Giáo án Lớp 3 - Tuần 33-35 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Khánh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 33-35 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Khánh

I/ MĐYC:

A/ Tập đọc:

1, Rèn kĩ năng đọc hành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nứt nẻ, trơ trụi, náo động, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng

Đọc đúng giọng lời kể và lời nhân vật

2, Rèn kĩ năng đọc hiểu:

Hiểu các từ ngữ mới: thiên nhiên, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, trần gian

Hiểu ND của câu chuyện: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải mưa cho hạ giới

B/Kể chuyện:

1, Rèn kĩ năng nói:. Dựa vào trí, HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ nội dung câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật

2, Rèn kĩ năng nghe

II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện trong SGK

 

doc 112 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 33-35 - Năm học 2008-2009 - Đỗ Thị Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
 Lớp: 3
 Quyển 9
 &?
 Họ tên GV : Đỗ Thị Khánh
 Năm học: 2008-2009 
Tuần 33 Thứ hai ngày tháng năm 200
Tiết1 1 Chào cờ
 Tập trung toàn trường
__________________________
Tiết 2, 3 Tập đọc - Kể chuyện
$97. Cóc kiện trời
I/ MĐYC:
A/ Tập đọc:
1, Rèn kĩ năng đọc hành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nứt nẻ, trơ trụi, náo động, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng
Đọc đúng giọng lời kể và lời nhân vật
2, Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
Hiểu các từ ngữ mới: thiên nhiên, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, trần gian
Hiểu ND của câu chuyện: Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải mưa cho hạ giới
B/Kể chuyện:
1, Rèn kĩ năng nói:. Dựa vào trí, HS biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ nội dung câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật 
2, Rèn kĩ năng nghe
II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện trong sgk
III/Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A/Kiểm tra: 2 HS đọc bài: "Cuốn sổ tay "
B/Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC
2, Luyện đọc:
Giáo viên đọc mẫu
Đọc từng câu 
Đọc từng đoạn trước lớp 
Kết hợp giải nghĩa từ cuối bài
Đọc từng đoạn trong nhóm 
Cả lớp đọc đồng thanh 
1 bạn đọc cả bài
3, Tìm hiểu bài:
Câu 1: 
Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
Câu 2: 
Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
Câu 3:
Kể lại cuộc chiến đấu giữa 2 bên ?
Câu 4:
Sau cuộc chiến đấu thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
GV: Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc kéo quân lên náo động Thiên Đình
Câu 5:
Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen ?
Câu 6:
Nêu nội dung của bài ?
4/Luyện đọc lại: 
3 HS thi đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của câu chuyện
Học sinh lắng nghe
Mỗi HS đọc tiếp nối 1 câu 
Đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài 
Đọc nhóm 3
Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật
Hs kể
Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng lại còn hứa với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu 
Cóc có gan lớn dám kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời
Do quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải mưa cho hạ giới
Thi đọc phân vai
Kể chuyện
1, Xác định yêu cầu: 
2, HD HS kể chuyện:
Câu chuyện được kể bằng lời của ai ?
Xưng như thế nào ?
Nêu nội dung từng tranh
Gọi 4 HS đọc đoạn kể tiếp nối 4 đoạn của truyện 
3, Kể theo nhóm:
4, Kể chuyện:
HS kể bằng lời cùng 1 nhân vật, tiếp nối kể câu chuyện trước lớp 
