Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Thủ công

Tiết 31: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 1)

I/ MỤC TIÊU :

  HS biết cách làm quạt giấy tròn.

  Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.

  Đối với HS khéo tay:

 + Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.

II/ CHUẨN BỊ:

  GV: Mẫu quạt giấy tròn.

 HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3C: 9.4.2013
3D: 10.4.2013
TUẦN 31
Thứ ba, ngày 9 tháng 4 năm 2013 
Thủ công
Tiết 31: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết cách làm quạt giấy tròn.
	Ø Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
	Ø Đối với HS khéo tay: 
	+ Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Mẫu quạt giấy tròn. 
Ø HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
	3. Bài mới: làm quạt giấy tròn (T1)
óHoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, sau đó đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét.
ó Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Bước 1. Cắt giấy
+ Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.
+ Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật cùng màu chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt.( Có thể dùng bìa cứng để làm cán quạt.)
- Bước 2. Gấp, dán quạt.
+ Đặt tớ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa. (h.2)
+ Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống tờ giấy thư nhất.
+ Để mặt màu của 2 tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng 1 phía, bôi hồ và dán mép 2 tờ giấy đã gấp vào với nhau (h.3). Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt (h.4).
- Bước 3. Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
+ Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô (h.5a) cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt (h.5b).
+ Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép 2 cán quạt vào 2 mép ngoài cùng của quạt (h. 6).
+ Giáo viên nhắc nhở lại các bước.
ó Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho học sinh thực hành cắt giấy và tập xép quạt giấy tròn
- Giúp đỡ HS còn lúng túng
- Nhận xét
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Làm quạt giấy tròn: thực hành làm quạt giấy tròn theo nhóm.
3C: 10.4.2013
3D: 9.4.2013
TUẦN 31
Thứ ba, ngày 9 tháng 4 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 61: TRÁI ĐẤT LÀ HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI.
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
	Ø HS khá, giỏi: Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
¶ Kĩ năng sống:
	Ø Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Quả địa cầu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ: 
-Trái Đất đồng thời tham gia mấy chuyển động? Đó là chuyển động nào?
B. Bài mới: Trái đất là hành tinh trong hệ mặt trời.
HĐ1: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời 
- GV giảng: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.
- Yêu cầu H quan sát hình 1 SGK, em hãy mô tả những gì em nhìn thấy được trong hệ Mặt Trời qua các câu hỏi:
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là hành tinh trong hệ Mặt Trời?
- Vậy hệ Mặt Trời gồm có những gì ? 
 Kết luận : Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời nên được gọi là hành tinh của hệ Mặt Trời. Có 9 hành tinh không ngừng chuyển động quanh Mặt Trời . Chúng cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời 
“Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh: sao Kim, sao Thuỷ, Trái Đất, sao Hoả, sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. từ Mặt Trời xa dần tới các hành tinh khác thì Trái Đất là hành tinh thứ ba. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là sao Thuỷ, hành tinh xa Mặt Trời nhất là sao Diêm Vương.”
HĐ2: Trái Đất là hành tinh của sự sống 
B1. Thảo luận nhóm đôi 
- Yêu cầu H quan sát tranh hình 2 SGK và thảo luận các câu hỏi sau :
+ Trên Trái Đất có sự sống không ?
+ Hãy lấy ví dụ để chứng minh Trái Đất là hành tinh của sự sống ?
B2. Trình bày kết quả thảo luận:
+ Kết luận: Trong hệ MT, Trái Đất là hành tinh có sự sống..
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch, đẹp?
- Mỗi người chúng ta ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ sự sống trên Trái Đất vì đó cũng chính là sự sống của chúng ta . 
HĐ3: Tìm hiểu thêm về các hành tinh :
B1. Chia lớp thành 2 nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ MT (giao trước).
B2. Kể trong nhóm.
B3. Thi kể trước lớp.
- GV và HS nhận xét, khen nhóm kể hay, đúng, có nội dung phong phú.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS bảo vệ, giữ gìn Trái Đất.
- Chuẩn bị: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất: đọc sgk, tìm hiểu qua đài báo về mặt trăng. 
TUẦN 31
