Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Bình Dương

Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Bình Dương

1/KT, KN :

- Biết đặt tính và nhân, (chia) số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0.

- Biết giải toán có phép tính nhân( chia).

2/TĐ : GDHS yêu thích môn học.

II / Chuẩn bị :

 GV: - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .

III/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÇN 32
Ngày soạn: Ngày 20 tháng 4 năm 2012
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 23 tháng 4 năm 2012
Toán : 	 Luyện tập chung . 
I/ Mục tiêu :
1/KT, KN :
- Biết đặt tính và nhân, (chia) số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0.
- Biết giải toán có phép tính nhân( chia).
2/TĐ : GDHS yêu thích môn học.
II / Chuẩn bị :
 GV: - Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ :4-5’ Bài 4
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra 
2.Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: 1-2’ 
-Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố về thực hiện các phép tính .
HĐ2. Luyện tập:27-28’
-Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập.
-Ghi bảng lần lượt từng phép tính 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở 
-Mời hai em lên bảng đặt tính và tính .
-Gọi em khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 - Gọi học sinh nêu bài tập 2.
-Yêu cầu lớp tính vào vở .
-Mời một học sinh lên bảng giải bài
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3- Gọi học sinh đọc bài 3.
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Mời một học sinh lên bảng giải .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4: Mở rộng:
-Giáo viên minh họa bằng sơ đồ đoạn thẳng lên bảng 
1 8 15 22 29
-Mời một học sinh nêu miệng kết quả .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Nhận xét đánh gía bài làm học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:3-4’
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Hai học sinh lên bảng chữa bài tập số 4 .
15000 : 3 = ? 
-Nhẩm 15 nghìn chia cho 3 bằng 5 nghìn . Vậy 15 000 : 3 = 5 000
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Bài 1: Một em nêu yêu cầu đề bài 1.
-Lớp thực hiện vào vở 
-Hai em lên bảng đặt tính và tính kết quả .
a/ 10715 x 6 = 64290 ; 
b/ 21542 x 3 = 64626
 30755 : 5 = 6151 
 48729 : 6 = 8121 ( dư 3 )
 -Học sinh khác nhận xét bài bạn
-Bài 2 : Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
-Lớp thực hiện vào vở 
-Một em lên bảng giải bài .
* Giải : -Số bánh nhà trường đã mua là : 
 4 x 105 = 420 (cái )
-Số bạn được nhận bánh là :
 420 :2 = 210 bạn
 Đ/S: 210 bạn 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn
-Bài 3 : Một học sinh đọc đề bài .
-Cả lớp thực hiện vào vở .
-Một học sinh lên bảng giải bài 
Giải :
 -Chiều rộng hình chữ nhật là : 
 12 : 3 = 4 (cm)
-Diện tích hình chữ nhật là :
 12 x 4 = 48 (cm2)
 Đ/S: 48 cm2
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
Bài 4: 
-Học sinh Khá giỏi TL miệng
* Chủ nhật đầu tiên là ngày 1 tháng 3 
* Chủ nhật thứ 2 là ngày 8 tháng 3 
* Chủ nhật thứ 3 là ngày 15 tháng 3 
* Chủ nhật thứ 4 là ngày 22 tháng 3 
* Chủ nhật thứ 5 là ngày 29 tháng 3 
- Một em khác nhận xét bài bạn .
.
Tập đọc – Kể chuyện Người đi săn và con vượn . 
I/ Mục tiêu : 
A/Tập đọc 
1/KT, KN :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ. 
- Biết đọc giọng cảm xúc phù hợp với nội dung câu chuyện .
 Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện: – Giết hại thú rừng là một tội ác . 
2/TĐ : - GDHS có ý thức bảo vệ môi trường . 
B/ Kể chuyện : -Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời của nhân vật một cách tự nhiên , diễn cảm .
 * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tư duy phê phán, ra quyết định.
II / Chuẩn bị :
 GV: -Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa .
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:4-5’
-Gọi học sinh lên bảng đọc bài “ Con cò “ 
 -Nêu nội dung bài vừa đọc ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá bài 
2.Bài mới: 
HĐ1. Phần giới thiệu :1-2’
HĐ2.Luyện đọc: 17-18’ 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể xúc động thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện .
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- Rút từ khó : ghi bảng
 -Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
-Yêu cầu một số em đọc cả bài . 
* HĐ3. Tìm hiểu nội dung:14-15’ 
-Y/C lớp đọc thầm đoạn 1 
 -Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
- Mời một em đọc đoạn 2 .
- Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ?
Mở rộng:
 -Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
-Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ?
-Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ? 
HĐ4. Luyện đọc lại : 7-8’
-Đọc mẫu lại đoạn 2 của bài văn .
-Mời một số em thi đọc diễn cảm cả câu chuyện 
- Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất .
 * Kể chuyện :24-25’ 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Yêu cầu học sinh quan sát 4 bức tranh .
- Mời hai em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh .
-Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện .
-Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
-Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
 3) Củng cố dặn dò : 3-4’ 
-Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- Ba em lên bảng đọc lại bài “ Con cò “
-Nêu nội dung câu chuyện .
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu .
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp 
- Luyện đọc từ khó
-Đọc từng đoạn trong nhóm đôi .
- Các nhóm thi đọc.
- Một số em đọc cả bài .
-Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi .
-Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số .
-Một em đọc tiếp đoạn 2 . 
-Nó căm ghét người đi ắn độc ác .Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,..
-HS Khá giỏi trả lời
Nó vơ vội nắm bùi nhùi , lót đầu cho con , hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra , hét lên một tiếng rồi ngã ra chết .
-Bác đứng lặng , cắn môi , chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về . Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn .
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu đoạn 2 .
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2 câu chuyện 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
-Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
-Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện .
-Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh .
-Hai em nhìn tranh gợi ý kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện theo lời kể của bácthợ săn . 
- Hai HS K,G thi kể câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .
Ngày soạn: Ngày 21 tháng 4 năm 2012
Ngày dạy: Thứ ba, ngày 24 tháng 4 năm 2012
 Toán : 	 Bài toán liên quan đến rút về đơn vị . 
I/ Mục tiêu :
1/KT,KN :- Học sinh biết :
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
2/TĐ : - GDHS yêu thích môn học.
II / Đồ dùng dạy học: GV:
- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
 III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ :4-5: -bài tập 3 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 HĐ1. Giới thiệu bài: 1-2’ 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị “
 HĐ2. Khai thác :17-18’
*/ Hướng dẫn giải bài toán 1 .
-Nêu bài toán .Yêu cầu học sinh tìm dự kiện và yêu cầu đề bài ?
-Hướng dẫn lựa chọn phép tính thích hợp .
- Ghi đầy đủ lời giải , phép tính và đáp số lên bảng .
- Gọi hai em nhắc lại .
*/ Hướng dẫn giải phép tính thứ hai .
- Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải bài toán 
- Biết 7 can chứa 35 lít mật ong . Muốn tìm một can ta làm phép tính gì ?
-Biết 1 can 5 lít mật ong vậy muốn biết 10 lít chứa trong bao nhiêu can ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu nêu cách tính bài toán liên quan rút về đơn vị . Giáo viên ghi bảng 
 HĐ3. Luyện tập :14-15’
-Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1 .
-Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài .
-Gọi một em lên bảng giải bài toán .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 – Mời một học sinh đọc đề bài .
-Mời một em lên giải bài trên bảng .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét đánh giá bài làm học sinh .
*Bài 3 .Mời một học sinh đọc đề bài 3 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập .
-Mời hai học sinh lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Nhận xét đánh giá bài làm học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:1-2’
Nhận xét đánh giá tiết học 
-Một học sinh lên bảng sửa bài tập 3 
-Hai học sinh khác nhận xét .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và tìm hiểu nội dung bài toán .
- Suy nghĩ lựa chọn phép tính hợp lí nhất 
- Lớp cùng thực hiện giải bài toán để tìm kết quả
- 2 em nhắc lại : - Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can phải lấy 35 chia cho 7 .
-Muốn tìm một can ta làm phép chia : 
 35 : 7 = 5 ( lít )
- Muốn biết 10 lít mật ong cần bao nhiêu can ta làm phép tính chia : 
 10 : 5 = 2 ( can )
- Hai em nêu lại cách giải bài toán liên quan rút về đơn vị
-Bài 1: Một em nêu đề bài tập 1 .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
 -Một học sinh lên bảng giải .