Gọi 1 HS kể toàn bộ nội dung câu chuyện
HS đọc yêu cầu của bài
Bằng lời của Cóc (ong, cáo, gấu cọp, cua) Không kể bằng lời của nhân vật đã chết như chó, gà, . .
Xưng là tôi
Tranh 1: Cóc rủ bạn đi kiện Trời
Tranh 2: Cóc đánh trống kiện Trời
Tranh 3: Trời thua phải thương lượng với Cóc
Tranh 4: Trời làm mưa
Cả lớp cùng theo dõi nhận xét 
5/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
______________________________________________
Tiết 4 Toán
Kiểm tra
 (Đề và đáp án trường ra) 
______________________________________
Tiết 5 Đạo đức
$33. Địa chí Lào Cai
I/ Mục tiêu:
 HS nắm bắt được tỉnh Lào Cai bao gồm 1 số địa danh ở các huyện thị 
 Nét đẹp của các huyện thị 
 Thêm yêu quê hương đất nước 
II/ Đồ dùng: 
III/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu:
2, Hướng dẫn nội dung bài:
a, Khái lược về địa chí Lào Cai:
 Lào Cai luôn có vị trí chiến lược quan trọng nơi địa đầu Tổ quốc
 Lào Cai bắt nguồn từ địa danh khu đô thị "Lão Nhai " nghĩa là phố cổ
 Ngày 12/7/1907 tỉnh Lào Cai được thành lập và lấy tên thành tỉnh Lào Cai
 Ngày 1/1/1976 ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ sát nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn 
 Ngày 1/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái thành lập
 Nay toàn tỉnh có diện tích 8004 km
 Dân số có gồm 60 vạn người cư trú, 2 thị xã Lào Cai, Cam Đường và 9 huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn. Lào Cai có 180 xã phường, thị trấn, trong đó có 26 xã biên giới
 Lào Cai có ngọn núi Phan Xi Păng nóc nhà của Trung Quốc cao 3143m, có sông Hồng chạy qua địa phận Lào Cai 120 km 
Lào Cai có 27 dân tộc anh em cùng chung sống đó là: Kinh, Hmông, Tày, Dao, Thái, Giáy, Nùng, Phù Lá, Hà Nhì, Lào, Kháng, La Ha, Mường, Bố Y, Hoa, La Chí, Sán Chỉ, Sán Dìu, Khơ Me, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô, Ê Đê, Giơ Chiêng, Ra Rắc, Chắm, Cà Tu ...
b, Nét đẹp ở một số huyện thị:
+ Thị xã Lào Cai:
- Thị xã Lào Cai có diện tích 59,4 km gồm 5 phường: Lào Cai, Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Duyên Hải và 3 xã Đồng Tuyển, Vạn Hoà, Bắc Cường
- Thị xã Lào Cai có 7 dân tộc chủ yếu: Kinh, Dáy, Tày, Dao, Hoa, Nùng, Hmông 
- Nằm ngay trên đường biên giới nên khu kinh tế cửa khẩu lào Cai đóng vai trò là trung tâm kinh tế của cả tỉnh
- Lào Cai có nhiều di tích lịch sử: Đền Mẫu thờ bà chúa Thượng Ngân cùng các thánh đạo mẫu. Đền Thường thờ Quốc công tiết chỉ Trần Hưng Đạo vị tướng lừng danh đánh giặc Nguyên-Mông, năm 1257 đã chỉ huy quân đội Đại Việt phong thủ ở Lào Cai. Ngôi đền thờ toạ lạc trên đồi "Hoà Hiệu"
+ Ngoài ra còn nhiều nét đẹp ở các huyện như huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà, Sa Pa, Cam Đường, Bát Xát, Than Uyên, Mường Khương, Si Ma Cai, Bảo Thắng với nhiều di tích lịch sử, với nhiều màu sắc văn hoá riêng biệt, có nhiều lễ hội mang đậm đà màu sắc địa phương, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, kì thú 
3, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
______________________________________________________________________
Thứ 3 ngày tháng năm 200
 Tiết 1 Thể dục
$65. Ôn động tác tung bóng và bắt bóng theo nhóm ba người. Trò chơi: Chuyển đồ vật 
 I/Mục tiêu:
 Ôn động tác tung bóng và bắt bóng 3 người. Yêu cầu thực hiện ở mức độ tương đối đúng
 Chơi trò chơi: "Chuyển đồ vật ". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu 
II/ Địa điểm và phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Pp và tổ chức
A/ Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến Nd y/c giờ học
Tập bài thể dục phát triển chung
Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân
B/ Phần cơ bản:
Ôn động tác tung bóng và bắt bóng theo nhóm 3 người
