân.
- Phép nhân này có nhớ hay không nhớ?
- Muốn nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số ta làm ntn?
b. Luyện tập thực hành
Bài 1:
- y/c hs tự làm bài
- Y/c 4 hs lên bảng lần lượt nhắc lại cách tính của mình.
- Nhận xét ghi điẻm
Bài2:
Các số cần điền vào ô trống là các số ntn? 
- Muốn tìm tích của 2 số ta làm ntn?
- Yc hs làm bài
Bài 3:
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bì
- Bài toán cho ta biết gì
Bài toán hỏi gì?
- Y/c hs làm bài
Tóm tắt 27150kg
Lần đầu ? kg 
Lần sau 
Chữa bài, ghi điểm 
-Hs nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện tập thêm vở BT toán, chuẩn bị bài sau. 
2318 1092
x 2 x 3
 4636 3276
- học sinh nhận xét
- 2,3 hs nêu
- học sinh đọc phép tính
- 2 hs lên bảng đặt tính, lớp làm vào vở
 14273 *3 nhân 3 bằng 9, viết 9
 x 3 * 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
 42819 *3 nhân 2 bằng 6 thêm 2 bằng 8 viết 8
 * 3 nhân 4 bằng 12, viét 2 nhớ 1
 * 3 nhân 1 bằng 3, 3 thêm 1 bằng 4, viết 4 vậy 14273 x 3 = 42819
- Phép nhân này có nhớ 2 lần không liền nhau
- Vài hs nêu
- 4 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở
21526 40729 17092 15180
x 3 x 2 x 4 x 5
64578 81458 68368 75900
-Hs nhận xét
- 1 hs đọc y/c
- Là tích của 2 số cùng cột với ô trống
- Ta thực hiện phép nâh giữa các thừa số với nhau.
- 1 hs lên bảng, lớp làm vào vở sau đó y/c hs nhận xét.
Thừa số
19091
13070
10709
Thừa số
 5
 6
 7
Tích
95455
78420
74963
1 hs đọc
- Hs nêu
- 1 hs lên bảng Tính, 1 hs giải, lớplàm vào vở
 Bài giải
Số kg thóc lần sau chuyển được là
27150 x 2=54300(kg)
số kg thóc cả 2 lần chuyển được là
27150+54300=81450(kg)
 Đáp số: 81450(kg)
Đạo đức 
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.( Tiết 2)
I. Mục tiêu.
 1. Hs biết được:
- Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện.
- Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng vậtnuôi tạo điều kiện ch sự phát triển của bản thân.
2. Hs biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường
3. Hs biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em:
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trộng, vật nuôi.
- Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng vật nuôi 
II. Chuẩn bị.
- Vở bài tập đạo đức 3.
- Tranh ảnh 1 số cây trồng, vật nuôi.
- Các tranh dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Bài hát trồng cây, nhạc của Văn Tiến, lời của Bế Kiến Quốc.
II. Lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
- Vì sao phải chăm sóc cây trồng vật nuôi?
- Hãy kể tên những công việc chăm sóc cây trồng vật nuôi?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
a. HĐ1: báo cáo kết quả điều tra
- Y/c hs trình bày kq điều tra theo các vấn đề sau:
- Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết?
- Các cây trồng đó được chăm sóc 
- Kể tên các vật nuôi mà em biết
- Gv nhận xét, khen ngợi hs đã qtâm đến cây trồng vật nuôi.
b, HĐ2: Đóng vai:
- Gv chia nhóm và y/c các nhóm đóng vai theo 1 trong các tình huống sau:
+ Tình huống1: Tuấn anh định 
đâu mà tưới.
Nếu là Tuấn anh, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Dương đi thăm 
Nếu là Dương, em sẽ làm gì?
+Tình huống 3: Nga đang chơi
Nếu là Nga, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 4: Chính rủ Hải đi
Nếu là Hải, em sẽ làm gì?
- GVKL:
+ Tình huống 1: Tuấn Anh nên tưới cây và giải thích ch bạn hiểu.
+ Tình huống 2: Dương nên đắp lại bờ ao hoặc bảo cho người lớn biết.
+ Tình huống 3: Nga nên dừng chơi, đi cho lợn ăn.
+ Tình huống 4: Hải nên khuyên chính không đi trên thảm cỏ.