 Giải :-
 Số kg đường đựng trong mỗi túi là :
 40 : 8 = 5 ( kg)
-Số túi cần có để đựng 15 kg đường là : 
 15 : 5 = 3 ( túi ) 
 Đ/ S : 3 túi 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn
-Bài 2 : Một em đọc đề bài 2 .
-Lớp thực hiện làm vào vở .
-Một học sinh lên bảng giải bài .
 Giải :
- Số cúc cho mỗi cái áo là :
 24 : 4 = 6 ( cúc )
-Số áo loại đó dùng hết 42 cúc là : 
 24 : 6 = 7 ( áo) 
 Đ/ S : 7 cái áo 
- Một em khác nhận xét bài bạn .
-Bài 3: Một em đọc đề bài 3 .
-Hai học sinh lên bảng tính giá trị biểu thức .
a/ 24 : 6 : 2 =4 : 2 = 2 ( Đ)
b/ 24 : 6 : 2 = 24 : 3 = 8 ( S)
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
..
Đạo đức:
MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
I/MỤC TIÊU: 
Nâng cao nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường thông qua việc mỗi người đều có hành động cụ thể giữ gìn cho môi trường Xanh- Sạch – Đẹp.
Góp phần hình thành ý thức vứt rác vào nơi quy định góp phần giữ gìn vệ sinh chung ở trường lớp, gia đình, đường phố, xóm làng, nơi công cộng. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bút dạ,băng dính, hai tờ giấy Ao, hai chiếc túi nilon. 
Pho to kịch bản.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1) Giới thiệu bài
2) Giảng bài
* Hoạt động 1: Đóng vai
a. Mục tiêu :
 Nâng cao nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường thông qua việc mỗi người đều có hành động cụ thể giữ gìn cho môi trường Xanh- Sạch – Đẹp.
b. Cách tiến hành:
- B1: Phân vai
GV mời 7 HS tham gia đóng vai ( Một em đặt lời giới thiệu, hai HS nữ trong vai hai chiếc túi nilon tên: Min và Max, bốn HS nam trong vai bốn cậu HS.
- B2: ...  vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao vòng ?
Kết luận : Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK theo cặp ; 10’ 
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo cặp, theo gợi ý.
- HS làm việc theo cặp theo gợi ý. 
+ Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Băc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông.
+ Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12.
- Đối với HS khá giỏi, có thể yêu cầu thêm : 
+ Tìm vị trí của Việt Nam và trên quả địa cầu.
+Việt Nam ở Bắc bán cầu
+ Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô - xtrây - li - a là mùa gì ? Tại sao ?
+ Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô - xtrây - li - a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô - xtrây - li - a trái ngược nhau.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS lên trả lời trước lớp.
- HS lên trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS khác sửa chữa và hoàn chỉnh câu trả lời.
Kết luận : Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa : mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau..
* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Xuân, hạ, thu, đông: 7’
Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV hỏi hoặc nói cho HS biết đặc trưng khí hậu bốn mùa, ví dụ :
+ Vào mùa xuân, em cảm thấy thế nào ?
+ Ấm áp,
+ Vào mùa hạ, em cảm thấy thế nào ?
+ Nóng nực,
+ Vào mùa thu, em cảm thấy thế nào ?
+ Mát mẻ,
+ Vào mùa đông, em cảm thấy thế nào ?
+ Lạnh, rét,
Bước 2 : 
- GV hướng dẫn cách chơi : 
+ Khi GV nói mùa xuân. 
+ Thì HS cười.
+ Khi GV nói mùa ha.ï 
+ Thì HS lấy tay quạt.
+ Khi GV nói mùa thu.
+ Thì HS để tay lên má.
+ Khi GV nói mùa đông. 
+ Thì HS xuýt xoa.
Bước 3 : 
-Cho HS thực hành chơi theo nhĩm/cả lớp.
- HS chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
.
Ngày soạn: Ngày 24 tháng 4 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2012
Toán : Luyện tập chung . 