Nhảy dây kiểu chụm 2 chân
Chơi trò chơi: "Chuyển đồ vật "
GV nêu tên và nhắc lại cách chơi
C/ Phần kết thúc:
Đứng vòng tròn cúi người thả lỏng 
GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét 
Giao bài về nhà 
1 - 2 phút
1 lần 
10- 12 phút
4 - 5 phút
7 - 9 phút
1 - 2 phút
2 - 3 phút
2 - 3 phút
Đội hình tập trung 
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + + 
@
Tập theo nhóm 3 người
Tập theo tổ
Tập theo tổ
Cả lớp chơi
Cả lớp thực hiện
Lắng nghe
Tiết 2 Chính tả (Nghe-viết)
$65. Cóc kiện Trời
 i/MĐYC:
 Rèn kĩ năng viết chính tả
1, Nghe, viết chính xác, trình bày đúng bài tóm tắt truyện Cóc kiện Trời
2, Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam á
3, Điền đúng bài tập phân biệt âm đầu dễ lẫn: s/x, ô/o
II/ Đồ dùng: Bảng lớp viết các từ ngữ của bài tập 2, 3
III/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 HS lên bảng viết: lâu năm, nứt nẻ, nắp, náo động
 B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC
2, HD HS viết chính tả:
GV đọc mẫu 
Cóc lên thiên đình kiện Trời có những ai ?
Đoạn văn có mấy câu ?
Trong đoạn viết những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
HS viết từ khó
GV đọc cho HS viết 
GV chấm khoảng 5 đến 7 bài. 
3, HD làm bài tập
Bài 2: Đọc yêu cầu
Tên riêng nước ngoài viết như thế nào ?
2 hs viết trên bảng, lớp làm vào vở
Bài 3: Đọc yêu cầu
Hs làm vở
Chữa bài, nhận xét
2 HS đọc lại bài
Với cua, gấu, cáo, cọp và ong
Đoạn văn có 3 câu
Đầu câu, đầu đoạn và danh từ riêng
lâu, làm, ruộng, chim muông, khôn khéo, quyết
HS viết 
Đổi vở soát lỗi
hs đọc tên 5 nước ở đông nam á
Viết hoa chữ cái đầu tiên và giữa các chữ có dấu gạch ngang
Cây sáo, xào nấu, lịch sử, đối xử
 4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học 
________________________________________
Tiết 3 Toán 
$162. Ôn tập các số đến 100 000
i/ Mục tiêu: Giúp HS
 Đọc viết các số trong phạm vi 100 000. 
Viết được các số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại
 Tìm được số còn thiếu trong 1 dãy số cho trước
II/ Đồ dùng: 
III/Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 HS lên bảng đặt tính và tính: 21245 x 3; 42718 x 2 
 B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2, Luyện tập:
Bài 1: 
2 HS lên bảng làm 
Lớp làm vào sgk
Tìm số có 5 chữ số trong phần a
Tìm số có 6 chữ số trong phần a 
Em có nhận xét gì về tia số ?
Yêu cầu HS tìm quy luật của tia số b 
Bài 2: 
1, 2 HS đọc yêu cầu của bài
gv viết các số lên bảng yêu cầu học sinh đọc 
Bài 3: 
gv hd mẫu cách viết thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị ?
Bài 4:
GV HD HS viết số thích hợp vào chỗ trống
Củng cố về quy luật dãy số tự nhiên 
Đọc yêu cầu
10 000; 20 000; 30 000; 40 000; 
50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 
90 000; 100 000
100 000
Trong tia số phần a : hai số liền nhau thì hơn kém nhau 10 000 đơn vị
Trong tia số b, hai số liền nhau hơn kém nhau 5000 đơn vị
a, 9725 = 9000 + 700 + 20 + 5
 6819 = 6000 + 800 + 10 + 9
 2096 = 2000 + 90 + 6
 5204 = 5000 + 200 + 4 
 1005 = 1000 + 5
b, 4000 +600 + 30 + 1 = 4631
 9000 + 900 + 90 + 9 = 9999
 9000 + 9 = 9009
 900 + 90 = 990
a, 2005; 2010; 2015, 2020; 2025 
b, 14300; 14400; 14500; 14600, 14700
c, 68000; 68010; 68020; 68030; 68040
3, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
___________________________________________
Tiết 4 Tập đọc 
$98. Mặt trời xanh của tôi
I/ Mục đích yêu cầu: 
1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 
 Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng: lắng nghe, lên rừng, lá che, xoè lá, lá ngời ngời
Đọc bài thơ với giọng thiết tha trìu mến
2, Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu được bài thơ: Hình ảnh Mặt trời xanh và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả
3, Học thuộc lòng bài thơ 
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc sgk
III/ Các hoạt động dạy học: 
A/ Kiểm tra: HS kể chuyện:"Cóc kiện trời " theo lời kể của 1 nhân vật 
B/ Bài mới: 
1, Giới thiệu:
GV đọc mẫu
HS đọc từng dòng thơ
Đọc từng khổ thơ trước lớp 
HS đọc từng khổ thơ trong nhóm 
Thi đọc giữa các nhóm
Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ
3, HD tìm hiểu bài: 
Câu 1:
Tiếng mưa tro ... ự viết. GV giúp đỡ những HS còn lúng túng
1 số HS đọc lá thư của mình 
GV nhận xét và sửa chữa 
Lần lượt HS lên gắp thăm và về chỗ chuẩn bị 
Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 
HS đọc yêu cầu sgk
Em viết thư cho bà, ông, bố mẹ, dì, cậu, bạn ở quê, ...
Em viết thư cho bà để hỏi thăm sức khoẻ của bà vì nghe tin bà bị ốm. Em rất lo lắng muốn biết tình hình của bà lúc này 
Em viết thư cho một người bạn thân ở nơi khác để chia vui với bạn vì nghe tin bạn vừa đoạt giải trong hội thi vẽ của thiếu nhi Hải Phòng ...
3 Hs đọc bài, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết thư 
HS làm bài 
7 HS đọc thư của mình 
5/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
___________________________________________
Tiết 5 Thủ công
$18. Cắt, dán chữ: vui vẻ (T2)
I/ Mục tiêu:
Hs biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt, dán chữ vui vẻ 
Kẻ, cắt, dán chữ vui vẻ đúng qui trình kĩ thuật
Hs thích cắt, dán chữ
II/ Chuẩn bị:
GV: Mẫu chữ vui vẻ
 Tranh quy trình cắt, dán chữ vui vẻ
HS: Giấy thủ công, kéo, keo
III/Các hoạt động dạy học
A/ Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học bộ môn
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu
2, Tìm hiểu bài:
I/ Thực hành cắt, dán chữ vui vẻ
Hoạt động 1: HS thực hành cắt, dán chữ vui vẻ
HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ chữ theo quy trình 
GV tổ chức cho HS thực hành cắt dán chữ 
Dán chữ phải cân đối, đều, phẳng đẹp 
II/ Tổ chức trưng bày sản phẩm 
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm 
GV và HS đánh giá sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp 
HS thực hành
B1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ vui vẻ và dấu hỏi 
B2: Dán thành chữ vui vẻ 
HS thực hành cắt, dán chữ
GV quan sát giúp đỡ HS còn yếu 
Hs nhận xét sản phẩm 
Bình chọn sản phẩm đẹp
5/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. 
___________________________________________________________________
Thứ 5 ngày tháng năm 200
Tiết 1 Thể dục
$36. Sơ kết học kì I. Trò chơi: Đua ngựa
I/Mục tiêu:
 Sơ kết học kì I, yêu cầu HS hệ thống được kiến thức kĩ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập từ đó cố gắng tập luyện tốt hơn nữa 
 Chơi trò chơi: Đua ngựa hoặc trò chơi HS yêu thích. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động
II/ Địa điểm và phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp và tổ chức
A/ Phần mở đầu
Nhận lớp, phổ biến ND y/c giờ học
Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập 
Chơi trò chơi: Kết bạn
Thực hiện bài thể dục phát triển chung 
B/ Phần cơ bản:
Co thể cho HS chưa hoàn thành các nội dung đã kiểm tra, được ôn luyện và kiểm tra lại
Sơ kết học kì I, GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì 
Chơi trò chơi: Vận động, tìm người chỉ huy, thi xếp hàng, mèo đuổi chuột, chim về tổ, đua ngựa
C/ Phần kết thúc
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét 
1 - 2 phút
1 phút
1 phút
6 - 8 phút
10- 13 phút
1 phút
Đội hình tập trung 
+ + + + + + 
+ + + + + 
@ 
Đội hình tập luyện 
+ +
+ +
+ +
+ +
+ +
@
Kiểm tra những HS chưa hoàn thành nội dung 
Tập hợp hàng ngang 
Tập bài thể dục phát triển chung 8 động tác