Thứ tư, ngày 10 tháng 4 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 31: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ.
TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH.
ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.
I.Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát. 
- Tập biểu diễn bài hát.
- Ôn tập các nột nhạc.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên : Máy đĩa, đĩa nhạc, song loan.
 2. Học sinh: SGK, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS hát bài Chị Ong Nâu và em bé.GV nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
- Đàn giai điệu cho HS nghe và nhắc lại tên bài hát, tác giả
	- Đàn giai yêu cầu HS hát lại bài hát. 
	- Cho HS nói cảm nhận về bài hát.
	- Tổ chức cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng kết hợp gõ đệm theo phách.
	- Đệm đàn cho HS trình bày bài hát kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
	- Tổ chức cho HS tập biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Tập nhận biết một số hình nốt 
	- Tổ chức hướng dẫn HS ôn tập ghi nhớ vị trí các nốt nhạc qua trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”
	- Cho học sinh tập ghép các nốt nhạc bằng bìa trên khuông nhạc theo yêu cầu của giáo viên.
	- Cho HS tập gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Nhận xét đánh giá
4. Củng cố dặn dò :
GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
Chuẩn bị tập biểu diễn bài hát
3C: 11.4.2013
3D: 12.4.2013
TUẦN 31
Thứ năm, ngày 11 tháng 4 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT.
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
	Ø HS khá, giỏi: Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.
¶ Kĩ năng sống:
	Ø Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Quả địa cầu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Vì sao nói Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời?
B. Bài mới: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất.
HĐ1: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
B1. Yêu cầu H quan sát hình và thảo luận nhóm:
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+Hãy so sánh kích thước giữa Mặt Trời , Trái Đất và Mặt Trăng ?
B2. Trình bày:
- GV bổ sung.
+ Em biết gì Mặt Trăng ? 
+ Kết luận: Mặt Trăng cũng có dạng hình cầu . Các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng : Trên Mặt Trăng không có không khí , nước và sự sống .
HĐ2: Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất .
 B1. GV giảng cho HS hiểu: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
+ Tại sao MT lại được gọi là vệ tinh của TĐ?
- GV: Vì thế nó là vệ tinh tự nhiên của TĐ. Còn vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- GV giảng về chu kì quay của MT.
B2. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh TĐ.
+ Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh TĐ nên nó được gọi là vệ tinh của TĐ.
HĐ3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của MT quanh TĐ. Tạo hứng thú học tập.
+ Cách tiến hành:
B1. GV chia bốn nhóm, xác định ví trí làm việc của từng nhóm.
- HD nhóm trưởng điều khiển nhóm.
B2. Chơi trò chơi theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS thực hiện.
B3. Trình diễn trước lớp.
- GV và HS nhận xét.
- GV: Trên MT không có không khí, nước và sự sống đó là một nơi tĩnh lặng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất: đọc sgk, tìm hiểu qua đài báo về mặt trăng. 
3C: 12.4.2013
3D: 11.4.2013
TUẦN 31
Thứ năm, ngày 11 tháng 4 năm 2013 
Đạo đức
Tiết 31: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng vật nuôi. 
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
* Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.
II. Chuẩn bị: 
- Vở BT Đạo đức lớp 3, thẻ hoa .
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1)
- Kể những việc làm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nớc? (2 HS trả lời.)
- GV nhận xét và đánh giá, ghi điểm.
B. Bài mới : Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2)
HĐ1: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường, ở địa phương; biết quan tâm hơn đến các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Báo cáo kết quả điều tra.
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau:
 +Hãy kể tên loại cây trồng mà em biết? Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào?
 +Hãy kể tên các con vật nuôi mà em biết? Các con vật đó được chăm sóc như thế nào?
 +Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã quan tâm đến tình hình cây trồng, vật nuôi ở gia đình, địa phương.
HĐ2. HS biết thực hiện một số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi; thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được tham gia của trẻ em