Các em nên bày tỏ ý kiến của mình khi bạn chưa thực hiện tốt việc tham gia chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi vì đó là quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em đến các vấn đề có liên quan.
c. họat động 3:
- yc hs vẽ tranh, hát, đọc thưo, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
d. Hoạt động 4: Trò chơi ai nhanh, 
- Chia hs thành các nhóm và phổ biến luật chơi.
Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy mỗi việc đang được tính 1 điểm, nhóm nào ghi được nhiều việc nhất, đúng nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Việc làm cần thiết để chăm sóc b/v cây trồng
Việc không nên làm đối với cây trồng
Việc làm cần thiết để chăm sóc b/c vật nuôi
Việc không nên làm đối với vật nuôi
- Các nhóm thực hiện trò chơi
- Cả lớp nhận xét, đánh giá kq
- Gv tổng kết, khen các nhóm thi của các nhóm
Khá nhất
4. Củng cố dặn dò: - Gv kết luận chung
- Về nhà thực hành chăm sóc cây trồng vật nuôi.
Hát
- Cây trồng vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
- Đại diện từng nhóm trình bày kquả điều tra, các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
ntn?
tưới cây nhưng Hùng cản: có cây của lớp 
ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ nước chảy ào2
vui thì mẹ nhắc về cho lợn ăn
học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần.
- Hs thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Từng nhóm lên đóng vai. cả lớp trảo đổi
- Hs thể hiện, lớp theo dõi nhận xét.
- Hs lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
...
...
Ngày soạn: 26/4/2009
Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009
Thể dục
Tung và bắt bóng cad nhân – Trò chơi : Ai kéo khỏe.
I. Mục tiêu.
 - Học tung và bắt bóng các nhân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng.
 - Trò chơi: Ai kéo khoẻ. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi.
II. Chuẩn bị.
 - Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
 - Còi, hoa, cờ, kẻ sân cho trò chơi. Kẻ 3 vòng tròn đồng tâm, 33 quả bóng.
III. Lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “ kết bạn”.
2. Phần cơ bản.
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân. 
* Cách tiến hành :
+ GV tập hợp HS, hướng dẫn lại tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
 + Từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần .
 + Cho  ... 4 5
07 6380 07 6250 07 5140
 16 15 20
 00 02 04
 0 2 4
12760: 2=6380 18752 :3=6250(dư 2)
25704 : 5= 5140(dư 4)
15273 3 18842 4 36083 4
02 5091 28 4710 00 9020
27 04 08
03 02 00
 0 2 0
Tóm tắt
Thóc nếp và tẻ: 27 280 kg
Thóc nếp : 1/4 thóc trong kho
Thóc nếp: ...kg?
Thóc tẻ: ... kg?
Bài giải
Số thóc nếp có là:
27280 : 4 = 6820 ( kg)
Số thóc tẻ có là:
27280 – 6820 = 20460( kg)
Đáp số: 20460 kg.
15000 : 3 = 5000
24000 : 4 = 6000
56000 : 7 = 8000.
Rútkinhnghiệm:
Chính tả ( nhớ viết )
Bài hát trồng cây
I.Mục tiêu
- Nhớ - viết lại chính xác, đẹp đoạn từ Ai trồng cây... Mau lớn lên từng ngày trong bài Bài hát trồng cây.
-Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc dấu hỏi /dấu ngã đặt câu với 2 từ đã hoàn thành.
II.Đồ dùng dạy - học:
- Viết sẵn bài tập 2.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài Mới
2.1. Giới thiệu bài
- Giờ chính tả này các em sẽ nhớ và viết lại 4 khổ thơ đầu của bài thơ Bài hát trồng cây và làm baì tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc dấu hỏi / dấu ngã, đặt câu với các từ vừa mới hoàn thành.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Trao đổi về nội dung bài viết
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Bài hát trồng cây
- Hỏi : Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn thơ có mấy khổ? Trình bày như thế nào cho đẹp?
- Các dòng thơ được trình bày như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2
Lưu ý: GV có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tuỳ theo lỗi của HS địa phương. 
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm. 
- Gọi HS chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng. Hướng dẫn HS phân biệt nghĩa các từ rong và dong.
b) Tiến hành tương tự phần a).
Hướng dẫn HS phân biệt nghĩa các từ rũ và rủ. 
Bài 3
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm. Mỗi HS đặt 2 câu.