Thể dục rèn luyện tư thế và kiểm tra vận động cơ bản: Đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải, trái
HS thực hành chơi cả lớp 
GV HD HS chơi
Nhận xét keet quả học tập của HS
Đội hình tập trung
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
@
Tiết 2 Tập đọc
$54. Kiểm tra tập đọc (đọc hiểu) (T7) 
I/ Mục đích yêu cầu:
 Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
 Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy 
II/ Đồ dùng dạy học: 17 phiếu, mội phiếu ghi tên một bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng. 3 tờ phiếu viết nội dung bài 2
III/Các hoạt động dạy học: 
A/ Kiểm tra: 
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC 
2, Kiểm tra học thuộc lòng: Số HS còn lại
3, HD làm bài tập: 
Bài 2:
1, 2 HS đọc yêu cầu của bài 
GV dán 3 tờ phiếu ghi nội dung bàI tập 2 lên bảng, yêu cầu HS lên ghi nhanh dấu
GV chốt lời giả đúng 
Có đúng là người bà trong truyện nhát không ?
Câu chuyện đáng buồn cười ở điểm nào ?
Hs đọc thầm theo
Cả lớp làm bài cá nhân. GV theo dõi HS làm bài 
HS lên bảng điền nhanh dấu
2, 3 HS đọc lại đoạn văn 
Người nhát nhất 
Một cầu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về, cậu nói với mẹ:
- Mẹ ạ, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm 
Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con lại nói thế ?
Câu bé trả lời:
- Vì mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt lấy tay con
Bà lo cho cháu nên nắm chặt tay cháu khi đi qua đường, sợ cháu không khéo sẽ bị tai nạn vì đường rất đông xe 
Cậu bé không hiểu lại tưởng bà nắm chặt tay mình vì bà rất nhát 
5/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
__________________________________________
Tiết 3 Toán
$89. Luyện tập chung
i/ Mục tiêu: Giúp HS
 Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về phép nhân, chia trong bảng; nhân, chia số có hai chữ số, 3 chữ số với số có 1 chữ số; tính giá trị biểu thức ...
 Củng cố cách tìm chu vi hình vuông, hình chữ nhật, giải bài toán về tìm một phần mấy của một số
II/ Đồ dùng: 
 III/Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: hs lên bảng đặt tính và tính: 103x 7; 540x 4; 672x 7
b/ Bài mới: 
1, Giới thiệu: 
3, HD giải bài tập: 
Bài 1: 
Bài yêu cầu gì ?
Củng cố bảng nhân, chia trong bảng 
Bài 2: 
Đọc yêu cầu bài 
Gọi 2 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở 
Củng cố nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số 
Bài 3:
HS đọc bài 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
HS tóm tắt và giải
Củng cố bài toán tính chu vi hình chữ nhật 
Bài 4:
HS đọc bài
Phân tích, tóm tắt và giải 
Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số 
Bài 5:
Gọi 3 HS lên bảng giải
Lớp giải bài vào vở 
Củng cố cách tính giá trị biểu thức 
1 HS nêu 
HS điền kết quả vào sgk
1, 2 HS trình bày miệng kết quả của bài làm 
Tính
a,
b,
Lớp đọc thầm 
Tóm tắt
Vườn cây ăn quả hình chữ nhật:
Chiều dài: 100m
Chiều rộng: 60m
Chu vi: ... ?m
Giải
Chu vi của vườn cây ăn qủa hình chữ nhật là:
(100 + 60) x 2 = 320 (m)
 Đáp số: 320m
Tóm tắt
Cuộn vải dài: 81m
Đã cắt: 1/3 cuộn
Còn lại: ... ?m
Giải
Số mét vải đã cắt là 
81 : 3 = 27 (m)
Số mét vải còn lại là
81 - 27 = 54 (m)
 Đáp số: 54m
Tính giá trị của biểu thức 
25 x 2 + 30 = 50 + 30 = 80
75 + 15 x 2 = 75 + 30 = 105
70 + 30 : 3 = 70 + 10 = 80 
5, Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học 
__________________________________________
Tiết 4 Chính tả 
$36. Kiểm tra đọc 
(đọc hiểu, luyện từ và câu) (T8)
(Đề và đáp án trường ra)
_____________________________________________________________
Thứ 6 ngày tháng năm 200
 Tiết 1 Âm nhạc
$18. Kiểm tra học kì I
(Đề và đáp án trường ra)