I/ Mục tiêu :
1/KT,KN :
-Biết tính giá trị của biểu thức số .
-Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị “ .
2/TĐ : -GDHS yêu thích môn học.
 II/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ :3-4’
-Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập4 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 2.Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài: 1-2’ 
HĐ2. Luyện tập:27-28’
-Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1 
-Yêu cầu nhắc lại quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số .
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gọi 2 em lên bảng giải bài , 
-Mời một học sinh khác nhận xét .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: Mở rộng:HD HS k, giỏi làm
-Hướng dẫn học sinh giải 
Bài 3 - Gọi học sinh nêu bài tập 3 .
-Hướng dẫn học sinh 
-Mời một em lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 
- Gọi học sinh nêu bài tập 4 .
-Hướng dẫn đổi về cùng một đơn vị đo rồi giải theo hai bước .
-Mời một em lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
3) Củng cố - Dặn dò:2-3’
-Hôm nay toán học bài gì ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Một em lên bảng chữa bài tập số 4 -Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Bài 1: Một em đọc đề bài 1 .
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-Hai em lên bảng giải bài 
a/ ( 13829 + 20718 ) x 2 = 34547 x 2 
 = 69094
b/ (20354 – 9638) x 4 = 10716 x 4 
 = 2864
- Học sinh khác nhận xét bài bạn .
Bài 2: 
-HS giỏi làm
 - Giải :
- Số tuần lễ Hường học trong một năm học là : 175 : 5 = 35 (tuần)
 Đ/S:35 tuần
- Bài 3 : Một học sinh nêu đề bài 3. 
- Một em lên bảng giải bài.
 - Giải :
- Mỗi người nhận số tiền là : 
 75000 : 3 = 25 000 (đồng )
- Hai người nhận số tiền là :
 25 000 x 2 = 50 000 ( đồng ) 
 Đ/S: 50 000 đồng 
- Bài 4 ; Một em nêu đề bài 4 .
- Lớp làm vào vở , một em sửa bài trên bảng 
 - Giải :
- Đổi : 2 dm 4 cm = 24 cm 
-Cạnh hình vuông là :24 : 4 = 6 (cm)
-Diện tích hình vuông là : 6 x 6 = 36 ( cm2) 
 Đ/S: 36 cm2
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Xem trước bài mới .
.
Chính tả : (nghe viết ) Hạt Mưa .	 
I/ Mục tiêu :
1/KT,KN : Nghe viết đúng bài thơ “ Hạt mưa”, trình bày đúng dòng thơ, khổ thơ 5 chữ.
Làm đúng bài tập 2b
2/TĐ : GDHS thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, gdhs biết rèn chữ giữ vở. 
II / Chuẩn bị : GV:
 -Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2 .
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:3-4’
Giáo viên đọc : 
Cái lọ lục bình lánh nước men nâu/ Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương .
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:1-2’
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết bài thơ 
“ Hạt mưa “ 
HĐ2. Hướng dẫn nghe viết : 16-17’
1/ Chuẩn bị :
-Đọc mẫu bài “ Hạt mưa ” 
-Yêu cầu ba học sinh đọc lại bài thơ .
-Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ?
-Những câu nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ? 
 -Nhắc nhớ cách viết hoa danh từ riêng trong bài .
-Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ dễ sai .
-Đọc cho học sinh chép bài .
-Theo dõi uốn nắn cho học sinh
 -Đọc cho học sinh dị bài .
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
 HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập:6-7’ 
*Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2
-Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . 
-Mời hai em lên bảng thi làm bài .
* Chốt lại lời giải đúng , mời hai em đọc lại .
 3) Củng cố - Dặn dò:2-3’
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-2 em lên bảng viết :Cái lọ lục bình lánh nước men nâu/ Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương .
-Cả lớp viết vào bảng con .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Lắng nghe đọc mẫu bài viết 
-Ba em đọc lại bài thơ .
-Cả lớp theo dõi đọc thầm theo .
-Hạt mưa ủ trong vườn thành mỡ màu của đất /
Hạt mưa trang mặt nước , làm gương cho trăng soi .
-Hạt mưa đến là nghịch rồi ào ào đi ngay .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn.