- Chữa bài và gọi HS đọc câu của mình.
b) Yêu cầu HS viết câu đặt được vào vở.
3. Củng Cố, Dặn Dò
-Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài và chuẩn bị bài sau. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài cho đúng.
1 HS đọc và viết.
+ PB: dáng hình, rừng xanh, rung mành, giao việc.
+ PN: biển, lơ lửng, thơ thẩn, cõi tiên.
- 2 HS lần lượt đọc.
-Hạnh phúc là được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày
-Đoạn thơ có 4 khổ, giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng.
-Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
+ PB: trồng cây, mê say, lay lay..
- 1 HS đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
.
- HS tự viết.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bằng chì vào SGK.
- 2 HS chữa bài.
- Làm bài vào vở.
rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống rong cờ mở, gánh hàng rong.
- Lời giải:
cười rũ rượi, nói chuyện rủ rỉ, rủ lòng thương, rủ nhau đi chơi, mệt rũ, lá rủ xuống mặt hồ.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- 3 HS viết bảng lớp. HS dưới lớp viết bảng con.
a) Chú ngựa suốt ngày rong ruổi trên đường.
Bướm là con vật thích rong chơi.
Sáng sớm đoàn thuyền thong dong ra khơi.
Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào đón khách.
Hàng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra phố.
b) Nge câu chuyện, bọn em cười rũ rượi.
Tối đến, bà và mẹ em nói chuyện rủ rỉ với nhau.
Ông lão xin vị thần rủ lòng thương.
Chủ nhật, chúng em rủ nhau đi chơi.
Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người.
Những chiếc lá rủ xuống mặt hồ thật đẹp.
- HS viết 2 câu vào vở.
Tập làm văn
Thảo luận về bảo vệ môi trường
I.Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói: Hs biết phối hợp với nhau để tổ chức cuộc họp nhóm trao đổi về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường: Bày tỏ được ý kiến riêng của mình về những việc cần làm và những việc không nên làm.
- Rèn Kỹ năng viết: Viết được một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp đã học ở học kỳ I, Tiếng Việt 3.
- Hs sưu tầm các tranh ảnh đẹp về cảnh quan thiên nhiên môi trường và tranh ảnh phản ánh sự ô nhiễm, hủy họa môi trường.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 hs lên bảng, yêu cầu đọc bài viết thư cho bạn nước ngoài để làm quen và tỏ lòng thân ái.
- Nhận xét và cho điểm hs.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV: Trong giờ học tập làm văn này, các em sẽ cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp nhóm bàn bạc về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường.
2.2 Hướng dẫn làm bài
Bài 1
- GV gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- GV chia hs thành các nhóm nhỏ ( khoảng 6 hs tạo thành 1 nhóm ); yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng. Tất cả các thành viên trong nhóm đều chuẩn bị giấy bút để ghi chép.
- GV hỏi: Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì?
- GV: Bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn, cần có sự tham gia của toàn nhân loại. Tuy nhiên, trong phạm vi tiết học này, các em có thể dựa vào các câu hỏi dưới đây để bàn bạc về vấn đề này.
+ Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp, phố xá, làng xóm, ao hồ,có gì tốt, có gì chưa tốt?
+ Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm?
+ Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường là gì?
( GV viết các câu hỏi gợi ý này lên bảng ).
- GV: Hãy nêu trình tự tiến hành của một cuộc họp nhóm, họp tổ.
- GV mở bảng phụ có ghi sẵn trình tự cuộc họp, sau đó yêu cầu hs đọc.
- Gv yêu cầu các nhóm tiến hành họp, sau đó cho 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt.
Bài 2
- GV gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu hs tự làm bài, nhắc hs ghi ý kiến các bạn một cách ngắn gọn, đầy đủ, cần lược bỏ những ý rườm rà, trùng lặp.
- GV nhận xét và cho điểm hs.
- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu của gv.
- Nghe gv giới thiệu bài.
- 1 hs đọc trước lớp.
- Tiến hành chia nhóm và chuẩn bị cho cuộc họp.
- Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường.
- Hs cả lớp nghe GV định hướng nội dung cuộc họp và ghi lại những câu hỏi này.
Khi bàn bạc hs có thể trả lời các câu hỏi định hưóng như sau:
+ Nêu các địa điểm có môi trường sạch đẹp, các địa điểm có môi trường chưa sạch đẹp. Có thể giới thiệu với các bạn trong nhóm về các tranh ảnh sưu tầm được.
+ Do rác thải bị vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao hồ;
+ Không vứt rác bừa bãi; không đổ nước thải ra đường, ao hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp; không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng.
- Một số hs nêu trước lớp.
- Trình tự cuộc họp: nêu mục đích cuộc họp - thảo luận tình hình - nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó - nêu cách giải quyết - giao việc cho mọi người.
- 2 hs lần lượt đọc trước lớp.
- hs làm bài, sau đó một số hs đọc bài viết trước lớp, cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc những hs chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những hs chưa chú ý học bài.
- Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau.
Ví dụ
Bài 1: nội dung họp nhóm 3, chủ toạ bạn Nguyễn Đăng Vinh.
Bạn Vinh nêu mục đích cuộc họp: hôm nay chúng ta họp nhóm để bàn về vấn đề Mỗi chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
Các bạn trong nhóm phát biểu ý kiến:
a. Tình hình môi trường xung quanh chúng ta:
- Đường làng và trước cổng trường có nhiều rác thải, phân súc vật gây mù hôi thối, khó chịu, làm cảnh quan môi trường bẩn, xấu.
- Ao làng, ven sông có nhiều rác thải, nước đóng váng.
- Bể nước trong trường có rất nhiều váng bẩn, rêu xanh, nước có mùi khó chịu.
- Các gốc cây trong trường và trên sân trường có nhiều rác, cỏ mọc um tùm.
- Một số ngăn bàn trong lớp học còn có rác, vỏ quà bánh, giấy vụn.
b. Nguyên nhân:
- Do mọi người vứt rác, đổ nước thải bừa bãi.
- Để cho súc vật phóng uế bừa bãi.
- Vườn cây, bể nước đã lâu không được dọn vệ sinh.
c. Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo làm cho môi trường trong lành:
- Vận động bà con trong làng không vứt rác bừa bãi ra đường, ao làng, sông; nghiêm cấm học sinh trong trường vứt rác bừa bãi. Quy định nơi đổ rác để thu gom xử lí.
- Không để súc vật phóng uế bừa bãi.
- Bà con tổng vệ sinh ao làng, đường làng ngõ xóm, học sinh tổng vệ trường học, chặt quang bụi rậm, cây cỏ, thau bể nước của trường.
- Nghiêm cấm học sinh ăn quà vặt trong lớp.
d. Giao việc:
- Nhóm trưởng có trách nhiệm thông báo tình hình với cô giáo chủ nhiệm để cô kiến nghị với nhà trường thực hiện các quy định vệ sinh trong trường học; đề nghị cô chủ nhiệm cử hai bạn giám sát việc giữ vệ sinh trong lớp.
- Tất cả các thành viên trong nhóm có trách nhiệm vận động gia đình không vứt rác bừa bãi, không để súc vật phóng uế bừa bãi, quét dọn nhà cửa hàng ngày cho sạch sẽ
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 31
I / Mục tiêu
- Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động để các em thấy đợc ưu, nhược điểm của bản thân , từ đó có hướng phấn đấu, sửa chữa
-Rút kinh nghiệm công tác tuần qua và đề ra công tác tuần tới 
II/ Nội dung sinh hoạt
 -Tổ trưởng nhận xét
-Lớp trưởng nhận xét
-GV chủ nhiệm nhận xét
1/ Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
- Đạo đức: duy trì nề nếp: chào hỏi mọi ngườii; nề nếp ra sau tết đúng quy định, có ý thức tu dưỡng đạo đức của bản thân.
- Học tập: học bài và làm bài đầy đủ, ghi chép bài đúng quy định, ý thức xây dựng bài trong các tiết học.
 - Các hoạt động Sao nhi đồng: duy trì và thực hiện tốt các mặt hoạt động theo đúng quy định của Đội đề ra.
2/ Rút kinh nghiệm chung trong tuần- Đề ra công tác tuần tới
- Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm những nhược điểm mắc phải trong tuần và duy trì tốt các mặt hoạt động:Đạo đức, học tập và các hoạt động của đội
- Y/c HS thực hiện tốt với ý thức tự giác, nghiêm túc.
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân:Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng giám sát các thành viên trong lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động trong tuần . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 - lop 3.doc