______________________________________
 Tiết 2 Tập làm văn
$18. Kiểm tra viết
(Đề và đáp án phòng ra)
______________________________________
Tiết 3 Toán
$90. Kiểm tra định kì
(Đề và đáp án phòng ra) 
_____________________________________________
Tiết 4 Tự nhiên & Xã hội 
$36. Vệ sinh môi trường
 I/Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết
 Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ của con người
 Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường 
II/Đồ dùng dạy học: Các hình trong sgk trang 68, 69 
Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải 
III/ Hoạt động dạy học: 
A/ Kiểm tra: 
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu mục tiêu giờ học
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ của con người 
Cách tiến hành 
Bước 1: Thảo luận nhóm 
Yêu cầu quan sát thảo luận
Bước 2: Yêu cầu trình bày kết quả 
Hình 1 vẽ nội dung gì ?
Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác ?
Rác có hại như thế nào ?
Rác là gì ?
Vứt rác bừa bãi có hại gì ?
Những sinh vật nào sống ở trong rác ?
Chúng gây hại gì cho con người ?
Két luận:Trong các loại rác, những loại rác bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, chuột, gián, ruồi thường sống ở những nơi có rác, chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người 
HS quan sát hình 1, 2 trang 68
Quang cảnh một đống rác 
Khó chịu, khó thở vì hôi thối
Chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, làm ô nhiễm môi trường
Rác là vở đồ hộp, giấy gói thức ăn, rau củ quả hỏng, đồ dùng bị hỏng ...
Vứt rác bừa bãi sẽ tạo điều kiện cho những con vật trung gian sinh sống và gây bệnh cho con người 
Ruồi, muỗi, chuột
Gây bênh và truyền bệnh 
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: HS nói những việc làm sai, làm đúng trong việc thu gom rác 
Cách tiến hành 
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát theo cặp
Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung
Hình 3 vẽ nội dung gì ?
Việc làm đó đúng hay sai ? Vì sao ?
Hình 4 vẽ nội dung gì ?
Đây là việc làm như thế nào ?
Hình 5 vẽ nội dung gì ?
Hành động này đúng hay sai ?
Hình 6 vẽ nội dung gì ?
Đây là việc làm như thế nào ?
Cần làm gì để giữ vệ sinh môi trường ?
Em đã làm gì để giữ về sinh công cộng ?
Nêu cách xử lí rác thải ở địa phương em ?
Nơi em ở có môi trường như thế nào ?
GV giới thiệu cách xử lí rác hợp vệ sinh là chôn, đốt rác, ủ tái chế 
Quan sát theo cặp các tranh ảnh sưu tầm chỉ việc làm đúng, làm sai
Bạn nhỏ đổ rác bừa bãi ra đường
Đó là việc làm sai vì gây ô nhiễm môi trường xung quanh 
Cô công nhân đẩy xe rác đầy làm rơi rác ra đường 
Đây là việc làm sai vì làm rơi rác ra đường gây ô nhiễm môi trường 
Bạn nhỏ bỏ rác vào thùng 
Đây là hành động nên làm 
Cô công nhân đang chôn rác 
Việc nên làm 
Không vứt rác bừa bãi, nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh chung, không khạc nhổ bừa bãi 
HS nêu thực tế bản thân
Chôn rác và đốt rác 
HS nêu
Hoạt động 3: Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sãn hoặc hoạt cảnh ngắn đóng vai
VD: Sáng tác bài hát dựa theo nhạc có sẵn của bài hát: Cháu yêu cô lắm
Cho HS trình bày tại lớp 
4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
_________________________________________
Tiết 5 Sinh hoạt lớp 
$18. Sơ kết tuần 
1, Ưu điểm:
 Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài 
 Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
 Tham gia các buổi ngoại khoá đầy đủ 
2, Nhược điểm:
 Một số em ý thức chưa tốt: Xếp hàng chưa nhanh nhẹn, còn lười học, quên đồ dùng học tập
3, Biện pháp: 
 Cần khắc phục những nhược điểm trên
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 3335 cuc hay.doc