- Chia HS thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu học sinh thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau:
TH1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu tưới. Nếu là Tuấn A ... inh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học
TUẦN 31
Thứ tư, ngày 10 tháng 4 năm 2013 
Thể dục
Tiết 61: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG, BẮT BÓNG CÁ NHÂN
TRÒ CHƠI : AI KÉO KHOẺ
I/ Mục tiêu :
 - Biết cách tung và bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
 -Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II/ Địa điểm phương tiện : 
 - Sân bãivệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập. 
 III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Phần mở đầu
_ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
_ Cho HS khởi động
_ GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi
_ Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát
_ Chạy chậm một vòng sân tập
2/ Phần cơ bản
a/ Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân
- GV tập hợp cho các em ôn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng. Các em đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng một số lần, sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng.
_ GV nêu tên động tác , hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế chuẩn bị tung bóng , bắt bóng
_ Cho HS đứng tại chỗ tung và bắt bóng
_ GV quan sát sửa sai cho HS
c/ Trò chơi “ Ai kéo khỏe”
_ GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi
_ GV nêu mục đích trò chơi
- GV cho học sinh khởi động kĩ các khớp trước khi chơi trò chơi
* Hướng dẫn học sinhcách nắm tay nhau cho vừa chắc lại vừa an toàn. Nhắc nhở học sinh đảm bảo an toàn trong tập luyện, không đùa nghịch
_ Cho HS chơi nháp 
_ Cho HS chơi thi đua
_ GV nhận xét tuyên dương
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau 
Thứ năm, ngày 11 tháng 4 năm 2013 
Thể dục
Tiết 62: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI : AI KÉO KHOẺ
I/ Mục tiêu :
 - Biết cách tung và bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
 -Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II/ Địa điểm phương tiện : 
 - Sân bãi vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập. 
 III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Phần mở đầu
_ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
_ Cho HS khởi động
_ GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi
_ Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát
_ Chạy chậm một vòng sân tập
_ Trò chơi “ Đi – chạy ngược chiều theo tín hiệu”
2/ Phần cơ bản 
a/ Tung và bắt bóng theo nhóm 2 người
_ 
- GV hướng dẫn HS tư thế chuẩn bị tung và bắt bóng
- Từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần
_ Cho HS tập từng đôi một
_ GV quan sát sửa sai
b/ Trò chơi “ Ai kéo khỏe”
_ GV nêu tên trò chơi
_ GV nêu mục đích trò chơi
- Trước khi chơi cho HS khởi động lại các khớp
_ Cho HS chơi nháp 
_ Cho HS chơi thi đua
_ GV nhận xét tuyên dương
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau
TUẦN 31 (BUỔI CHIỀU)
3C: 12.4.2013
3D: 15.4.2013
Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 31: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ,
TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Củng cố lại 2 bài hát: Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
	Ø Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát.
	Ø HS khá giỏi: Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát. Ôn tập các nốt nhạc.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Máy nghe nhạc, nhạc cụ gõ, các nốt nhạc bằng bìa. 
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại một trong các bài hát đã học. 
	3. Bài mới: 
- GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài.
ó Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
- Nghe giai điệu cho HS nghe và nhắc lại tên bài hát, tác giả
- Nghe giai điệu yêu cầu HS hát lại bài hát. 
- Cho HS nói cảm nhận về bài hát.
- Tổ chức cho HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng kết hợp gõ đệm theo phách.
- Đệm đàn cho HS trình bày bài hát kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
- Tổ chức cho HS tập biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
ó Hoạt động 2: Tập nhận biết một số hình nốt 
- Tổ chức hướng dẫn HS ôn tập ghi nhớ vị trí các nốt nhạc qua trò chơi “Khuông nhạc bàn tay”
- Cho học sinh tập ghép các nốt nhạc bằng bìa trên khuông nhạc theo yêu cầu của giáo viên.
- Cho HS tập gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Nhận xét đánh giá
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Biểu diễn bài hát
3C: 12.4.2013
3D: 15.4.2013
TUẦN 31
Thứ sáu, ngày 12 tháng 4 năm 2013 
Tự học
Tiết 31: ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS ôn tập các bài toán đã học.
	Ø HS có ý thức tự học, tự hoàn chỉnh các bài tập ở nhà và trên lớp .	
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø các bài tập trong sgk, vở bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định.
2. Bài Mới.
ó Hoạt động 1: Học sinh kèm bạn yếu trên bảng lớp
- GV cho 1 số HS khá giỏi lên bảng lớp kèm các bạn học yếu.
- GV yêu cầu HS đọc các bài toán sgk hay vở bài tập toán cho các bạn học yếu kém làm bài.
- GV cho HS khá giỏi chỉ lại các bài tập đơn giản nhất, căn bản nhất để các bạn nắm lại kiến thức.
- GV lưu ý học sinh về các dạng toán liên quan đến phép nhân, chia, cộng trừ số có năm chữ số; bài toán có văn về tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật,. 
- Khuyến khích, động viên HS khi các em làm đúng bài tập.
ó Hoạt động 2: Thi làm bài tập nhanh.
	- GV cho HS làm toán theo nhóm, cá nhân.
	- Cá nhân, nhóm nào làm trước trong vòng 2 phút sẽ thắng.
	- Động viên, khuyến khích hs chưa làm kịp bài tập.
3. Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.
- Chuẩn bị: Ôn tập môn Toán (t.t).
TUẦN 31 (BUỔI CHIỀU)
Thứ ba, ngày 9 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 91: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số. (đặt tính và tính đúng)
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 74
Bài 1: Tính:
x
x
x
21018
4
+
12527
3
+
10213
3
+
x
x
x
15112
5
+
12130
6
+
23051
4
+
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	
x
x
x
21018
4
84072
+
12527
3
37581
+
10213
3
30939
+
x
x
x
15112
5
75560
+
12130
6
72780
+
23051
4
92204
+
Bài 2: Số?
Thừa số
10 506
13 120
12 006
10 203
Thừa số
6
7
8
9
Tích
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 
Thừa số
10 506
13 120
12 006
10 203
Thừa số
6
7
8
9
Tích
63036
91840
96048
91827
Bài 3: Lần đầu người ta chuyển 18250 quyển vở lên miền núi. Lần sau chuyển được số vở gấp 3 lần đầu. Hỏi cả hai lần chuyển bao nhiêu quyển vở lên miền núi?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
Số quyển vở lần sau chuyển được là:
18250 x 3 = 54750 (quyển vở)
Số quyển vở cả hai lần chuyển được là:
18250 + 54750 = 54750 (quyển vở)
Đáp số: 73000 quyển vở
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách nhân số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học	 - Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ năm, ngày 11 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 92: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. 
- Biết áp dụng các phép tính để tính giá trị của biểu thức.
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 76
25632 2
18426 3
Bài 1: Tính:
24682 2
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
25632 2
05 12816
 16
 03
 12
 0
- Nhận xét, sửa sai
18426 3
 04 6132
 12
 06
 0
24682 2
04	 12341
 06
 08
 02
 0
* Kết quả: 	
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a/ 45823 – 35256 : 4 = 	b/ (42017 + 39274) : 3 =
c/ 45138 + 35256 : 4 = 	d/ (42319 – 24192) x 3 =
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 
a/ 45823 – 35256 : 4 = 45823 - 8814	b/ (42017 + 39274) : 3 = 81291 : 3
	 = 	37009	 = 27097
c/ 45138 + 35256 : 4 = 45138 + 8814	d/ (42319 – 24192) x 3 = 18127 x 3
	 = 	53952	 = 54381
Bài 3: Một nhà máy dự định sản xuất 15 420 cái cốc. Nhà máy đã sản xuất được 13 số lượng đó. Hỏi nhà máy còn phải sản xuất bao nhiêu cái cốc nữa?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
Số cái cốc nhà máy đã sản xuất là:
15420 : 3 = 5140 (cái cốc)
Số cái cốc nhà máy còn phải sản xuất là:
15420 – 5140 = 10280 (cái cốc)
Đáp số: 10280 cái cốc
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ hai, ngày 15 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 93: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. 
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 78
33686 4
21421 3
Bài 1: Tính:
18540 2
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
33686 4
 16 8421
 08
 06
 2
- Nhận xét, sửa sai
21421 3
 04 7140
 12
 01
 1
18540 2
 05	 9270
 14
 00
 0
* Kết quả: 	
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
10600 : 5	24903 : 6	30175 : 7
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
30175 7
 21 4310
 07
 05
 5
24903 6
 09 4150
 30
 03
 3
10600 5
 06	 2120
 00
 00
 0
* Kết quả: 	
Bài 3: Người ta đã chuẩn bị 10 848 kg đường kính và bột để làm bánh, 14 số đó là đường kính. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu ki-lô-gam?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
Bài giải
Số ki-lô-gam đường kính có là:
10848 : 4 = 2712 (kg)
Số ki-lô-gam bột để làm bánh có là:
10848 – 2712 = 8136 (kg)
Đáp số: 2712 kg đường kính
8136 kg bột
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.
- Nhận xét tiết học	 - Chuẩn bị: ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 31 mot cot.doc