- Nghe giáo viên đọc để chép vào vở .
-Nghe đọc lại để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì 
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
-*Bài 2 : Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2
-Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài .
-Cử 2 đại diện lên bảng thi làm bài đúng và nhanh . 
 2b/ Màu vàng – cây dừa – con voi .
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất .
-Một hoặc hai học sinh đọc lại .
-Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
Tập làm văn : Nói – Viết về bảo vệ môi trường . 
I/ Mục tiêu :
- Biết kể lại một việc làm tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK)
- Viết được một đoạn văn ngắn (khoản 7 câu ) kể lại việc làm trên
2/TĐ : -GDHS có ý thức bảo vệ môi trường.
II / Chuẩn bị : GV:
-Tranh ảnh về một số việc làm bảo vệ môi trường . Bảng lớp ghi các câu hỏi gợi ý để học sinh kể
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:3-4’
-Gọi hai em lên bảng đọc lại bài viết nói về một số việc làm báo vệ môi trường đã học ở tiết tập làm văn tuần 30 
2.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài :1-2’
 Hôm nay các em sẽ kể và viết thành bài văn nói về việc làm nhằm bảo vệ môi trường .
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập :27-28’
*Bài 1 :- Gọi 1 học sinh đọc bài tập và gợi ý mục a và b .
-Yêu cầu một em giải thích yêu cầu bài tập .
-Giới thiệu đến học sinh một số bức tranh về bảo vệ môi trường . 
-Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng để điều khiển và trong nhóm kể về các việc làm bảo vệ môi trường 
* Mời ba em thi kể trước lớp .
- Theo dõi nhận xét đánh giá và bình chọn ra học sinh kể hay nhất .
Bài tập 2 :- Yêu cầu hai em nêu đề bài .
- Yêu cầu lớp thực hiện viết lại các ý vừa trao đổi vào vở .
-Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu 
-Mời một số em đọc lại đoạn văn trước lớp .
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt . 
 3) Củng cố - Dặn dò:2-3’
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
-Hai em lên bảng “ Đọc bài viết về những việc làm nhằm bảo vệ môi trường qua bài TLV đã học.”
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
*Bài 1 : Một em đọc yêu cầu đề bài .
-Một học sinh giải thích yêu cầu bài tập 
-Nói về vấn đề làm thế nào để bảo vệ môi trường 
- Quan sát các bức tranh bảo vệ môi trường .
- Lớp tiến hành chia thành các nhóm .
- Các nhóm kể cho nhau nghe những việc làm nhằm để bảo vệ môi trường .
-Ba em thi kể trước lớp .
- Lớp lắng nghe và bình chọn bạn kể hay và có nội dung đúng nhất .
*Bài 2 : Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2 .
- Thực hiện viết lại những điều mà vừa kể ở trên về các biện pháp bảo vệ môi trường , đảm bảo đúng các yêu cầu trình bày như giáo viên đã lưu ý .
-Nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn của mình trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn có bài viết hay nhất .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
.
Sinh hoạt tập thể
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS rèn luyện tốt nề nếp ra vào lớp,nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
- Phát huy được những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong tuần.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tính tự giác và tính kỉ luật ở hS 
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần:
*Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ và đúng giờ. 
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
- Vệ sinh cá nhân tương đối tốt, Vệ sinh trường lớp đúng giờ
- Sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ, một số em có ý thức tự học.
- Ổn định nề nếp.
- Sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ, một số em có ý thức tự học.
 - Thực hiện tương đối nghiêm túc công tác vệ sinh lớp học và khu vực vệ sinh được phân công
* Tồn tại: 
 - Một số em thường xuyên quên vở (..............................................................................)
- Đa số ngồi học hay nói chuyện riêng, chưa tập trung
- Một số HS chưa có bảng con hoặc còn quên ở nhà.
- VIết chậm có (...............................................................................................................)
2. Triển khai kế hoạch tuần tới:
- Duy trì tốt nề nếp và sĩ số. 
- Khắc phục những tồn tại đã mắc.
- Thực hiện tốt việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
 - Thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh.
- Bổ sung sách vở và đồ dùng còn thiếu.
 - Thực hiện tốt hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc